Nét Đẹp Truyền Thống

Nét Đẹp Truyền Thống Nét Đẹp Truyền Thống là nơi chia sẻ, giữ gìn và phát huy những điều tốt đẹp của văn hóa truyền thống đang dần mai một theo thời gian.
(2)

Năng lực không chỉ nằm ở thành công hay thất bại, mà ở chí khí bền bỉ. Chí khí trường tồn, năng lực sẽ được bồi dưỡng.Né...
17/01/2025

Năng lực không chỉ nằm ở thành công hay thất bại, mà ở chí khí bền bỉ. Chí khí trường tồn, năng lực sẽ được bồi dưỡng.

Nét Đẹp Truyền Thống

Nhân sinh như mộng – II‘Đừng khinh nhau lúc cơ hànĐến khi cờ tàn tốt lại đuổi xe'(*)…Trần gian là một bến mêNước đi càng...
17/01/2025

Nhân sinh như mộng – II

‘Đừng khinh nhau lúc cơ hàn
Đến khi cờ tàn tốt lại đuổi xe'(*)…
Trần gian là một bến mê
Nước đi càng thắng lối về càng thua

Hiếm khi có Phật ở chùa
Chớ nên mặc cả bán mua với Thần
Chỉ cần xét một chữ Tâm
Ắt hay phúc họa xa gần đến đâu

Xem kìa bãi biển nương dâu
Xuân thu thoắt đã nhuốm màu thời gian
Bảo rằng tuế nguyệt trơ gan
Nhân sinh như mộng, lầm than cũng nhiều:

Mấy phen nhà dột cột xiêu
Mấy phen giông bão tiêu điều tứ phương
Mấy phen dịch bệnh tang thương
Mấy phen binh lửa sa trường rối ren

Mấy phen nhiễu loạn kim tiền
Mấy phen ma quỷ giả Tiên cõi trần
Mấy phen núi lửa sóng thần
Mấy phen hỏa hoạn xa gần xác xơ

Mấy phen hồng thủy bất ngờ
Mấy phen cơ biến ngẩn ngơ cõi lòng…
Cũng là vũ trụ canh tân
Cao xanh đang tuyển trạch dần chúng sinh

Những phường ác bá vô minh
Bất tin nhân quả thân mình diệt thân
Ai mà có đức có nhân
Tường minh chân tướng(**) phúc âm vô bờ

Thơ rằng: Muốn biết huyền cơ
Pháp Luân Đại Pháp đang chờ chúng sinh(***)…

Vô danh cư sỹ

(*) Tục ngữ.
(**) Chân tướng: Sự thật, lẽ phải, chân lý – Diễn giải theo ý tứ bề mặt. Ví như nhân sinh tại thế phải phân biệt được rõ đúng-sai, tốt-xấu, thiện-ác, v.v… Để từ đó thuận theo Thiên ý, duy hộ lẽ phải, duy hộ thiện lương, chính nghĩa, đó cũng chính là tự sắp đặt vị trí và tương lai cho bản thân mình vậy.
(***)Pháp Luân Đại Pháp: Pháp môn tu luyện thượng thừa thuộc Phật gia giảng về nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn giúp cho bản thể, tâm tính, uy đức và tầng thứ sinh mệnh đồng thăng hoa… Quý độc giả hữu duyên có thể vui lòng tìm hiểu thêm tại đường link dưới đây:
https://vi.falundafa.org/

ST&TK Ảnh: Nét Đẹp Truyền Thống

16/01/2025

✨✨✨Hãy Xem Người Xưa Dạy Cách Tránh Tai Họa
Khi gặp phải nguy nan, làm thế nào để tránh họa? Người xưa đã để lại cho chúng ta phương pháp đơn giản và hiệu quả nhất.
Trong sách cổ “Tả truyện·Mẫn Công·Mẫn Công nhị niên” có nói: “Tu kỷ nhi bất trách nhân, tắc miễn vu nan” (Tạm dịch: Tu mình mà không trách người, ắt sẽ tránh được tai họa). Mười chữ này nhìn thì thấy đơn giản, nhưng làm được lại rất khó. Trong đó có dùng một chữ “tu”. Nếu như không phải là người tu luyện, thì đó chính là có ý tu vi. Đại ý là: khi gặp vấn đề, nếu có thể đề cao sự tu luyện của bản thân, tìm ra nguyên nhân từ bản thân mình và không chỉ trích người khác, thì tai họa sẽ rời xa bạn.
, ,

"Đừng chờ đợi ai đó làm bạn vui – hãy là người mang niềm vui đến cho chính mình và mọi người."Nét Đẹp Truyền Thống      ...
16/01/2025

"Đừng chờ đợi ai đó làm bạn vui – hãy là người mang niềm vui đến cho chính mình và mọi người."

Nét Đẹp Truyền Thống

🌸🌿 Ai mới thực sự là người nắm giữ chiếc ‘Chìa khóa niềm vui’ của bạn?Một người nếu biết nắm chắc chiếc ‘Chìa khóa niềm ...
16/01/2025

🌸🌿 Ai mới thực sự là người nắm giữ chiếc ‘Chìa khóa niềm vui’ của bạn?

Một người nếu biết nắm chắc chiếc ‘Chìa khóa niềm vui’ của mình thì người đó sẽ không đợi chờ người khác làm cho mình vui mà ngược lại họ còn có khả năng đem niềm vui đến cho người khác. Tâm trạng của người đó rất an nhiên tự tại…

Những mẩu chuyện mang đầy thông điệp

Chuyện kể rằng: Phóng viên nổi tiếng Sydney Harries và một người bạn dừng chân mua một tờ tạp chí ở một quầy bán báo trên phố. Người bạn của Harries mua xong rất lịch sự nói lời cảm ơn, nhưng ông chủ quầy báo thì ngược lại, mặt lạnh như tiền, một tiếng cũng không thèm mở miệng.

Hai người rời quầy báo tiếp tục đi về phía trước, Sydney Harries hỏi:

– Ông chủ bán báo đó thái độ kỳ quái quá phải không?

Người bạn đáp:

– Cứ mỗi buổi tối là ông ta đều như vậy cả.

Sydney Harries lại hỏi tiếp:

– Như vậy, tại sao bạn lại đối xử tử tế với ông ta chứ?

– Người bạn trả lời:

– Tại sao tôi lại phải để cho ông ta quyết định hành vi của tôi chứ?

Vậy đấy, một người biết nắm chắc chìa khóa niềm vui của mình, thì người đó không đợi chờ người khác làm cho mình vui mà ngược lại họ còn có khả năng đem niềm vui đến cho người khác. Trong tâm của mỗi người đều có “Chiếc chìa khóa của niềm vui” này, nhưng đáng tiếc thay rất nhiều người trong chúng ta lại không biết nắm giữ nó mà lại đem giao cho người khác cầm giữ. Ví như:

– Một người phụ nữ thường than phiền trách móc:

“Tôi sống rất buồn khổ, vì chồng tôi thường xuyên vắng nhà!”, cô ta đã đem chiếc chìa khóa niềm vui của mình đặt vào tay chồng.

– Một người mẹ khác thì than vãn:

“Con trai tôi không biết nghe lời, làm cho tôi thường xuyên nổi giận!”, người này đã trao chiếc chìa khóa niềm vui của mình vào tay cậu con trai.

– Một thành viên trẻ của một công ty kia thở dài, nói:

“Công ty không thăng chức cho tôi, làm tinh thần tôi suy sụp!”, anh ta lại đem chiếc chìa khóa niềm vui của cuộc đời mình nhét vào tay ông chủ.

Một bà cụ nọ than thở: “Con dâu tôi không hiếu thuận, cuộc đời tôi sao mà khổ thế này!”, bà đã trao chiếc chìa khóa niềm vui cho cô con dâu của mình.

– Một thanh niên trẻ từ quầy bar bước ra, hét lên:

“Thái độ phục vụ của ông chủ đó thật đáng ghét!”…

Lời bàn:

Những người kể trên tuy có hoàn cảnh và cuộc sống khác nhau, nhưng đều có một quyết định giống nhau đó là: để người khác chế ngự và chi phối tình cảm của mình – nói cách khác, họ đã giao chiếc “Chìa khóa niềm vui” của mình cho người khác. Vậy điểm sai lầm mấu chốt và hậu quả của việc này là gì?

Lúc chúng ta cho phép người khác điều khiển và chế ngự tinh thần của chúng ta, chúng ta có cảm giác như mình là người bị hại. Đối với tình huống hiện tại là không có giải pháp nào khác nên bèn trách móc và căm giận, việc này trở thành sự lựa chọn duy nhất của chúng ta.

Khi chúng ta bắt đầu trách móc người khác thì đồng thời chúng ta cũng bắt đầu truyền đi một thông điệp đầy oán hận, kiểu như: “Tôi khổ như vậy là do bạn, và bạn phải chịu trách nhiệm về nỗi khổ này của tôi!” Lúc đó vô hình chung chúng ta đã đem gánh nặng tâm lý này đổ thừa cho những người xung quanh và yêu cầu họ làm cho chúng ta vui.

Vậy cũng giống như việc dường như chúng ta thừa nhận mình không có khả năng tự chủ bản thân, mà chỉ có thể nhờ người nào đó xếp đặt và chi phối cảm xúc của mình. Những lúc như vậy sẽ khiến nhiều người không muốn tiếp xúc, gần gũi với ta, lý do đơn giản là bởi khi nhìn thấy ta, họ chỉ thấy toàn sự trách móc, giận hờn, khó chịu.

Nhưng một người nếu biết nắm chắc chiếc “Chìa khóa niềm vui” của mình thì người đó sẽ không đợi chờ người khác làm cho mình vui mà ngược lại họ còn có khả năng đem niềm vui đến cho người khác, họ cũng biết tự chịu trách nhiệm và không bao giờ đổ lỗi cho ai. Tâm trạng người đó rất an nhiên tự tại, biết làm chủ cảm xúc, tinh thần của mình và tạo ra một môi trường thân thiện, hòa ái xung quanh. Đương nhiên họ sẽ luôn là người hạnh phúc.

Vậy chiếc “Chìa khóa niềm vui của bạn” đang ở đâu rồi? Nếu có lỡ “trao gửi” nó sang tay của người khác thì hãy mau chóng tìm về bạn nhé!

Theo DKN
ST&TK Ảnh: Nét Đẹp Truyền Thống

15/01/2025

🌹🌹🌹Nội Huấn- Phần 2 : Nhân Hiếu Văn Từ Hoàng Hậu -Mỹ Đức Dưỡng Tâm

Nhân Hiếu Văn Từ Hoàng hậu (1362-1407) là chánh hậu của Minh Thành Tổ Chu Đế
(Vĩnh Lạc Đại đế), trưởng nữ của khai quốc công thần Từ Đạt. Năm Hồng Vũ thứ 9 (1376), bà được sách phong làm Yên Vương phi, sau được lập làm Hoàng hậu. Bà băng hà tại Nam Kinh vào tháng 7 năm Vĩnh Lạc thứ 5 (1407), thọ 46 tuổi. Tháng 9 năm Vĩnh Lạc 22 (1424), Nhân Tông truy tôn bà là "Nhân Hiếu Từ Ý Thành Minh Trang Hiến Phối Thiên Tề Thánh Văn Hoàng hậu".

, , ,

Chỉ khi dám đối mặt với khó khăn, bạn mới có thể biến mình thành một viên ngọc quý trong cuộc đời.Nét Đẹp Truyền Thống  ...
15/01/2025

Chỉ khi dám đối mặt với khó khăn, bạn mới có thể biến mình thành một viên ngọc quý trong cuộc đời.

Nét Đẹp Truyền Thống

🌱Vì sao người xưa nói: “Khổ Trước, Sướng Sau”Ngày xưa, tại một ngôi làng nhỏ, người dân quyết định xây dựng một ngôi chù...
15/01/2025

🌱Vì sao người xưa nói: “Khổ Trước, Sướng Sau”

Ngày xưa, tại một ngôi làng nhỏ, người dân quyết định xây dựng một ngôi chùa để thể hiện lòng thành kính đối với Phật pháp. Họ mời một nhà điêu khắc nổi tiếng đến để tạo nên một bức tượng Phật lớn. Hai tảng đá được chuẩn bị sẵn, và nhà điêu khắc chọn tảng đá có chất lượng tốt hơn để bắt đầu công việc.

Tuy nhiên, tảng đá này không chịu nổi sự đau đớn khi bị đục đẽo, liên tục cầu xin nhà điêu khắc dừng lại: “Tôi không chịu nổi nữa, xin hãy tha cho tôi!” Không còn cách nào khác, nhà điêu khắc buộc phải chọn tảng đá còn lại, dù chất lượng kém hơn. Tảng đá thứ hai tin tưởng vào tương lai tươi sáng của mình, quyết tâm chịu đựng đau đớn và gian khổ trong quá trình chạm khắc.

Cuối cùng, từ bàn tay tài hoa của nhà điêu khắc, một bức tượng Phật uy nghi, trang nghiêm đã ra đời. Tượng được đặt lên bàn thờ, nhận sự tôn kính và thờ phượng của mọi người. Trong khi đó, tảng đá đầu tiên – vì sợ đau đớn – bị dùng để lát đường. Nó phải chịu đựng nắng mưa, bị giẫm đạp bởi xe cộ và bàn chân con người.

Cả hai tảng đá đều được trao cơ hội ngang nhau. Một tảng đá vì sợ khổ mà bỏ lỡ, để rồi chịu số phận bị chà đạp mãi mãi. Tảng đá còn lại, nhờ ý chí kiên định và sự chịu đựng, đã vượt qua thử thách để trở thành một tác phẩm vĩ đại.

🌸Bài học từ hai tảng đá

Cuộc đời mỗi con người cũng vậy. Ai cũng được ban cho tuổi thanh xuân – khoảng thời gian quý giá để học hỏi và rèn luyện. Những người mải mê hưởng thụ, tránh né khó khăn, sẽ mãi mãi chỉ là những viên đá thô ráp, không có giá trị. Trong khi đó, những ai chấp nhận gian khổ, kiên trì tôi luyện bản thân sẽ trở thành “viên ngọc quý,” đạt được thành công và được người đời kính trọng.

Tuổi trẻ có vô vàn khó khăn: thức khuya học tập, xa nhà mưu sinh, sinh con nuôi con… Tất cả những thử thách ấy đều là nền tảng để gặt hái “quả ngọt” về sau. Ví dụ, phụ nữ ở tuổi đôi mươi, ba mươi khi mang thai và nuôi con nhỏ thường phải hy sinh nhiều: nhan sắc, sức khỏe, cơ hội sự nghiệp. Nhưng đến khi con cái trưởng thành, quay về báo hiếu, họ mới thực sự tận hưởng thành quả của sự hy sinh ấy. Ngược lại, những người sợ khổ, trốn tránh trách nhiệm có thể sẽ đối mặt với tuổi già cô đơn, day dứt.

Người xưa có câu: “Khổ trước, sướng sau,” hay “Tiền bần, hậu phú.” Nếu tuổi trẻ có thể kiên định ý chí, chấp nhận gian khó để rèn luyện bản thân, thì tương lai sẽ được hưởng an nhàn và hạnh phúc. Đây là quy luật muôn đời của cuộc sống.

ST&BT: Nét Đẹp Truyền Thống

14/01/2025

🌷🌷🌷Không Dạy Mà Giỏi- Dạy Con Sáng Đạo

Không dạy mà giỏi, chẳng phải Thánh sao?
Dạy rồi mới giỏi, chẳng phải hiền sao?
Dạy vẫn không biết, chẳng phải ngu sao?
Khốn khó rồi biết, chẳng phải trí sao?
, ,

"Người biết làm chủ cảm xúc sẽ luôn tạo ra một môi trường hòa ái và thân thiện."Nét Đẹp Truyền Thống
14/01/2025

"Người biết làm chủ cảm xúc sẽ luôn tạo ra một môi trường hòa ái và thân thiện."

Nét Đẹp Truyền Thống

🍁Vì sao cổ nhân dạy: Trăm nết thiện chữ Hiếu đứng đầu?Hiếu thảo là đức tính tốt đẹp đầu tiên của con người. Từ những em ...
14/01/2025

🍁Vì sao cổ nhân dạy: Trăm nết thiện chữ Hiếu đứng đầu?

Hiếu thảo là đức tính tốt đẹp đầu tiên của con người. Từ những em bé nhỏ tuổi, tới người lao động bình thường, hay bậc vua quan trong thiên hạ đều cần phải thực hành chữ Hiếu. Chữ Hiếu không chỉ bó hẹp trong sự yêu thương chăm sóc với cha mẹ ruột thịt, mà còn mở rộng ra trở thành đức Nhân rộng lớn tạo phúc cho hết thảy người trong thiên hạ.

🌸Lòng hiếu thảo của cậu bé Tử Lộ

Tử Lộ là học trò của Khổng Tử, ông là người nổi tiếng dũng cảm, ngay cả Khổng Tử còn phải khen: “Trọng Do (tức Tử Lộ) dũng cảm hơn cả ta”. Ngay từ khi còn nhỏ, Tử Lộ cũng là người con đại hiếu.

Thuở nhỏ, gia đình Tử Lộ rất nghèo khổ, quanh năm ăn lương thực thô như ngô, khoai với rau dại. Một hôm cha mẹ cậu bé muốn ăn cơm, nhưng trong nhà không có hạt gạo nào, cũng chẳng có gì có thể đổi lấy gạo được. Suy nghĩ mãi, cuối cùng cậu bé quyết định đi bộ qua mấy quả núi đến nhà họ hàng hỏi vay ít gạo.

Cậu bé mới tí tuổi đầu đã một mình vượt rừng lội suối, qua mấy ngọn núi, đi bộ mấy chục dặm đường, mượn được một bao gạo nhỏ từ nhà người họ hàng rồi cõng về nhà. Nhìn thấy cha mẹ ăn cơm thơm phức ngon lành, cậu bé quên hết mệt nhọc. Xóm làng biết chuyện đều khen ngợi cậu bé hiếu thảo lại dũng cảm.

🌸 Chữ Hiếu của thanh quan Bao Công

Bao Công, có tên là Bao Chửng, tự Hy Nhân, người Hợp Phì, Lô Châu. Cha ông là Bao Nghi, làm quan Đại phu trong triều, sau này chết được truy phong làm Hình bộ Thị lang. Bao Công ngay từ khi còn bé đã nổi tiếng là người con hiếu thảo, tính tình đôn hậu, chính trực.

Năm Thiên Thánh thứ 5 đời Tống Nhân Tông (năm 1027), ông đỗ Tiến sỹ ở tuổi 28. Đầu tiên ông được bổ nhiệm làm quan Bình sự của Đại Lý Tự, sau đó được bổ nhiệm làm tri huyện Kiến Xương. Khi đó cha mẹ ông tuổi tác đã cao, không muốn cùng ông đi xa nơi đất khách quê người. Không do dự, ông từ quan về nhà chăm sóc cha mẹ già. Lòng hiếu thuận của ông được văn võ bá quan cả triều đình khen ngợi.

Mấy năm sau, cha mẹ ông lần lượt qua đời. Hết thời gian mãn tang, ông vẫn ở nhà lo thờ cúng cha mẹ. Sau này được bà con làng xóm một mực khuyên nhủ, ông mới quay trở lại đường quan lộ của mình.

🌸 Lòng đại hiếu của bậc Thánh nhân Thuấn

Vua Thuấn khi còn nhỏ, cha ông vừa mù vừa điếc, lại vô cùng nóng nảy. Mẹ ông mất sớm, cha ông lấy vợ kế sinh được em trai kế là Tượng. Mẹ kế là người nhỏ nhen ích kỷ, thường nói xấu Thuấn với cha, nên Thuấn thường bị cha đánh mắng.

Nhưng Thuấn là người con đại hiếu, vẫn ân cần hiếu thuận với cha mẹ, nhường nhịn em. Tuy nhiên, mẹ kế vẫn sợ Thuấn được kế thừa một nửa gia nghiệp, nên nghĩ kế hãm hại Thuấn hết lần này đến lần khác.

Thuấn lớn lên trong mắng chửi đánh đập của cha, trong ghen ghét, hãm hại của mẹ kế và em trai, nhưng Thuấn vẫn không hề có chút tâm oán hận họ, cũng chẳng để tâm đến lời nói hành vi độc ác của họ đối với mình.

Năm Thuấn 20 tuổi, danh tiếng hiếu thuận của ông đã vươn xa khắp cõi. Ông được quan địa phương tiến cử với vua Nghiêu. Vua rất cảm động trước tấm lòng hiếu thuận của Thuấn, đã gả con gái cho Thuấn.

Đức hạnh hiếu thảo của Thuấn cuối cùng cũng đã khiến mẹ kế và em trai cảm động, cả nhà hòa hợp vui vẻ. Sau này Thuấn được vua Nghiêu nhường ngôi trị vì thiên hạ, và trở thành một Thánh đế nổi tiếng trong lịch sử, gây dựng thái bình thịnh trị đời Nghiêu – Thuấn.

🌸 Chữ Hiếu của bậc đế vương Hán Văn Đế

Hán Văn Đế Lưu Hằng là con trai thứ 3 của Hán Cao Tổ Lưu Bang. Ông là ông vua nhân từ và là người con đại hiếu, nổi tiếng khắp thiên hạ và được lưu truyền sử sách. Mẹ ông bệnh liệt giường 3 năm, ông thường ở bên chăm sóc, không hề chợp mắt. Tất cả thuốc thang cho mẹ, ông đều đích thân nếm thử rồi mới yên tâm đưa mẹ uống.

Ông tại vị 24 năm, trọng đức trị, hưng lễ nghi, chú trọng phát triển nông nghiệp, khiến nhà Hán sau thời loạn Võ Hậu được dần dần ổn định, dân số tăng nhanh, kinh tế được khôi phục và phát triển, cùng với thời Cảnh Đế trở thành thời thịnh trị “Văn Cảnh chi trị” được lưu truyền trong sử sách.

Hán Văn đế cũng hướng đến việc nương nhẹ cho dân chúng. Các quan bàn với ông rằng phải có pháp luật thật nặng mới có thể răn đe dân không phạm tội, và không nên sửa đổi pháp luật của đời trước để lại. Tuy nhiên, Văn Đế không tán thành. Ông cho rằng: “Pháp luật đúng đắn thì dân tốt; trị tội đúng thì dân theo. Chức trách của các quan lại là dạy dân chúng, hướng dân chúng theo điều tốt. Những kẻ đã không thể hướng dân đến chỗ tốt lại lấy pháp luật không đúng để bắt tội họ, như thế là làm hại dân, làm những điều bạo ngược”.

🌸 Chữ Hiếu theo quan niệm Nho gia

Nho gia giảng: “Bách thiện hiếu vi tiên” (Trăm nết thiện thì chữ Hiếu đứng đầu). Nho gia dạy mọi người làm người quân tử, quang minh chính đại, phụng sự quốc gia. Tiêu chuẩn cao nhất của Nho gia là chữ Nhân. Để trở thành người quân tử, thành bậc nhân đức, thì bước đi đầu tiên là phải làm tròn chữ Hiếu.

Khổng Tử nói: “Hiếu là cái gốc của đức, giáo hóa đức hạnh đều do Hiếu sinh ra. Con ngồi xuống, ta nói cho con nghe. Thân thể, da tóc, là nhận được từ cha mẹ, không được hủy hoại, là khởi đầu của Hiếu. Lập thân hành Đạo, lưu danh hậu thế, để rạng danh cha mẹ, là tận cùng của Hiếu. Đạo Hiếu, bắt đầu bằng phụng sự cha mẹ, tiếp đến là phụng sự quân vương, cuối cùng là lập thân”.

Trong Luận Ngữ có viết: “Người hiếu thuận với cha mẹ, tôn kính anh chị, mà lại thích phạm thượng, chống đối cấp trên, thì rất ít. Người không phạm thượng, chống đối cấp trên mà lại thích tạo phản thì xưa nay chưa từng có. Người quân tử dốc sức tu dưỡng cái gốc. Cái gốc đã vững, thì nguyên tắc đạo đức mới hình thành. Hiếu thuận cha mẹ, tôn kính anh chị là cái gốc của đạo Nhân”.

🌸 Chữ Hiếu của thường dân

Khổng Tử giảng như sau: “Dụng Đạo của Trời, phân chia cái lợi của đất, cẩn thận bản thân, tiết kiệm tiêu dùng, để phụng dưỡng cha mẹ, đó là cái hiếu của thứ dân”.

Điều này có nghĩa là những người dân thường, khi làm việc cần phải hợp với lẽ Trời. Con người phải giữ tròn bổn phận của mình, không được sinh lòng tham và làm những việc ngoài phận sự (Nói một cách thông tục là an phận thủ thường, không trộm cắp hay làm những việc phạm pháp). Họ phải cần kiệm giữ gìn nếp nhà, hiếu kính và phụng dưỡng cha mẹ, đây là chữ Hiếu của bậc thường dân. Tức là, bậc thường dân coi việc an lạc của bản thân, gia đình và việc phụng dưỡng cha mẹ làm đạo Hiếu.

🌸 Chữ Hiếu của người quân tử

Chữ Hiếu của người quân tử là đại hiếu. Khổng Tử nói: “Giáo hóa của bậc quân tử là chữ Hiếu, không phải đến từng nhà hàng ngày nói về Hiếu. Giáo hóa bằng chữ Hiếu, do đó kính trọng các bậc cha mẹ trong thiên hạ. Giáo hóa bằng chữ Đễ, do đó cung kính các bậc huynh trưởng trong thiên hạ. Giáo hóa bằng chữ Thần, do đó tôn kính các bậc quân vương trong thiên hạ”.

Điều này nghĩa là đạo Hiếu mà người quân tử tuân theo không phải chỉ giới hạn trong những người nhà của mình. Mà trái tim người quân tử ôm trọn thiên hạ, nhân từ bác ái, coi tất cả người trong thiên hạ như cha mẹ và anh chị em của mình. Kiểu hiếu thuận này có thể khiến con người trở nên nhân từ và bác ái hơn, chứ không phải là sự ích kỷ và hẹp hòi. Cho nên chữ Hiếu của người quân tử là đại hiếu.

Nếu ai nấy đều tuân theo đạo Hiếu này thì giữa con người với con người, giữa các gia đình, quốc gia với nhau sẽ không có chiến tranh, mâu thuẫn và xung đột. Như vậy, thiên hạ sẽ là người một nhà. Xã hội nhân loại cũng sẽ trở thành thế giới đại đồng, nơi mà tất cả người trong bốn bể đều là anh em một nhà. Ngược lại, nếu con người mất đi nhân đức thì chữ Hiếu chỉ là chiêu bài nhằm bảo vệ tư lợi về một phương diện hẹp hòi nào đó mà thôi. Vậy thì, đạo Hiếu này đã vi phạm tư tưởng của bậc Thánh nhân. Điều này không những không được gọi là Hiếu, mà ngược lại là một tội ác.

🌸 Chữ Hiếu của bậc thiên tử

Chữ Hiếu của bậc thiên tử, Khổng Tử giảng như sau: “Người yêu thương cha mẹ, sẽ không ác với người khác. Người kính trọng cha mẹ, sẽ không khinh nhờn người khác. Yêu thương kính trọng là ở việc hết lòng phụng sự cha mẹ, mà việc giáo hóa đạo đức được thực thi cho bách tính, làm khuôn mẫu cho bốn biển. Đó là cái hiếu của bậc thiên tử vậy”.

Nghĩa là con người có thể coi thiên hạ là nhà, coi dân chúng trong thiên hạ như cha mẹ và con cái mình mà thêm phần cung kính, mến yêu, nên không dám oán hận và coi thường người khác. Dùng nhân đức để giáo hóa và trở thành tấm gương cho tất cả người trong thiên hạ noi theo. Đây chính là đạo Hiếu của bậc thiên tử (thánh nhân, minh quân). Tức là, bậc Thánh nhân hiếu thuận dùng lòng nhân từ và tình yêu thương bao la để tạo phúc cho tất cả chúng sinh trong thiên hạ.

Nguồn: DKN
ST&TK Ảnh: Nét Đẹp Truyền Thống

13/01/2025

✨✨Lòng Người, Dựa Vào Cái Gì Để Nhìn Thấu..
Nước không thử không biết độ sâu, người không kết giao không biết tốt xấu. Không phải tất cả mọi người đều thật lòng đối xử tốt với bạn.

, ,

"Cuộc sống có vị ngọt ngào của hạnh phúc, vị đắng cay của thử thách, và chính điều đó làm nó thêm ý vị."Nét Đẹp Truyền T...
13/01/2025

"Cuộc sống có vị ngọt ngào của hạnh phúc, vị đắng cay của thử thách, và chính điều đó làm nó thêm ý vị."

Nét Đẹp Truyền Thống

🍁🍁🍁"Quy Luật Bảo Toàn: Những Gì Mất Đi Sẽ Được Đền Bù"Trên thế giới này, tồn tại một quy luật vận hành không ngừng nghỉ ...
13/01/2025

🍁🍁🍁"Quy Luật Bảo Toàn: Những Gì Mất Đi Sẽ Được Đền Bù"

Trên thế giới này, tồn tại một quy luật vận hành không ngừng nghỉ được gọi là “bảo toàn”. Nếu bạn mất đi thứ gì đó, tự nhiên sẽ có một cách nào đó bù đắp lại cho bạn. Có câu nói rất hay: *“Tất cả những gì bạn mất rồi sẽ quay trở lại trong tương lai.”* Điều này có nghĩa rằng, khi một cánh cửa đóng lại, một cánh cửa khác sẽ mở ra. Dưới đây là những cách mà Trời cao sẽ đền bù cho bạn khi bạn mất đi những điều quý giá trong cuộc sống.

1. Mất đi tình cảm, bạn sẽ nhận lại một mối duyên tốt đẹp hơn
Trong một mối quan hệ, bạn có thể đã chân thành trao đi mọi thứ, nhưng đổi lại chỉ là tổn thương. Điều này khiến bạn mất niềm tin vào tình yêu và con người. Tuy nhiên, hãy nhìn nhận rằng, những trải nghiệm đau thương ấy giúp bạn hiểu rõ lòng người và trưởng thành hơn.

Khi thời gian qua đi, Trời cao sẽ mang đến cho bạn một mối duyên mới tốt đẹp hơn. Đó có thể là một tình yêu đích thực, đến vào lúc bạn không ngờ tới. Hãy tin rằng, sự chân thành và nỗ lực của bạn sẽ được đền đáp.

2. Thiện tâm sẽ luôn được đáp lại bằng điều tốt đẹp
Bạn có thể cảm thấy bất công khi lòng tốt không được trân trọng, nhưng hãy nhớ rằng: “Người thiện lương sẽ không bị Trời cao bạc đãi.”Thiện ý bạn trao đi, dù không được đáp lại ngay, vẫn sẽ quay trở lại với bạn vào một thời điểm thích hợp.

Khi bạn đối đãi với thế giới bằng sự tích cực, bạn sẽ nhận ra rằng cuộc sống trở nên tươi đẹp hơn. Hãy giữ vững lòng thiện lương, bởi điều tốt đẹp sẽ luôn đến với những người sống tử tế.

3. Tiền bạc mất đi sẽ mở ra những giá trị khác
Sự mất mát về tài chính đôi khi khiến bạn cảm thấy thua thiệt, nhưng không phải lúc nào đó cũng là mất mát thực sự. Nhiều trường hợp, mất mát hôm nay lại là khởi đầu cho những cơ hội lớn hơn trong tương lai.

Ví dụ, một cặp vợ chồng lương thiện cho người thân vay tiền nhưng không được trả lại. Dù thất vọng, nhưng sau này, con cái họ thành công rực rỡ, mang lại cuộc sống sung túc cho gia đình. Những tổn thất trước mắt đôi khi chính là cái giá để đổi lấy may mắn và thành công lâu dài.

4. Khó khăn là cơ hội để tu dưỡng bản thân
Những thử thách và bất công trong cuộc sống là điều không thể tránh khỏi. Nhưng đó cũng là cơ hội để bạn rèn luyện nhân cách và nâng cao nội tâm. Trong gian khổ, bạn học được cách đối diện với bản thân, hiểu rõ giá trị của cuộc sống, và trưởng thành hơn.

🍁Quy luật “bảo toàn” nhắc nhở chúng ta rằng mọi thứ xảy ra đều có lý do. Những gì bạn mất đi hôm nay sẽ quay trở lại dưới một hình thức khác, miễn là bạn biết chấp nhận và kiên nhẫn chờ đợi. Hãy sống thuận theo tự nhiên, tin tưởng vào sự an bài của Trời cao, và bạn sẽ nhận được câu trả lời xứng đáng.

STBT: Nét Đẹp Truyền Thống

12/01/2025

🌹🌹🌹Bước Ra Từ Thế Giới Thứ Ba

Có một cô gái từng bước chân vào thế giới thứ ba, từng ăn mặc và hành xử giống như con trai trong một khoảng thời gian dài. Cô đã nghĩ rằng đó mới chính là con người thật của mình, nhưng cách đây 4 năm, cuộc đời cô lại rẽ sang một hướng khác… Chúng ta hãy cùng lắng nghe cô ấy kể về hành trình đi tìm chính mình, quý vị nhé.

"Lòng tốt không chỉ là hành động, mà còn là một trạng thái tâm hồn vươn đến sự thánh thiện."Nét Đẹp Truyền Thống        ...
12/01/2025

"Lòng tốt không chỉ là hành động, mà còn là một trạng thái tâm hồn vươn đến sự thánh thiện."

Nét Đẹp Truyền Thống

11/01/2025

🌺🌺🌺Bằng Mặt Không Bằng Lòng: Khi Lễ Nghĩa Trở Thành Cái Gậy Chế Ngự Tình Người
Giữa cuộc sống vội vã ngày nay, con người ta dễ dàng đeo lên mình những chiếc mặt nạ. Bề ngoài, chúng ta mỉm cười, bắt tay, trao nhau lời nói tưởng chừng chân thành. Nhưng trong sâu thẳm, có phải lòng người đã xa cách, chỉ còn lại những màn kịch tinh vi của sự “bằng mặt mà không bằng lòng”?
, , ,

"Tâm như giếng cạn, sóng chẳng thể sinh; lòng an nhiên, đời bình thản."Nét Đẹp Truyền Thống
11/01/2025

"Tâm như giếng cạn, sóng chẳng thể sinh; lòng an nhiên, đời bình thản."

Nét Đẹp Truyền Thống

Address

Ho Chi Minh City
70000

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Nét Đẹp Truyền Thống posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to Nét Đẹp Truyền Thống:

Videos

Share