27/12/2024
5 PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP CỦA ELON MUSK
Cuốn sách rất thú vị của tác giả Lưu Tử Kỳ viết về một người xuất chúng, luôn đi ngược lại với số đông - Elon Musk. Mình đồng ý với tác giả rằng Elon Musk chỉ có một, để đạt được những thành tựu vượt trội như ông ấy quả thực không hề dễ dàng.
Tuy nhiên chúng ta hoàn toàn có thể học cách tư duy của Elon Musk để ứng dụng vào quá trình học hỏi, thay đổi và phát triển bản thân nhằm nâng cao và cải thiện chất lượng cuộc sống. Cuốn sách khá dày, 399 trang nhưng nội dung sinh động, thú vị và rất lôi cuốn.
Mình đã học hỏi được rất nhiều từ 5 phương pháp học tập trọng điểm này. May mắn là mình đã ứng dụng nó tương đối hiệu quả vào quá trình học tập và phát triển của bản thân trong suốt thời gian qua. Cuốn sách như giúp mình đào sâu và hệ thống lại một lần nữa những chiến lược học tập của bản thân. Xin chia sẻ tới bạn 5 phương pháp học tập rất giá trị này.
1. Đọc sách thật nhiều
Musk sinh ra vào ngày 28 tháng 6 năm 1971 tại ở Pretoria, Nam Phi. Đây cũng là thời kì phân biệt chủn.g tộc đẫm má.u nhất Nam Phi, trong khi đó Musk lại là một người da trắng. Bản thân lại còn là người hướng nội và kỳ quặc nên Musk trở thành nạn nhân của bạo lực học đường.
Musk thường xuyên đờ dẫn, ngơ ngác, tới mức bố mẹ phải cho cậu đi khám tai vì nghĩ cậu có vấn đề về thính giác. Tuy nhiên sự thật không phải vậy, cậu đờ đẫn, ngơ ngác là vì đang tập trung vào những suy tưởng của riêng mình. Do tính cách có phần lập dị nên cậu có khá ít bạn bè, phần lớn thời gian cậu dành cho việc đọc sách. Đó là nền tảng quan trọng cho sự phát triển sự nghiệp sau này của Musk.
Cuộc đời của Elon Musk không hề suôn sẻ. Cha mẹ ông ly dị khi ông lên 8 tuổi. Ông thường xuyên phải chuyển nhà và chuyển trường, ông phải chuyển tới 7 ngôi trường khác nhau sau đó. Trải nghiệm này càng khiến ông trở nên im lặng và sống nội tâm hơn. Nhưng nhờ đó ông được tiếp cận với sách và tình yêu của đời mình - máy tính.
Năm 1995, lúc này Musk 24 tuổi, ông được cho phép theo học bằng Tiến sĩ tại đại học Stanford. Nhưng ông đã bỏ học vào ngày thứ hai sau khi nhập học vì ông biết đây là thời điểm phát triển mạnh mẽ của công nghệ. Nếu tập trung quá nhiều thời gian ở trường, ông sẽ bỏ lỡ nhiều cơ hội.
Dù bỏ học nhưng Elon Musk tự học rất rất nhiều, đặc biệt là qua sách. Ngày nào ông cũng đọc ít nhất là 2 cuốn sách ở các lĩnh vực khác nhau. Vậy cách đọc sách mà Musk áp dụng là gì? Làm sao để ông có thể biến những kiến thức từ sách vào thực tế?
Thứ nhất là để "dopamine" khiến bạn say mê đọc. Làm bất cứ điều gì chúng ta cũng cần có động lực, đọc sách cũng như vậy. Để có thể duy trì được niềm đam mê đọc sách theo thời gian thì chúng ta cũng cần những động lực tương ứng.
Động lực bên trong liên quan đến sở thích. Đây sẽ là nền tảng của nhận thức và cố vấn tư tưởng của chúng ta theo thời gian. Động lực bên trong sẽ giúp chúng ta mở mang đầu óc, mang lại kiến thức và thúc đẩy sự phát triển lâu dài. Đọc những gì ta thích giúp chúng ta tiếp nhận mọi thứ dễ dàng, nhẹ nhàng và hiệu quả.
Động lực bên ngoài "khao khát, sợ hãi".
Động lực này muốn nói tới sự khao khát về một tương lai tốt đẹp và sự sợ hãi về một tương lai không chắc chắn. Chính vì điều này nên sẽ khiến chúng ta nỗ lực, cố gắng hơn nữa trong việc học hỏi và nâng cao năng lực của bản thân thông qua sách.
Động lực nhiệm vụ: hoàn thành nhiệm vụ, giải quyết vấn đề. Động lực này thường hướng tới việc giải quyết vấn đề và cải thiện kỹ năng. Đặc biệt là trong những lĩnh vực mới mẻ với bản thân ta. Nếu đọc theo sở thích giúp ta thư giãn, tái tạo năng lượng thì đọc để giải quyết nhiệm vụ bắt ta phải đào sâu, tập trung cao độ để tìm ra phương hướng, cách thức giải quyết vấn đề mà ta đang gặp phải. Đó là lý do khiến động lực này giúp ta cải thiện kỹ năng đọc rất hiệu quả.
Thứ hai là rèn luyện tư duy đọc sách.
Chúng ta có thể phân thành ba loại, đọc theo sở thích, đọc nhận thức và đọc để học kỹ năng.
Đọc theo sở thích: nhằm tận hưởng cuộc sống và phục hồi năng lượng. Khi yêu thích chủ đề nào ta có thể thoải mái tận hưởng những giây phút ý nghĩa mà sách đem lại cho bản thân.
Đọc nhận thức: để phát triển sự nhận thức cái tôi và nhận thức thế giới. Quá trình này sẽ giúp chúng ta hình thành được thế giới quan của bản thân. Giúp chúng ta đưa ra những quyết định, hành vi và cách thức hiệu quả để giải quyết những vấn đề trong cuộc sống một cách tối ưu.
Đọc để học kỹ năng: nhằm nâng cao kỹ năng chuyên môn và khả năng học tập của bản thân. Phần này giúp chúng ta phát triển năng lực của bản thân, từ đó tạo ra những sự đột phá, phát triển cho sự nghiệp mà mình đang theo đuổi.
Khi đọc sách, ta cũng có thể phân loại các đầu sách của mình đọc nhằm định hướng được đầu ra của bản thân. Mình đọc để làm gì, tại sao mình đọc và cách thức để áp dụng nó như thế nào vào trong cuộc sống dựa vào việc lấy mục phân loại ban đầu làm nền tảng.
Thứ ba là phương pháp đọc sách hiệu quả.
Học cách đọc sách nhanh nhờ phương pháp 80/ 20. Nghĩa là chúng ta sẽ tạo ra một cây tri thức, tìm ra 20% những từ khóa cốt lõi tạo nên 80% giá trị của cuốn sách. Và tập trung vào đó.
Đọc theo chủ đề, đặc biệt là theo các câu hỏi mà chúng ta đã định hướng sẵn ở trong đầu như: tại sao chúng ta đọc cuốn sách này? Cuốn sách này mang tới cho chúng ta những bài học gì? Và làm thế nào để có thể áp dụng nó vào trong cuộc sống?
Đọc xong thì cần học cách để hệ thống lại kiến thức, giúp nó đi sâu vào tư tưởng và nhận thức của chúng ta. Bạn cũng có thể áp dụng sáu từ khóa mà mình đã chia sẻ trước đó như: quan sát, suy ngẫm, liên hệ, áp dụng, sơ đồ hóa và chia sẻ.
Phát triển theo đầu vào và đầu ra. Trong đó đầu vào chính là việc đọc kỹ, hiểu sâu sắc về mặt nội dung để có thể vận dụng hiệu quả. Còn đầu ra chính là quá trình chúng ta sử dụng để tư duy, nói và viết lại bằng ngôn ngữ của riêng mình. Đây chính là quá trình giúp ta phát triển tư duy, đào sâu kiến thức và củng cố vốn từ cũng như kỹ năng của bản thân.
2. Hợp tác với người giỏi hơn mình
Chúng ta bằng trung bình cộng của 5 người mà chúng ta thường xuyên kết nối và giao lưu. Thế nên việc đi cùng ai sẽ ảnh hưởng sâu sắc tới chất lượng cuộc sống cũng như sự nghiệp của mỗi chúng ta. Vậy làm thế nào để ta có thể hợp tác với người giỏi hơn mình?
Đầu tiên là hiểu rõ nhu cầu của bản thân để tìm ra mối quan hệ then chốt. Muốn vậy ta phải trả lời được câu hỏi ta mong muốn điều gì? Có vậy ta mới biết mình cần kết nối với ai.
Sau đó mới có thể dễ dàng tìm ra những mối quan hệ then chốt: những người tới để bổ sung cho điểm yếu của ta. Để có thể tận dụng được những mối quan hệ chất lượng ta cần biết cách kết nối, tạo ra sự đồng thuận và duy trì được sự cởi mở.
Mình ví dụ những người có khả năng lập kế hoạch, đưa ra chiến lược tốt nhưng lại yếu kỹ năng thực thi thì họ rất cần những người quyết đoán, mạnh mẽ và có khả năng thực chiến cao. Mà muốn vậy họ phải hiểu rõ về điểm mạnh, điểm yếu cũng như mong muốn của bản thân để tìm ra người phù hợp.
Để khai thác và tận dụng hiệu quả mối quan hệ.
Việc đầu tiên là ta phải tích lũy được những kiến thức cơ bản trong lĩnh vực đó bằng việc đọc và tìm hiểu thật sâu.
Chỉ có như vậy thì đến khi chúng ta kết nối với các chuyên gia thì mới có thể khai thác và cập nhật được những kiến thức mới nhất dựa trên nền tảng mà ta đã có. Nếu chưa nắm được những kiến thức cốt lõi mà đã vội đi hỏi thì sẽ không thu hoạch được gì, vì không ai muốn chia sẻ kiến thức cho những người lười tìm hiểu.
Cuối cùng đó chính là phải làm giàu giá trị của bản thân bằng cả vật chất, lẫn tinh thần. Lý do vì không ai muốn kết bạn với những người không mang lại giá trị gì cho họ cả. Vậy nên nếu muốn thu hút và làm việc với người như thế nào thì chúng ta phải nỗ lực để trở thành người như thế trước.
3. Bắt đầu từ gốc rễ của vấn đề
Rất nhiều bạn chia sẻ với mình rằng sau khi họ đọc sách xong, họ thường không nhớ được bất cứ thứ gì. Lý do vì chúng ta thiếu đi phần tư duy đúng - bắt đầu từ gốc rễ của vấn đề. Muốn vậy chúng ta cần lưu ý ba điểm sau đây.
Thứ nhất là tư duy từ điểm bắt đầu
Phần này có năm bước, bao gồm:
Bước một thu thập kiến thức nền tảng.
Bước hai chọn lựa thông tin từ khóa, sau đó từ từ khoá này tìm ra điểm bắt đầu và điểm kết thúc.
Bước ba mở rộng góc nhìn, quan sát kỹ, tránh bỏ qua những điểm quan trọng.
Bước bốn quay lại điểm bắt đầu để khám phá bản chất.
Bước năm là kết nối điểm bắt đầu và điểm kết thúc.
Mình ví dụ khi đọc cuốn sách này chúng ta sẽ thấy điểm bắt đầu chính là năm phương pháp học tập của Elon Must.
Vậy thì việc đầu tiên là chúng ta sẽ cần nắm được năm phương pháp đó là những phương pháp gì?
Sau đó chọn lựa những thông tin để làm rõ làm phương pháp này.
Mở rộng góc nhìn bằng việc quan sát, chiêm nghiệm và suy ngẫm về cách học của bản thân lâu nay, tác động của các phương pháp đó lên những thành quả của bản thân.
Tiếp đó quay trở lại với từng pháp để khám phá về mặt bản chất.
Và cuối cùng là hệ thống lại những thông tin cốt lõi mà các phương pháp mang lại cho chúng ta.
Thứ hai là tối ưu hóa bằng khung logic. Phần này có sáu bước bao gồm:
Bước một đặt một câu hỏi trọng tâm.
Bước hai thu thập nhiều bằng chứng nhất có thể.
Bước ba phát triển các tiên đề dựa trên bằng chứng mà bản thân đã thu thập được.
Bước bốn đưa ra kết luận xác nhận về các tiên đề trên và tính xác suất của từng tiên đề.
Bước năm lật ngược vấn đề bằng cách bác bỏ hoặc hỏi ý kiến những người không cùng quan điểm với chúng ta.
Bước sáu nếu không ai có thể bác bỏ thì có thể chúng ta đã đúng.
Thứ ba là chia nhỏ vấn đề để truy tìm gốc rễ. Phần này có bốn bước bao gồm:
Bước một không vội vàng chấp nhận điều gì đó là đúng.
Bước hai chia nhỏ vấn đề để giải quyết từng bước.
Bước ba dẫn dắt suy nghĩ đi theo trình tự.
Bước bốn liệt kê các tình huống để đưa ra kết luận.
Ba mục trên nhằm giúp chúng ta truy tìm được gốc rễ của vấn đề bằng phương pháp tư duy logic. Cách này giúp chúng ta không bị đi theo thiên kiến của mình, biết cách thu thập kiến thức và xử lý vấn đề theo trình tự từng bước. Tránh được những sai sót không đáng có.
4. Kiên trì học tập đa lĩnh vực
Elon Must luôn đi ngược với số đông. Ông phá vỡ mọi giới hạn, vượt lên mọi quy chuẩn. Thay vì tranh cãi điều đó có khả thi hay không thì ông thường xuyên tập trung vào con đường để thực hiện hóa nó.
Và một trong những bí quyết của ông chính là kiên trì học tập đa lĩnh vực. Thay vì chỉ tập trung đào sâu ở một lĩnh vực cụ thể, Elon Must học tập đa ngành, đa lĩnh vực. Chính điều này đã giúp ông trở thành một chuyên gia tổng quát.
Chuyên gia tổng quát là người nắm vững kiến thức đa ngành. Họ thành thạo, đạt được nhiều thành tựu ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Họ cũng là người kết hợp xuyên lĩnh vực và tích hợp đa ngành, chính điều này giúp họ khơi gợi dậy sức sáng tạo và nguồn cảm hứng.
Chính điều này đã mang lại cho họ nhiều ưu thế vượt trội cả về doanh nghiệp lẫn đời sống cá nhân.
Về mặt doanh nghiệp, chuyên gia tổng quát giúp nâng cao hiệu suất của đội ngũ, tạo ra môi trường đổi mới, cởi mở và tìm ra giải pháp tốt nhất nhanh hơn so với những người khác.
Về mặt cá nhân thì giúp họ dễ dàng vượt qua được những giai đoạn bế tắc trong sự nghiệp, đổi mới mạnh mẽ và giải quyết những vấn đề phức tạp một cách hiệu quả hơn.
Việc kiên trì học tập đa lĩnh vực cụ giúp chúng ta biến những thiên kiến nhận thức trở thành gợi ý.
Cách đơn giản để loại bỏ trên kiến của mình chính là xây dựng cơ chế phản hồi thông qua việc đào sâu suy nghĩ. Làm thế nào để có thể làm tốt hơn công việc, nhiệm vụ mà bản thân đang đảm nhận, đồng thời luôn hoài nghi về bản thân mình để có thể tinh chỉnh, cải tiến và hoàn thành công việc hiệu quả hơn.
Tiếp theo đó chính là tư duy bắt đầu từ nguồn gốc theo hướng lên và xuống. Lên là liên tục đặt câu hỏi từ góc độ vĩ mô, mang tính tầm nhìn. Xuống là liên tục đặt câu hỏi từ góc độ vi mô, mang tính cụ thể.
5. Sáng tạo đột phá
Nhiều người nói rằng họ đọc sách không hiệu quả là bởi vì chúng ta thiếu đi tính sáng tạo trong việc ứng dụng kiến thức của mình. Thường chúng ta chỉ biết bám chấp vào ý niệm, câu từ mà quên đi việc tái tạo, đổi mới và chuyển giao kiến thức để vận dụng trong từng hoàn cảnh, sự kiện cụ thể. Sau đây là hai gợi ý rất thiết thực từ Elon Musk.
Thứ nhất đó là học cách chuyển giao kiến thức.
Phần này giúp ta xây dựng được mối liên hệ giữa những điều mà ta đang học với cuộc sống mà chúng ta đang trải nghiệm. Thông qua hai câu hỏi: nó khiến tôi nhớ đến điều gì nhằm giúp chúng ta mở rộng lĩnh vực. Tại sao nó khiến tôi nghĩ về điều đó, giúp chúng ta khám phá ra mối liên hệ sâu xa.
Mình ví dụ, khi đọc cuốn sách "trải nghiệm với ảnh xuất sắc" của anh Nguyễn Dương. Anh ấy có đưa ra một câu hỏi rất thú vị, đó chỉ là trong số ba yêu tố: người khác, giá trị và hành động. Đâu là yếu tố quyết định tới hai yếu tố còn lại.
Rất nhiều bạn chỉ đóng khung câu hỏi này trong lĩnh vực trải nghiệm khách hàng. Tuy nhiên với mình thông điệp mà câu hỏi này mang lại có thể áp dụng trong mọi mặt của đời sống, đặc biệt là trong các mối quan hệ.
Lý do vì nếu chúng ta không hiểu về mong muốn, nhu cầu của người khác thì những giá trị mà ta mang lại cho họ, cũng như hành động mà ta đưa ra sẽ không đem lại kết quả gì. Thậm chí còn khiến cho mối quan hệ trở nên tệ hơn theo thời gian. Bởi lẽ người ta có thể quên đi những điều bạn nói hoặc làm nhưng họ sẽ không bao giờ quên đi cảm nhận mà bạn mang lại cho họ.
Khi ta hiểu về mong muốn, nhu cầu của đối phương thì ta mới có thể mang tới cho họ giá trị tương xứng, hành động lúc này mới phát huy được tác dụng tối đa của nó.
Ba nguyên tắc để chuyển giao kiến thức bao gồm:
Nguyên tắc số một đó là đặt câu hỏi sâu sắc hướng lên trên và tìm ra điểm tương đồng.
Nguyên tắc số hai là sắp xếp, tổ chức và hệ thống hóa kiến thức một cách bài bản, dễ hiểu.
Nguyên tắc số ba là tưởng tượng ra những tình huống để chúng ta ứng dụng và luyện tập với các tình huống đó.
Đây chính là lý do vì sao mà mình luôn nhấn mạnh trong quá trình chúng ta đọc sách, học hỏi kiến thức thì chúng ta luôn cần suy ngẫm, quan sát và liên hệ trải nghiệm của bản thân. Chính điều này mới giúp chúng ta chuyển giao kiến thức một cách hiệu quả vào trong các lĩnh vực, khía cạnh khác nhau của đời sống.
Thứ hai là nhận được nhiều ý tưởng từ nhiều góc độ. Để có thể làm được điều này chúng ta hãy ứng dụng hay gợi ý sau đây.
Đầu tiên là sử dụng câu hỏi để kích hoạt kiến thức nhằm giải thích hiện tượng và cải thiện hành vi theo cấu trúc của kim tự tháp. Điều này giúp chúng ta không chỉ hiểu, ghi nhớ kiến thức một cách sâu hơn mà còn giúp chúng ta xây dựng được bộ kết quả tự động trong tâm trí.
Gợi ý số hai là lấy một suy ra ba. Bằng khía cạnh chiều ngang và chiều dọc. Trong đó chiều ngang tập trung vào ý nghĩa bên trong của kiến thức bao gồm định nghĩa, nội dung cụ thể lẫn nguồn gốc, bối cảnh và ý nghĩa mở rộng của kiến thức đó. Giúp sự hiểu biết của ta về lĩnh vực ấy trở nên sâu sắc hơn.
Còn chiều rộng thì tập trung vào cách áp dụng kiến thức, xem mình có thì áp dụng như thế nào? Trong điều kiện ra sao? Với cách thức cụ thể là gì?
Suy ra ba nghĩa là học xong một góc thì sẽ suy ra ba góc còn lại. Đây chính là quá trình chuyển giao kiến thức.
Như phần mình đã lấy ví dụ phía trên. Chúng ta không chỉ ứng dụng thông điệp trong việc trải nghiệm khách hàng xuất sắc, trong kinh doanh mà còn ứng dụng trong mọi mối quan hệ ở đường sống.
Muốn kết nối được với ai đó, việc đầu tiên ta phải hiểu rõ được mong muốn, nhu cầu và động lực bên trong của họ. Có như vậy chúng ta mới có thể mang tới cho họ những giá trị tương ứng thông qua hành động mà chúng ta trao đi.
Một phần nữa mình rất thích trong nhận định của Elon Must chính là nhà đổi mới trong tương lai là sự kết hợp giữa nhà khoa học, triết gia và doanh nhân.
Mình cũng hoàn toàn đồng ý về điều này bởi kiến thức của ba lĩnh vực này sẽ bổ trợ rất lớn cho nhau, giúp chúng ta phát huy được tối đa tiềm năng của bản thân trong mọi lĩnh vực.
Với tư duy của một nhà khoa học chúng ta có thể phân tích vấn đề một cách sâu sắc. Với tư duy của một triết gia chúng ta sẽ phát triển sâu về tư tưởng, tinh thần và giá trị bên trong của mình. Với tư duy của một doanh nhân thì chúng ta sẽ không ngừng mở rộng, phát triển đời sống cá nhân và doanh nghiệp lên một tầm cao mới.
Một cuốn sách rất hay, rất giá trị, là kim chỉ nam cho những ai đang trên hành trình muốn thay đổi, phát triển và chuyển hóa bản thân. Hy vọng bài chia sẻ này sẽ giúp bạn có thêm được nhiều kiến thức hữu ích trên hành trình đó.