Văn Hóa Người Hoa

Văn Hóa Người Hoa Nơi bảo tồn và lưu giữ những nét văn hóa truyền thống của người Hoa tại Thành phố Hồ Chí Minh!
(13)

Văn hóa là một phạm trù rộng lớn, có lẽ các bạn ai cũng biết về nó, còn page Văn Hóa Người Hoa thì có phạm trù hẹp hơn, phạm vi chỉ giới hạn trong cộng đồng người Hoa tại thành phố Hồ Chí Minh - là nơi tập trung bà con người Hoa đông nhất nước ta, và có lẽ là nơi hội tụ đủ các nhóm ngôn ngữ: Quảng Đông, Triều Châu, Phúc Kiến, Hakka, Hải Nam. Theo đà phát triển của xã hội, rất nhiều bạn trẻ người H

oa do nhiều lý do khách quan đã không còn nhớ hoặc thậm chí không còn biết đến những điều thú vị trong văn hóa của dân tộc mình; và còn rất nhiều bạn bè người dân tộc khác muốn tìm hiểu những nét văn hóa đặc sắc của người Hoa nhưng trong bối cảnh công nghệ thông tin phát triển đã cung cấp rất nhiều nguồn thông tin thiếu chính xác, thậm chí làm sai lệch nhiều thông tin về văn hóa người Hoa. Chính vì các lý do trên mà page “Văn Hóa Người Hoa” đã được lập ra để cùng chia sẻ với tất cả các bạn những thông tin đúng hơn về cộng đồng người Hoa. Trong tương lai gần sẽ có một website dành riêng cho chủ đề này, trong thời gian chờ đợi chúng ta sẽ cùng nhau sinh hoạt trên page này trước vậy! Thân mời các bạn cùng nhau góp ý, xây dựng cũng như trao đổi cung cấp những thông tin mà bạn có được để page chúng ta ngày càng hoàn thiện và phong phú. Thân chào và chúc các bạn một năm mới Mã Đáo Thành Công – Vạn Sự Như Ý

Gian Hàng Túi Thơm năm 2024 được tổ chức tại Giới thiệuGian hàng túi thơm là một phần của Ngày hội Di sản Văn hoá Quận 5...
27/06/2024

Gian Hàng Túi Thơm năm 2024 được tổ chức tại

Giới thiệu
Gian hàng túi thơm là một phần của Ngày hội Di sản Văn hoá Quận 5 tại Công viên Văn Lang. Đây là năm thứ 2 nhóm chúng tôi tham gia sự kiện này. Chúng tôi tự hào mang đến cho bạn những sản phẩm túi thơm độc đáo và thơm phức, được làm từ các loại thảo mộc tự nhiên. Đồng thời, vốn và doanh thu sau khi thu được sẽ trao cho các tổ chức từ thiện.

Thời gian và địa điểm
Diễn ra Từ ngày 29/6/2024 đến 2/7/2024
Địa điểm: Công viên Văn Lang, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh.
Giờ mở cửa: sáng từ 6h30 đến 10h; tối từ 17h đến 21h.

Liên hệ
Trực tiếp mua hàng: Ghé thăm gian hàng của chúng tôi tại sự kiện hoặc liên hệ qua trang Facebook của chúng tôi.
Facebook: Văn Hoá Người Hoa

Chúng tôi rất mong được phục vụ bạn tại Ngày hội Di sản Văn hoá Quận 5. Hãy đến và trải nghiệm hương thơm tự nhiên! 🌿

祝大家平安夜愉快! Chúc mọi người đêm bình an vui vẻ!Ở Trung Quốc đêm nay được gọi là đêm bình an, vì thế mọi người sẽ tặng trái ...
24/12/2023

祝大家平安夜愉快!
Chúc mọi người đêm bình an vui vẻ!

Ở Trung Quốc đêm nay được gọi là đêm bình an, vì thế mọi người sẽ tặng trái bom cho nhau, vì trái bom trong tiếng Hán là 蘋果(Píng guǒ: bình quả) đồng âm với chữ 平 (píng: bình) trong bình an.

admin không cần mọi người tặng táo đâu, vì táo không rẻ, tặng táo khuyết có 3 con mắt đời 14 trở lên là được rồi nè.

Sẵn đây chúc các tín đồ đạo Cơ Đốc giáng sinh an lành!
Cung chúc Gia-tô giáo chủ thánh thọ vô cương!

PTK
=======
contact:
Văn Hóa Người Hoa
Văn Thừa 文乘
Cổ Vận Hoa Chương 古韻華章

ĐÔNG CHÍ Đông chí là một trong những lễ hội truyền thống của Trung Hoa và các nước trong vùng văn hoá Á Đông, cũng là ng...
22/12/2023

ĐÔNG CHÍ

Đông chí là một trong những lễ hội truyền thống của Trung Hoa và các nước trong vùng văn hoá Á Đông, cũng là ngày được người Hoa trên toàn thế giới rất coi trọng. Có rất nhiều câu chuyện về nguồn gốc và ý nghĩa của Đông chí, một trong số đó cho rằng Đông chí là thời điểm trong năm có ngày ngắn nhất và đêm dài nhất, từ ngày này trở đi, ngày sẽ ngắn hơn đêm và trời sẽ trở nên lạnh hơn. Nên Đông chí tượng trưng cho một năm mới sắp đến và cũng là thời điểm tốt để thờ cúng tổ tiên, thần linh.

Người Hoa có một phong tục quan trọng trong Lễ hội Đông chí, đó là ăn chè trôi nước (湯圓). Chè trôi nước là những viên tròn nhỏ làm từ bột nếp, có nhiều loại nhân khác nhau như mè, đậu phộng, đậu xanh, v.v., sau đó nấu trong nước đường. Hình dạng tròn của bánh trôi và âm của loại bánh này trong tiếng Hoa tượng trưng cho sự đoàn viên (團員), hòa thuận và vẻ đẹp, ăn bánh trôi có thể làm tăng thêm hạnh phúc và sự gắn kết của gia đình. Người Hoa còn có câu nói: “吃過冬至圓長一歲 ăn bánh trôi lớn thêm một tuổi”.

Tóm lại, người Hoa ăn bánh trôi như một cách bày tỏ niềm vui, lòng biết ơn cuộc sống và gia đình, đồng thời cũng là cách kế thừa và phát huy văn hóa Trung Hoa.

PTK
=======
contact:
Văn Hóa Người Hoa
Văn Thừa 文乘
Cổ Vận Hoa Chương 古韻華章

Tết Trùng DươngTết Trùng Dương còn gọi là tết Trùng Cửu là một ngày lễ truyền thống của Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc v...
17/10/2023

Tết Trùng Dương

Tết Trùng Dương còn gọi là tết Trùng Cửu là một ngày lễ truyền thống của Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và một số quốc gia Đông Nam Á trong đó có Việt Nam, được tổ chức vào ngày mùng 9 tháng 9 âm lịch hàng năm. Ngày này, mặt trời và mặt trăng cùng “phùng cửu" (sẽ nói ở bài sau), là cực điểm của số dương. Tết Trùng Dương có nhiều nguồn gốc khác nhau, trong đó nổi tiếng nhất là câu chuyện về Huyền Cảnh diệt Ôn ma. Những phong tục của Tết Trùng Dương bao gồm đăng cao, thưởng cúc, đeo hoa thù du, uống rượu hoa cúc, ăn bánh Trùng Dương.

vào ngày này, người Hoa sẽ có một số món ăn truyền thống đặc biệt, để chúc mừng mùa màng bội thu và cầu mong sự trường thọ. Trong đó nổi tiếng nhất là bánh Trùng Dương, một loại bánh làm từ gạo nếp, đường trắng, hạt dẻ, táo tàu và các nguyên liệu khác, hình dạng giống như một ngọn núi nhỏ, ý nghĩa là leo lên cao nhìn ra xa, tránh khỏi tai họa. Ngoài bánh Trùng Dương, người Quảng Đông còn thích uống rượu hoa thù du và rượu hoa cúc, những loại rượu này có tác dụng trừ tà phòng dịch, cũng như tăng thêm không khí lễ hội. Những món ăn truyền thống này không chỉ ngon miệng, mà còn giàu ý nghĩa văn hóa dân gian, là những món ăn không thể thiếu của người người Hoa trong Tết Trùng Dương.

Ngoài ra, ở Trung Quốc Tết Trùng Dương cũng là Ngày của Người cao tuổi theo luật của Trung Quốc hiện hành, là một ngày để bày tỏ lòng biết ơn và tôn kính người lớn tuổi.

PTK

=======

contact:
Văn Thừa 文乘
Văn Hóa Người Hoa
Cổ Vận Hoa Chương 古韻華章

Những món ăn cổ truyền trong dịp tết Trung thu của người Hoa phần 1Tết Trung Thu là một trong những lễ hội truyền thống ...
06/10/2023

Những món ăn cổ truyền trong dịp tết Trung thu của người Hoa phần 1

Tết Trung Thu là một trong những lễ hội truyền thống của Trung Quốc và nhiều nước Á Đông trong đó có Việt Nam, người Hoa có nhiều phong tục độc đáo. Một trong số đó là ăn ốc vào dịp Tết Trung Thu.

Ốc là một loài động vật sống trong nước. Người Hoa tin rằng ăn ốc có thể làm sáng mắt, bởi vì ốc có hình dạng giống mắt, và thịt ốc chứa nhiều kẽm, canxi, sắt và các vi chất khác, có lợi cho mắt.

Người Hoa ăn ốc vào dịp Tết Trung Thu không chỉ để làm sáng mắt, mà còn để bày tỏ sự quan tâm và chúc phúc cho bạn bè và người thân. Khi ăn ốc, mọi người sẽ giúp nhau tách thịt ốc, chia sẻ món ăn và niềm vui, tăng thêm tình cảm và sự ấm áp. Người Hoa ăn ốc vào dịp Tết Trung Thu là một trong những nét đẹp của truyền thống và văn hóa, cũng là một cách để "thưởng thức" cuộc sống.

PTK
=========

đố các bạn món ốc truyền thống trong ngày tết Trung thu là ốc gì? ai nói ốc len xào dừa là ký cái đầu 😂

=========

contact: Văn Hóa Người HoaaVăn Thừa 文乘乘

05/10/2023

Bất Hiếu với cha mẹ, thì đừng tu đạo, "nhân đạo" chưa thành, sao lo "thiên đạo"?

Một số người, cha mẹ phải vất vả lo cho ăn học, sau khi học xong lại không muốn chịu tự lo cho bản thân, cho rằng xã hội quá xô bồ, áp lực quá lớn, vì thế họ nghĩ rằng đi tu, làm Đạo sĩ thì thật tuyệt vời, tiêu diêu tự tại, vô lo vô nghĩ.

Khi được hỏi về việc hiếu kính cha mẹ, có người nói rằng theo Đạo thì phải thoát ly trần thế và không quan tâm đến việc trần tục; có người nói rằng người tu Đạo phải "vô tình" và không có ham muốn; một số người nói điều kiện sống của cha mẹ không tệ, thu nhập hiện tại cũng đủ dùng, không cần phải lo.

Thực chất đây chỉ là những cái cớ để trốn tránh trách nhiệm. Ai hiểu biết về văn hóa Đạo giáo thì nên biết rằng Đạo giáo yêu cầu con người chúng ta phải thực hành lòng hiếu thảo.

Trong Thái Bình Kinh có nói: “夫天地至慈 唯不孝大逆 天地不赦 Phù thiên địa chí từ, duy bất hiếu đại nghịch, thiên địa bất xá". Một số người cho rằng thiên đạo "vô tình" và chúng ta nên noi theo đó. Như mọi người đều biết, bản chất "vô tình" của trời không có nghĩa là vô tình vô nghĩa, mà ám chỉ sự công bằng và phân minh.

Thiên Địa bao dung, luôn phù hộ cho người tốt, trừng phạt kẻ gian ác.

Trong sách khuyến thiện Thái Thượng Cảm Ứng Thiên của Đạo Giáo cũng chỉ ra: “积德累功 慈心于物 忠孝友悌 正己化人 Tích đức luỹ công, từ tâm vu vật, trung hiếu hữu để, chính dĩ hoá nhân”. Một số người ngoài mặt tỏ vẻ từ bi chính tính, có lòng từ bi với vạn vật trên đời, họ biểu lộ như những tín đồ sùng đạo, song sau lưng thì họ không quan tâm hay chăm sóc cha mẹ mình, không biết "nhân đạo" còn chưa thành. Thì làm sao có thể nói đến việc tu thành đại đạo?

Trong Hoàng Tố Thư có nói: “忠孝之人,持心直谅,秉气温恭,是非不能摇,淫邪不可入,十善俱备,五逆咸消,一心之中,外物不汩,自然成就,毕竟有成。 Trung hiếu chi nhân, trì tâm trực lượng, bỉnh khí ôn cung, thị phi bất năng dao, dâm tà bất khả nhập, thập thiện cu bị, ngũ nghịch giảm tiêu, nhất tâm chi trung, ngoại vật bất cốt, tự nhiên thành tựu, tất cánh hữu thành”.

Trong Thái Thượng lão quân thuyết báo phụ mẫu ân trọng kinh cũng nói:“若孝悌者,一家之中老少安乐,天人钦仰,神明守护 nhược hiếu đẻ giả, nhất gia chi trung lão thiếu an lạc, thiên nhân khâm ngưỡng, thần minh thủ hộ”.

đệ nhất thiện trong ngũ giới thập thiện của Vân Cấp thất thiêm chính là hiếu thuận cha mẹ. chưa nói đến việc tu tâm tu đạo, hành thiện tích đức, đến việc cơ bản như hiếu thuận cha mẹ còn làm không xong thì làm sao dám nói đến việc tu tâm hay tu đạo?

chúng ta lớn lên dưới sự bảo bọc của cha mẹ, đứng trên bờ vai cha mẹ mà nhìn ra thế giới bao la này. Cha mẹ còn, đời ta vẫn còn nơi để về, cha mẹ mất, đời ta biết đi về đâu? câu dối lừa lớn nhất trên đời này chính là tương lai còn dài; nỗi bi ai lớn nhất trong kiếp này chính là đến từ sự bất hiếu đến từ con cái.

PTK

Bài viết được dịch từ Phương tiện truyền thông chính thống của Phủ Thiên Sư. khi đăng lại vui lòng ghi nguồn dịch.

==========

contact:
Văn Thừa 文乘
Văn Hóa Người Hoa
Cổ Vận Hoa Chương 古韻華章

Người Quảng Đông không gọi lồng đèn là “燈籠 (Tắng Lùng)”?Trong khẩu ngữ hằng ngày của tiếng Quảng Đông, thì người hoa ở V...
04/10/2023

Người Quảng Đông không gọi lồng đèn là “燈籠 (Tắng Lùng)”?

Trong khẩu ngữ hằng ngày của tiếng Quảng Đông, thì người hoa ở Việt Nam rất kỵ gọi lồng đèn là “燈籠 (Tắng Lùng)” mà thay vào đó, người ta sẽ gọi nó là "花燈 (phá tắng)". Người Quảng chỉ dùng từ "Tắng Lùng" để chỉ chiếc Lồng đèn dùng trong tang sự, và "Phá Tắng" để chỉ những chiếc lồng đèn dùng trong lễ hội.

Lịch sử của đèn lồng có thể bắt nguồn từ thời nhà Đường, khi Quảng Đông là một cảng quan trọng của Con đường tơ lụa trên biển, thu hút nhiều thương nhân và sứ giả nước ngoài. Họ mang đến những nền văn hóa và nghệ thuật khác nhau, ảnh hưởng đến nghề làm đèn lồng của Quảng Đông. Người Quảng đã lồng ghép các yếu tố nước ngoài vào truyền thống của mình và tạo ra một loại hình nghệ thuật dân gian độc đáo mang tên “花燈 Hoa đăng”. Nó không chỉ là công cụ chiếu sáng mà còn là cách thể hiện những lời chúc phúc. Người Quảng Đông treo đèn lồng vào các dịp lễ hội hay lễ hội như Tết Nguyên Đán, Tết Trung Thu,... để tăng thêm không khí, niềm vui. Hình dáng và hoa văn của đèn lồng đều có ý nghĩa, ví dụ như rồng tượng trưng cho uy quyền và cát tường, phượng tượng trưng cho vẻ đẹp và sự hòa hợp, cá tượng trưng cho mùa màng bội thu, hoa sen tượng trưng cho sự thanh khiết và sang trọng… Người Quảng có tình cảm sâu sắc và niềm tự hào về đèn lồng và coi chúng là đại diện quan trọng của văn hóa Quảng Đông. vậy nên, đó cũng là một trong những lý do mà họ không thích gọi là “đèn lồng” mà dùng “Hoa đăng” để làm nổi bật đặc điểm và vẻ đẹp của nó.

bạn nào rảnh thì có thể về nói với gia đình là chuẩn bị 掛燈籠 để xem thử phản ứng nè 😁.

ảnh bên dưới:
1, 燈籠 (tắng lùng): đèn dùng trong tang lễ
2, 花燈 (phá tắng): đèn dùng trong lễ hội

PTK
===========

contact:
Văn Hóa Người Hoa
Văn Thừa 文乘
Cổ Vận Hoa Chương 古韻華章

Kính gửi quý khách hàng,Chúng tôi, gian hàng giới thiệu và bán sản phẩm túi thơm gây quỹ từ thiện xã hội trong “Tuần lễ ...
09/07/2023

Kính gửi quý khách hàng,

Chúng tôi, gian hàng giới thiệu và bán sản phẩm túi thơm gây quỹ từ thiện xã hội trong “Tuần lễ văn hoá quận 5”, xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến quý khách hàng đã ủng hộ gian hàng của chúng tôi. Nhóm bạn trẻ chúng tôi là những người yêu mến văn hoá người Hoa, mong muốn bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Hoa, và vì thế chúng tôi đã giới thiệu những chiếc túi thơm theo khuôn mẫu truyền thống nhưng đã thổi vào đó những nét hiện đại để chúng trở nên độc đáo và đẹp mắt hơn.

Những chiếc túi thơm xinh xắn của chúng tôi đều được làm hoàn toàn thủ công bằng những nguyên liệu tự nhiên và an toàn. Chúng tôi không những mong muốn mang đến cho quý khách hàng những sản phẩm đậm chất truyền thống, mà bên cạnh đó còn góp phần vào công cuộc làm từ thiện và giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Vì vậy, chúng tôi đã dùng toàn bộ số tiền thu được từ việc bán túi thơm để ủng hộ cho các hoạt động từ thiện (toàn bộ nguyên vật liệu làm túi thơm do các thành viên trong nhóm tự tài trợ kinh phí để mua sắm).

Nhờ vào sự ủng hộ nhiệt tình của quý vị, chúng tôi đã thu về được một số tiền đáng kể, hơn 8 triệu đồng. Số tiền này đã được chúng tôi trao đến Tổ công tác xã hội của báo SGGP Hoa văn, để góp phần nho nhỏ vào các hoạt động từ thiện của Tổ công tác.

Chúng tôi rất vui mừng và tự hào khi nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ quý khách hàng, và hy vọng sẽ có cơ hội hợp tác lại trong tương lai. Chúc quý khách hàng luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công.

Trân trọng,
Nhóm giới thiệu túi thơm gây quỹ trong “Tuần lễ văn hoá quận 5”.
----------
https://cn.sggp.org.vn/一众青年缝制香包做慈善-post97657.html

https://cn.sggp.org.vn/%E8%8F%AF%E6%96%87%E8%A5%BF%E8%B2%A2%E8%A7%A3%E6%94%BE%E6%97%A5%E5%A0%B109072023-post97678.html

==========
contact:
Văn Thừa 文乘
Văn Hóa Người Hoa
==========
PTK

TUẦN LỄ VĂN HÓA QUẬN 5 - ĐÊM HỘI DI SẢN NĂM 2023Quận 5 không chỉ là một trung tâm thương mại dịch vụ, mà còn là một tron...
26/06/2023

TUẦN LỄ VĂN HÓA QUẬN 5 - ĐÊM HỘI DI SẢN NĂM 2023
Quận 5 không chỉ là một trung tâm thương mại dịch vụ, mà còn là một trong những trung tâm văn hóa quan trọng tại thành phố Hồ Chí Minh. Đây còn là một địa bàn sinh sống lâu đời của hai dân tộc Việt, Hoa. Cùng với quá trình cộng cư, sự đan xen và mối quan hệ giao lưu văn hóa giữa người Việt và người Hoa đã tạo nên những nét văn hóa mang đậm bản sắc riêng của các dân tộc.
Ủy ban nhân dân Quận 5 sẽ long trọng tổ chức “Đêm hội di sản năm 2023” từ ngày 28/6 đến ngày 1/7/2023 - đây là hoạt động đặc biệt nằm trong kế hoạch tổ chức Tuần lễ văn hóa năm 2023 với chương trình biểu diễn nghệ thuật đặc sắc nhằm giới thiệu các hoạt động văn hóa đặc thù của cộng đồng các dân tộc, đặc biệt là dân tộc Hoa với các hoạt động mang đậm bản sắc đặc thù như: múa lân sư rồng; ca kịch tuồng cổ (tiếng Triều Châu, tiếng Quảng Đông); tấu nhạc Nam Âm Phúc Kiến; đánh trống đại la cổ; giới thiệu và hướng dẫn vẽ tranh thủy mặc; nghề làm đầu lân; hướng dẫn làm túi thơm tết Đoan Ngọ; …
Đặc biệt, trong khuôn viên tổ chức Tuần lễ văn hóa Quận 5, sẽ có gian trưng bày, giới thiệu và hướng dẫn khách tham quan cách thức may “túi thơm” - lễ vật đặc trưng trong tết Đoan Ngọ của người Hoa, do các bạn thanh niên người Hoa và các bạn sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc của Trường đại học Văn Lang phụ trách. Và nếu các bạn thích những món quà tặng xinh xinh này, hãy mua ủng hộ các bạn nhé, phần lợi nhuận nho nhỏ thu được sau ngày hội sẽ được các bạn dùng để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn.
- Địa điểm: Công viên Văn Lang, Phường 9, Quận 5.
- Thời gian: từ ngày 28 tháng 6 (thứ tư) đến ngày 01 tháng 7 năm 2023 (thứ bảy).
~~~~~~~
https://cn.sggp.org.vn/文化遗产晚会活动丰富-post97151.html

Túi thơm 香囊 - từ nét độc đáo trong văn hoá người Hoa đến việc giúp đỡ những người có mảnh đời khó khăn.     Với những ý ...
20/06/2023

Túi thơm 香囊 - từ nét độc đáo trong văn hoá người Hoa đến việc giúp đỡ những người có mảnh đời khó khăn.
Với những ý tưởng nho nhỏ đã được nhóm chúng tôi ấp ủ từ lâu, bên cạnh yếu tố bảo tồn văn hoá thì chúng tôi còn chú trọng đến yếu tố xã hội, đó chính là phần nào giúp đỡ được những mảnh đời kém may mắn.
Trong xã hội hiện đại với nhiều xô bồ, những sản phẩm thuần công nghiệp đã dần dần thay thế cho những sản phẩm thủ công truyền thống, thế nên những sản phẩm truyền thống đã dần mất đi vị thế và dần đi vào quên lãng.
Nắm bắt được những lý do trên nhóm đã lên ý tưởng và mạnh dạn tung ra những sản phẩm vừa mang nét truyền thống vừa thối vào đó những yếu tố hiện đại.
Từ những ý tưởng trên nhóm chúng tôi đã đưa quyết định làm những chiếc túi thơm nhỏ nhỏ xinh xinh này để vừa có thể phát huy và bảo tồn văn hoá, vừa có thể trích lợi nhuận (30% giá trị sản phẩm) để phần nào giúp được những người khó khăn.
Chúng tôi mong rằng với những hành động nhỏ này có thể “truyền lửa” cho việc bảo tồn văn hoá đến thể hệ trẻ và góp một phần sức lực vào công cuộc phát triển xã hội.

cảm ơn tất cả mọi người.

Contact:
Văn Hóa Người Hoa
Văn Thừa 文乘
-PTK-

Tết Đoan Ngọ và những điều có thể bạn đã biết !Tết Đoan ngọ là dịp tết đa dân tộc, đa khu vực vì thế mà tập tục trong tế...
26/05/2023

Tết Đoan Ngọ và những điều có thể bạn đã biết !
Tết Đoan ngọ là dịp tết đa dân tộc, đa khu vực vì thế mà tập tục trong tết Đoan Ngọ cũng trở nên đa dạng, nhưng chung quy lại thì vẫn có những phong tục cơ bản như: phòng tránh dịch bệnh (treo lá ngải, xương bồ), gói bánh ú, uống rượu hùng hoàng, đeo túi thơm và trừ ngũ độc,... Ngoài những hoạt động kể trên thì còn tổ chức các hoạt động tưởng nhớ thi nhân yêu nước Khuất Nguyên, tiễn ôn thần và đua thuyền rồng.
Ngoài ra, ở khu vực Hồ Nam, Hồ Bắc, Quý Châu và Tứ Xuyên tết Đoan Ngọ còn chia ra 3 ngày, trong đó: mùng 5 tháng 5 là tết Đoan Ngọ hay còn gọi là "Đầu Đoan Dương", ngày 15 tháng 5 là "Đại Đoan Dương" và 25 tháng 5 là "Mạt Đoan Dương", ngoài những phong tục chúng ta thường được biết trong dịp Đoan Ngọ thì ở những vùng này còn tổ chức cúng tế Khuất Nguyên cầu cho mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu. Ngoài ra, vào ngày 15 thì các gia đình còn chuẩn bị các món ngon để đón con gái và con rể về nhà cùng nhau ăn “Đại Đoan Dương”, và không khí náo nhiệt của ngày lễ hội đặc sắc này sẽ kéo dài đến ngày 25 tức “Mạt Đoan Dương” mới chấm dứt.
Cảm ơn các bạn đã đọc hết bài viết!

vào link để mua những chiếc túi thơm dễ thương:
https://shp.ee/kynxwqx

contact:
Văn Hóa Người Hoa
Văn Thừa 文乘

-PTK-

Tết Đoan ngọ sắp đến, bạn đã chuẩn bị gì chưa?       Nếu chưa thì hãy tự may cho mình những chiếc túi thơm nhỏ nhỏ xinh ...
21/05/2023

Tết Đoan ngọ sắp đến, bạn đã chuẩn bị gì chưa?
Nếu chưa thì hãy tự may cho mình những chiếc túi thơm nhỏ nhỏ xinh xinh để tặng cho gia đình và người thương nhé!
Túi thơm được người xưa đeo bên mình để xua đuổi côn trùng trong dịp đoan ngọ, đồng thời nó cũng là một món quà tặng cho người thân và nửa kia của mình.
Tục xưa nam đỏ nữ xanh (紅男綠女) vì thế nhóm chúng tôi dùng 2 màu vải đỏ và xanh để làm chủ đạo, bên cạnh đó hương liệu bên trong cũng là thảo dược tự nhiên tạo nên một chiếc túi thơm đúng nghĩa.
Văn hoá truyền thống là thứ cần được bảo tồn và phát huy, nhưng muốn phát huy thì phải có người tiếp nối và lưu truyền, đó cũng là một trong những cách để giữ lại những nét văn hoá cổ truyền một cách hữu hiệu.
Làm túi thơm không khó, cái khó nằm ở chỗ bản thân sợ khó hoặc phiền phức, hãy bắt tay làm thử một lần để trải nghiệm nhé!
giá sản phẩm:
thành phẩm: 20.000/ chiếc
nguyên liệu: 15.000/ chiếc (đã bao Gồm kim may, chỉ và nguyên liệu)
https://shopee.vn/Túi-thơm-tết-Đoan-Ng%E1%BB%8D-i.44838811.23743003734?sp_atk=71334666-d71e-47e1-a77e-358a5059f2b5&xptdk=71334666-d71e-47e1-a77e-358a5059f2b5
có thể yêu cầu phối kiện.
cảm ơn các bạn đã bỏ thời gian ra đọc bài.
contact:
Văn Thừa 文乘
Văn Hóa Người Hoa

Góc nhỏ về văn hoá Năm 2023 là năm drama giữa con mèo và con thỏ diễn ra cực kỳ căng thẳng, vậy bạn có biết ngoài con mè...
03/05/2023

Góc nhỏ về văn hoá

Năm 2023 là năm drama giữa con mèo và con thỏ diễn ra cực kỳ căng thẳng, vậy bạn có biết ngoài con mèo và con thỏ thì trong bảng 12 con giáp giữa các nước trong vùng văn hoá Á Đông còn khác nhau ở những con vật nào không? Cùng mình tìm hiểu nhé!

Có thể bạn chưa biết, ở các nước trong vùng văn hoá Á Đông thì 12 con giáp có sự khác nhau nho nhỏ trong việc chốt con vật đại diện. Chẳng hạn như ở xứ sở kim chi-Hàn Quốc năm mùi không phải con dê mà là con cừu, năm sửu không phải con trâu mà là con bò; ở xứ sở mặt trời mọc -Nhật Bản thì đất nước này giống với Hàn Quốc về mặt năm mùi là năm của con cừu và điểm thú vị chính là năm hợi thì con heo người Nhật sẽ chốt là heo rừng.

Vậy tại sao lại có những điểm khác biệt như trên? Theo sự hiểu biết hạn hẹp của mình thì:
Thứ nhất, về vấn đề chữ viết. Trong chữ Hán thì chữ 牛 ngưu là chữ dùng chung để chỉ con trâu và con bò, đồng thời chữ 羊 cũng là từ dùng chung để chỉ cho con cừu và con dê, vì lý do đó mà dẫn đến việc chốt con vật đại diện giữa các nước có sự khác nhau.
Thứ hai, khác biệt về văn hoá, địa lý và cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho việc chọn những con vật đại diện trong mười hai con giáp.

Và trên đây là một số khác biệt giữa các nước trong vùng văn hoá Á Đông, đó là chưa kể đến sự khác nhau giữa các dân tộc chịu ảnh hưởng của nền văn hoá này (sẽ đề cập trong các bài viết tiếp theo).

Thông qua bài viết này mình mong muốn các bạn có một cái nhìn mới hơn về mười hai con giáp của nước ta nói riêng và vùng văn hoá Á Đông nói chung.

Cảm ơn các bạn đọc hết bài 🫣🫣🫣

Contact
Văn Hóa Người Hoa
Tương Thừa 相乘


Có thể bạn chưa biết!Mối tương quan giữa Việt Kịch (tuồng cổ Quảng Đông) và Đạo Giáo Đạo giáo là một tôn giáo bản địa củ...
24/04/2023

Có thể bạn chưa biết!
Mối tương quan giữa Việt Kịch (tuồng cổ Quảng Đông) và Đạo Giáo

Đạo giáo là một tôn giáo bản địa của Trung Hoa được sáng lập vào thời Đông Hán, do Giáo tổ Thiên sư Trương Đạo Lăng – Thuỷ tổ của phái Chính Nhất, mãi đến thời Nam Bắc Tống các phái khác mới xuất hiện như: Toàn Chân, Thái Nhất, Chân Đại Đạo, Thiên Tâm, Thanh Vi hay Tịnh Minh… Chu Nguyên Chương Thái tổ hoàng đế nhà Minh đã ban “Đại Minh Huyền Giáo Lập Thành Trai Tiếu Khoa Nghi", có những cách nói như sau về Chính Nhất và Toàn Chân: "道有正一,有全真。全真務以修真養性,獨為自己而已。正一專以超脫,特為孝子慈親之設,益人倫,厚風俗,其功大矣哉。Tạm dịch: Đạo giáo có Chính nhất, có Toàn Chân. Toàn Chân lấy việc tu chân để tu dưỡng tâm tính, chỉ vì bản thân. Chính Nhất chuyên lấy việc siêu thoát để hiếu tử báo hiếu cho cha mẹ, giàu nhân văn, đậm chất phong tục, công lao của nó (Đạo) rất lớn" Vì vậy, phái Chính Nhất đặc biệt chú trọng đến "Khoa Nghi". Cái gọi là "Khoa Nghi" có nghĩa là trong các Đạo Quán hoặc Đạo Tràng của Đạo giáo, các đạo sĩ mặc đạo bào bằng tơ vàng tơ bạc, cầm nhiều pháp khí, ngâm nga các giai điệu và âm khúc cổ và nhảy các điệu nhảy, giống như đang diễn một vở tuồng, đó chính là Khoa nghi cúng tế của Đạo Giáo. Và nó được gọi là "依科演教 Y Khoa Diễn Giáo", còn được gọi là "Khoa giáo", cũng chính là pháp sự.

Vậy tại sao lại nói Việt kịch và Đạo Giáo có quan hệ mật thiết? Chúng ta hãy đi tìm hiểu một chút.
Thứ nhất, các đoàn Việt Kịch đều tôn thờ Hoa Quang đại đế (ở Việt Nam thường dịch Huê Quang) và ngài cũng là một trong những vị thần của Đạo giáo.
Thứ hai, vào ngày vía của Hoa Quang đại đế, ngoài việc tổ chức lễ vía, dân chúng còn diễn tấu các bản hí khúc để tạ thần.
Thứ ba, các kịch bản của Việt Kịch đến từ các điển tích và điển và điển cố trong Đạo giáo.
Thứ tư, các nhạc khúc trong Việt Kịch đến từ âm nhạc của Đạo Giáo (vì khi cử hành khoa nghi thì Đạo giáo không thể thiếu âm nhạc).
Thứ năm, vũ đạo trong Việt kịch cũng bị ảnh hưởng bởi bộ cương và khoa nghi của Đạo giáo.
Thứ sáu, cũng là minh chứng rõ nhất cho mối quan hệ giữa việt kịch và đạo giáo là các tiết mục như: Tế Bạch hổ, Bát Tiên chúc thọ, Tống tử, Ngọc Hoàng lên điện… đều liên quan đến các vị thần trong Đạo Giáo.

Ở Việt Nam nhất là khu vực Sài Gòn – Chợ Lớn thì rất dễ bắt gặp các “Làm Mò Lủ 南無佬” (cách gọi pháp sư theo tiếng Quảng Đông) đang cử hành các pháp sự. Những Làm Mò Lủ này là những đạo sĩ Toàn Chân Giáo, giỏi về chuyện ma chay và siêu độ và Khánh Vân Nam Viện và Phi Hà Động là các cơ sở thờ tự nổi tiếng của Đạo giáo ở thành phố Hồ Chí Minh. Nếu để ý thì chúng ta sẽ nhận ra khi các đạo trưởng hoặc đạo cô tụng kinh thì âm nhạc là thứ không thể thiếu như đã nói ở trên, và nếu để ý kỹ hơn nữa thì những bản nhạc trong pháp sự rất giống với các ca khúc trong Việt kịch, điều này càng chứng minh cho mối tương quan giữa Việt kịch và Đạo giáo.

Chắc hẳn sẽ có rất nhiều người thắc mắc tại sao trong các pháp sự của Đạo giáo khi xướng tụng theo nhạc, cùng với trang phục và động tác lại mang hơi hướng của Hí Khúc. Điều này đã được giải thích ở trên là Y Khoa Diễn Giáo và đây cũng là một trong những văn hoá và nghi thức của Đạo giáo mà các tôn giáo khác không có được.

Nếu muốn chứng minh Việt kịch và Đạo Giáo có quan hệ, các vở như Tế Bạch hổ, Bát tiên chúc thọ, Tống tử hay Ngọc Hoàng lên điện… là những minh chứng cụ thể.

Thông tin liên quan:
Ảnh 1, một buổi diễn Việt Kịch ở Chợ Lớn (nguồn internet)
Ảnh 2, Hoa Quang đại đế
Ảnh 3, Châu pháp sư Bảo Ninh Đường.

Contact
Văn Hóa Người Hoa
Tương Thừa 相乘




PTK

新春吉祥恭喜發財Chúc Mừng Năm MớiHappy New Year🧧🧧🧧🧧🧧💰💰💰💰💰🎉🎉🎉🎉🎉🐰🐰🐰🐰🐰
04/02/2023

新春吉祥
恭喜發財
Chúc Mừng Năm Mới
Happy New Year
🧧🧧🧧🧧🧧
💰💰💰💰💰
🎉🎉🎉🎉🎉
🐰🐰🐰🐰🐰

Lập Xuân năm 2023

"Trốn Xuân" Quý Mão 2023
03/02/2023

"Trốn Xuân" Quý Mão 2023

Address

Ho Chi Minh City
84

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Văn Hóa Người Hoa posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Share


Other Digital creator in Ho Chi Minh City

Show All