20/10/2023
Xin phép share nội dung không liên quan về bác Tinh nha.
Bài viết này hay quá, bài hay nhất mà bữa giờ Thị Tinh tui đọc.
KHÁN GIẢ MIỀN NAM CÓ QUYỂN NHẬN XÉT…
Vì sao cái hồn Nam Kỳ của "Đất Phương Nam" thiệt dào dạt nhưng qua "Đất rừng Phương Nam" thì không còn?
Đạo diễn ĐRPN nói "phóng tác", nhưng trình độ người đi sau kém quá xá, thành ra họ làm "sáng tác" những thứ mà trong "Đất Phương Nam" đã loại bỏ, họ lại bỏ những cái đẹp vốn đậm đà tình Miền Nam trong Đất Phương Nam mà hướng tình tiết theo sự "sắp đặt" cố ý nhưng đó lại là tà tình tiết.
1. Thí dụ vai Ông Tiều Sơn Đông mãi võ.
Ông Tiều trong Đất Phương Nam là ông già làm nghề Sơn Đông mãi võ sống qua ngày và tham gia Thiên Địa Hội Triều Châu (kèo vàng). Cái lý lịch bang hội của Ông Tiều chỉ sau chót, lúc bị bắt người coi mới biết và nó không ăn nhập gì bộ phim, biết cho vui, không nhằm nhò gì nội dung phim.
Trong ĐRPN lại nâng Ông Tiều lên làm thánh là sai, còn cướp pháp trường như Hoàng Phi Hồng là tầm bậy tầm bạ.
Ông Tiều mãi võ chỉ là… mãi võ, và dân gian Nam Kỳ coi bình thường.
Đất Phương Nam đã nói rõ, lý giải cái nhìn dân gian của người Miền Nam với những ông Sơn Đông mãi võ này qua giọng đọc thơ chọc của ông Ba Ngù.
"Hahaha!
Ông Tiều!
Tả lầu linh, tả lầu linh
Cái lày San Lông Mãi Dõ à!
Cờ lùng tùng xèng
Đánh chó chạy cờ
Từ nhỏ đến dờ
Chuyên nghề nói dóc
Cao đơn hoàn tán
Thuốc dán con cò
Càng uống càng ho
Uống nhiều chết ngắt"
Nghề Sơn Đông mãi võ là nghề nói dóc, có 1 nói 10.
Khi bị bắt thì lính Pháp đá An lên bờ, ông Tiều nói vọng "Thằng pé lày ló làm công cho ngộ ló không piết cái dì lâu" để nói là giữa hai bên chưa gắn bó quá sâu và quá lâu.
Vai Ông Tiều trong Đất Phương Nam chỉ kê ra cho người ta biết xã hội Miền Nam hồi xưa có cái kiểu mãi võ như vậy rồi thôi, không bàn quá sâu vì bàn sâu cũng… không có gì để bàn.
Cố vấn của phim rất am hiểu lịch sử Miền Nam.
2. Nhân vật Út lục lâm.
Trong Đất Phương Nam Trung Dân Út lục lâm là thằng ăn trộm, móc túi.
Chữ "lục lâm" trong "cái thứ lục lâm thảo khấu" trong xóm làng Nam Kỳ là thứ không ra gì.
Miền Nam mình hay chửi đám du thủ du thực, đám lưu manh đá cá lăn dưa là "thứ cô hồn các đảng".
Câu chửi "đồ đá cá lăn dưa" ở Miền Nam từ đâu mà có?
"Đá cá" là dạng cướp cá, tức là đi qua mấy cái thau cá ngoài chợ canh lúc đông lấy chân hất vài con cá ra đường đi rồi làm như "lượm" được
Còn "lăn dưa" là ngày Tết canh mấy vựa dưa hấu đông người thì nó lấy chân đá vài trái dưa ra xa rồi ôm về nhà ăn.
Út lục lâm là thằng móc túi, ăn trộm trong xóm.
Trong Đất Phương Nam nhân vật này đã "cưu mang" thằng An vài ngày. Lần đầu tiên trộm gà về làm gà nướng đất sét và kêu An ăn "làm đại miếng đi!" thì nó không chịu ăn.
- Má em dặn không ăn đồ ăn trộm.
"Ê! Bộ mày tưởng tao bộ khùng, đi ăn trộm gà suýt chết rồi đem về đây năn nỉ cho mày ăn đó hả? Ăn trộm xấu tốt là chuyện của tao, tội lệ tao chịu".
Vậy là An ăn, vì sanh tồn. Rồi diễn tiến là thằng An theo Út lục lâm đi ăn trộm vài vụ nữa nhỏ nhỏ như trộm trái cây, trộm heo quay.
Cảnh trộm con heo quay là cảnh đậm đà cái hơi hám Nam Kỳ nhứt mà người làm phim phải là người Miền Nam gốc mới tả đặng. Mấy bà già tụm lợi gói bánh, bà ngoại vừa gói vừa ngoáy đầu kêu "Có đứa nào trong nhà ra bưng con heo quay vô nhà chặt coi bây!"
Thằng An vô khoanh tay "Thưa ngoại cho con mang heo vô chặt!", rồi bà già "ừ" cái lớn nhưng thắc mắc "Sao mày không vô trong mà đi ra ngoài?", rồi Út lục lâm la lên "Dao thớt để ngoài này má ơi!"
Vậy là bà ngoại bị rinh con heo quay. Người Miền Nam coi khúc này vỗ đùi cái đét "mèng ơi! tao khoái khúc này quá nha mợi!"
Út lục lâm vẫn là đá cá lăn dưa và cảnh chót là chun vô cái trống trốn rồi bị lính bắt. Ăn trộm thì bị lính bắt, vậy thôi!
Cảnh ăn cơm, thầy giáo Bảy lúc này là kép hát dặn thằng An là cách dạy con cháu của đạo lý Miền Nam chúng ta, của ông bà chúng ta: "Út lục lâm sẽ dẫn con vào con đường hư hỏng".
Đạo đức Nam Kỳ không cho thứ trộm cắp ở bất cứ lý do nào được làm người đạo lý và làm anh hùng đạo lý.
3. Đi ngược đạo đức xã hội Miền Nam.
Đất Rừng PN lại làm ngược khi cố tình "nâng" và "bợ" Út lục lâm lên cao, mục đích là "đo ni đóng giày" lăng xê, làm hào quang sáng chói cho dv Tuan Tran lên làm anh hùng hào hiệp trượng nghĩa.
Đất Rừng PN đã bùa phép cho hai nhân vật Ông Tiều và Út lục lâm là kiểu "Tàu" mới trượng nghĩa, đẩy lên vai gần chánh và họ kêu đó là "sáng tạo", “có quyền phóng tác".
Út lục lâm Tuan Tran át và che luôn thằng An không phải vì Tuan Tran diễn hay, diễn điêu luyện, đơn giản là được sắp đặt đo ni đóng giày.
Hình như vai này là phải của Tuan Tran và không ai hết?
Sáng tạo à? phải hem đó?
Một ông Sơn Đông mãi võ chuyên nghề nói dóc và một thằng lục lâm thảo khấu, đá cá lăn dưa thì nó vẫn là giới hạn, không thể làm "anh hùng" được, xã hội Miền Nam, xã hội Lục Tỉnh xưa nay không có và không cho phép vượt qua ranh giới kiểu đó.
4. Biên kịch và đạo diễn ĐRPN thiếu kiến thức và tâm lý.
Tại sao trong Đất Phương Nam có chữ Thiên Địa Hội mà khán giả không phản ứng, nhưng qua ĐRPN thì lại phản ứng.
Cái chữ Thiên Địa Hội trong Đất Phương Nam nó ngang chàng, nó bình bình, nó dẫn chuyện vô vai chánh, tình tiết hợp lý. Nhưng qua ĐRPN thì người ta "nâng cấp" Thiên Địa Hội thành hào quang sáng rực nên nó thành trò lố.
5. Truyền thông VN lên án người nào "moi móc" Đất Rừng PN và nói là "cực đoan", là ghét "một người" phá nguyên tập thể.
Xin thưa! người ta có quyền, và nếu có ai đó ghét một mà đập nguyên cũng chính đáng.
Trong phim "Con nhà nghèo" có đoạn cô dv Minh Phượng đóng vai bà hội đồng Thẹo, bà ghét thằng rể cờ bạc rượu chè bê bết bán hết ruộng vườn.
Bữa đó rể về đám giỗ bà nội vợ, vừa nghe tiếng xe ngoài cửa bà đã đứng dậy tính xấn xả nhào ra chửi rể.
Trong một đoạn bà tuyên bố:
"Tánh tui, hễ tui thương ai thì cho nó ăn ngập mặt, mà hễ tui ghét ai thì nó phải tàn mạt"
Rất khen biên kịch nào đã thêm thắt vô đoạn này, đó là tính cách Lục Tỉnh đó.
Đọc truyện Hồ Biểu Chánh sẽ thấy, đọc truyện Sơn Nam sẽ gặp, những người dân Nam mộc mạc không bao giờ hoe hòe hoa sói, lòng vòng lửi thửi,không nói thì thôi mà hễ nói là làm, tính cách khảng khái, thẳng thắn, sát rạt.
Người Nam Kỳ hiên ngang trong khai hoang lập ấp, tư thế nghinh ngang một cõi trong thế giới văn minh.
Người Nam Kỳ yêu ghét rặc ròi, rõ ràng.
Khán giả Miền Nam có quyền nhận xét nghệ sĩ, có quyền yêu ghét nghệ sĩ vì đó là quyền lực của khán giả.
Ý thức tự do, tư thế tự do, tư tưởng tự do, xã hội tự do.
Nhưng cái tự do đó trên nền tảng "luật bất thành văn", luật miệng, luật này treo lơ lững trong xóm làng.
Luật chơi kiểu Miền Nam, kiểu Sài Gòn. Không ai ép, nhắm có sức chơi có sức chịu, nếu yếu sức khỏi chơi, đã chơi là phải tôn trọng luật, ai phá sẽ bị trừng phạt.
"Lòng qua như đinh sắt
Nguyện nói chắc một lời
Qua không có dạ đổi dời như ai
Lòng qua như sắt, nói chắc một lời
Bạc tiền chẳng trọng chỉ trọng người tình chung"
Có những thứ pháp luật không xét nhưng xã hội sẽ xét.
Cái sai lầm của một số nghệ sĩ là họ quá tự tin. Đáng lẽ sau những vụ um xùm thì phải an nghỉ thanh thản sẽ tốt hơn.
Kết luận:
Đố cha thằng nào làm phim mà được cái hồn kiểu Đất Phương Nam khi tài sức ngày nay đã quá nhỏ mọn.
Khen ai nhét vô miệng ông Tám Luông mấy câu ca dao Miền Nam khi ngồi xuồng câu cá:
"Cá lưỡi trâu sầu ai méo miệng
Cá trèn bầu nhiều chuyện trớt môi"
Khen ông Ba Ngù đọc bài vè "Bậu lỡ thời":
"Bậu lỡ thời như giấy trôi sông
Giấy trôi sông người ta còn vớt
Bậu lỡ thời như ớt chín cây
Ớt chín cây người ta còn hái
Bậu lỡ thời như nhái lột da
Nhái lột da người ta còn xáo
Bậu lỡ thời như áo vá vai
Áo vá vai người ta còn bận
Bậu lỡ thời như rận cắn đêm"
Kiều Oanh diễn hài bậy bạ nhưng trong Đất Phương Nam làm cô đào Năm Xuân xuất sắc. Kiều Oanh không đẹp, nhưng lớp ca cải lương Tứ Đại Oán trong cảnh "Giọt máu chung tinh" là ca nhịp 4, hồi xưa cải lương chỉ nhịp 4 chưa có nhịp 32 như ngày nay
Hát xong cô đào Năm Xuân tự sát mà đám nhà giàu lại nghĩ cô đang diễn, rút cây kiếm ra máu đỏ thiệt nhỏ từng giọt, rồi tiếng trống tung tung tung từ từ nổi lên kết phim làm người xem Miền Nam bàng hoàng thảng thốt rơi nước mắt trước "Bi bịch của người Nam Kỳ"..
Lại khen cho người cố vấn tuyệt vời của Đất rừng Phương Nam
Vì sao cái hồn Nam Kỳ của "Đất Phương Nam" thiệt dào dạt nhưng qua "Đất rừng Phương Nam" thì không còn?
Đạo diễn ĐRPN nói "phóng tác", nhưng trình độ người đi sau kém quá xá, thành ra họ làm "sáng tác" những thứ mà trong "Đất Phương Nam" đã loại bỏ, họ lại bỏ những cái đẹp vốn đậm đà tình Miền Nam trong Đất Phương Nam mà hướng tình tiết theo sự "sắp đặt" cố ý nhưng đó lại là tà tình tiết
1. Thí dụ vai Ông Tiều Sơn Đông mãi võ
Ông Tiều trong Đất Phương Nam là ông già làm nghề Sơn Đông mãi võ sống qua ngày và tham gia Thiên Địa Hội Triều Châu (kèo vàng). Cái lý lịch bang hội của Ông Tiều chỉ sau chót, lúc bị bắt người coi mới biết và nó không ăn nhập gì bộ phim, biết cho vui, không nhằm nhò gì nội dung phim
Trong ĐRPN lại nâng Ông Tiều lên làm thánh là sai, còn cướp pháp trường như Hoàng Phi Hồng là tầm bậy tầm bạ
Ông Tiều mãi võ chỉ là ...mãi võ, và dân gian Nam Kỳ coi bình thường
Đất Phương Nam đã nói rõ, lý giải cái nhìn dân gian của người Miền Nam với những ông Sơn Đông mãi võ này qua giọng đọc thơ chọc của ông Ba Ngù
"Hahaha!
Ông Tiều!
Tả lầu linh, tả lầu linh
Cái lày San Lông Mãi Dõ à!
Cờ lùng tùng xèng
Đánh chó chạy cờ
Từ nhỏ đến dờ
Chuyên nghề nói dóc
Cao đơn hoàn tán
Thuốc dán con cò
Càng uống càng ho
Uống nhiều chết ngắt"
Nghề Sơn Đông mãi võ là nghề nói dóc, có 1 nói 10
Khi bị bắt thì lính Pháp đá An lên bờ, ông Tiều nói vọng "Thằng pé lày ló làm công cho ngộ ló không piết cái dì lâu" để nói là giữa hai bên chưa gắn bó quá sâu và quá lâu
Vai Ông Tiều trong Đất Phương Nam chỉ kê ra cho người ta biết xã hội Miền Nam hồi xưa có cái kiểu mãi võ như vậy rồi thôi, không bàn quá sâu vì bàn sâu cũng ...không có gì để bàn
Cố vấn của phim rất am hiểu lịch sử Miền Nam
2. Nhân vật Út lục lâm
Trong Đất Phương Nam Trung Dân Út lục lâm là thằng ăn trộm, móc túi
Chữ "lục lâm" trong "cái thứ lục lâm thảo khấu" trong xóm làng Nam Kỳ là thứ không ra gì
Miền Nam mình hay chửi đám du thủ du thực, đám lưu manh đá cá lăn dưa là "thứ cô hồn các đảng"
Câu chửi "đồ đá cá lăn dưa" ở Miền Nam từ đâu mà có?
"Đá cá" là dạng cướp cá, tức là đi qua mấy cái thau cá ngoài chợ canh lúc đông lấy chân hất vài con cá ra đường đi rồi làm như "lượm" được
Còn "lăn dưa" là ngày Tết canh mấy vựa dưa hấu đông người thì nó lấy chân đá vài trái dưa ra xa rồi ôm về nhà ăn
Út lục lâm là thằng móc túi, ăn trộm trong xóm
Trong Đất Phương Nam nhân vật này đã "cưu mang" thằng An vài ngày. Lần đầu tiên trộm gà về làm gà nướng đất sét và kêu An ăn "làm đại miếng đi !" thì nó không chịu ăn
-Má em dặn không ăn đồ ăn trộm
"Ê! Bộ mày tưởng tao bộ khùng, đi ăn trộm gà suýt chết rồi đem về đây năn nỉ cho mày ăn đó hả? Ăn trộm xấu tốt là chuyện của tao, tội lệ tao chịu"
Vậy là An ăn, vì sanh tồn. Rồi diễn tiến là thằng An theo Út lục lâm đi ăn trộm vài vụ nữa nhỏ nhỏ như trộm trái cây, trộm heo quay
Cảnh trộm con heo quay là cảnh đậm đà cái hơi hám Nam Kỳ nhứt mà người làm phim phải là người Miền Nam gốc mới tả đặng. Mấy bà già tụm lợi gói bánh, bà ngoại vừa gói vừa ngoáy đầu kêu "Có đứa nào trong nhà ra bưng con heo quay vô nhà chặt coi bây!"
Thằng An vô khoanh tay "Thưa ngoại cho con mang heo vô chặt!" ,rồi bà già "ừ" cái lớn nhưng thắc mắc "Sao mày không vô trong mà đi ra ngoài?", rồi Út lục lâm la lên "Dao thớt để ngoài này má ơi!"
Vậy là bà ngoại bị rinh con heo quay. Người Miền Nam coi khúc này vỗ đùi cái đét "mèng ơi! tao khoái khúc này quá nha mợi!"
Út lục lâm vẫn là đá cá lăn dưa và cảnh chót là chun vô cái trống trốn rồi bị lính bắt. Ăn trộm thì bị lính bắt, vậy thôi!
Cảnh ăn cơm, thầy giáo Bảy lúc này là kép hát dặn thằng An là cách dạy con cháu của đạo lý Miền Nam chúng ta, của ông bà chúng ta: "Út lục lâm sẽ dẫn con vào con đường hư hỏng"
Đạo đức Nam Kỳ không cho thứ trộm cắp ở bất cứ lý do nào được làm người đạo lý và làm anh hùng đạo lý
3. Đi ngược đạo đức xã hội Miền Nam
Đất Rừng PN lại làm ngược khi cố tình "nâng" và "bợ" Út lục lâm lên cao, mục đích là "đo ni đóng giày" lăng xê, làm hào quang sáng chói cho dv Tuan Tran lên làm anh hùng hào hiệp trượng nghĩa
Đất Rừng PN đã bùa phép cho hai nhân vật Ông Tiều và Út lục lâm là kiểu "Tàu" mới trượng nghĩa, đẩy lên vai gần chánh và họ kêu đó là "sáng tạo" ,"có quyền phóng tác"
Út lục lâm Tuan Tran át và che luôn thằng An không phải vì Tuan Tran diễn hay, diễn điêu luyện, đơn giản là được sắp đặt đo ni đóng giày
Hình như vai này là phải của Tuan Tran và không ai hết ?
Sáng tạo à? phải hem đó?
Một ông Sơn Đông mãi võ chuyên nghề nói dóc và một thằng lục lâm thảo khấu, đá cá lăn dưa thì nó vẫn là giới hạn, không thể làm "anh hùng" được, xã hội Miền Nam, xã hội Lục Tỉnh xưa nay không có và không cho phép vượt qua ranh giới kiểu đó
4. Biên kịch và đạo diễn ĐRPN thiếu kiến thức và tâm lý
Tại sao trong Đất Phương Nam có chữ Thiên Địa Hội mà khán giả không phản ứng, nhưng qua ĐRPN thì lại phản ứng
Cái chữ Thiên Địa Hội trong Đất Phương Nam nó ngang chàng, nó bình bình, nó dẫn chuyện vô vai chánh, tình tiết hợp lý. Nhưng qua ĐRPN thi người ta "nâng cấp" Thiên Địa Hội thành hào quang sáng rực nên nó thành trò lố
5. Truyền thông VN lên án người nào "moi móc" Đất Rừng PN và nói là "cực đoan", là ghét "một người" phá nguyên tập thể
Xin thưa! người ta có quyền, và nếu có ai đó ghét một mà đập nguyên cũng chính đáng
Trong phim "Con nhà nghèo" có đoạn cô dv Minh Phượng đóng vai bà hội đồng Thẹo, bà ghét thằng rể cờ bạc rượu chè bê bết bán hết ruộng vườn
Bữa đó rể về đám giỗ bà nội vợ, vừa nghe tiếng xe ngoài cửa bà đã đứng dậy tính xấn xả nhào ra chửi rể
Trong một đoạn bà tuyên bố:
"Tánh tui, hễ tui thương ai thì cho nó ăn ngập mặt, mà hễ tui ghét ai thì nó phải tàn mạt"
Rất khen biên kịch nào đã thêm thắt vô đoạn này, đó là tính cách Lục Tỉnh đó
Đọ truyện Hồ Biểu Chánh sẽ thấy, đọc truyện Sơn Nam sẽ gặp, những người dân Nam mộc mạc không bao giờ hoe hòe hoa sói, lòng vòng lửi thửi,không nói thì thôi mà hễ nói là làm, tính cách khảng khái, thẳng thắn, sát rạt
Người Nam Kỳ hiên ngang trong khai hoang lập ấp, tư thế nghinh ngang một cõi trong thế giới văn minh
Người Nam Kỳ yêu ghét rặc ròi, rõ ràng
Khán giả Miền Nam có quyền nhận xét nghệ sĩ, có quyền yêu ghét nghệ sĩ vì đó là quyền lực của khán giả
Ý thức tự do, tư thế tự do, tư tưởng tự do, xã hội tự do
Nhưng cái tự do đó trên nền tảng "luật bất thành văn", luật miệng, luật này treo lơ lững trong xóm làng
Luật chơi kiểu Miền Nam, kiểu Sài Gòn. Không ai ép, nhắm có sức chơi có sức chịu, nếu yếu sức khỏi chơi, đã chơi là phải tôn trọng luật, ai phá sẽ bị trừng phạt
"Lòng qua như đinh sắt
Nguyện nói chắc một lời
Qua không có dạ đổi dời như ai
Lòng qua như sắt, nói chắc một lời
Bạc tiền chẳng trọng chỉ trọng người tình chung"
Có những thứ pháp luật không xét nhưng xã hội sẽ xét
Cái sai lầm của một số nghệ sĩ là họ quá tự tin. Đáng lẽ sau những vụ um xùm thì phải an nghỉ thanh thản sẽ tốt hơn
Kết luận:
Đố cha thằng nào làm phim mà được cái hồn kiểu Đất Phương Nam khi tài sức ngày nay đã quá nhỏ mọn
Khen ai nhét vô miệng ông Tám Luông mấy câu ca dao Miền Nam khi ngồi xuồng câu cá:
"Cá lưỡi trâu sầu ai méo miệng
Cá trèn bầu nhiều chuyện trớt môi"
Khen ông Ba Ngù đọc bài vè "Bậu lỡ thời":
"Bậu lỡ thời như giấy trôi sông
Giấy trôi sông người ta còn vớt
Bậu lỡ thời như ớt chín cây
Ớt chín cây người ta còn hái
Bậu lỡ thời như nhái lột da
Nhái lột da người ta còn xáo
Bậu lỡ thời như áo vá vai
Áo vá vai người ta còn bận
Bậu lỡ thời như rận cắn đêm"
Kiều Oanh diễn hài bậy bạ nhưng trong Đất Phương Nam làm cô đào Năm Xuân xuất sắc. Kiều Oanh không đẹp, nhưng lớp ca cải lương Tứ Đại Oán trong cảnh "Giọt máu chung tinh" là ca nhịp 4, hồi xưa cải lương chỉ nhịp 4 chưa có nhịp 32 như ngày nay
Hát xong cô đào Năm Xuân tự sát mà đám nhà giàu lại nghĩ cô đang diễn, rút cây kiếm ra máu đỏ thiệt nhỏ từng giọt, rồi tiếng trống tung tung tung từ từ nổi lên kết phim làm người xem Miền Nam bàng hoàng thảng thốt rơi nước mắt trước "Bi bịch của người Nam Kỳ"
Lại khen cho người cố vấn tuyệt vời của Đất Phương Nam.
Nhìn cách bác Ba Phi của ĐRPN khom lưng quơ quơ đập bàn ầm ầm trong quán ăn rất vô văn hóa không chỉ Tây nó muốn đái trong quần đâu, dân Miền Nam cũng muốn đái trong quần hết luôn á!
Và chê biên kịch, đạo diễn, cố vấn của ĐRPN.
NGUYỄN GIA VIỆT