Kênh Thông Tin Dầu Khí

Kênh Thông Tin Dầu Khí Kênh cập nhật tin tức về dầu khí thế giới và Việt Nam

GIÁ DẦU CHÂU Á ÍT THAY ĐỔI TRONG PHIÊN CHIỀU 30/9Giá dầu châu Á gần như không thay đổi trong phiên chiều 30/9, mặc dù hư...
01/10/2022

GIÁ DẦU CHÂU Á ÍT THAY ĐỔI TRONG PHIÊN CHIỀU 30/9
Giá dầu châu Á gần như không thay đổi trong phiên chiều 30/9, mặc dù hướng tới tuần tăng đầu tiên trong năm tuần.
Nguyên nhân là do đồng USD yếu và khả năng Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nhà sản xuất lớn ngoài khối gồm Nga (OPEC+) có thể đồng ý cắt giảm sản lượng trong cuộc họp vào ngày 5/10 tới.
Giá dầu Brent giao tháng 11/2022 giảm 13 xu Mỹ (0,15%) xuống 88,36 USD/thùng sau khi giảm 83 xu Mỹ trong phiên trước. Hợp đồng giao tháng 12/2022 tăng 7 xu Mỹ (0,1%) lên 87,25 USD/thùng.
Tuy nhiên, giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao tháng 11/2022 lại tăng 5 xu Mỹ (0,06%) lên 81,28 USD/thùng, sau khi giảm 92 xu Mỹ trong phiên trước.
Nhà phân tích cấp cao Edward Moya của trung tâm OANDA cho biết: “Triển vọng nhu cầu dầu thô xấu đi sẽ không cho phép giá dầu phục hồi cho đến khi các nhà giao dịch tin tưởng rằng OPEC+ sẽ cắt giảm sản lượng tại cuộc họp ngày 5/10”.
Các nhà phân tích cho biết thị trường dường như đã tìm được mức sàn, với nguồn cung thắt chặt do Liên minh châu Âu (EU) sẽ cấm nhập khẩu dầu của Nga từ ngày 5/12 tới. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng là nhu cầu sẽ giảm bao nhiêu khi tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại do lãi suất tăng mạnh.
Theo Reuters

GIÁ DẦU THẾ GIỚI GIẢM XUỐNG DƯỚI MỨC 90 USD/THÙNGRyan Dusek, Giám đốc Nhóm Tư vấn Rủi ro Hàng hóa tại Opportune LLP (Mỹ)...
30/09/2022

GIÁ DẦU THẾ GIỚI GIẢM XUỐNG DƯỚI MỨC 90 USD/THÙNG

Ryan Dusek, Giám đốc Nhóm Tư vấn Rủi ro Hàng hóa tại Opportune LLP (Mỹ) cho biết hiện thị trường dầu đang chao đảo giữa nhu cầu giảm sút do Fed gây ra và nguồn cung dầu bị thắt chặt.
Giá dầu thế giới đã đi xuống vào cuối phiên giao dịch đầy biến động ngày 29/9. Vào đầu phiên 29/9, giá dầu thế giới đã tăng lên trên 90 USD/thùng nhưng sau đó lại giảm xuống trong bối cảnh nhà giao dịch chịu sức ép từ triển vọng kinh tế ngày càng xấu đi với khả năng Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng minh, hay còn gọi là OPEC+, cắt giảm sản lượng vào tuần tới.
Khép phiên này, giá dầu Brent biển Bắc giao kỳ hạn giảm 83 xu Mỹ xuống 88,49 USD/thùng, sau khi tăng lên mức cao 90,12 USD/thùng trong suốt phiên. Giá dầu thô ngọt nhẹ của Mỹ (WTI) giao tháng 11/2022 giảm 92 xu Mỹ xuống 81,23 USD/thùng.
Hãng tin Reuters (Anh) dẫn các nguồn tin cho hay các thành viên hàng đầu trong OPEC+ đã bắt đầu thảo luận về việc cắt giảm sản lượng dầu tại cuộc họp tuần tới ngày 5/10. Một nguồn tin OPEC nói với hãng tin Reuters rằng sẽ có một đợt cắt giảm sản lượng, trong khi hai nguồn tin khác từ OPEC+ nói rằng các thành viên quan trọng đã đề cập đến chủ đề này. Reuters đưa tin trong tuần này Nga có thể sẽ đề xuất OPEC+ giảm sản lượng dầu khoảng 1 triệu thùng/ngày.
Ryan Dusek, Giám đốc Nhóm Tư vấn Rủi ro Hàng hóa tại Opportune LLP (Mỹ) cho biết hiện thị trường dầu đang chao đảo giữa nhu cầu giảm sút do Fed gây ra và nguồn cung dầu bị thắt chặt.
Các thị trường chứng khoán Mỹ đã sụt giảm bởi lo ngại việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) mạnh tay đối phó với lạm phát có thể tác động đến nền kinh tế Mỹ và các nhà đầu tư lo lắng về sự thay đổi của thị trường tiền tệ và nợ toàn cầu.
Nỗi lo trên thị trường đã vơi đi phần nào khi mối đe dọa về cơn bão Ian đã giảm đi, trong đó dầu Mỹ dự kiến sẽ quay trở lại thị trường trong vài ngày tới sau khi khoảng 158.000 thùng/ngày bị ảnh hưởng ở vùng Vịnh Mexico tính đến ngày 28/9.
Tại Trung Quốc, nhà nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, hoạt động đi lại trong kỳ nghỉ lễ quốc khánh kéo dài một tuần sắp tới sẽ ghi nhận mức thấp nhất trong nhiều năm do các quy định về chính sách zero COVID của nước này khiến người dân phải ở nhà trong khi nền kinh tế bất ổn làm hạn chế chi tiêu.
Chỉ số đồng USD đã giảm trở lại trong phiên 29/9, rời khỏi mức cao nhất trong 20 năm, cho thấy một số nhà đầu tư đang tìm đến những tài sản rủi ro hơn.
Một yếu tố khác hỗ trợ giá dầu là Mỹ sắp công bố các biện pháp trừng phạt mới đối với các công ty tạo điều kiện cho việc bán dầu của Iran./.
Theo Reuters

GIÁ DẦU GIẢM TRỞ LẠI TRONG PHIÊN 29/9 TẠI CHÂU ÁTrong phiên 29/9 tại châu Á, giá dầu Brent giảm 1,18 xu Mỹ, hay 1,3%, xu...
30/09/2022

GIÁ DẦU GIẢM TRỞ LẠI TRONG PHIÊN 29/9 TẠI CHÂU Á
Trong phiên 29/9 tại châu Á, giá dầu Brent giảm 1,18 xu Mỹ, hay 1,3%, xuống 88,14 USD/thùng, trong khi giá dầu WTI của Mỹ giảm 1,11 USD, hay 1,4%, xuống 81,04 USD/thùng.
Giá dầu giảm trong phiên 29/9 tại châu Á sau khi tăng hơn 3 USD trong phiên trước, do đồng USD mạnh đã hạn chế nhu cầu và những lo ngại về triển vọng kinh tế toàn cầu ảnh hưởng đến lòng tin của nhà đầu tư, trong khi có dấu hiệu cho thấy Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các nước đồng minh, còn gọi là OPEC+, có thể cắt giảm sản lượng dầu.
Giá dầu Brent giảm 1,18 xu Mỹ, hay 1,3%, xuống 88,14 USD/thùng vào lúc 15 giờ 23 (theo giờ Việt Nam). Trong khi đó, giá dầu WTI của Mỹ giảm 1,11 USD, hay 1,4%, xuống 81,04 USD/thùng.
Cả hai loại dầu đều tăng trong hai phiên trước, sau khi chạm mức thấp kỷ lục 9 tháng, nhờ đồng chỉ số USD tạm thời giảm và dự trữ nhiên liệu của Mỹ giảm mạnh hơn dự kiến mang đến hy vọng về sự phục hồi nhu cầu.
Tuy nhiên, chỉ số USD có xu hướng tăng trở lại trong phiên này, khiến tài sản rủi ro giảm sức hấp dẫn với nhà đầu tư và làm tăng lo ngại về nguy cơ suy thoái của kinh tế toàn cầu.
Ngân hàng trung ương Anh đã cam kết sẽ mua nhiều trái phiếu chính phủ dài hạn nhất có thể nếu cần trong giai đoạn 28/9 đến 14/10 để ổn định đồng tiền sau khi các biện pháp mới mà chính phủ nước này công bố vào tuần trước đã khiến đồng bảng giảm mạnh.
Ngân hàng Goldman Sachs (Mỹ) ngày 27/9 đã hạ dự báo giá dầu năm 2023, do nhu cầu yếu hơn và đồng USD mạnh lên, nhưng cho rằng những gián đoạn nguồn cung trên toàn cầu có thể đẩy giá lên trong dài hạn.
Tại Trung Quốc, nước nhập khẩu dầu nhiều nhất thế giới, hoạt động đi lại trong kỳ nghỉ Quốc khánh kéo dài một tuần sắp tới có thể ở mức thấp nhất trong nhiều năm, khi các quy định theo chính sách "Không COVID" khuyến khích người dân ở trong nhà và những lo ngại về kinh tế làm giảm chi tiêu.
Các nhà kinh tế tại ngân hàng Citi (Mỹ) đã hạ dự báo tăng trưởng GDP của Trung Quốc quý IV/2022 từ 5% xuống 4,6%, do các biện pháp kiểm soát dịch nghiêm ngặt và các vấn đề của lĩnh vực bất động sản tiếp tục ảnh hưởng đến triển vọng tăng trưởng.
Trong khi đó, Liên minh châu Âu đã đề xuất đợt trừng phạt mới nhằm vào Nga liên quan đến xung đột tại Ukraine, trong đó có việc tăng cường các hạn chế và áp trần giá dầu với nước thứ ba.
Về phía nguồn cung, hai nguồn tin cho biết OPEC+ đã bắt đầu thảo luận về khả năng cắt giảm sản lượng dầu tại cuộc họp vào ngày 5/10.
Trong tuần này, hãng tin Reuters (Anh) đưa tin Nga có thể đề xuất OPEC+ giảm sản lượng khoảng 1 triệu thùng/ngày./.
Theo Reuters

GIÁ DẦU THẾ GIỚI PHỤC HỒI ẤN TƯỢNG TRONG PHIÊN 28/9Giá dầu thế giới đi lên trong phiên 28/9, phục hồi phần nào sau những...
29/09/2022

GIÁ DẦU THẾ GIỚI PHỤC HỒI ẤN TƯỢNG TRONG PHIÊN 28/9
Giá dầu thế giới đi lên trong phiên 28/9, phục hồi phần nào sau những tổn thất gần đây khi đồng USD yếu đi
Báo cáo mới nhất cho thấy lượng dầu trong kho dự trữ của Mỹ giảm nhiều hơn dự kiến và nhu cầu tiêu dùng phục hồi cũng hỗ trợ “vàng đen” trong phiên này.
Theo đó, giá dầu Brent giao kỳ hạn tăng 3,05 USD (tương đương 3,5%) lên 89,32 USD/thùng. Giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) kết thúc phiên với mức tăng 3,65 USD (4,7%) lên 82,15 USD/thùng.
Giới quan sát cho hay yếu tố chính chi phối thị trường trong phiên này là việc đồng USD đạt mức đỉnh mới trong hai thập kỷ so với rổ tiền tệ trong ngày 28/9 trước khi giảm trở lại. Cụ thể, Chỉ số đồng USD – được coi là thước đo "sức khỏe" của đồng bạc xanh so với các đồng tiền chủ chốt khác – phiên này giảm 1,31% xuống 112,608.
Đồng USD mạnh làm giảm nhu cầu đối với dầu vì loại hàng hóa này được định giá bằng USD, khiến nó đắt đỏ hơn đối với những người mua sử dụng các loại tiền tệ khác.
Các nhà phân tích cho biết giá dầu, đã giảm hơn 22% tính đến thời điểm này của quý III/2022, có thể chạm đáy khi nhu cầu của Trung Quốc có dấu hiệu phục hồi và Mỹ sắp dừng việc mở bán dầu từ Kho dự trữ chiến lược.
Bên cạnh đó, báo cáo mới nhất của Mỹ cho thấy nhu cầu tiêu dùng nhiên liệu đã tăng trở lại cũng hỗ trợ giá "vàng đen", mặc dù nguồn cung các sản phẩm đã qua tinh chế vẫn thấp hơn 3% trong bốn tuần qua so với cùng kỳ năm trước.
Theo báo cáo, các kho dự trữ dầu thô của Mỹ đã giảm 215.000 thùng trong tuần gần đây nhất. Vào cùng giai đoạn, lượng xăng dự trữ cũng giảm 2,4 triệu thùng. Dự trữ sản phẩm chưng cất cũng thấp hơn 2,9 triệu thùng, chủ yếu do hoạt động lọc dầu giảm sau một số đợt gián đoạn.
Trong khi đó, ngân hàng Goldman Sachs đã hạ dự báo giá dầu năm 2023 do kỳ vọng về nhu cầu yếu hơn và đồng USD mạnh hơn. Ngân hàng cho biết những bất ổn về nguồn cung toàn cầu chỉ củng cố triển vọng tăng giá dài hạn của họ./.
Theo Reuters

GIÁ DẦU CHÂU Á GIẢM HƠN 1% PHIÊN 28/9Nhà phân tích Tina Teng của công ty CMC Markets cho hay sự chú ý của nhà đầu tư hiệ...
29/09/2022

GIÁ DẦU CHÂU Á GIẢM HƠN 1% PHIÊN 28/9
Nhà phân tích Tina Teng của công ty CMC Markets cho hay sự chú ý của nhà đầu tư hiện không phải là vấn đề nguồn cung.
Giá dầu châu Á giảm hơn 1% trong phiên ngày 28/9 do đồng USD mạnh lên và lượng dầu từ các kho chứa dầu thô tăng lên đã “lấn át” sự hỗ trợ từ việc cắt giảm sản lượng của Mỹ do bão Ian đổ bộ.
Chiều ngày 28/9, giá dầu Brent Biển Bắc giảm 1,02 USD (1,2%) xuống 85,25 USD/thùng, còn giá dầu thô ngọt nhẹ của Mỹ (WTI) giảm 97 xu Mỹ (1,2%) xuống 77,53 USD/thùng. Hai hợp đồng dầu chủ chốt này đã tăng hơn 2% trong phiên trước.
Đồng USD đã chạm mức “đỉnh” mới của 20 năm so với rổ tiền tệ chính trong phiên 28/9 trong bối cảnh lãi suất trên thế giới ngày càng tăng gây ra những lo ngại về suy thoái kinh tế. Đồng USD mạnh lên làm giảm nhu cầu dầu, khiến mặt hàng này trở nên đắt đỏ hơn cho những người nắm giữ đồng tiền tệ khác.
Nhà phân tích Tina Teng của công ty CMC Markets cho hay sự chú ý của nhà đầu tư hiện không phải là vấn đề nguồn cung vì tình trạng hỗn loạn trên thị trường trái phiếu đã tác động đến những tài sản rủi ro, cùng với đồng USD vẫn giữ ở mức cao, gây áp lực lên giá dầu.
Các nguồn tin thị trường dẫn số liệu từ Viện Xăng dầu Mỹ (API) cho thấy dự trữ dầu thô của Mỹ đã tăng khoảng 4,2 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 23/9, trong khi dự trữ xăng giảm khoảng 1 triệu thùng. Trong khi đó, dự trữ các sản phẩm chưng cất tăng khoảng 438.000 thùng.
Báo cáo này được đưa ra trước báo cáo chính thức của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ, dự kiến công bố vào ngày 29/9 theo giờ Việt Nam.
Ngày 27/9, Goldman Sachs đã hạ dự báo giá dầu năm 2023 do nhiều đồn đoán về nhu cầu suy yếu và đồng USD mạnh hơn.
Các nhà sản xuất đã bắt đầu cho nhân viên trở lại các giàn khoan dầu ngoài khơi làm việc sau khi phải đóng cửa để đề phòng bão Ian đổ bộ vào vùng vịnh Mexico của Mỹ hôm 27/9.
Theo Cơ quan quản lý ngoài khơi Cục Thực thi An toàn và Môi trường (BSEE), có khoảng 190.000 thùng dầu, tương đương 11% tổng sản lượng của vùng Vịnh, đã bị cắt giảm mỗi ngày.
Các nhà sản xuất đã mất 184 triệu phút khối khí tự nhiên, tương đương gần 9% sản lượng hàng ngày. Các nhân viên đã được sơ tán khỏi 14 khu vực sản xuất và các giàn khoan.
Ian là cơn bão đầu tiên trong năm nay làm gián đoạn hoạt động sản xuất dầu và khí đốt ở vùng Vịnh Mexico của Mỹ, nơi sản xuất khoảng 15% dầu thô và 5% khí tự nhiên khô của nước này./.
Theo Reuters

THAM VỌNG XUẤT KHẨU KHÍ ĐỐT CỦA AI CẬP GIỮA KHỦNG HOẢNG NĂNG LƯỢNG.Tuần báo Al-Ahram Weekly của Ai Cập mới đây đăng bài ...
29/09/2022

THAM VỌNG XUẤT KHẨU KHÍ ĐỐT CỦA AI CẬP GIỮA KHỦNG HOẢNG NĂNG LƯỢNG.
Tuần báo Al-Ahram Weekly của Ai Cập mới đây đăng bài viết đánh giá về việc Ai Cập quyết định giảm sử dụng khí đốt tự nhiên trong sản xuất điện để xuất khẩu khí đốt.
Tuần báo Al-Ahram Weekly của Ai Cập mới đây đăng bài viết đánh giá về việc Ai Cập ưu tiên phát triển kinh tế hơn là bảo vệ môi trường khi nước này quyết định giảm sử dụng khí đốt tự nhiên trong sản xuất điện để xuất khẩu khí đốt. Dưới đây là nội dung bài viết:
Các kế hoạch xuất khẩu nhiều khí đốt tự nhiên hơn của Ai Cập phản ánh khát vọng của nước này trở thành một trung tâm năng lượng toàn cầu. Ngày 10/8, Thủ tướng Ai Cập Mustafa Madbouli công bố kế hoạch giảm tiêu thụ điện của nước này thông qua một số biện pháp “thắt lưng buộc bụng”, bao gồm không sử dụng đèn điện trong các tòa nhà chính phủ sau giờ làm việc, giảm đèn chiếu sáng trên đường phố và không cho phép các trung tâm mua sắm bật điều hòa không khí ở nhiệt độ dưới 25 độ C.
Chính phủ Ai Cập lập luận rằng các biện pháp như vậy sẽ giúp quốc gia Bắc Phi tiết kiệm được 15% lượng khí đốt tự nhiên được sử dụng để sản xuất điện. Thay vào đó, lượng khí đốt này sẽ được xuất khẩu, qua đó có thể giúp kim ngạch xuất khẩu khí đốt tự nhiên của Ai Cập tăng thêm khoảng 450 triệu USD mỗi tháng.
Quyết định trên được đưa ra giữa lúc Ai Cập đang đứng trước nhiều cơ hội và thách thức trong bối cảnh giá năng lượng ngày càng tăng trên thị trường toàn cầu. Cairo hy vọng có thể gặt hái được nhiều thành quả từ các giải pháp mới này.
Lục địa châu Âu, khu vực láng giềng của Ai Cập ở bờ Bắc Địa Trung Hải, đang đối mặt với tình trạng thiếu năng lượng do ảnh hưởng của cuộc xung đột Nga-Ukraine. Sự thiếu hụt thậm chí còn trầm trọng hơn do nhu cầu năng lượng ngày càng cao khi các nền kinh tế châu Âu bước vào giai đoạn phục hồi sau đại dịch COVID-19.
Khi cuộc xung đột Nga-Ukraine bùng phát và phương Tây phản ứng bằng cách áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga, Moskva đã đáp trả bằng cách giảm nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên cho cái mà Nga gọi là "các nước không thân thiện", điều mà một số nhà ngoại giao châu Âu gọi là "cuộc chiến khí đốt".
Châu Âu phụ thuộc nhiều vào nguồn năng lượng nhập khẩu từ Nga. Năm 2021, Nga cung cấp khoảng 40% lượng khí đốt tự nhiên cho Liên minh châu Âu (EU), chủ yếu thông qua đường ống, đạt khoảng 155 tỷ mét khối. Trong năm ngoái, EU cũng đã nhập khẩu 27% lượng dầu mỏ và 46% lượng than đá từ Nga. Tình trạng thiếu hụt năng lượng do các hạn chế được áp đặt đối với năng lượng xuất khẩu của Nga đã khiến giá năng lượng leo thang và đẩy chi phí sinh hoạt ở châu Âu tăng lên.
Giá khí đốt tự nhiên ở châu Âu đã tăng 127,6% kể từ khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. Tại Đức, giá năng lượng hiện cao hơn 35% so với cùng kỳ năm 2021. Ở Anh, giá năng lượng đã đạt mức kỷ lục và tình hình ngày càng trở nên khó khăn khi một số người đã phải lựa chọn giữa việc "ăn uống hoặc sưởi ấm".
Châu Âu đang chạy đua với thời gian để tìm kiếm nguồn cung thay thế cho khí đốt tự nhiên của Nga. Hồi tháng 3/2022, EU đã công bố một chiến lược có tên là "REPowerEU", nhằm giảm 2/3 sự phụ thuộc của châu Âu vào khí đốt tự nhiên của Nga trong vòng một năm và không còn phụ thuộc vào các nhiên liệu hóa thạch của Nga vào năm 2030.
Châu Âu cũng đã áp dụng các biện pháp thắt lưng buộc bụng để cắt giảm tiêu thụ năng lượng và giảm sự phụ thuộc vào khí đốt tự nhiên của Nga. Vào tháng 7/2022, các nước thành viên EU đã đạt được thỏa thuận tự nguyện giảm 15% lượng tiêu thụ khí đốt tự nhiên trong khoảng thời gian từ tháng 8/2022 đến tháng 3/2023, mặc dù các nước có thể nộp đơn xin miễn trừ theo một số điều kiện nhất định. Các nước EU cũng tuyên bố sẽ tạm thời ngừng sử dụng khí đốt tự nhiên trong sản xuất điện sang sử dụng than đá, nhằm giảm sự phụ thuộc vào khí đốt Nga.
Trong khi đó, Nga đang sử dụng khí đốt để trả đũa các lệnh trừng phạt kinh tế của phương Tây. Nga đã lập ra một danh sách các "quốc gia không thân thiện", bao gồm những nước từ chối thanh toán tiền mua khí đốt Nga bằng đồng ruble. Nga cũng đang cắt nguồn cung cấp khí đốt cho các nước châu Âu. Chẳng hạn, Nga đã từ chối vận hành hết công suất đường ống "Dòng chảy phương Bắc 1" (Nord Stream 1).
Đường ống này vận chuyển khí đốt tự nhiên của Nga từ thành phố cảng Vyborg qua Biển Baltic đến thành phố Greifswald ở Đức. Đường ống đã bị khóa lại trong vài ngày hồi tháng 7/2022 để phục vụ công tác bảo trì định kỳ. Nga cũng từ chối tiếp nhận một tuabin cần thiết cho hoạt động của "Dòng chảy phương Bắc 1". Tuabin được gửi từ Đức đến Canada để bảo trì, nhưng sau đó có thông tin cho rằng việc cho phép tuabin quay trở lại Nga sẽ đi ngược lại các lệnh trừng phạt của châu Âu đối với các lô hàng công nghệ đến Nga.
Nga đã thông báo sẽ cắt giảm 40% lượng khí đốt tự nhiên cung cấp cho Đức, từ 160 triệu m3/ngày xuống còn 100 triệu m3/ngày. Đức là đối tác của Nga trong đường ống "Dòng chảy phương Bắc 1" và là một cường quốc công nghiệp của EU. Moskva cũng đã cắt giảm một nửa lượng khí đốt cung cấp cho Italy. Nga đã cắt hoàn toàn nguồn cung cấp khí đốt cho Ba Lan, Bulgaria, Phần Lan, Hà Lan và Đan Mạch, đồng thời giảm đáng kể nguồn cung cho các nước châu Âu khác như Pháp, Đức, Áo, Cộng hòa Czech và Slovakia.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen nói rằng Nga đang sử dụng khí đốt làm vũ khí. Bà cho rằng tình huống xấu nhất là "Nga cắt toàn bộ nguồn khí đốt châu Âu" có thể xảy ra, song tuyên bố châu Âu sẽ không chịu đầu hàng trước áp lực của Nga.
Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng năng lượng giữa châu Âu và Nga là cơ hội cho các nhà xuất khẩu khí đốt khác trên thế giới. Ủy viên phụ trách năng lượng của EU Kadri Simson đã công bố kế hoạch để thay thế khí đốt tự nhiên Nga bằng các nguồn cung từ các nhà xuất khẩu thay thế như Azerbaijan, Mỹ, Canada, Na Uy, Israel và Ai Cập. Trong nhiều năm qua, Ai Cập đã hướng tới mục tiêu trở thành một trung tâm năng lượng toàn cầu, có thể xuất khẩu năng lượng cho các nhà nhập khẩu trong khu vực.
Cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu có thể là cơ hội để Ai Cập tiến thêm một bước theo hướng này. Ai Cập hiện sản xuất khoảng 66 tỷ m3 khí đốt tự nhiên mỗi năm. Trước khi Chính phủ Ai Cập đưa ra quyết định “thắt lưng buộc bụng” về năng lượng vào tháng 8/2022, nước này đã tiêu thụ 62 tỷ m3 khí tự nhiên/năm. Và với việc tiết kiệm 15% lượng khí đốt, Ai cập có thể thu về ít nhất 4 tỷ USD mỗi năm từ việc xuất khẩu khí đốt.
Các nước Tây Âu hiện đang thiếu hụt năng lượng do nguồn cung khí đốt từ Nga bị cắt. Giá một triệu đơn vị nhiệt Anh (MBTU) đã tăng lên 30 USD, và sự gia tăng này cũng là một cơ hội cho Ai Cập. Xuất khẩu khí đốt tự nhiên, thay vì tiêu thụ trong nước, sẽ làm gia tăng nguồn thu của chính phủ. Tại Ai Cập, khí đốt tự nhiên được Bộ Dầu khí và Tài nguyên Khoáng sản bán cho Bộ Điện lực với mục đích tiêu dùng trong nước với giá chỉ 3 bảng Ai Cập/MBTU (tương đương 0,15 USD/MBTU). Nếu được xuất khẩu, khí đốt tự nhiên có thể được bán với giá 30 USD/MBTU tại thị trường châu Âu.
Trước khi các biện pháp “thắt lưng buộc bụng” về năng lượng được áp dụng vào tháng Tám vừa qua, 60% lượng khí đốt tự nhiên tiêu thụ ở Ai Cập được sử dụng để sản xuất điện. Nếu các biện pháp này được thực hiện triệt để và một phần khí đốt tự nhiên được chuyển sang xuất khẩu, Ai Cập có thể chuyển khoảng 174 triệu m3/ngày từ tiêu thụ nội địa sang xuất khẩu. Con số này chiếm 1/3 năng lực xuất khẩu khí đốt của Ai Cập.
Theo Chính phủ Ai cập, sản lượng điện của nước này sẽ không bị ảnh hưởng do việc cắt giảm sử dụng khí đốt tự nhiên trong sản xuất điện. Cairo sẽ thay thế khí đốt tự nhiên bằng một loại nhiên liệu khác - dầu mazut trong sản xuất điện. Tuy nhiên, Ai Cập vẫn chưa hoàn toàn ngừng sử dụng khí đốt tự nhiên trong sản xuất điện, mà chỉ giảm tỷ trọng khí tự nhiên và nâng tỷ trọng dầu mazut.
Dầu mazut có lợi thế là giá rẻ hơn khí đốt tự nhiên. Mỗi MBTU dầu mazut chỉ có giá 14 USD, trong khi khí đốt tự nhiên có thể được xuất khẩu với giá 30 USD/MBTU. Tuy vây, dầu mazut có nhược điểm khá lớn là gây nhiều tác hại đến môi trường hơn. Dầu mazut thải ra lượng khí carbon nhiều gấp đôi so với khí đốt tự nhiên. Đây là một ví dụ kinh điển về sự đánh đổi giữa bảo vệ môi trường và hiệu quả kinh tế.
Dường như Chính phủ Ai Cập đã quyết định rằng hiệu quả kinh tế quan trọng hơn bảo vệ môi trường trong thời kỳ kinh tế khó khăn hiện nay. Quyết định mới nhất của Ai Cập được đưa ra giữa lúc dự trữ ngoại hối nước này ngày càng giảm mạnh theo từng tháng, từ 33,38 tỷ USD ghi nhận tháng 6/2022 sụt xuống còn 33,1 tỷ USD vào tháng 7/2022./.
TTXVN

NGA CÓ THỂ ĐỀ XUẤT OPEC+ CẮT GIẢM SẢN LƯỢNG DẦU KHOẢNG 1 TRIỆU THÙNG/NGÀY..Theo kế hoạch, cuộc họp chính sách của OPEC+ ...
28/09/2022

NGA CÓ THỂ ĐỀ XUẤT OPEC+ CẮT GIẢM SẢN LƯỢNG DẦU KHOẢNG 1 TRIỆU THÙNG/NGÀY..

Theo kế hoạch, cuộc họp chính sách của OPEC+ sẽ diễn ra vào ngày 5/10 tới trong bối cảnh giá dầu sụt giảm và thị trường dầu mỏ biến động trong nhiều tháng qua.
Ngày 27/9, một nguồn thạo tin cho hay Nga có khả năng đề xuất với Tổ chức các Nước xuất khẩu dầu mỏ và các nước đối tác (OPEC+) về việc cắt giảm khoảng 1 triệu thùng dầu/ngày tại cuộc họp sắp tới của tổ chức này.
Theo kế hoạch, cuộc họp chính sách của OPEC+ sẽ diễn ra vào ngày 5/10 tới trong bối cảnh giá dầu sụt giảm và thị trường dầu mỏ biến động trong nhiều tháng qua. Những diễn biến đó đã khiến Saudi Arabia tuyên bố rằng OPEC+ có thể cắt giảm sản lượng trong thời gian tới.


Hồi đầu năm, OPEC+ đã từng từ chối lời kêu gọi của một số quốc gia tiêu thụ nhiều năng lượng, trong đó có Mỹ, về việc tăng sản lượng dầu mỏ nhằm "hạ nhiệt" giá dầu toàn cầu vốn ở mức cao vào thời điểm đó.

Tuy nhiên, giá dầu thế giới đã sụt giảm mạnh trong tháng Chín sau khi xuất hiện quan ngại về nền kinh tế toàn cầu, đồng USD mạnh lên và việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục tăng lãi suất. Riêng trong phiên giao dịch ngày 26/9, giá dầu đã giảm 2 USD/thùng, xuống mức thấp nhất trong 9 tháng.
Trong cuộc họp chính sách diễn ra vào đầu tháng này, OPEC+ đã quyết định trong tháng 10/2022 cắt giảm sản lượng khai thác dầu thô ở mức 100.000 thùng/ngày so với tháng trước đó. Lý giải cho động thái này, Saudi Arabia nhấn mạnh quyết định của OPEC+ là nhằm thúc đẩy sự ổn định của thị trường.
OPEC+ đã tăng sản lượng dầu mỏ từ đầu năm đến nay, sau khi cắt giảm kỷ lục vào năm 2020 do đại dịch COVID-19 ảnh hưởng đến nhu cầu dầu mỏ. Tuy nhiên, trong những tháng gần đây, OPEC+ đã không tăng được sản lượng như kế hoạch đề ra do một số thành viên thiếu đầu tư vào các mỏ dầu, cũng như sản lượng của Nga sụt giảm./.
TTXVN

GIÁ DẦU THẾ GIỚI TĂNG HƠN 2% TRONG PHIÊN 27/9Giá dầu thế giới tăng hơn 2% trong phiên giao dịch 27/9, từ mức thấp nhất 9...
28/09/2022

GIÁ DẦU THẾ GIỚI TĂNG HƠN 2% TRONG PHIÊN 27/9
Giá dầu thế giới tăng hơn 2% trong phiên giao dịch 27/9, từ mức thấp nhất 9 tháng ghi nhận vào phiên trước đó.
Giá dầu thế giới tăng hơn 2% trong phiên giao dịch 27/9, từ mức thấp nhất 9 tháng ghi nhận vào phiên trước đó, hỗ trợ bởi sự gián đoạn nguồn cung ở khu vực Vịnh Mexico nước Mỹ trước cơn bão Ian và đồng USD giảm nhẹ từ mức “đỉnh” 20 năm.
Kết thúc phiên này, tại thị trường New York, giá dầu ngọt nhẹ (WTI) tăng 1,79 USD (2,3%), lên 78,50 USD/thùng. Trong khi đó, tại thị trường London, giá dầu Brent Biển Bắc cũng tiến 2,21 USD (2,6%), lên 86,27 USD/thùng, sau khi chạm mức thấp nhất kể từ tháng 1/2022 là 83,65 USD/thùng vào phiên trước đó.
Giá dầu trong phiên này cũng được hỗ trợ bởi dự đoán của các chuyên gia phân tích về khả năng Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các quốc gia sản xuất dầu liên minh, được gọi là OPEC+, có thể hành động để chặn đà giảm giá dầu bằng cách cắt giảm nguồn cung. Cuộc họp của OPEC+ về chính sách dự kiến diễn ra vào ngày 5/10 tới.
Các nhà sản xuất dầu ngoài khơi của Mỹ cho biết họ đang theo dõi đường đi của cơn bão Ian, giữa bối cảnh sức mạnh của cơn bão khi nó hướng về bang Florida đã khiến khoảng 11% sản lượng dầu ở Vịnh Mexico của Mỹ bị gián đoạn.
Robert Yawger, Giám đốc mảng năng lượng của công ty chứng khoán Mizuho Securities (Mỹ) cho biết sản lượng dầu của Mỹ sẽ sớm hồi phục sau bão, song cũng có khả năng nhỏ cơn bão sẽ thay đổi đường đi và buộc nhiều nhà máy lọc dầu phải đóng cửa hơn.
Giá dầu thô đã tăng vọt sau khi diễn ra cuộc xung đột Nga-Ukraine vào tháng 2/2022, với giá dầu Brent gần đạt mức cao nhất mọi thời đại là 147 USD/thùng vào tháng Ba. Gần đây, những lo ngại về suy thoái, lãi suất cao và sức mạnh của đồng USD đã tác động mạnh tới thị trường năng lượng.
Chuyên gia phân tích Tamas Varga của công ty môi giới dầu PVM (Vương quốc Anh) nhận định: “Dầu hiện đang chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố tài chính. Trong khi đó, đà phục hồi do bão Ian gây ra ở vùng Vịnh nước Mỹ chỉ được xem là một hiện tượng tạm thời”.
Đồng USD tạm “hạ nhiệt” từ mức cao nhất trong 20 năm, qua đó cũng hỗ trợ cho giá dầu. Đồng USD mạnh hơn làm dầu thô trở nên đắt đỏ hơn đối với người mua sử dụng những đồng tiền khác và có xu hướng gây áp lực cho các tài sản rủi ro.
Đà sụt giảm giá dầu trong những tháng gần đây đã làm dấy lên suy đoán rằng OPEC+ có thể can thiệp vào thị trường. Bộ trưởng Dầu mỏ Iraq ngày 25/9 cho biết, OPEC+ đang theo dõi giá dầu và không muốn chứng kiến mức tăng mạnh hay giảm mạnh.
Giovanni Staunovo và Wayne Gordon thuộc ngân hàng Thụy Sỹ UBS cho biết: “Chỉ một đợt cắt giảm sản lượng của OPEC + có thể phá vỡ đà tiêu cực trong ngắn hạn”./.

Theo Reuters

Address


Telephone

0901414336

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Kênh Thông Tin Dầu Khí posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Share