PHONG KIẾN - Bản Sắc Ngôi Nhà Việt

PHONG KIẾN - Bản Sắc Ngôi Nhà Việt PHONG KIẾN | Bản Sắc Ngôi Nhà Việt

Nhà Gỗ PHONG KIẾN ra đời với sứ mệnh gìn giữ và lan tỏa bản sắc ngôi nhà gỗ truyền thống Việt Nam.

1. Nhà gỗ cổ truyền
2.
(2)

Nhà Từ Đường
3. Tu bổ làm mới di tích Đình, Đền, Chùa
4. Đồ gỗ nội thất truyền thống

Bằng một cách nào đó, các nghệ nhân Trung Hoa đã tạo ra những công trình thủ công đồ sộ bằng gỗ chuẩn xác tới từng milim...
04/11/2024

Bằng một cách nào đó, các nghệ nhân Trung Hoa đã tạo ra những công trình thủ công đồ sộ bằng gỗ chuẩn xác tới từng milimet cả về kiến trúc công trình lẫn phong thuỷ.

Những bản vẽ kiến trúc cực kỳ phức tạp của các công trình hàng nghìn năm tuổi tại Trung Quốc, thể hiện đỉnh cao nghề làm gỗ và kĩ thuật xây dựng tại đây từ cách đây rất lâu.

Đến bây giờ các công trình dạng kết cấu gỗ này vẫn rất khó để làm một bản mới giống và đạt độ chính xác tỉ mỉ như bản cũ, dù thời đại này có rất nhiều công nghệ hỗ trợ.

Chủ đầu tư: Ông Vũ Đức TâmNgày đẹp làm lễ động thổ khởi công xây dựng ngôi nhà truyền thống 5 gian tại  Lạc Thuỷ Hoà Bìn...
23/10/2024

Chủ đầu tư: Ông Vũ Đức Tâm

Ngày đẹp làm lễ động thổ khởi công xây dựng ngôi nhà truyền thống 5 gian tại Lạc Thuỷ Hoà Bình.

Nhà cổ trăm năm ở làng Đồng Xâm (xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình) có vẻ đẹp cuốn hút, hễ tới ai cũng chụp...
22/10/2024

Nhà cổ trăm năm ở làng Đồng Xâm (xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình) có vẻ đẹp cuốn hút, hễ tới ai cũng chụp ảnh, quay phim.

Hai từ trong xã hội: MỘT ĐỂUHAI CÁNG .- Đồ Đểu Cáng - Thằng đểu cáng ….vậy từ đâu người Việt lại có câu nói : đểu cáng ?...
22/10/2024

Hai từ trong xã hội: MỘT ĐỂU
HAI CÁNG .

- Đồ Đểu Cáng
- Thằng đểu cáng ….
vậy từ đâu người Việt lại có câu nói : đểu cáng ?) .
********
Ngày xưa mỗi khi đi đâu, lúc chưa có xe cộ sẵn như bây giờ, thường phải thuê người cáng đi - nhất là người có tuổi, người ốm và cả những người khá giả, có tiền. Đồ đạc mang theo lại phải thuê người gánh.

Người cáng thuê, người ta gọi là Cáng. Người gánh thuê, người ta gọi là Đểu. Mỗi lần gọi người đưa đi như thế thường ra đầu đường, nơi tập trung những người làm nghề đó và gọi :
- Cho một Đểu, hai Cáng nhé !

Và thế là có ba người te tái chạy vào, hai người vác theo một cái cáng, một người mang theo đòn và quang gánh. Hầu như họ là những người lao động chân tay, ít được học hành, nên cái sự ăn chia nó thường không đều, hoặc không vừa ý với nhau, cãi nhau, đánh nhau, chửi nhau khi chia tiền xảy ra như cơm bữa. Và thế là có câu “Đối xử với nhau như cái bọn Đểu Cáng !”.

Mặc dù hai từ đó cho đến hôm nay ta vẫn dùng, chẳng liên quan gì đến nhóm từ gọi mấy bác phu khuân vác, phu cáng người và nhân vật gánh hàng kia, nhưng cứ lưu manh, gian giảo, xảo trá, đê tiện... và tệ hơn thế nữa, ta vẫn nói:

- Đồ Đểu Cáng !

Ngày xưa thì chỉ có:
Một Đểu, Hai Cáng thôi !.

+ Giải thích theo nghĩa Trung :

Đểu=吊 diao= treo
Cáng= 竿 gan = đòn gánh .

sưu tầm
Ảnh : ( minh hoạ )

11/10/2024

Với ngân sách 800tr đến 1.1 Tỷ thì đây là mẫu nhà thờ phù hợp để Qúy vị tham khảo.

18/09/2024

ưu nhược điểm của từng phương án lợp ngói nhà gỗ cổ truyền

Những em bé đang chuẩn bị đèn Trung thu hình con Bướm, ảnh chụp thập niên 1920s.Tiếng Pháp:Fêtes des enfants : "le papil...
17/09/2024

Những em bé đang chuẩn bị đèn Trung thu hình con Bướm, ảnh chụp thập niên 1920s.

Tiếng Pháp:
Fêtes des enfants : "le papillon", spécimen de lanterne.
---------------
4 cụ đang đứng tr.ước ngôi nhà khá khang trang, có chậu cây cảnh đẹp, các cụ đang ngước lên nhìn chiếc đèn khá lớn và đẹp.
Ảnh được xử lý màu.

28/08/2024

Trong kiến trúc nhà gỗ kẻ truyền Bắc Bộ, mái nhà được xem là phần hết sức quan trọng, ngoài việc bảo vệ cho căn nhà còn làm tăng vẻ đẹp kiến trúc cổ xưa. Vậy cụ thể phần mái được kết cấu ra sao, hãy cùng nhà gỗ Phong Kiến đi tìm hiểu qua video này.

25/08/2024

Lợp vôi vữa như này nhanh hỏng gỗ nên lợp kê đệm như ta ngày xưa là tốt nhất. Hoặc lợp ngói chân cái.

23/08/2024

Cùng Nhà Gỗ Phong Kiến khám phá ngôi nhà thờ họ 3 gian của dòng họ Hoàng Trọng tại Quảng Hùng - Sầm Sơn - Thanh Hóa.


-----------------------------------------------
Công Ty TNHH Xây Dựng Văn Hóa Tâm Linh Hòa Phát
✔️ Xưởng Sản Xuất: Phúc Lâm, M.ỹ Đ.ức, Chùa Hương, Hà Nội.
☎️ 0973477695 - 0339222268

Cảm ơn bạn đã là một trong những người tương tác nhiều nhất và góp mặt trong danh sách tương tác hàng tuần của tôi! 🎉Tuấ...
22/08/2024

Cảm ơn bạn đã là một trong những người tương tác nhiều nhất và góp mặt trong danh sách tương tác hàng tuần của tôi! 🎉

Tuấn Mai Huy, Trần Thuận, Hoang Tai, Ngoc Tran, Trịnh Ngọc Thanh, Đồ Thờ Minh Tiệp, Hai Năng Dông

[VĂN HÓA CHÂN ĐẤT CỦA NGƯỜI VIỆT XƯA]“Văn hóa là hồn cốt của mỗi dân tộc, văn hóa còn là dân tộc còn”. Trải qua ngàn năm...
22/08/2024

[VĂN HÓA CHÂN ĐẤT CỦA NGƯỜI VIỆT XƯA]

“Văn hóa là hồn cốt của mỗi dân tộc, văn hóa còn là dân tộc còn”. Trải qua ngàn năm văn hiến, dù phải chịu sự đ.ô h.ộ đến từ g.i.ặ.c n.g.o.ạ.i x.â.m phương Bắc lẫn phương Tây, người Việt Nam ta vẫn luôn tự hào về một nền văn hóa đa dạng và đậm đà bản sắc dân tộc. Bên cạnh những nét văn hóa truyền thống vẫn tiếp tục được lưu giữ và phát triển, vẫn có những phong tục tập quán đã tiếp biến để thích nghi với dòng chảy của thời đại. Hôm nay, bạn hãy cùng VNVNNB ngược về thuở ban sơ để tìm hiểu những điều lý thú trong nét văn hóa đi chân đất của người Việt xưa nhé.

Bên cạnh tục nhuộm răng - ăn trầu thường được nhắc đến trong những câu ca dao (Răng đen ai nhuộm cho mình/ Cho duyên mình đẹp, cho tình anh say?), tục đi chân trần cũng là một trong thói quen của hầu hết của người Việt xưa. Nét văn hóa này không những xuất hiện trong câu chuyện cổ tích, tục ngữ mà còn phổ biến đến mức các nước láng giềng khi sang xứ ở Việt Nam thường nhắc tới phong tục này trong những tài liệu lịch sử như một đặc trưng của người Việt. Đơn cử, các tài liệu về thời Lý của Chu Khứ Phi (Trung Quốc) trong sách “Lĩnh ngoại đại đáp” chép rằng: “Người nước ấy áo thâm, răng đen, búi tóc chuy kế, đi chân đất, sang hèn đều như vậy.” Như vậy có thể nói tục đi chân đất có lịch sử lâu đời và gắn bó với người Việt ít nhất đã từ thời Lý.

Lý giải cho nét phong tục này, liệu có phải vốn dĩ người Việt đi chân trần vì thiếu thốn hoặc không biết đến giày dép hay không? Câu trả lời là không bạn nhé! Từ ngàn xưa, cư dân nước ta đa phần là những người làm nông nghiệp, chịu ảnh hưởng bởi khí hậu khắc nghiệt. Đường xá khi ấy vốn gian nan, lầy lội mưa gió, lụt ngập đến 3 tháng trong vòng 1 năm, vì vậy chỉ đi chân không mới tiện cho họ lội nước lội bùn. Trong cuốn “Đất lề quê thói” của tác giả Nhất Thanh đã giải thích rằng: “Ngày trước ít phương tiện giao thông,..., đôi giày đôi guốc kiểu xưa vừa bận chân, đau chân, vừa thêm chậm, thì chi bằng đi chân không”. Vì vậy, khi nhắc đến chân giày chân dép, người ta sẽ nói đến những kẻ phong lưu nhàn hạ.

Liên quan đến khoa học ngày nay, các nhà nghiên cứu cũng khuyên chúng ta nên thường xuyên đi chân trần trên bề mặt như cỏ, gỗ hoặc sỏi để lòng bàn chân được tiếp xúc trực tiếp với các vật trên, giúp hỗ trợ sức khỏe tim mạch cũng như sức khỏe nói chung. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, các nghiên cứu đều lý giải người Việt xưa đi chân trần vì môi trường sống của họ chứ không liên quan đến mục đích nâng cao sức khỏe như ngày nay

Chẳng có nền văn hóa nào chịu bất biến giữa dòng chảy giao lưu và tiếp tiếp, một Việt Nam đa sắc cũng vậy. Thế nhưng, chúng ta cũng đâu thể quên được một thuở ban sơ người Việt đi chân đất, nhuộm răng ăn trầu, ngồi xổm, vấn tóc bạn nhỉ? Nếu bạn còn biết sự thật thú vị nào khác liên quan đến tục đi chân đất của người Việt xưa thì hãy comment bên dưới để mọi người cùng tìm hiểu bạn nhé!

Nguồn: Trang fb Việt Nam và những người bạn

Một góc quê hương , ngày chưa đổi mới .
14/08/2024

Một góc quê hương , ngày chưa đổi mới .

13/08/2024

Về Quê Xây Biệt Thự Nhà, Từ Đường "BÁO HIẾU CHA MẸ TỔ TIÊN" Của Người Con Làm Ăn Xa Quê Tại Xứ Thanh.

Ngay lúc này tại cầu Nhật Tân sắp bàn giao dự án khủng, khuôn viên nhà từ đường 5 gian hơn 80 khối gỗ lim.
08/08/2024

Ngay lúc này tại cầu Nhật Tân sắp bàn giao dự án khủng, khuôn viên nhà từ đường 5 gian hơn 80 khối gỗ lim.

Một ông thầy Mo?hoặc Ph.áp sư người d.ân t.ộc Dao và những người trong bản, ảnh chụp năm 1902.Tiếng Pháp:Sorciers et fem...
07/08/2024

Một ông thầy Mo?hoặc Ph.áp sư người d.ân t.ộc Dao và những người trong bản, ảnh chụp năm 1902.
Tiếng Pháp:
Sorciers et femmes de la tribu Man-Coc. Vietnam,en 1902.
Tiếng Anh:
Man-coc sorcerers and women. Vietnam, in 1902.
-------------
Ảnh của Léon và Lévy [thường viết là LL/Roger Violet], ảnh được xử lý màu.
------------
Thầy Mo hoặc có thể gọi là thầy Cúng, Pháp sư trong các bản, làng của những dân tộc vùng cao.

Những người này làm các lễ linh thiêng, lễ hội, đầy tháng tuổi cho trẻ sơ sinh, rước cô dâu mới về nhà, dựng miếu mạo, ma chay, chặt hạ cây cổ thụ, dựng nhà mới… Những công việc liên quan đến phong tục tập quán, tất cả những công việc ấy người trong bản đều cần thầy mo cầu khấn trước thần linh.
Những thầy mo người Tày, Nùng, Dao, Khơ Mú, Thái... đều có các bài cúng được viết theo dạng cổ, thể theo tiếng địa phương của mình đang sống.
------------
Trước đây, trên các phương tiện truyền thông, hình ảnh thầy Mo, thầy Cúng thường là tiêu cực, ngày nay, đã có những thay đổi tích cực, họ được xem như những người gìn giữ nét văn hóa đặc trưng của những dân tộc ít người.
-----------

06/08/2024

Nói chung nghề lợp ngói nhàn mà lương lại cao?

06/08/2024

Quy trình Lợp Ngói mũi hài ( Ngói ri ) nhà gỗ 3 gian

Hình ảnh khá quen-thuộc của một làng quê miền Bắc khá giả, ảnh chụp năm 1997.---------------------Ảnh của nhóm bác sĩ tì...
04/08/2024

Hình ảnh khá quen-thuộc của một làng quê miền Bắc khá giả, ảnh chụp năm 1997.
---------------------
Ảnh của nhóm bác sĩ tình nguyện H.oa K.ỳ chữa bệnh cho trẻ em câm điếc.
--------------------
Những ngôi nhà xây kiểu cũ, những ngôi nhà tầng, cột ăng-ten TV, rơm rạ phơi kín đường đến nỗi đạp xe nặng...thọt ...d'..

NGÔI NHÀ CỔ BẰNG GỖ LIM HƠN 150 TUỔI.Ngôi nhà được dựng lên vào khoảng năm thứ 6 vua Thành Thái, đến nay ngôi nhà gỗ cổ ...
04/08/2024

NGÔI NHÀ CỔ BẰNG GỖ LIM HƠN 150 TUỔI.

Ngôi nhà được dựng lên vào khoảng năm thứ 6 vua Thành Thái, đến nay ngôi nhà gỗ cổ của gia đình ông Đỗ Văn Bình (ở thôn Phương Cáp, xã Hiệp Hòa, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) đã trải qua khoảng 150 năm nhưng giữ nguyên kiến trúc cổ kính xưa.

03/08/2024

Lễ Cất Nóc Nhà Gỗ Mít 3 Gian 22 Cột Thi Công Tại Phổ Yên Thái Nguyên

Lễ cất nóc nhà gỗ hay còn gọi một tên gọi khác là lễ thượng lương. Buổi lễ được tổ chức nhằm đưa thanh nóc hay còn gọi là thượng lương đặt vào đúng vị trí trên nóc nhà của công trình đang thi công. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng và linh thiêng trong phong tục, tập quán của người Việt.


-----------------------------------------------
Công Ty TNHH Xây Dựng Văn Hóa Tâm Linh Hòa Phát
✔️ Xưởng Sản Xuất: Phúc Lâm, M.ỹ Đức, Chùa Hương, Hà Nội.
☎️ 0973477695 - 0339222268

Cửa rồng nước nam thời Lý.
02/08/2024

Cửa rồng nước nam thời Lý.

Address

Xuan Dinh

Telephone

+84933188886

Website

https://www.tiktok.com/@phongkien.com, https://www.youtube.com/@nhagocotruyenph

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when PHONG KIẾN - Bản Sắc Ngôi Nhà Việt posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to PHONG KIẾN - Bản Sắc Ngôi Nhà Việt:

Videos

Share

Nearby media companies