20/12/2023
Dân Miền Nam nào mà xưng hô đồng trang lứa là "cậu" vậy thím Tám?
Bực mình quá xá,phim truyền hình khung cảnh Nam Kỳ ,nhà Nam rặc ròi mà cứ "nước dùng","chần thịt","thịt ba chỉ","nửa lạng thịt" rồi học trò Miền Nam mà cứ "cậu" và "tớ" ,nhé,ấy,đằng ấy,cô ấy,anh ấy,thế ấy....
Người Miền Nam đâu có cậu và tớ.Bạn bè học chung mày tao hết.Có tin 80 tuổi gặp nhau còn mày tao không?
Mày tao là cách xưng hô rất thông dụng và thân thiết ở Miền Nam.Bạn bè mày tao,anh em mày tao,chú bác cũng mày tao với con cháu,vợ chồng đồng tuổi cũng mày tao tuốt
“Dí dầu chồng thấp vợ cao
Qua kinh, nước lớn cõng tao bớ mầy!"
Người Miền Nam trang lứa còn xưng "tui" và "bạn","tui" và "ông" ,"tui" và "bà" ,"mình" và "bạn" ,rồi xưng tên,thí dụ "Hòa" nói cho "Ngọc nghe nè!
Nam Kỳ khi chỉ ngôi thứ ba là "ổng","bả","chỉ","ảnh","cổ","con nọ","thằng kia","ông đó","bà kia kìa","con nhỏ kia","thằng đó"
Không phải bực mình khi coi phim đâu,trên FB,trên những trang Miền Nam nữa.Vài bạn thiếu kinh nghiệm sống,nó dám khẳng định Nam Kỳ bạn bè gặp nhau xưng "cậu"
Cậu cái đầu mày! Bạn bè Miền Nam xưng "cậu" khác gì lấy mắm tôm bỏ vô tô hủ tíu Mỹ Tho
Chữ "cậu" chỉ được người Miền Nam xài trong ngôi xưng hô với người là anh trai hoặc em trai của mẹ mình.Có cậu ruột và cậu họ,cậu bà con
"Nắng hạ đi mây trôi lang thang cho hạ buồn
Coi khói đốt đồng để ngậm ngùi chim nhớ lá rừng
Ai biết mẹ buồn vui khi mẹ kêu cậu tới gần
Biểu cậu ngồi, mẹ nhổ tóc sâu
Hai chị em tóc bạc như nhau"
Khi mẹ nói chuyện với những người mà mẹ cho là em thời mẹ cũng kêu "cậu" và xưng chị, Thí dụ "Chị nói cho cậu út nghe nè"
Người Miền Nam rất thích xưng hô với người đồng tuổi,đồng lứa mà mới quen là "bạn" và "mình" ,không có kiểu "tui nói cậu nghe"
Thí dụ gặp người mới quen ở chổ cafe mà phát hiện ra đồng hương sẽ hỏi :"Bạn quê ở Mỹ Thuận hả?Tui dân Cái Vồn nè"
Nếu hỏi "Cậu ở Mỹ Thuận hả?" là lai Bắc rồi
Chữ "bạn" cũng là chữ dân Nam Kỳ hay xài,người giúp việc xưa kêu là "bạn ở" ,kiếm người ở đợ kêu là "kiếm bạn ở"
Người Miền Nam lớn tuổi hồi xưa hay xưng "qua" và kêu người nhỏ hơn là "chú em".Thí dụ :Chú em làm ơn chỉ cho qua nhà ông bảy thiến heo
Người Miền Nam lớn tuổi thích xưng "con" và "tui" ,"con" và chú hay bác
Thí dụ:
-Con mới ở trển về hả con? Con đi lên trển nhớ mua dùm chú hộp thuốc bổ
Người Miền Nam lớn tuổi mà xưng "tui" và "cậu" cũng là bị lai Bắc rồi.
Nguồn Nguyễn Gia Việt