Le Retour Nostalgique

Le Retour Nostalgique Le Retour Nostalgique được thành lập bởi các học sinh Chuyên Sử của trường THPT
(6)

Một vài câu chuyện xoay quanh cái tên “Julius Caesar”Họ Julius xuất phát từ việc ông này là người của của gia tộc Julia,...
15/03/2024

Một vài câu chuyện xoay quanh cái tên “Julius Caesar”

Họ Julius xuất phát từ việc ông này là người của của gia tộc Julia, một trong những dòng họ quý tộc cổ xưa nhất ở La Mã cổ đại. Tuy nhiên, cái tên Caesar có thể có bốn nguồn gốc khác nhau theo các nguồn La Mã.

Đầu tiên, có thể Caesar sinh ra bằng phương pháp mổ đẻ (caesus hay caedere có nghĩa là "cắt" hoặc "mổ" trong tiếng Latin). Thứ hai, Caesar có thể có mái tóc dày, trong tiếng Latin là “caesaries”. Thứ ba, ông có thể có tròng mắt màu xám, tiếng Latinh “oculis caesiis”. Cuối cùng, cái tên Caesar có thể đã trở nên nổi tiếng từ việc giết voi chiến trong Chiến tranh Punic.

Cái tên này có thể xuất phát từ tiếng Moor hoặc Punic (Carthage/Phoenicia) nghĩa là voi: “caesai”. Hầu hết các nhà sử học cho rằng giả thuyết cuối cùng là hợp lý nhất. Điều này là do Caesar đã phát hành đồng xu có hình ảnh những con voi.

Cái tên tiếp tục được “thờ” trong khoảng 2000 năm sau.

Cái tên Caesar đã trở thành từ để chỉ danh hiệu "Hoàng đế", lúc đầu là Hoàng đế La Mã, sau đó được copy bởi bất kỳ Hoàng đế phương Tây nào nói chung.

Cái tên Caesar tiếp tục được phiên âm sang các phiên bản ngôn ngữ khác của danh hiệu Hoàng đế: Kaiser của Đức, Sa Hoàng của Nga… đều có nguồn gốc từ tên của Caesar.
Danh hiệu "Sa Hoàng" vẫn được sử dụng cho đến năm 1945, sau khi Sa hoàng Simeon II của Bulgaria thoái vị, sau hơn 2000 năm kể từ sự kiện "23 lỗ" của quý ngài độc tài. 🐧

Kể cả sau năm 1945, cái tên “Caesar” tuy không dùng để chỉ danh hiệu “Hoàng đế” nữa nhưng vẫn là một dòng tên xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Mỹ, Vương quốc Anh hay Canada…

P/s: Tưởng tượng mấy ông “Hoàng đế” khắp nơi tranh nhau nhận cái danh hiệu "mổ", “tóc dày”, "voi", "mắt xám" 🐧

Đứa con của Xích LongTrong văn hóa phương đông, rồng được coi là biểu tượng của Thiên tử. Rồng xuất hiện là dấu hiệu của...
10/02/2024

Đứa con của Xích Long

Trong văn hóa phương đông, rồng được coi là biểu tượng của Thiên tử. Rồng xuất hiện là dấu hiệu của chân mệnh Đế vương xuất thế.

Rồng được ghi nhận từ rất sớm, bằng chứng sớm nhất từng được ghi nhận về loài này là từ những nền văn hóa đầu tiên của nền văn minh Trung Hoa, cụ thể là các địa điểm thuộc nền văn hóa Hồng Sơn, có niên đại khoảng 4500-3000 năm trước Công nguyên, rất lâu trước khi có bất kỳ ghi chép bằng văn bản nào về sinh vật này xuất hiện.

Hình tượng loài rồng càng ngày càng trở nên cao quý với những câu chuyện ảo ma hơn cả việc “Quang Trung đòi Lưỡng Quảng”. Trong đó, câu chuyện về Hoàng đế Lưu Bang – Cao Tổ của nhà Hán là chú ý hơn cả.

Theo Sử Ký của Tư Mã Thiên, bố (của) Lưu Bang sau khi ra bờ ao hóng gió thì thấy vợ (mẹ Lưu Bang) đang ngủ mơ. Ông được cho rằng là đã nhìn thấy một con rồng đỏ bay khỏi đó (Thiên hạ đồn là Xích Đế), đi kèm là hiệu ứng mây mù đan xen mấy tia sét giật đùng đùng ngầu lòi các kiểu.

Bạch Miêu vừa đi, Xích Long đã tới. Vậy là chúng ta lại đứng trước một bước chuyển lớn của chu kỳ thiên can địa chi.Tron...
09/02/2024

Bạch Miêu vừa đi, Xích Long đã tới. Vậy là chúng ta lại đứng trước một bước chuyển lớn của chu kỳ thiên can địa chi.

Trong một năm qua, chúng ta đã cùng nhau thực hiện một chuyến hải trình vĩ đại qua đại dương trí thức. Từ tiếng súng đêm giao thừa của Đô đốc Đặng Tiến Đông, tới tiếng pháo của Cách mạng Pháp.

Dù có nhiều khó khăn, dù đôi lúc có “chìm” dưới muôn trùng biển sâu. Nhưng thật hạnh phúc khi đến bây giờ, chúng mình vẫn được đồng hành cùng các bạn trên chuyến hải trình tri thức.

Thay mặt các thành viên trong dự án, mình xin chúc các bạn độc giả một năm mới vạn sự hanh thông, khang ninh lợi cát.

Mong sao mỗi chúng ta sẽ mãi là những ngôi sao phản chiếu trên đại dương trí thức.

BourdalouCác nàng công chúa trong chuyện cổ tích luôn xinh đẹp trong những bộ váy lồng chim lộng lẫy và rạng rỡ. Nhưng b...
21/01/2024

Bourdalou

Các nàng công chúa trong chuyện cổ tích luôn xinh đẹp trong những bộ váy lồng chim lộng lẫy và rạng rỡ. Nhưng bạn đã bao giờ thắc mắc, họ đáp lại lời gọi của mẹ thiên nhiên khi đang bận lễ phục như thế nào hay chưa?

Câu trả lời chính là bourdalou, một loại bô cầm tay bằng sứ mà người hầu của các quý cô luôn mang theo. Mỗi khi họ phải giải toả nỗi buồn, họ sẽ tìm chỗ kín rồi tự bản thân hoặc nhờ người hầu đưa bourdalou luồn vào dưới váy. Khi đó, họ có thể thoải mái hé mắt phượng mà không cần phải cởi bỏ bộ lễ phục vô cùng cầu kỳ và nặng nề xuống.

Theo truyền thuyết, dụng cụ vệ sinh này được đặt tên theo tên nhà thuyết giáo người Pháp Louis Bourdaloue. Nguyên nhân là do ông này luôn có những bài thuyết giảng lâu đến nỗi ai cũng phải đi thải lũ trong khi nghe giảng. Nhưng thời đấy châu Âu chưa có khái niệm nhà vệ sinh, nên những người phụ nữ không thể nào tìm được chỗ giải toả gần nhà thờ. Cho nên họ đã phát minh ra dụng cụ này.

Người La Mã cũng như Hy Lạp có thói quen ghi chữ lên những viên đạn đá của họ. Nội dung thường là tên đơn vị, người ném,...
02/01/2024

Người La Mã cũng như Hy Lạp có thói quen ghi chữ lên những viên đạn đá của họ. Nội dung thường là tên đơn vị, người ném,.. đôi khi là những câu chữ và hình vẽ mang tính chọc tức đối thủ.

Dưới đây là một số chữ được khắc trên những viên đạn dùng trong chiến dịch vây hãm Perusia năm 41 trước công nguyên.

Năm mới kể chuyện xưaThời Lê Trung Hưng, vua Lê chúa Trịnh bên cạnh công việc điều hành đất nước, còn phie thường xuyên ...
01/01/2024

Năm mới kể chuyện xưa

Thời Lê Trung Hưng, vua Lê chúa Trịnh bên cạnh công việc điều hành đất nước, còn phie thường xuyên chủ trì các đại lễ quan trọng của triều đình.

Trong đó, lễ tế đầu năm là một trong những nghi lễ quan trọng nhất. Do đó, vua và chúa cũng có hẳn một ngày nghỉ trước giao thừa chỉ để tắm rửa, trai tịnh, chuẩn bị tập trung tinh thần cho đại lễ. Qua thời gian, việc vua và chúa tắm rửa còn trở thành một nghi lễ quan trọng được tổ chức và bảo vệ nghiêm ngặt.

Cụ thể:
Từ ngày 29, quân thị vệ các nơi phải đi tuần nơi “tắm” cho chúa. Ngay khi có hiệu lệnh trống là tất cả vào vị trí sẵn sàng ngay lập tức.

Sớm ngày 30, nghi lễ diễn ra, các đơn vị quân thân vệ theo hiệu trống đưa chúa đi tắm. Sau khi chúa tắm xong, quan văn võ xếp hàng vào lạy mừng. Sau khi nhận lễ xong, chúa Trịnh lên xe hồi cung.

Cũng trong hôm đó, toàn bộ lính thị vệ riêng của vua Lê (khoảng 3000 quân) kéo ra đứng túc trực dọc đường xa giá. Vua ngự ra sông tắm rồi hồi cung. Đợi tới mùng 1 các quan mới vào chúc Tết vua.

Trăm năm trồng cây(Bạn đọc gửi page)Từ xưa, gỗ là một trong các tài nguyên quan trọng sử dụng trong quân sự tại Châu Âu....
30/12/2023

Trăm năm trồng cây

(Bạn đọc gửi page)

Từ xưa, gỗ là một trong các tài nguyên quan trọng sử dụng trong quân sự tại Châu Âu. Từ đóng thuyền, xây công sự tới chế tạo vũ khí chất lượng cao,… không gì là không cần tới gỗ. Mà gỗ muốn đủ chất lượng phục vụ cho quân sự thì cần trên trăm năm tuổi.

Chính vì thế, các quốc gia Châu Âu từ xưa đã rất chú trọng bảo vệ rừng và phát triển lâm nghiệp. Ở các thành bang Hy Lạp cổ đại, có những khu “rừng thiêng” chỉ được phép khai thác trong trường hợp bất khả kháng để phục vụ quân sự. Nếu tự ý khai thác hoặc bất cẩn gây hư hại cho rừng sẽ bị nghiêm trị.

Nổi tiếng nhất là khu rừng thông ở Amphipolis. Đây là khu rừng hàng trăm năm tuổi, chuyên cung cấp gỗ đóng tàu cho hạm đội Athens danh tiếng. Người Athens đã xây cả một pháo đài để canh giữ khu rừng và bảo vệ quân cảng ở gần đấy.

Sau này, khi Phillip II xứ Macedonia tây chinh nhất thống Bắc Hy Lạp, gỗ khai thác từ khu rừng này lại được sử dụng để chế tạo những trường thương sarissa khét tiếng.

Tới thời trung cổ, gỗ thuỷ tùng là một trong các loại gỗ quan trọng để chế tạo các loại trường cung mà quân đội châu Âu thường dùng. Tuy nhiên, cây thuỷ tùng phải trên trăm năm mới đủ lớn để chế cung. Cho nên các nhà thờ ở châu Âu, nhất là Anh, thường trồng kín cây này xung quanh để tu sửa nhà thờ và chế cung khi cần thiết.

Một trong những câu chuyện nổi tiếng về việc trồng rừng và giữ rừng ở châu Âu là trong thời kỳ Chiến tranh Napoleon, thủ đô Copenhagen của Đan Mạch đã bị tên lửa của quân Anh thiêu rụi và toàn bộ hạm đội của họ đã bị bắt về Anh hoặc đánh đắm.

Để trả mối thù này, quân đội Đan Mạch ngay lập tức trồng 90000 cây sồi để sau này con cháu có gỗ đóng thuyền sang Anh rửa hận (Gỗ sồi đủ chất lượng để đóng chiến thuyền phải trên 150 năm tuổi - khoảng 5 thế hệ người)

Tới năm 2007, bộ trưởng nông nghiệp Đan Mạch báo cáo với bộ quốc phòng là gỗ đã đủ chất lượng đóng chiến thuyền. Nhưng do từ giữa thế kỷ 19, công nghệ đóng tàu thép đã hoàn thiện nên gỗ không cần dùng cho công nghiệp hàng hải nữa. Nên khu rừng này được dùng để cung cấp gỗ cho tu sửa các công trình lịch sử và phục dựng chiến thuyền Viking.

Tại Thụy Điển cũng xảy ra một câu chuyện gần tương tự: Năm 1830, quân đội Thuỵ Điển quyết định trồng 300.000 cây sồi để trăm năm sau con cháu dùng đóng thuyền. Nhưng đến nay công nghiệp đóng tàu đã không cần đến nhiều gỗ như trước nữa, nên họ cũng chuyển sang dùng cho mục đích phục dựng lịch sử.

Nhà phát minh thời cổ đạiHeron xứ Alexandria, là một nhà toán học, nhà vật lý và nhà phát minh sinh ra ở xứ Alexandria -...
29/12/2023

Nhà phát minh thời cổ đại

Heron xứ Alexandria, là một nhà toán học, nhà vật lý và nhà phát minh sinh ra ở xứ Alexandria - Ai Cập trong thời kỳ thống trị của Đế chế La Mã. Không rõ ông là người Hy Lạp hay người Ai Cập bị Hy Lạp hoá, nhưng hàng loạt sáng kiến, ý tưởng của ông được sử dụng rộng rãi ngày nay:

Về toán học: Ông là người đầu tiên đề cập đến sự tồn tại của số ảo, là người đặt nền móng cho bộ môn đại số và là người đầu tiên chứng minh cũng như công thức hoá cách tính diện tích hình tam giác.

Về vật lý: ông là một trong số ít những nhà khoa học thời đó nhận ra sự dãn nở của vật chất do ảnh hưởng bởi nhiệt đồ môi trường. Từ đó, ông đã đề xuất chế tạo nhiệt kế.

Về công nghệ: Ông là cha đẻ của nhiều phát minh “đi trước thời đại” như:

Đài phun nước thuỷ tĩnh (không cần dùng máy bơm để phun nước)

Các loại máy tự hành như máy đánh đàn tự động, máy bán hàng tự động,…

Động cơ hơi nước (do hạn chế về công nghệ nên không thể ứng dụng thực tế)

Và nhiều phát minh cổ đại khác được cho là do ông phát minh.

Chó cắn Lã Động Tân, không biết lòng người tốt Lã Động Tân là một trong Bát Tiên của Đạo gia. Thời nhà Tống, ông được sắ...
28/12/2023

Chó cắn Lã Động Tân, không biết lòng người tốt

Lã Động Tân là một trong Bát Tiên của Đạo gia. Thời nhà Tống, ông được sắc phong là Diệu Đạo Chân quân và được suy tôn là một trong các Tổ sư của Toàn Chân phái danh tiếng.

Tương truyền, ông từng kết bái huynh đệ với một chàng trai mồ côi nhà nghèo tên Cẩu Diễu. Ông lại còn mời anh ta đến ở tại nhà mình, động viên anh ta chịu khó học hành để xây dựng công danh.

Được một thời gian thì có một vị khác tới chơi, người này thấy Cẩu Diễu tuấn tú lại chăm học nên ngỏ ý muốn gả em gái cho chàng. Nhưng Lã Động Tân muốn Cẩu Diễu chăm chuyên tâm học hành nên từ chối. Dù vậy thì Cẩu Diễu đã ái mộ thiếu nữ kia nên lập tức đồng ý ngay.

Thế là Lã Động Tân ra điều kiện họ Cẩu rằng muốn lấy vợ thì phải cho vị đại huynh kết nghĩa đây ở cùng tân nương ba hôm đầu.

Cẩu Diễm lúc này đã quá mong có vợ rồi, lại tin tưởng vào nhân cách của vị huynh trưởng kết nghĩa nên đồng ý ngay.

Ba đêm tân hôn đầu tiên, tân nương đều đeo khăn che mặt vào ngồi trên giường đợi Cẩu Diễm. Còn Cẩu Diễm lại bí mật rời khỏi phòng để ông anh Lã Động Tân vào thay. Cả ba đêm, Lã Động Tân đều thắp đèn đọc sách tới sáng.

Tới đêm thứ 4, Cẩu Diễu vào phòng thấy vợ khóc lóc oán trách anh lạnh nhạt. Cẩu Diễm vội hỏi chuyện, nghe vợ kể lại chuyện 3 đêm trước mà Diễu ngẩn ra cả nửa ngày trời. Cuối cùng anh mới hiểu ra là Động Tân làm vậy là để khích lệ mình dù có vợ nhưng vẫn phải chăm chỉ học hành.

Hai vợ chồng cảm động quyết tâm sau này phải đền đáp ơn của Lã Động Tân.

Vài năm sau Cẩu Diễu thi đỗ được đề đạt đi xa làm quan to. Tám năm sau nữa, nhà Lã Động Tân không may bị cháy lớn, gia sản hóa thành đống tro bụi. Ông phải dựng tạm một căn nhà tranh cho vợ con chú tạm rồi vượt ngàn dặm tìm Cẩu Diễu nhờ giúp đỡ.

Gặp nghĩa huynh, Cẩu Diễn vô cùng mừng rỡ, nhất quyết giữ lại ông ở lại đến một tháng trời nhưng không đề cập gì đến việc giúp đỡ nghĩa huynh. Cho rằng nghĩa đệ đã quên ân tình xưa, Lã Động Tân bỏ về mà không cáo biệt.

Nhưng Lã Động Tân về đến nhà thì thấy một ngôi nhà mới. Trước cửa lại treo hai tấm vải trắng báo hiệu tang sự. Ông hốt hoảng vào nhà thì thấy giữa nhà có một cỗ quan tài, xung quanh là vợ con ông đang khóc lóc thảm thiết.

Trông thấy ông thì vợ ông khiếp sợ kêu lên: “Chàng, chàng là người hay là ma?”

Phải mất hồi lâu ông mới thuyết phục được vợ mình là mình vẫn còn sống. Sau đó vợ ông mới cho biết là ông vừa nhà đi ít ngày thì có người đến dựng giúp ngôi nhà. Giữa trưa hôm trước, lại có nhóm người đến mang theo một cỗ quan tài, bọn họ nói:

“Lã Đông Tân khi đang ở nhà Cẩu Diễu thì bị bệnh chết.”

Lã Động Tân nghe xong, biết là Cẩu Diễu giở trò. Ông cầm rìu ra bổ quan tài làm đôi, thì thấy bên trong toàn là kim ngân châu báu, bên trên còn có một phong thư, viết:

“Cẩu Diễu không phải là phụ lòng huynh, xin tặng huynh số kim ngân này và một căn nhà. Huynh khiến thê tử ta giữ phòng trống, ta khiến thê tử huynh khóc đoạn trường”.

Từ đó trở đi, hai nhà Lã Động Tân và Cẩu Diễu càng thêm thân thiết. Từ câu chuyện này, người ta mới có điển tích rằng:

“Cẩu Diễu Lã Động Tân, bất thức hảo nhân tâm” tức là “Cẩu Diễu Lã Động Tân, không biết lòng tốt của nhau” - ý nói hai là hai người này không hiểu rõ lòng tốt của nhau.

Nhưng vì “Cẩu Diễu” (苟杳; Cẩu Liễu) và “Cẩu giảo” (狗咬) đồng âm nên câu này dần biến đổi thành “Chó cắn Lã Động Tân, không biết lòng người tốt”.

🎶 Chúng ta là một liên bang không thể tách rời 🎶
26/12/2023

🎶 Chúng ta là một liên bang không thể tách rời 🎶

Ngày hôm nay năm xưa: Ngày  25 tháng 12 năm 800, Giáo hoàng Leo III thực hiện lễ Gia miệng cho Hoàng Đế Karl I (Tức Char...
25/12/2023

Ngày hôm nay năm xưa:

Ngày 25 tháng 12 năm 800, Giáo hoàng Leo III thực hiện lễ Gia miệng cho Hoàng Đế Karl I (Tức Charlemagne) trở thành hoàng đế đầu tiên của Đế chế La Mã Thần thánh (Holy Roman Empire - HRE)

Ông là con thứ hai trong gia đình Hoàng tộc Đế chế Frank. Sau khi anh trai mất vào năm 768, ông trở thành vua của người Frank. Dưới sự lãnh đạo của ông, người Frank đã đạt hết chiến thắng này tới chiến thắng khác trong
hàng chục năm chinh chiến.

Tới thời điểm năm 800, đế chế của ông đã rộng tới hơn 1 triệu ki-lô-mét vuông. Dân số ước chừng lên tới khoảng 10-20 triệu. Văn hoá, học thuật cũng khởi sắc với phong trào "Phục hưng Carolingian". Dưới sự chủ trì của ông, xã hội Tây Âu dần phục hồi sau hàng trăm năm khủng hoảng khi Đế chế Tây La Mã sụp đổ.

Không chỉ là một nhà chinh phục, ông còn là một vị Hoàng đế sùng đạo khi hết sức bảo vệ quyền lợi của Giáo hoàng. Ông đã có công cứu thoát Giáo hoàng Leo III khỏi âm mưu vu khống và lật đổ. Tiếp đó trực tiếp đứng ra bảo vệ cho ngôi vị của Giáo hoàng. Từ đó mở ra truyền thống hợp tác giữa các vị vua Châu Âu thời Trung cổ và Nhà Thờ.

Quyền lực của Giáo hoàng nói riêng và Giáo hội nói chung lớn mạnh từ đây.

Một tấm bưu thiếp Giáng sinh năm 1916 từ mặt trận Salonika Hy Lạp với hình ảnh những người lính đại diện cho quân đội cá...
24/12/2023

Một tấm bưu thiếp Giáng sinh năm 1916 từ mặt trận Salonika Hy Lạp với hình ảnh những người lính đại diện cho quân đội các nước thuộc phe Hiệp ước tại đây.

P/s có ai nhận ra thứ gì quen thuộc trong bức ảnh không

Nước Nam vốn trọng chữ thầyĐạo học từ xưa vốn được nhân dân ta coi trọng. Và góp phần làm sáng truyền thống học tập quý ...
20/12/2023

Nước Nam vốn trọng chữ thầy

Đạo học từ xưa vốn được nhân dân ta coi trọng. Và góp phần làm sáng truyền thống học tập quý báu của dân tộc có một phần công lao vô cùng to lớn của những người thầy. Người thầy là người dạy học trò cả về mặt chữ và mặt nghĩa, là người đào tạo những “nguyên khí” cho quốc gia. Chính bởi lẽ đó mà nước Nam ta từ xưa đến nay luôn “trọng chữ thầy”.

Trước hết, cái “trọng” đó được thể hiện từ thời xa xưa. Sinh ra trên mảnh đất có truyền thống tôn sư trọng đạo đáng quý, hẳn không người Việt Nam nào không nhớ mấy câu:

“Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” hay “Không thầy đố mày làm nên” hoặc “Chữ thầy trong cõi người ta/Dặm dài hoa nắng trời xa biển đầy”,...

“Một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy” như lời nhắc nhở mỗi người phải biết ơn người dìu dắt, dạy dỗ mình, từ điều nhỏ nhặt nhất. Rồi công lao to lớn của thầy cô còn được so với ‘dặm dài hoa nắng trời xa biển đầy”. "Hoa" vốn là một hình ảnh đẹp, ở đây còn là dặm hoa có thể hiểu rằng rất đẹp, hoa đẹp nhất khi gặp nắng, "trời" ý chỉ vũ trụ vĩnh hằng, "biển" có nước chẳng bao giờ cạn. Như vậy công lao của thầy cô chính là những điều đẹp đẽ nhất, trường tồn và luôn xứng đáng được ngợi ca. Tất thảy đã thể hiện rõ tấm lòng trân trọng đặc biệt hình thành từ trong tiềm thức của người xưa với công ơn to lớn, vĩ đại của người thầy.

Đặc biệt trong xã hội xưa, người thầy được coi là biểu tượng cao quý của sự học, người thầy giống như một biểu tượng của đạo đức, nhân cách để người học trò noi theo. Trong ba vị trí đặc biệt quan trọng của xã hội xưa “Quân - Sư - Phụ” thì người thầy chỉ đứng sau vua, là người được xã hội đặc biệt coi trọng và tôn vinh. Bởi thế người thầy luôn được các bậc thánh minh, nhân dân trọng dụng. Tích xưa kể lại từ thời Hùng Vương dựng nước, các vua Hùng đã rất coi trọng việc học, cho mời cả thầy, cô đến dạy học cho các công chúa hoàng tử. Khi thầy, cô tạ thế, vua trọng công lao của thầy, cô khi còn sống nên cho an táng đàng hoàng và đồng thời lập miếu để thờ cúng, hương hỏa. [a]Hay như cha mẹ trạng nguyên Duy Trĩ, vì sự học của con mà không tiếc con trâu duy nhất trong nhà để kính Tiên sư. Bởi vậy ta mới thấy được người xưa trọng cái tài, cái tâm của người thầy đến mức nào. Chẳng thế mà từ xưa mới có đạo lí “Muốn sang thì bắc cầu kiều / Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”.

Thời xưa xã hội còn nghèo khó, thiếu thốn nhiều, không phải gia đình nào cũng có khả năng cho con đi học. Ngày ấy,nhờ có những người thầy từ bỏ chốn quan trường về quê, mở lớp dạy học cho con nhà nghèo mà không ít học trò nghèo đã được đi học và đỗ đạt thành danh. Vì thế, ngày xưa, chỉ có thầy mới thực sự là người có thể dạy chữ cho con em nhân dân. Bởi vậy mà những người học trò khi xưa ấy từng được dạy dỗ, sau này, dù có thành tài hay không đều có sự tôn trọng, biết ơn đặc biệt với người thầy của mình.

Như xưa có gương Hồ Công, một người rất mực trọng thầy, chẳng những trọng khi hiển đạt, đối xử với thầy một mực kính cẩn, ngay cả khi thầy mất, vào ngày giỗ không năm nào ông không chuẩn bị vật tế chu đáo.

Hay đến gương vua Lê Hiến Tông, bậc minh quân đứng trên vạn người vẫn cúi đầu bái ân sư,...Đó quả thực là những minh chứng sáng ngời cho cái tấm lòng trọng người thầy từ xưa của dân ta.

Vì đâu mà đến tận ngày nay “ chữ thầy” vẫn được “trọng” như thế? Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao sứ mệnh của người thầy giáo. Người từng nói: “Có gì vẻ vang hơn là nghề đào tạo những thế hệ sau này tích cực góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản?. Người thầy giáo tốt – thầy giáo xứng đáng là thầy giáo – là người vẻ vang nhất…, những người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh… Nếu không có thầy giáo dạy dỗ cho con em nhân dân, thì làm sao mà xây dựng CNXH được? Vì vậy nghề thầy giáo rất là quan trọng, rất là vẻ vang”.

Thấm nhuần lời dạy của Bác và tiếp nối đạo lí tốt đẹp từ xa xưa , ngày nay, người thầy vẫn giữ một vị trí vô cùng quan trọng và nhận được rất nhiều tình cảm, sự tôn trọng của toàn xã hội. Tiến đến xã hội ngày nay khi khoa học kỹ thuật phát triển, nhiều công nghệ, trí tuệ nhân tạo như AI có thể tham gia vào quá trình giáo dục nhưng có lẽ sẽ không gì có thể thay thế được vị trí của người thầy. Bởi lẽ, người thầy là người gieo vào tâm hồn học trò những điều tốt đẹp, dạy học trò trưởng thành cả về mặt đạo đức, nhân cách. Dù các công nghệ, trí tuệ nhân tạo có hiện đại, tối tân đến đâu cũng chỉ là phương tiện mang tính hỗ trợ. Thầy là người truyền ngọn lửa ham học cho học trò, khơi lên trong học trò những ước mơ, hoài bão. Người thầy là người định hướng tri thức để học trò tìm tòi khám phá, là người dìu dắt, dõi theo từng bước đi của học trò trên con đường chạm tới thành công. Đó là những điều mà công nghệ hay khoa học không thể làm được.
Và để xứng đáng với tấm lòng người thầy, những học sinh sinh viên ngày nay càng phải biết thể hiện thái độ kính trọng, biết ơn với các thầy cô giáo dạy dỗ mình nên người, ra sức học tập rèn luyện để trở thành những công dân có ích cho xã hội. Đặc biệt, Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm chính là dịp để xã hội tôn vinh, tri ân những người làm thầy, là dịp để học trò thể hiện tấm lòng thành kính “Tôn sư trọng đạo” với thầy cô của mình.
Có thể nói, tấm lòng “trọng thầy”, đạo lí “Tôn sư trọng đạo” dù ở ngày xưa hay hôm nay và mãi mãi mai sau vẫn luôn là một nét đẹp không gì có thể thay thế được của dân tộc Việt Nam. Dù ở đâu, thời nào, người thầy vẫn giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội.

Chuyện Alcibiades phát lươngAlcibiades là danh tướng Athens thời kỳ chiến tranh Peloponnese. Ông được sử gia Plutarch đặ...
19/12/2023

Chuyện Alcibiades phát lương

Alcibiades là danh tướng Athens thời kỳ chiến tranh Peloponnese. Ông được sử gia Plutarch đặt biệt danh là “Con tắc kè hoa thành Athens” nhờ tài biến hoá và thích ứng linh hoạt trong mọi hoàn cảnh. Sinh thời, ông nhiều lần phe, nhưng hễ về phe nào thì phe đấy lật ngược tình thế.

Sử gia Thucydides - một người đồng liêu cùng quê với ông - chép lại một câu chuyện về sự xảo quyệt của Alcibiades:

Lúc bấy giờ, Alcibiades đang đầu quân cho phe Ba Tư. Sau khi bày mưu giúp Ba Tư và Sparta dồn Athens vào thế khó. Ông lại thấy ân hận vì đẩy quê hương vào cảnh hiểm nguy và lo sợ khi kết thúc chiến tranh sẽ bị thanh trừ.

Cho nên khi được giao nhiệm vụ phát lương cho lính thuỷ Sparta. Ông cố tình chỉ phát 1/2 số tiền lương mà đáng lẽ ra binh lính có thể nhận được. Đã vậy, thỉnh thoảng Alcibiades còn nợ lương của binh lính.

Phẫn nộ trước việc bị thiếu lương và nợ lương, các tướng lĩnh thuỷ quân Sparta đã kéo nhau đến gặp các tướng Ba Tư để kiện Alcibiades. Trước sự phẫn nộ của các tướng lĩnh Sparta và Ba Tư, Alcibiades đã bình tĩnh giải thích rằng:

Số tiền lương hiện nay là quá nhiều so với mức sống cần thiết của binh lính. Nên nếu trả đầy đủ sẽ khiến binh lính chìm vào vui chơi và quên mất rèn luyện chuẩn bị chiến đấu. Cho nên, ông cố tình phát lương chỉ vừa đủ sống và vui chơi mức tối thiểu. Ngoài ra, việc nợ binh lính một khoảng tiền nhất định cũng khiến họ trung thành hơn và không muốn đào ngũ.

Trước lý luận vô cùng thuyết phục của Alcibiades, các tướng lĩnh Ba Tư gật gù khen ngợi, còn tướng lĩnh Sparta thì tức giận ra về. Sau đó, mặc dù không chính thức, nhưng người Sparta dần mất nhiềm tin vào người Ba Tư và liên minh đôi bên dần tan vỡ. Nhờ đó phe Athens có thêm thời gian củng cố binh lực và phản công.

Có thể bạn đã biếtTrong suốt cuộc đời binh nghiệp của mình, Napoleon đã chỉ huy 81 trận đánh và chiến thắng 70 trận (tỉ ...
15/12/2023

Có thể bạn đã biết

Trong suốt cuộc đời binh nghiệp của mình, Napoleon đã chỉ huy 81 trận đánh và chiến thắng 70 trận (tỉ lệ thắng trận 86,41%)

Ông hiện đang là vị tướng có số trận thắng được ghi nhận nhiều nhất trong lịch sử thế giới và tỉ lệ thắng trận thuộc top đầu lịch sử quân sự.

Minh hoạ: Bản đồ vị trí các trận đánh của Napoleon

Vào một ngày mùa đông giá rét, trên những con đường của khu Palais – Royal vốn nổi tiếng là “ám muội” ở Paris. Một chàng...
11/12/2023

Vào một ngày mùa đông giá rét, trên những con đường của khu Palais – Royal vốn nổi tiếng là “ám muội” ở Paris. Một chàng sĩ quan trẻ tuổi, quần áo cũ mèn, giọng nói không được chuẩn; tới nói chuyện với một cô gái trẻ. Không ai biết cuộc gặp mặt của hai người đã kết thúc như thế nào. Chỉ biết là chàng sĩ quan sau đó phấn khích tới độ; ngay khi trở về Dinh thự Cherbourg – chàng sĩ quan đã viết những dòng sau:

[Một cuộc gặp ở Palais – Royal

Thứ ba, 22 tháng Mười một năm 1787

Tôi vừa ra khỏi nhà hát Opera Italia, và đang bước đi khá nhanh dọc theo những con hẻm của khu Palais – Royal. Tinh thần của tôi, được thúc đẩy bởi những cảm xúc hăng hái vốn là bản tính vốn có của nó, hoàn toàn thờ ơ với cái lạnh, nhưng ngay khi tâm trí tôi nguội lạnh, tôi ngay lập tức cảm thấy sự khắc nghiệt của thời tiết, và ghé vào các phòng trưng bày tránh rét. Tôi mới bước qua mấy cánh cổng sắt thì mắt tôi trở nên bị hút vào bởi một người khác giới. Lúc buổi tối, khuôn mặt và vẻ trẻ trung của cô khiến tôi đoán chắc về việc cô làm nghề gì. Tôi nhìn cô; cô dừng lại, không phải với bộ dạng trơ tráo vẫn thường gặp ở hạng người như cô, và với phong cách khá hoài hòa cùng vẻ duyên dáng bên ngoài của cô. Điều đó gây ấn tượng với tôi. Sự rụt rè của cô làm tôi thêm cam đảm, và tôi nói chuyện với cô. Khi nói chuyện với cô, tôi, người nhạy cảm hơn bất cứ ai với cái nghề ghê tởm của cô, đã luôn cảm thấy như bị vấy bẩn thậm chí từ cái nhìn của một người như cô. Song khuôn mặt xanh xao, thân hình mảnh mai yếu ớt của cô, giọng điệu dịu dàng của cô, đã không làm tôi cảm thấy dè chừng dù chỉ trong giây lát…]

Sau đó, chàng sĩ quan cùng cô gái đi dạo qua nhiều khu vườn ở Palais – Royal; Chàng trai đột nhiên hỏi cô một câu khá là thiếu tế nhị:

“Chẳng lẽ không có một công việc phù hợp hơn với sức khỏe của em”

“Không, thưa ông; người ta cần phải sống” – Cô trả lời

[Tôi đã bị mê hoặc; tôi thấy ít nhất là cô ấy đã dành cho tôi một câu trả lời, một thành công mà trước đây tôi chưa bao giờ có]

“Em từ đâu tới”

“Nantes”

“Em đã mất đi sự trong trắng của mình như thế nào”

“Một sĩ quan đã hủy hoại em”

“Liệu em có hối tiếc về điều đó không”

“Có, rất nhiều”

“Em đến Paris như thế nào”



Chàng sĩ quan tiếp tục hỏi cô gái thêm một loạt câu hỏi nữa. Cuối cùng, chàng đề nghị được về phòng của cô để:

“Chúng ta sẽ sưởi ấm cho nhau, và em có thể thỏa mong ước của mình”

Cô gái đồng ý. Chàng sĩ quan sau đó viết thêm những dòng này:

“Tôi không hề có ý định trở nên quá cẩn thận ở hoàn cảnh này. Tôi đã quyến rũ cô, để cô không nghĩ tới việc bỏ chạy khi bị thúc ép bởi những lập luận tôi đã dành cho cô, và tôi không muốn cô bắt đầu giả vờ trung thực, điều mà tôi mong ước chứng tỏ là cô chẳng thể làm thế”

Câu chuyện lẽ ra đã bình thường như cân đường hộp sữa, nếu như đây không phải là lần đầu tiên của kẻ trong ảnh 🐧

OstrakaThời Hy Lạp cổ đại, bỏ phiếu là một hoạt động thường xuyên diễn ra ở các thành bang theo thể chế Dân chủ như Athe...
28/11/2023

Ostraka

Thời Hy Lạp cổ đại, bỏ phiếu là một hoạt động thường xuyên diễn ra ở các thành bang theo thể chế Dân chủ như Athens hay Plataea,..

Thủa bấy giờ, người ta thường sử dụng phiếu bầu là các mảnh gốm hình tròn có lỗ ở giữa gọi là Ostraka.

Khi bỏ phiếu, người ta sẽ viết tên ứng cử viên lên trên mảnh gốm rồi xuất hiện thành chồng. Các quan kiểm phiếu sau đó sẽ dựa vào chiều cao (hoặc đếm nếu cần chính xác) để xác định kết quả kiểm phiếu.

Kỷ niệm 100 năm ngày sinh Đại nhạc sỹ thiên tài, thi sĩ và hoạ sĩ kiệt suất Văn Cao (15/11/1923 - 15/11/2023)- tác giả b...
18/11/2023

Kỷ niệm 100 năm ngày sinh Đại nhạc sỹ thiên tài, thi sĩ và hoạ sĩ kiệt suất Văn Cao (15/11/1923 - 15/11/2023)- tác giả bài Tiến Quân ca.

Xin trích dẫn một số lời nhận xét của các văn nghệ sĩ nổi tiếng nói về Văn Cao để cùng hiểu rõ tài năng cũng như con người của ông:

“Trong âm nhạc, Văn Cao sang trọng như một ông hoàng. Trên cánh đồng ca khúc, tôi như một đứa bé ước mơ mặt trời là con diều giấy thả chơi. Âm nhạc của anh Văn là âm nhạc của thần tiên bay bổng. Tôi đi la đà giữa cõi người. Anh cứ bay và tôi cứ chìm khuất. Bay và chìm trong thân phận riêng tư..."

—-Nhạc sỹ Trịnh Công Sơn—-

“Văn Cao là một nhạc sĩ lớn, một nghệ sĩ bậc thầy trong nhiều lĩnh vực nghệ thuật: âm nhạc, thơ ca, hội họa… Ông được tiếp xúc với âm nhạc phương Tây từ nhỏ khi học tại trường Bonnal, sau tại trường dòng Saint Josef (Hải Phòng). Cuối những năm 30 của thế kỷ XX, Tân nhạc Việt Nam đã ra đời, cùng với các nhạc sĩ như Lê Thương, Tô Vũ, Canh Thân, Hoàng Quý… Văn Cao tham gia vào nhóm "Đồng Vọng" của Hoàng Quý. Bài hát đầu tiên là Buồn tàn thu (1939), lúc đó Văn Cao mới 16 tuổi. Điều đặc biệt là tuy học nhạc phương Tây, nhưng Văn Cao ít chịu ảnh hưởng của âm nhạc lãng mạn Pháp, mà hướng giai điệu các bài hát của mình gần với âm nhạc dân tộc, màu sắc ngũ cung (khác với bảy âm trưởng – thứ [major – minor] của phương Tây), lấy chất liệu từ chèo, quan họ, xẩm, ca trù… để sáng tác những ca khúc đầu đời như: Thu cô liêu, Suối mơ, Trương Chi, Thiên thai (1941)... ”
—-Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân —-

Thấp bé hơn tôi, khép kín hơn tôi, nhưng Văn Cao tài hoa hơn tôi nhiều. (...) Hình như Văn Cao có đi học vẽ ở trường Cao đẳng Mỹ thuật như tôi, nhưng chắc chắn anh đã được hoạ sĩ Lưu Văn Sìn dắt vào hội hoạ. Văn Cao vẽ rất giỏi. Tôi giữ được bức tranh tự hoạ của Văn Cao, tranh sơn dầu vẽ trên bìa cứng cho tới ngày Pháp đánh Saigon vào năm 1945 thì mất, tiếc quá! Văn Cao làm thơ cũng rất hay. Vào năm 1941 mà anh đã có những câu thơ nghe như thơ Huy Cận (...) Chưa gặp Văn Cao nhưng tôi đã biết tài soạn nhạc qua mấy bài nhạc hùng của anh rồi.
—- Nhạc sĩ ca sĩ Phạm Duy —-

“Văn Cao nhập cuộc không phải bằng tài năng đơn độc mà bằng một thác lũ nghệ thuật, chùm lấp vòm trời Kinh đô văn nghệ. Từng bước khoảng khoát, Văn Cao hiên ngang đi vào lòng Mẹ Việt Nam và được tiếp nhận nồng hậu. Ở Văn Cao, mỗi lời thơ là một hạt ngọc, mỗi tiếng nhạc là mỗi sợi tơ, mỗi màu sắc là một vùng hào quang diễm lệ”

—- Hoạ sĩ nhà văn nhà thơ Tạ Tỵ —-

“Thơ ông đẹp một cách quyết liệt. Thơ ông thật đến siêu thực. Thơ ông mới bất ngờ như mầm cây vừa đội đất trồi lên”

—- Nhạc sĩ, nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo —-

NGƯỜI NICOLENOS CUỐI CÙNGHôm nay là ngày 11 tháng 11, là ngày dành riêng cho những người độc thân. Nhân ngày này, hãy cù...
11/11/2023

NGƯỜI NICOLENOS CUỐI CÙNG

Hôm nay là ngày 11 tháng 11, là ngày dành riêng cho những người độc thân. Nhân ngày này, hãy cùng LRN tìm hiểu về một trong những người cô đơn nhất lịch sử nhé!!

Chắc hẳn các bạn đều đã từng nghe nói đến huyền thoại Robinson Crusoe lưu lạc 28, năm 2 tháng và 9 ngày ngoài đảo hoang. Nguyên mẫu của nhân vật này là dựa trên Alexander Selkirk - một thuỷ thủ người Scotland đã lưu lạc ngoài đảo hoang 4 năm.

Nếu như Robinson Crusoe có Thứ Sáu, vẹt chó và 2 bé mèo làm bạn và giúp giữ vững nhân tính. Thì Alexander Selkirk phải đơn độc ngoài hoang đảo và “hoàn toàn biến thành dã nhân” khi người ta tìm thấy ông.

Nhưng câu chuyện của cả Robinson lẫn Alexander chưa phải thê thảm nhất. Trong lịch sử, đã có một người phụ nữ còn phải chịu số phận kinh khủng hơn họ rất nhiều: đó là Juana Maria người Nicolenos.

🌲🌲🌲Có thể bạn chưa biết 🌲🌲🌲Thành phố Venice của Ý được xây dựng trên lớp bùn của một đầm lầy khổng lồ. Lớp bùn này rất y...
08/11/2023

🌲🌲🌲Có thể bạn chưa biết 🌲🌲🌲

Thành phố Venice của Ý được xây dựng trên lớp bùn của một đầm lầy khổng lồ. Lớp bùn này rất yếu và hầu như không thể chịu được tải trọng của bất cứ vật gì đặt lên.

Do đó, các kỹ sư thời trung cổ đã đóng hơn 1 ngàn vạn cây cọc gỗ dài hơn 25m xuống đáy đầm lầy. Những cây cọc này khiến mặt đất dưới chân thành phố trở nên đậm đặc hơn, giúp chống chịu lực từ các ngôi nhà tốt hơn.

________________
Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:
Trần Long ([email protected])
Nguyễn Ngọc Thanh ([email protected])
Facebook: Le Retour Nostalgique
Instagram:
Email: [email protected]

Nơi tình yêu bắt đầuNhững năm gần đây , phong trào phục dựng và tái hiện các loại trang phục truyền thống, cũng như các ...
05/11/2023

Nơi tình yêu bắt đầu

Những năm gần đây , phong trào phục dựng và tái hiện các loại trang phục truyền thống, cũng như các hoạt động xã hội xưa ngày càng phát triển mạnh mẽ và trở nên phổ biến trong giới trẻ.

Trong số các hoạt động phục dựng, phải kể đến ngày hội " Bách Hoa Bộ hành ", nằm trong khuôn khổ chương trình Lễ hội Áo dài Du lịch Việt Nam, diễn ra vào ngày 28/10 vừa qua.

Với sự tham gia của hơn 100 tình nguyện viên, chủ yếu là những bạn trẻ đam mê văn hoá, lịch sử trên khắp cả nước. Màn diễu hành, trình diễn trang phục Việt cổ vòng quanh Hồ Gươm đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng khách du khách trong và ngoài nước.

Đây cũng là dịp để những hội nhóm, câu lạc bộ cổ phong trong nước có dịp giao lưu, chia sẻ những nghiên cứu, thành tựu của đơn vị mình suốt thời gian qua.

Đặc biệt, đây cũng là nơi những người trẻ với sở thích đặc biệt tìm thấy những “người cùng tần sóng”, từ đó khơi nguồn cảm hứng cho những dự án cổ phong mới,cũng như bắt đầu những câu chuyện lãng mạn…

________________
Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:
Trần Long ([email protected])
Nguyễn Ngọc Thanh ([email protected])
Facebook: Le Retour Nostalgique
Instagram:
Email: [email protected]

Address

Hanoi

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Le Retour Nostalgique posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to Le Retour Nostalgique:

Videos

Share

Category


Other Magazines in Hanoi

Show All