Trung Quốc chiếm đoạt thương hiệu Việt: Buồn cười đến không tưởng đối với kỹ nghệ đổi trắng thay đen của các "pháp sư"
Dân mạng hay dùng từ "pháp sư Trung Hoa" vì khả năng sao chép của doanh nghiệp Trung Quốc giống như là ma thuật, tuy nhiên phải chứng kiến tận mắt thì mới hiểu rõ năng lực đáng nể nhưng cũng rất đáng quan ngại này của họ.
👉 "Cà phê Sài Gòn nhưng made in China"
Việc Trung Quốc làm giả cà phê Việt Nam, đặc biệt là các thương hiệu nổi tiếng như Trung Nguyên, đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng kéo dài trong hàng thập kỷ qua. Lý do là cà phê Việt Nam nổi bật với hương vị đặc trưng cũng như chất lượng cao, đã trở nên rất phổ biến không chỉ trong nước mà còn trên toàn thế giới. Điều này tạo ra một nhu cầu lớn đối với cà phê Việt Nam tại Trung Quốc.
Thế nên, doanh nghiệp Trung Quốc đã làm giả cà phê thương hiệu Việt để bán lại cho chính người Trung Quốc. Giá cà phê thật từ Việt Nam thường cao hơn so với cà phê giả kém chất lượng. Việc làm giả giúp các nhà sản xuất Trung Quốc bán được sản phẩm với giá rẻ hơn, thu hút người tiêu dùng. Thực ra, đây là một trò lừa tinh vi, gây thiệt hại nặng nề cho thương hiệu Việt.
Trong video 5 Phút Chuyện Thị Trường mới nhất, nhà báo Vũ Kim Hạnh chia sẻ rằng đã bắt gặp một sản phẩm cà phê Sài Gòn 3 trong 1 nhưng là do Trung Quốc sản xuất, mô thức hoàn toàn giống Trung Nguyên G7 của Việt Nam. Các nhà sản xuất hàng giả thường sao chép thiết kế bao bì và logo của các thương hiệu nổi tiếng như Trung Nguyên để làm cho sản phẩm của họ trông giống như sản phẩm th
Người Thái mua sầu riêng Việt Nam để bán cho khách Trung Quốc?
Thương mại ở mảng rau củ quả giữa Việt Nam và Thái Lan trong những năm gần đây đã có sự thay đổi lớn. Trước đây, Thái Lan xuất siêu sang Việt Nam nhiều mặt hàng rau củ quả như: sầu riêng, măng cụt, bòn bon, chôm chôm, dứa. Tuy nhiên, hiện tại Việt Nam lại là quốc gia xuất siêu nhiều loại nông sản sang Thái Lan.
Nổi bật nhất trong thời gian qua là sầu riêng - một sản phẩm mà Việt Nam và Thái Lan vừa là đối thủ cạnh tranh, vừa là bạn hàng quan trọng. Trong khi Trung Quốc là nước mua sầu riêng tươi của Việt Nam nhiều Nhất, thì Thái Lan lại là nước mua sầu riêng đông lạnh của Việt Nam nhiều nhất, lý do thì cũng khá thú vị.
Người Thái nhập sầu riêng Việt Nam chính là để bán cho khách Trung Quốc. Sầu riêng nội địa Thái Lan chỉ rộ khoảng 4 tháng mỗi năm còn Việt Nam có hàng quanh năm nên họ nhập hàng về để phục vụ du khách khi chưa tới mùa vụ. Về điểm này thì Hiệp hội Rau quả Việt Nam đã sớm nắm được từ lâu.
Điểm mạnh của Thái Lan là nắm công nghệ cấp đông để dễ dàng bảo quản và chế biến sầu riêng, cũng như đạt được nhiều thỏa thuận quan trọng về sầu riêng với các thị trường lớn như Trung Quốc, khi mua hàng của Việt Nam về thì Thái Lan có rất nhiều lợi thế để bán lại kiếm lời dưới mác thương hiệu của họ.
BAO BÌ VIỆT “HỤT HƠI”: Đau khổ cho hàng Việt trên đường đua xanh, không theo kịp tiêu chuẩn, quy định khắt khe liên quan đến môi trường của quốc tế.
Hiện nay, bao bì thân thiện với môi trường đang trở thành một yếu tố quan trọng đối với nhiều người tiêu dùng. Sử dụng vật liệu tái chế hoặc có thể tái chế không chỉ tốt cho môi trường mà còn cải thiện hình ảnh của công ty, sản phẩm. Tuy nhiên Việt Nam có phần hụt hơi so với bước tiến của các quốc gia trên thế giới.
Nhà báo Vũ Kim Hạnh ví dụ từng có lúc tôm của Việt Nam bị châu Âu trả lại vì bao bì không đúng chuẩn. Bởi vì nhà nhập khẩu và phân phối ở châu Âu quan tâm đến việc bao bì cũng có thể phản ánh cam kết của doanh nghiệp đối với trách nhiệm xã hội, như việc giảm thiểu rác thải nhựa hoặc hỗ trợ các chương trình bảo vệ môi trường.
Bao bì nhựa là một trong những loại rác thải phổ biến nhất và khó phân hủy, tồn tại trong môi trường hàng trăm năm. Sử dụng bao bì tái chế và tự phân hủy giúp giảm lượng nhựa thải ra, từ đó giảm áp lực lên các bãi rác và hệ sinh thái. Việt Nam cần đẩy mạnh hơn nữa ở mảng sản xuất bao bì thân thiện với môi trường.
Nhìn chung, bao bì không chỉ là một lớp vỏ bọc bảo vệ sản phẩm mà còn là một công cụ quan trọng trong chiến lược tiếp thị, thương hiệu và kinh doanh của doanh nghiệp. Việc đầu tư vào thiết kế và chất lượng bao bì có thể mang lại nhiều lợi ích lâu dài và bền vững, đây chính là điều mà Việt Nam cần quan tâm cải thiện ngay từ bây giờ.
Chuyện kinh doanh: Bán hàng phải kèm theo bán "câu chuyện", sản phẩm của Việt Nam có thực chất, nhưng chưa có câu chuyện
Bán hàng gắn liền với câu chuyện về sản phẩm là một chiến lược tiếp thị mạnh mẽ. Một câu chuyện hấp dẫn có thể giúp tạo dựng mối quan hệ với khách hàng, làm cho sản phẩm trở nên đáng nhớ và giúp phân biệt sản phẩm với đối thủ cạnh tranh. Trong video 5 phút chuyện thị trường gần đây, nhà báo Vũ Kim Hạnh bàn về việc sản phẩm của Việt Nam có thực chất, nhưng chưa có câu chuyện để gần gũi hơn với khách hàng.
Một câu chuyện có thể làm nổi bật giá trị độc đáo của sản phẩm, giúp khách hàng hiểu tại sao sản phẩm của bạn đáng giá. Câu chuyện cũng giúp sản phẩm của bạn in sâu vào đầu óc khách hàng. Họ có thể dễ dàng nhớ một câu chuyện thú vị hơn là một danh sách các tính năng kỹ thuật khô khan. Ví dụ cụ thể nhất chính là chuyện trái sầu riêng của người Thái, hoặc củ sắn và trái vải của Trung Quốc, tất cả đều được quảng bá bằng những câu chuyện thú vị, dễ nhớ.
Câu chuyện về nguồn gốc, quá trình phát triển hoặc những người đã tạo ra sản phẩm có thể truyền cảm hứng cho khách hàng và tạo ra sự kết nối mạnh mẽ hơn, đó dường như là những gì mà các sản phẩm Made in Việt Nam đang thiếu chăng. Vì sao chúng ta không tìm ra một khía cạnh độc đáo của sản phẩm hoặc thương hiệu mà ít ai biết đến. Điều này có thể làm cho sản phẩm trở nên khác biệt và thu hút hơn, đây là nhiệm vụ của người xây dựng thương hiệu mà có lẽ ở Việt Nam chưa có nhiều người làm được.
Nhà báo Vũ Kim Hạnh đi Thượng Hải uống cà phê Trung Nguyên: Giá cao hơn Starbucks, người Trung Quốc rất yêu thích!
SỰ KIỆN LƯỢNG SỨC VƯƠN TẦM - VỮNG TÂM XUẤT NGOẠI: BÙNG NỔ KHÁT VỌNG KINH DOANH QUỐC TẾ
🔥 BẠN CÓ MUỐN BÁN HÀNG TRÊN AMAZON?
SỰ KIỆN LƯỢNG SỨC VƯƠN TẦM - VỮNG TÂM XUẤT NGOẠI: BÙNG NỔ KHÁT VỌNG KINH DOANH QUỐC TẾ
Nhằm mang đến cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam những kinh nghiệm thực chiến tại thị trường TMĐT Quốc tế, TTK Global Ventures phối hợp cùng Amazon Global Selling tổ chức sự kiện LƯỢNG SỨC VƯƠN TẦM - VỮNG TÂM XUẤT NGOẠI. Tham gia ngay sự kiện đặc biệt này để nhận được:
🌎 "Tấm bản đồ" hoàn thiện về việc kinh doanh TMĐT Quốc tế.
🌎 Case study về việc ứng dụng Nghiên cứu khả thi vào chiến lược kinh doanh Thương mại điện tử Quốc tế.
🌎 Cách phát triển lộ trình cải thiện sức khỏe doanh nghiệp và lên kế hoạch bán hàng quốc tế hiệu quả, tiết kiệm nguồn lực, tận dụng tối đa lợi thế vốn có của doanh nghiệp.
🌎 Các kiến thức, công cụ, chính sách hỗ trợ từ Amazon Global Selling Việt Nam và Nhà phát triển TMĐT Quốc tế - TTK Global Ventures.
🔥 ĐẶC BIỆT: Dịch vụ Self-check by TTK Global Ventures trị giá 500 đô được tặng MIỄN PHÍ duy nhất tại sự kiện này, gồm:
⚡ Bản đánh giá về mức độ sẵn sàng và lộ trình phát triển dự án kinh doanh quốc tế.
⚡ 1 Giờ tư vấn trực tiếp từ chuyên gia hàng đầu
📅 Thời gian: 13h30 - 16h00 Thứ 6 ngày 28.06.2024
📍 Địa điểm: Tầng 36, Tòa nhà Bitexco, Số 2 Hải Triều, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM
Đăng ký tham gia sự kiện ngay hôm nay nha các bạn!
BÁO ĐỘNG RÁC THẢI NHỰA TỪ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
BÁO ĐỘNG RÁC THẢI NHỰA TỪ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Năm 2023, Việt Nam đã có tới 1,8 tỷ hộp hàng hóa được vận chuyển bằng thương mại điện tử. Con số này đến từ vận chuyển thời trang, thực phẩm, phụ kiện và fastfood. Người ta sử dụng bao bì cho việc vận chuyển từ carton, ly nhựa, ống hút nhựa hay bong bóng khí. Theo thống kê hiện nay, tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử một năm là 25%. Với tốc độ tăng trưởng này mỗi năm, quy mô thương mại điện tử Việt Nam sẽ tăng gấp 4,7 lần, Nhà báo Vũ Kim Hạnh cập nhật khi đó lượng rác thải nhựa sẽ lên đến 800.000 tấn.
Hiện tại, ngành công nghiệp nhựa tại Việt Nam phát triển nhanh chóng. Năm 2022, Việt Nam sản xuất khoảng 10 triệu tấn nhựa, chủ yếu phục vụ cho ngành bao bì và tiêu dùng. Trung Quốc, Indonesia, Philippines cũng là những quốc gia có lượng rác thải nhựa lớn nhất vào đại dương. Nhìn chung, châu Á đóng góp tới hơn 50% tổng lượng rác thải nhựa thải ra toàn cầu.
Nhựa có thể tồn tại trong môi trường hàng trăm đến hàng ngàn năm, tạo ra các vấn đề lâu dài về môi trường. Hàng năm, ước tính có khoảng 8 triệu tấn nhựa đổ vào các đại dương, gây nguy hiểm cho sinh vật biển và các hệ sinh thái. Ngày nay, ước tính mỗi người Việt Nam sử dụng trung bình khoảng hơn 40kg nhựa mỗi năm, cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực ASEAN.
Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách để quản lý rác thải nhựa, bao gồm Nghị định số 54/2021/NĐ-CP về quản lý chất thải rắn và các chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng. Tuy nhiên, những mô hình hoạt động kinh doanh tăng trưởng n
Đánh thuế hàng giá trị nhỏ của nước ngoài trên sàn thương mại điện tử để bảo vệ hàng trong nước!
Trong video 5 phút chuyện thị trường mới nhất, nhà báo Vũ Kim Hạnh nhắc đến một vấn đề đáng quan tâm về Luật thuế giá trị gia tăng (VAT) sửa đổi mà Ủy ban Thường vụ Quốc hội đang thảo luận. Theo đó, cần xem xét đánh thuế hàng có giá trị nhỏ, đặc biệt là hàng từ nước ngoài nhập vào Việt Nam thông qua sàn tmđt.
Hiện trạng là lượng giao dịch hàng dưới 1 triệu đồng qua các kênh như Tiktok, Shopee tăng vọt, Ủy ban Tài chính ngân sách đề nghị nghiên cứu thu thuế VAT để có thêm nguồn thu cho quốc gia, đồng thời đây là một cách bảo vệ doanh nghiệp sản xuất trong nước, đảm bảo sự công bằng đối vơi tiểu thương của Việt Nam.
Trước đó, nhà báo Vũ Kim Hạnh cũng nhắc đến việc Trung Quốc đặt siêu kho hàng ở sát biên giới Việt Nam, ví dụ tại Hà Khẩu, giáp biên giới với tỉnh Lào Cai, Việt Nam. Siêu kho hàng này là nơi thực hiện chức năng lưu kho, vận chuyển hàng sang Việt Nam thông qua sàn tmđt, có thể cạnh tranh mạnh, bóp nghẹt hàng trong nước.
Việc Việt Nam nghiên cứu đánh thuế hàng giá trị nhỏ từ nước ngoài là phù hợp, Nhật Bản là một nền kinh tế lớn nhưng vẫn đang triển khai các quy định trương tự để bảo vệ doanh nghiệp quốc nội. Chi tiết mời các bạn xem video nhé!
Điểm tin: Cảnh báo Trung Quốc xây "siêu kho hàng" áp sát Việt Nam, có thể bóp nghẹt doanh nghiệp trong nước!
Việc Trung Quốc triển khai mở rộng kho bãi và các tuyến đường giao thương cả trên bộ lẫn trên không thì chúng ta đã biết từ lâu, chuyện họ xây kho hàng ngay sát biên giới Việt Nam thì cũng đã được ghi nhận, tuy nhiên gần đây thì một trong những siêu kho hàng (mega warehouse) ở Hà Khẩu mới lộ diện với các thông số chi tiết, nó có tổng diện tích lên đến 660.000 mét vuông và chi phí đầu tư khoảng 525 triệu USD - theo Nhà báo Vũ Kim Hạnh cập nhật. Kho hàng này thuộc Khu thí điểm giao dịch thương mại Trung Quốc - ASEAN, ngay gần biên giới với tỉnh Lào Cai của nước ta.
Vị trí của Hà Khẩu gần với cửa khẩu Lào Cai của Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa nhanh chóng và tiết kiệm chi phí. Các siêu kho này không chỉ giúp hàng hóa Trung Quốc tiếp cận thị trường Việt Nam dễ dàng hơn mà còn giúp người tiêu dùng Việt có thêm lựa chọn với giá cả cạnh tranh và thời gian giao hàng nhanh hơn (mua hàng Trung Quốc, nhưng có khi lại được giao sớm hơn mua hàng nội địa là chuyện có thật).
Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra thách thức lớn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) của Việt Nam khi phải cạnh tranh với hàng hóa giá rẻ và đa dạng từ Trung Quốc, để duy trì khả năng cạnh tranh, các doanh nghiệp Việt cần tập trung vào phát triển những sản phẩm có chất lượng và điểm bán hàng độc đáo (USP), cũng như đẩy mạnh sản xuất và kinh doanh các mặt hàng đặc sản vùng miền mà Trung Quốc khó cạnh tranh, vì chúng ta khó mà đấu lại Tru
Ngồi tại Việt Nam, nhưng kinh doanh quốc tế, kiếm tiền đô, tiêu tiền Việt. Đây là xu hướng hiện tại của doanh nghiệp trong thời hội nhập.
Chủ đề trên được chia sẻ ngắn gọn và dễ hiểu bởi anh Trần Tiến Khải - CEO & Founder của TTK Global Ventures.
Thương mại điện tử là một hình thức kinh doanh ngày càng trở nên phổ biến và trở thành xu hướng tại Việt Nam năm 2023. Đây đang là lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế số, tạo động lực phát triển kinh tế và dẫn dắt chuyển đổi số trong doanh nghiệp. Điều đáng nói, là thương mại điện tử mở ra cánh cửa giao thương với quốc tế, đưa sản phẩm tiếp cận khách hàng trên phạm vi toàn cầu.
Như vậy, mục tiêu cuối cùng của thương mại điện tử không chỉ là giao thương, mà còn vươn ra biển lớn, bán hàng không biên giới. Thương mại điện tử xuyên biên giới là mô hình kinh doanh trong đó người bán và người mua ở các quốc gia khác nhau, nhưng có thể mua và bán hàng hóa thông qua các nền tảng thương mại điện tử. Bán lẻ trực tuyến toàn cầu hiện có mức tăng trưởng vượt xa bán ngoại tuyến.
Nhìn chung, thương mại điện tử quốc tế (International e-commerce) đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu vì nhiều lý do sau đây:
- Mở rộng thị trường
- Tiết kiệm chi phí
- Tiếp cận khách hàng 24/7
- Đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ
- Tăng cường quan hệ khách hàng
- Tăng cường cơ hội hợp tác quốc tế
- Giảm thiểu tác động của khủng hoảng
Chi tiết mời các bạn tham khảo thêm video bên dưới nhé!
"Thời nay không dễ cạp đất để mà ăn đâu!" Phải trở thành nông dân có kiến thức mới được.
Qua rồi cái thời người làm nông chỉ biết "bán mặt cho đất bán lưng cho trời", ngày nay làm nông cũng là một con đường trở thành doanh nhân. Nếu không tin, bạn cứ xem video bên dưới của nhà báo Vũ Kim Hạnh với những ví dụ thực tế nhất về quá trình chuyển đổi từ nông dân trở thành "doanh nông" trong thời đại mới.
Tất nhiên, trở thành doanh nông không dễ, như cô Hạnh nói, dễ gì cạp đất mà ăn được đâu, nhưng nếu không ngừng học hỏi, thì bạn có thể tìm ra hướng đi phù hợp với xu hướng phát triển của ngành nông nghiệp nước ta, dần hiện đại hóa để đáp ứng nhu cầu của khách hàng toàn cầu, đưa nông sản Việt vươn ra thế giới.
Trong nhiều nền kinh tế, ngành nông nghiệp đóng vai trò quan trọng, cung cấp thực phẩm và nguyên liệu cho các ngành công nghiệp khác. Việc trở thành một doanh nhân nông nghiệp có thể bắt đầu từ việc tối ưu hóa hoạt động nông nghiệp hiện tại, phát triển các mô hình kinh doanh mới dựa trên nền tảng nông nghiệp, hoặc tham gia vào các ngành liên quan như chế biến, phân phối và tiếp thị sản phẩm nông nghiệp.
Mấu chốt của doanh nông là nắm vững Kỹ thuật nông nghiệp - tập hợp các phương pháp, công nghệ, và quy trình hiện đại được áp dụng trong sản xuất nông nghiệp để tối ưu hóa hiệu suất, chất lượng, và tính bền vững của việc trồng trọt, chăn nuôi. Kết quả như chúng ta thấy dựa trên ví dụ trong video như là cà phê trái cây Meet More, bánh mì thanh long, hoặc phao giám sát côn trùng hay phao đo độ phèn của Ti
Mega Market muốn thâm nhập sâu vào thị trường Việt bằng cách mở 10.000 cửa hàng tạp hóa kiểu mới 🤔
MM Mega Market Việt Nam (trước là METRO) có một chiến lược được đặt tên là "Giá Tốt", nhằm hợp tác với nhà đầu tư cá nhân có mong muốn sở hữu những cửa hàng tiện ích, siêu thị mini, hay chính là những cửa hàng tạp hóa truyền thống, những mama shop, cơ sở kinh doanh bán lẻ của hộ gia đình.
Dự kiến sẽ có đến 10.000 cửa hàng như vậy được treo biển liên kết với MM Mega Market. Nhà báo Vũ Kim Hạnh đã đặt vấn đề là khi chuỗi cửa hàng này trở thành sự thật, hàng hóa bán lẻ của Thái Lan (Mega Market Việt Nam thuộc sở hữu của Thái Lan) sẽ đi sâu vào hệ thống phân phối tại Việt Nam, như vậy hàng Việt sẽ chịu cạnh tranh gay gắt.
Theo MM Mega Market, cửa hàng tạp hóa đối tác của Giá Tốt sẽ được thiết kế hoàn chỉnh theo mô hình chuyên nghiệp từ trang thiết bị cho đến tối ưu hóa không gian trưng bày phù hợp với yếu tố đặc thù, riêng biệt của chủ cửa hàng. Chủ cửa hàng được tư vấn kế hoạch kinh doanh phù hợp với năng lực tài chính.
Cũng theo nhà báo Vũ Kim Hạnh, thì tư bản ngoại chưa thể chiếm hết thị phần bán lẻ trong nước. Tuy nhiên, nếu các dự án như Giá Tốt của MM Mega Market triển khai thành công, thì đây chính là một bước tiến lớn của tư bản ngoại vào thị trường bán lẻ trong nước của Việt Nam, tiến đến chiếm thị phần ngày càng nhiều.
Như vậy, trong khi Trung Quốc muốn bành trướng bằng phương pháp đặt nhiều kho hàng sát biên giới Việt, chiếm ưu thế bằng giá rẻ, vận chuyển nhanh, thì Thái Lan có chiêu thức mới là
Trái vải Việt Nam bứt phá trong hoàn cảnh khó khăn, xuất khẩu hàng nghìn tấn vải chín sớm!
Trái vải là một loại trái cây nhiệt đới được trồng rộng rãi ở Việt Nam, đặc biệt ở các tỉnh phía Bắc như Bắc Giang, Hải Dương, và Hưng Yên. Trái vải Việt Nam nổi tiếng không chỉ vì hương vị ngọt ngào và thơm ngon, mà còn vì giá trị dinh dưỡng cao và các lợi ích sức khỏe mà nó mang lại. Với năng lực xuất khẩu mạnh mẽ, trái vải tiếp tục là niềm tự hào của nông sản Việt Nam, góp phần quan trọng vào nền kinh tế nông nghiệp của đất nước.
Mùa vải năm nay gặp nhiều khó khăn vì thiếu nước, hạn hán, cả những khu vực trồng vải nhiều nhất của Trung Quốc cũng sút giảm sản lượng. Tất cả vải của Trung Quốc đều được nước này xuất khẩu đi hết, sau đó họ mua lại một lượng lớn vải chín sớm của Việt Nam để tiêu thụ trong nước. Theo nhà báo Vũ Kim Hạnh tính ra, khoảng 2250 tấn vải chín sớm của Việt Nam đã được thu hoạch, một lượng không nhỏ đã được vận chuyển sang Trung Quốc.
Ngày 27/5/2024, tại Hội nghị kết nối, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm vải thiều chín sớm Tân Yên năm 2024 diễn ra tại huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang, đại diện Ban lãnh đạo Tập đoàn Central Retail đã tiến hành ký kết hợp đồng ghi nhớ tiêu thụ vải thiều chín sớm Tân Yên năm 2024, như vậy, phần còn lại trong hơn 2250 tấn vải chín sớm lần này sẽ đi vào các hệ thống bán lẻ ở Việt Nam.
Nhà báo Vũ Kim Hạnh cũng cho biết còn vài ngày nữa thôi thì sẽ tới mùa vải (chính vụ) của Việt Nam, sản lượng vải thiều Bắc Giang năm 2024 có thể đạt 100.000 tấn -
Khát vọng "hóa rồng" của Việt Nam: Khi nào trở thành sự thật?
Việt Nam được kỳ vọng trở thành nền kinh tế phát triển, là con rồng châu Á tiếp theo, sau Hong Kong, Singapore, Hàn Quốc và Đài Loan. Đây không phải một điều viển vông, mà các chuyên gia u Mỹ, Đông Á, và cả chuyên gia trong nước đều đã từng nhắc tới. Tuy nhiên, cũng có các dự đoán rằng Việt Nam sẽ cần nhiều thời gian hơn và cần học hỏi nhiều hơn từ những con rồng đi trước như Singapore, Hàn Quốc.
Trong video Vui buồn cuộc giao thương quốc tế, nhà báo Vũ Kim Hạnh trò chuyện với chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, một trong những chủ đề quan trọng được nhắc tới là mối quan hệ đối ngoại của Việt Nam trong hợp tác đầu tư, kinh doanh diễn ra từ sau năm 1975 và những giải pháp cần thiết phải có để củng cố và nâng cao kết quả mà chúng ta đã làm được sau năm 1975, cũng như hiệu quả của việc thực hiện, xây dựng và thực hiện các FTA
Trong video dài gần 1 giờ 30 phút, nhà báo Vũ Kim Hạnh và chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cũng bàn đến Việt Nam với tư cách là ứng viên sáng giá để trở thành “con rồng châu Á” nhờ điều kiện tài nguyên thiên nhiên và nhiều yếu tố thuận lợi khác, tuy nhiên chúng ta còn những vướng mắc gì đề có thể sớm vượt vũ môn? Hãy theo dõi chi tiết trong Podcast của 5W1H.
“Làm đẹp thuần chay” đang trở thành lựa chọn của giới trẻ
Mỗi thương hiệu mỹ phẩm đều muốn xây dựng tập khách hàng ổn định, người tiêu dùng có xu hướng trung thành với một số thương hiệu nhất định, quen thuộc và phù hợp với họ trong một thời gian dài.
Tuy nhiên, làn sóng “mỹ phẩm thuần chay” đã thay đổi điều đó, khi ngày càng có nhiều người tiêu dùng trẻ tuổi rời bỏ các thương hiệu quen thuộc và bắt đầu tìm đến mỹ phẩm thuần chay vì nhiều giá trị khác. Trên sóng 5 Phút Chuyện Thị Trường kỳ này, nhà báo Vũ Kim Hạnh tiếp tục chia sẻ về chủ đề thú vị mà giới trẻ rất quan tâm này.
Ở Việt Nam, cho đến thời điểm này Cocoon là ví dụ tiêu biểu cho một thương hiệu mỹ phẩm thuần chay đã được thị trường chấp nhận, đồng thời là thương hiệu mỹ phẩm Việt Nam đầu tiên được thông qua trong chương trình Leaping Bunny, cam kết không thử nghiệm trên động vật cũng như không dùng nguyên liệu từ động vật của tổ chức Cruelty Free International.
Mỹ phẩm thuần chay không chỉ cần đáp ứng được khía cạnh công năng là làm đẹp và nuôi dưỡng làn da hay bờ môi của người dùng, mà nó còn là life-style hoặc xa hơn là moral choice (hay ethical choice), tức lựa chọn mang tính đạo đức. Người tiêu dùng quyết định không sử dụng sản phẩm từ các bộ phận của động vật hoặc thí nghiệm trên động vật, họ làm đẹp và biết rằng không có chú thỏ hay chuột lang nào đã phải chịu khổ để tạo ra thỏi soi mình thoa lên môi mỗi ngày.
Nhận Newsletter từ website chính thức của nhà báo Vũ Kim Hạnh!
Kể từ tháng 4 này, thông qua website https://vukimhanh.com/, khán giả theo dõi 5 Phút Chuyện Thị Trường và Maybe Podcast nói chung có thể đăng ký để nhận sớm nhất những bài phân tích, điểm tin từ nhà báo Vũ Kim Hạnh - Chủ tịch Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao. Cùng với khách mời là những chuyên gia trong ngành, cô Kim Hạnh sẽ cập nhật tin tức tổng hợp đáng chú ý trong tuần về kinh tế, thị trường.
Cách đăng ký rất đơn giản, các bạn truy cập website https://vukimhanh.com/ sau đó bấm vào Đăng Ký (hoặc Subscribe), nhập họ tên và Email sau đó chọn “Sign Up”, những nội dung mới nhất sẽ được gửi về thông qua Email của bạn. Lưu ý, newsletter được phát hành định kỳ vào sáng chủ nhật hàng tuần, mọi người có thể kiểm tra hòm mail để không bỏ lỡ bất kỳ tin tức thú vị nào nhé!
Thành phố Hồ Chí Minh theo đuổi kinh tế xanh #shorts
Vấn đề bản quyền nông sản của Việt Nam #shorts
Bản quyền nông sản là điều đầu tiên người Hà Lan quan tâm #shorts