23/11/2024
Tại sao ta lại dễ cáu gắt với người thân?
(Tình huống rất nhiều người gặp phải - Tìm nguyên nhân và giải pháp tận gốc rễ?)
Có rất nhiều bạn hỏi tôi là lại có thể giữ bình tĩnh trước những áp lực công việc, những người lạ mặt, nhưng lại dễ dàng nổi nóng với chính những người thân? Ở công ty có thể giữ bình tĩnh nhưng về rất dễ nổi nóng với con, xích mích với người bạn đời dù cho những chuyện rất nhỏ.
Thực tế, đây là một vấn đề khá phổ biến mà nhiều người đang gặp phải. Có rất nhiều nguyên nhân:
- Tâm lý "mặt nạ": chúng ta thường nóng giận với người thân vì họ là môi trường an toàn, ta ra ngoài đeo rất nhiều mặt nạ, nên về nhà, ta cưởi mặt lạ ra rất dễ trút cho họ. Họ sẽ ko oán trách giận hờn ta. Đôi khi họ thấu hiểu lắng nghe ta.
- Chúng ta thường xem những người thân yêu là một phần không thể thiếu trong cuộc sống, nên đôi khi quên mất việc trân trọng và cảm ơn họ. Vì quá quen thuộc, chúng ta dễ dàng có những hành vi vô thức, những hành động mà bạn cho rằng dù thế nào họ cũng sẽ bỏ qua.
- Áp lực tích tụ: Suốt cả ngày, chúng ta phải đối mặt với rất nhiều áp lực từ công việc, cuộc sống. Khi về nhà, thay vì được thư giãn, chúng ta lại mang theo những căng thẳng đó và vô tình trút lên người thân.
- Mong đợi quá cao: Cụ thể là khi căng thẳng tâm Tham dễ vận hành mạnh, chúng ta thường có những kỳ vọng nhất định về người thân, và khi họ không đáp ứng được, chúng ta dễ cảm thấy thất vọng và bực tức (Sân) và dễ nói ra những lời nói khiến người thân bị tổn thương (Si)
- Mệt mỏi về cảm xúc: Sau một ngày dài làm việc, năng lượng cảm xúc của chúng ta đã cạn kiệt. Lúc này, chỉ cần một chuyện nhỏ cũng đủ để chúng ta bùng nổ.
Với tình huống này, thông thường tôi sẽ khuyên các bạn:
- Nhận biết và chấp nhận cảm xúc: Đầu tiên, hãy thừa nhận rằng mình đang cảm thấy căng thẳng và mệt mỏi. Đừng cố gắng kìm nén cảm xúc, hãy cho phép bản thân được trải qua chúng. Hãy quan sát tâm của mình ngay tại lúc sự phản ứng diễn ra. Khi nhận biết được cảm xúc bạn sẽ tập dần việc quản lý cảm xúc của chính mình.
- Tránh tiếp xúc với đối tượng (Cắt xúc): Khi nhận thấy dấu hiệu cảm xúc đang có những bất ổn, dễ nóng giận hãy tạm thời hạn chế tiếp xúc với người khác. Hoặc chậm lại vài giây, suy xét kỹ lưỡng trước khi giao tiếp.
- Giao tiếp cởi mở: Chúng ta thường có xu hướng cố gắng chịu đựng cảm xúc và ít chia sẻ. Đặc biệt là với phái mạnh thì điều này càng khó. Hãy chia sẻ với người thân về những cảm xúc của mình. Họ sẽ hiểu và thông cảm cho bạn hơn. Đặc biệt là khi có các áp lực.
Những tình huống trong cuộc sống và cách hành xử thể hiện rất rõ bản thân của bạn. Cách hành xử phần nhiều do xu hướng tính cách. Điều này tôi sẽ chia sẻ rất kỹ trong lớp Thấu hiểu nhân tâm - có kèm giải pháp. Bạn có thể tham gia lớp để hiểu hơn cách giải quyết đối với tình huống trên cũng như nhiều tình huống khác. Hiểu mình để thương mình, hiểu người để thương người và sống hài hòa hơn. Chắc chắn đây là điều mà ai trong chúng ta cũng mong muốn hướng tới.
Bạn có gặp tình huống như trên không? Hãy chia sẻ trải nghiệm 👇🏼 nhé!