Phuc Minh books

Phuc Minh books Đơn vị với 10 năm phát hành sách văn học kinh điển, tiểu thuyết trinh thám, văn học hiện đại và sách thiếu nhi. Phúc Minh Books - Sách là sức mạnh

"CHIẾN THẦN DEADLINE" GIỚI VĂN HỌC: SÁNG TÁC HƠN 3000 TỪ MỖI NGÀY TRONG KHI VẪN ĐI LÀM 😲Sáng tác là công việc tốn thời g...
16/01/2025

"CHIẾN THẦN DEADLINE" GIỚI VĂN HỌC: SÁNG TÁC HƠN 3000 TỪ MỖI NGÀY TRONG KHI VẪN ĐI LÀM 😲

Sáng tác là công việc tốn thời gian và tốn nhiều công sức. Có những tác giả vài năm chỉ viết một cuốn sách, nhưng cũng có người như Erle Stanley Garder, đặt mục tiêu viết 1,2 triệu từ mỗi năm. Một con số đáng kinh ngạc kể cả với những nhà văn toàn thời gian.

Erle Stanley Gardner sáng tác rất khoẻ với tốc độ và khối lượng đáng kinh ngạc. Năng suất sáng tác của ông khiến người ta không khỏi sửng sốt. Mỗi năm, ông đặt mục tiêu viết 1,2 triệu từ. Chia ra là khoảng 3.300 từ mỗi ngày.

Ông đã hoàn thành 3.300 từ mỗi ngày đó trong khi vẫn tham gia vào một văn phòng luật sư hoạt động tích cực tại Nam California. Gardner cũng dành hàng ngàn giờ cho tổ chức "The Court of Last Resort" (Tòa Án Hy Vọng Cuối). Cùng với các luật sư, chuyên gia pháp y, và điều tra viên khác, ông đã sử dụng kinh nghiệm và chuyên môn của mình để minh oan cho những người mà ông tin rằng đã bị kết án oan vì sự đại diện pháp lý kém, lạm dụng, hiểu sai chứng cứ pháp y, hoặc do sự bất cẩn hoặc hành động ác ý của cảnh sát hoặc công tố viên.

Gardner qua đời năm 1970 và lúc đó được coi là nhà văn được xuất bản nhiều nhất nước Mỹ trong thế kỷ 20. Ông viết truyện dưới bảy bút danh khác nhau cùng với tên thật của mình, và sáng tác cả truyện ngắn cho các tạp chí phổ thông lẫn sách tiểu thuyết. Tổng cộng, ông có hơn 600 tác phẩm được xuất bản.

**cMinhBooks

MẸ CHỒNG - NÀNG DÂU MỚI: ĐỪNG NÊN LẤY CON TRAI TÔI>>> Phiên bản khuyên nhủ đừng nên dẫm vào vết xe đổ của bà.Bà Quentin ...
15/01/2025

MẸ CHỒNG - NÀNG DÂU MỚI: ĐỪNG NÊN LẤY CON TRAI TÔI
>>> Phiên bản khuyên nhủ đừng nên dẫm vào vết xe đổ của bà.

Bà Quentin đã sống những năm tháng giàu sang nhờ số tiền kiếm được từ chính tờ báo của chồng bà, một tờ báo kiếm tiền bằng cách không vẻ vang gì mấy. Trong những năm tháng đó, bà nhiều lần vật lộn và đấu tranh, rồi cũng buông xuôi và cách ly bản thân mình khỏi công việc của chồng và con trai. Nhưng cô gái mà con trai bà muốn lấy làm vợ đã thổi bùng lên trong bà ngọn lửa khác. Và lần này bà quyết tâm không để cô gái phải sống đời sống đau khổ mà bà đã từng.

"Im nào, nghe bác nói đã. Cháu có nghĩ rằng bác sẽ làm những điều này nếu cháu là loại con gái chỉ có ngoại hình mà con trai bác nên kết hôn cùng không? Bác làm thế này bởi vì bác thấy cháu có tư duy, giống như bác đã từng, cháu đang sống trong cảm xúc sôi nổi, niềm tin và nhiều hoài bão như bác trước đây. Và bởi bác không muốn nhìn thấy cháu cũng bị chôn vùi trong bốn bức từng như bác... nếu bác không đưa tay cứu cháu!"

"Con trai bác tin vào công việc của mình, nó đam mê công việc ấy, đó là một thứ thần thánh đáng sợ mà nó sẵn sàng hiến thân mình! Con trai bác vẫn còn yêu cháu, nó chân thành với cháu, nhưng tình yêu ấy không thể thay đổi con người nó. Chính cháu sẽ phải thay đổi, ch.ết dần ch.ết mòn, như bác đã từng, cho đến khi trong cháu chỉ còn lại một điều duy nhất để sự sống bám víu. À, nếu một người hoàn toan ch.ết ở trong lòng thì chẳng còn điều gì để bàn nữa!"

[Trích đoạn: Bà cô già và truyện ngắn chọn lọc | Edith Wharton]

Review: Tội ác đêm Giáng sinhNhiều tác giảReview bởi Đoàn Phong KhaHỎI ĐÁP CÙNG 'TỘI ÁC ĐÊM GIÁNG SINH'Hỏi: Nội dung của...
15/01/2025

Review: Tội ác đêm Giáng sinh
Nhiều tác giả
Review bởi Đoàn Phong Kha

HỎI ĐÁP CÙNG 'TỘI ÁC ĐÊM GIÁNG SINH'

Hỏi: Nội dung của Tội ác đêm giáng sinh nói về gì?
Đáp: Đây là tuyển tập 13 truyện ngắn trinh thám của 13 tác giả trinh thám cổ điển. Nội dung chủ yếu xoay quanh về tội ác của những kẻ chuyên tống tiền, trộm cắp, sự trả thù tình yêu, tai nạn bất đắc dĩ,.. trong thời khắc trước và chính trong đêm giáng sinh. Bối cảnh trong truyện thường xảy ra trên các chuyến tàu, chuyến xe khách hoặc tại một ngôi nhà nào đó trên phông nền tuyết rơi trắng xóa bên ngoài cửa. Tuy nhiên, tác phẩm này không hoàn toàn có án mạng mà đôi khi đó có thể là một vụ án cần được giải mã hoặc ngăn chặn nó xảy ra.

Hỏi: Tính trinh thám trong truyện được thể hiện thế nào?
Đáp: Tác phẩm này đặc trưng cho trinh thám cổ điển nên tính suy luận - phá án được tập trung rõ. Cốt truyện chủ yếu được viết theo phong cách "whodunit" truyền thống: khoanh vùng - điều tra - giải mã - phán đoán. Vì vậy, khâu tìm bằng chứng, xét nghiệm như trinh thám hiện đại dường như bị bỏ qua hoặc không được chú trọng.

Hỏi: Bạn đánh giá thế nào về chất lượng những câu chuyện trinh thám trên?
Đáp: Hầu hết những câu chuyện trong tuyển tập đều có chất lượng khá ổn trở lên. Đặt trên bối cảnh trinh thám của trăm năm về trước thì cốt truyện rất hay. Twist độc đáo, xoay lật thường xuyên, đặc biệt có 1 truyện ngắn cho phần kết "mở" để người đọc có thể tự tìm ra hung thủ.

Hỏi: Câu chuyện nào làm bạn ấn tượng?
Đáp: Trong số 13 truyện ngắn này thì mình chú ý đến 5 truyện ngắn sau đây:
- Trinh nữ mặt trăng: hồi hộp, có chút kinh dị khi nữ chính phát hiện ra người kề cạnh mình chính là tên sát nhân tamthan. Hắn có sự ám ảnh về ánh trăng và tồn tại hai nhân cách khác biệt.
- Vụ án ở Chobham: Khi kẻ sát nhân thật sự là người thực thi công lý, câu chuyện này làm mình nhớ đến "Một giờ tất bật" của Conan Doyle.
- Trà pha sữa: Một âm mưu tình ái được lên kế hoạch kỹ lưỡng. Thật giả lẫn lộn khi người chồng nghi ngờ người vợ đang cố đầu độc mình, còn người vợ thì chối bỏ.
- Động cơ: Twist đỉnh, một câu chuyện về kẻ muốn tusat nhưng không đủ can đảm nên bày ra một âm mưu tội ác nhằm đạt được mục đích của mình.
- Vụ trộm giáng sinh: Ly kỳ, kích tính như bộ phim hành động, kẻ đứng sau với bộ óc thông minh đã bày ra một "bẫy lồng bẫy" rất ngoạn mục với sự trợ giúp của hai cậu thiếu niên.

Hỏi: Có điều gì làm bạn chưa hài lòng trong tác phẩm này?
Đáp: Có thể là những truyện trinh thám cổ điển đều mang điểm này, đó là phần mở đầu có hơi dài dòng, lê thê khiến người đọc cảm thấy không hứng thú để tiếp tục. Tuy vậy, 13 truyện ngắn trong tuyển tập này có dung lượng khá ngắn, tầm 20 trang nên cũng không phải vấn đề lớn. Đổi lại, Tội ác đêm giáng sinh có bìa xinh xắn, hình thức cũng được trau chuốt với trang lót in màu kèm bookmark cũng xịn xò.

Cảm ơn mọi người đã theo dõi đến đây.

**cMinhBooks

HỘI CHỨNG RỐI LOẠN TÍCH TRỮ: CỨ MUA ĐI, MỘT NGÀY NÀO ĐÓ SẼ DÙNG ĐẾNCon người chúng ta với bản tính lo xa đều thích tích ...
14/01/2025

HỘI CHỨNG RỐI LOẠN TÍCH TRỮ: CỨ MUA ĐI, MỘT NGÀY NÀO ĐÓ SẼ DÙNG ĐẾN

Con người chúng ta với bản tính lo xa đều thích tích trữ đồ đạc trong nhà. Nhưng khi bạn quá “nghiện” việc mua sắc và tích trữ đồ đạc, có thể bạn đã mắc “hội chứng rối loạn tích trữ”.

“Có người thích lên mạng tải “Một trăm bộ phim nhất định phải xem trong đời”, “Mười tiểu thuyết kinh dị nổi tiếng nhất”, “Học tiếng anh trong một tháng”,... tuy nhiên thực tế lại xem rất ít, thậm chí chắc bao giờ mở ra song cũng không nợ xóa đi; Có người lại mua quần áo, mỹ phẩm, cho dù không dùng đến cũng chẳng cưỡng nổi việc mua về và cất giữ, không mua thì khó chịu mà vứt đi thì lại tiếc.

Những người kể trên đều bị rối loạn tích trữ ở nhiều mức độ khác nhau. Cuốn “Sổ tay chẩn đoán và thống kể các loại bệnh tâm thần” tái bản lần thứ 5, do Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ phát hành coi hành vi tích trữ đồ quá mức, không chịu vứt bỏ này là một dạng bệnh tâm thần mới - Chứng rối loạn tích trữ.

Người mắc hội chứng rối loạn tích trữ sẽ nảy sinh tình cảm mãnh liệt với đồ đạc của mình, thích mua sắm, cất giữ, tích trữ tất cả mọi thứ vì lý do “một ngày nào đó sẽ dùng đến”, nhờ đó mà cảm thấy cực kỳ thỏa mãn. Nhưng thực tế, họ gần như không hề sử dụng những món đồ này, thậm chí chúng còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày.”

[Trích: Hồ sơ phá án của bác sĩ tâm thần | Chu Minh Xuyên]

**cMinhBooks

14/01/2025

Các bác ơi vào livestream săn sách 70% đi 🫡👇🏻

Một tác phẩm kinh điển là một cuốn sách chưa bao giờ nói hết những điều nó muốn nói.Chúng ta dùng từ "kinh điển" để chỉ ...
13/01/2025

Một tác phẩm kinh điển là một cuốn sách chưa bao giờ nói hết những điều nó muốn nói.

Chúng ta dùng từ "kinh điển" để chỉ những cuốn sách được trân quý bởi những người đã đọc và yêu thích chúng; nhưng chúng cũng được trân quý không kém bởi những người may mắn được đọc chúng lần đầu tiên trong điều kiện tốt nhất để tận hưởng.

Thực tế, việc đọc sách khi còn trẻ có thể khá kém hiệu quả, bởi sự thiếu kiên nhẫn, xao nhãng, thiếu kinh nghiệm với "hướng dẫn sử dụng" của tác phẩm, và cả sự non nớt trong chính cuộc sống. Những cuốn sách được đọc khi đó có thể (và thường đồng thời) vừa mang tính định hình, vì chúng định dạng các trải nghiệm trong tương lai, cung cấp các mô hình, các thước đo so sánh, sơ đồ phân loại, bảng giá trị, và hình mẫu của cái đẹp—tất cả những thứ này vẫn tiếp tục vận hành ngay cả khi cuốn sách được đọc thời trẻ gần như hoặc hoàn toàn bị lãng quên. Nếu ta đọc lại cuốn sách đó khi trưởng thành, rất có khả năng ta sẽ tái phát hiện những yếu tố bất biến này, vốn giờ đây đã trở thành một phần của cơ chế nội tại bên trong ta, nhưng nguồn gốc của chúng thì ta đã quên từ lâu.

Một tác phẩm văn học có thể khiến ta quên nó như một thực thể độc lập, nhưng nó để lại hạt giống trong ta. Vì vậy, định nghĩa mà ta có thể đưa ra như sau:

Kinh điển là những cuốn sách tạo ra ảnh hưởng đặc biệt, cả khi chúng không thể bị xóa bỏ khỏi tâm trí, và khi chúng ẩn mình trong các ngóc ngách của ký ức, ngụy trang thành tiềm thức tập thể hoặc cá nhân.

Do đó, cần có một thời điểm trong đời trưởng thành dành riêng để đọc lại những cuốn sách quan trọng nhất của thời thanh xuân. Ngay cả khi những cuốn sách vẫn không thay đổi (dù chúng có thay đổi, dưới ánh sáng của những góc nhìn lịch sử mới mẻ), chắc chắn rằng chúng ta đã thay đổi, và cuộc gặp gỡ sẽ là một trải nghiệm hoàn toàn mới.

Vì vậy, việc ta dùng động từ "đọc" hay "đọc lại" không mấy quan trọng. Thực tế, ta có thể nói:

Mỗi lần đọc lại một tác phẩm kinh điển đều là một chuyến hành trình khám phá, cũng như lần đọc đầu tiên. Một tác phẩm kinh điển là một cuốn sách chưa bao giờ nói hết những điều nó muốn nói.

Mỗi lần đọc một tác phẩm kinh điển thực chất là một lần đọc lại. Kinh điển là những cuốn sách đến với chúng ta, mang trên mình dấu vết của những lần đọc trước đó, và mang theo dấu ấn mà chính chúng đã để lại trong các nền văn hóa mà chúng đã đi qua (hoặc nói đơn giản hơn, trong ngôn ngữ và tập tục).

Tất cả những điều này đều đúng đối với cả các tác phẩm kinh điển thời xưa và bây giờ.

(Italo Calvino, Mưa chiều chuyển ngữ)

**cMinhBooks

CAN THIỆP VÀO SỐ PHẬN CỦA NGƯỜI KHÁC LÀ MỘT ĐIỀU KINH KHỦNG— Vậy mà Delia Ralston đã can thiệp vào cuộc đời của Charlott...
13/01/2025

CAN THIỆP VÀO SỐ PHẬN CỦA NGƯỜI KHÁC LÀ MỘT ĐIỀU KINH KHỦNG
— Vậy mà Delia Ralston đã can thiệp vào cuộc đời của Charlotte Lovell tận hai lần.

“Charlotte từ lâu nay đã từng nói Clement Spender chưa bao giờ thực sự thuộc về cô ấy; bây giờ cô ấy cũng nhận ra rằng đứa con gái của Clement Spender cũng vậy. Khi biết sự thật này, trái tim Delia lại nhói lên bởi cảm giác thương cảm khi xưa dành cho Charlotte. Cô nhận ra việc can thiệp vào số phận của người khác là một điều kinh khủng, không được phép, ngay cả việc động chạm nhỏ nhất tới quyền được yêu thương hay tự chấp nhận đau khổ của người khác cũng là điều không nên. Delia đã hai lần can thiệp vào cuộc đời Charlotte Lovell: lẽ tự nhiên Charlotte sẽ phải thù ghét cô.”

[Trích: Bà cô già & Truyện ngắn chọn lọc | Edith Wharton]

**cMinhBooks

Thư của Raymond Chandler (tác giả Velma) gửi cho Erle Stanley Gardner (tác giả Tiếng chó tru trong đêm) rạng sáng ngày 5...
13/01/2025

Thư của Raymond Chandler (tác giả Velma) gửi cho Erle Stanley Gardner (tác giả Tiếng chó tru trong đêm) rạng sáng ngày 5 tháng 5 năm 1939, thừa nhận "mượn tí ý tưởng" của Garnder. Thư này cũng để cập đến Alexandre Dumas và Charles Dickens, chứng tỏ Raymond Chandler đọc văn học cổ điển rất nhiều, nhiều người cho rằng tên của thám tử Marlowe là từ nhà văn thế kỷ 16 Christopher Marlowe:

“Khi chúng ta nói về tạp chí Action Detective ngày trước, tôi đã quên kể với anh rằng tôi từng học cách viết một truyện ngắn dựa trên một câu chuyện của anh về một người đàn ông tên là Rex Kane, nhân vật này giống như một phiên bản khác của Ed Jenkins, và dính líu đến một người phụ nữ quyến rũ trong một ngôi nhà trên đỉnh đồi ở Hollywood – nơi cô ta điều hành một tổ chức chống lại nạn tống tiền. Anh chắc sẽ không nhớ đâu. Có lẽ nó nằm trong hồ sơ số 54276-84 của anh. Ý tưởng, mà tôi chắc chắn không phải do tôi tự nghĩ ra, rất hay đến mức tôi đã cố thử áp dụng nó với một người tập viết khác sau này. Nhưng anh ta không hiểu được việc phải bỏ công sức vào một thứ mà anh ta biết chắc không thể bán được, thay vào đó lại muốn đầu tư công sức vào 19 thứ mà anh ta nghĩ có thể bán được nhưng lại không.

Tôi đơn giản là viết một bản tóm tắt cực kỳ chi tiết về câu chuyện của anh, sau đó viết lại từ đầu, rồi so sánh những gì tôi viết với bản gốc của anh, sau đó quay lại và viết lại lần nữa, cứ như thế. Thành quả trông cũng được.

Nhân tiện, tôi phát hiện ra phần khó nhất trong kỹ thuật của anh chính là khả năng xử lý những tình huống gần như không thể tin nổi nhưng khi đọc lại thì chúng lại có vẻ rất thực tế. Tôi hy vọng anh hiểu rằng tôi nói điều này như một lời khen. Bản thân tôi chưa bao giờ làm được điều đó, ngay cả gần đạt được cũng không. Alexandre Dumas có kỹ năng này ở mức rất cao. Charles Dickens cũng vậy. Đây có lẽ là nền tảng của mọi tác phẩm được viết nhanh, bởi vì viết nhanh tự nhiên mang tính ngẫu hứng nhiều, và làm cho một cảnh ngẫu hứng trở nên dường như không thể khác đi là một kỹ năng đáng nể.

Và đây là tôi, lúc 2 giờ 40 sáng, đang nói về kỹ thuật, mặc dù tôi tin chắc rằng ngay khi một người bắt đầu nói về kỹ thuật, đó chính là bằng chứng cho thấy anh ta đã cạn kiệt ý tưởng.”

(Trích từ The Chandler Paper: Selected Letters and Non-Fiction 1909-1959)

----
Chuyện sáng tác của Chandler rất thú vị, ông đọc rất nhiều và trao đổi rất nhiều với các nhà văn cùng trang lứa.

Raymond Chandler nhiều hơn Erle Stanley Gardner (sn 1889) 1 tuổi, nhưng thành danh sau Gardner. Gardner bắt đầu viết truyện cho các tạp chí phổ thông (pulp magazines) từ đầu thập niên 1920 và đạt được danh tiếng lớn với loạt tiểu thuyết Perry Mason, cuốn đầu tiên xuất bản vào năm 1933. Ảnh hưởng này rất lớn: ở giai đoạn tập viết, Raymond Chandler đã đọc nhiều truyện của E. S. Gardner và viết lại, kể cả các truyện về luật sư Perry Manson lừng danh.

Về phần Gardner, ông đã sáng tạo ra một trong những công cụ lập cốt truyện vĩ đại nhất trong lịch sử văn học trinh thám: bốn vòng xoay chiếc nón kì diệu... (Xem ở dưới comment)

📣 LỊCH LIVESTREAM TUẦN 📣 P**C MINH BOOKS XẢ KHO CUỐI NĂMNhững ngày cuối năm đang đến gần, và chương trình xả kho cuối nă...
13/01/2025

📣 LỊCH LIVESTREAM TUẦN 📣 P**C MINH BOOKS XẢ KHO CUỐI NĂM

Những ngày cuối năm đang đến gần, và chương trình xả kho cuối năm của P**c Minh Books cũng dần đi đến hồi kết. P**c Minh Books xin chân thành cảm ơn sự ủng hộ nhiệt tình của quý độc giả trong suốt thời gian qua.

🔔 Lịch livestream tuần này:
- Thứ 3 (14/1): 11:00 - 13:00
- Thứ 4 (15/1): 11:00 - 13:00
- Thứ 5 (16/1): 11:00 - 13:00
- Thứ 6 (17/1): 11:00 - 13:00

🔥 Chương trình diễn ra ở đâu?
- ShopeeMall P**c Minh Books: https://shopee.vn/phucminh.books
- Tiktok P**c Minh Books: https://www.tiktok.com/.official
- Tiktok Host Chang.reading (thứ 3,5): https://www.tiktok.com/.reading

⚠️ Cập nhật một số đầu sách đã hết trong chương trình xả kho:
- Hai mươi tư con mắt (tất cả các phiên bản)
- Vòng tròn máu
- Sự thinh lặng
- Đêm ngàn mắt
- Điểm hẹn đen
- BEN-HUR: Câu chuyện về đấng CHRIST bản bìa vải
- Dorothy và xứ Oz diệu kỳ bản bìa vải
- Tiếng gọi bản bìa vải
- Đọc thầm tập 3
- Hung trạch tập 1
- Thám tử Kỳ Phát - Nhà sư thọt
- Trò chơi cấm - tập 3 Cựu thần
- Tiếng chó tru trong đêm

📦 Đừng bỏ lỡ cơ hội sở hữu những đầu sách chất lượng với mức giá ưu đãi nhất năm! Hẹn gặp lại bạn trong các buổi livestream nhé! ❤️

Kinh điển là những cuốn sách mà ta thường nghe người ta nói: "Tôi đang đọc lại…" chứ hiếm khi nghe "Tôi đang đọc….”Điều ...
12/01/2025

Kinh điển là những cuốn sách mà ta thường nghe người ta nói: "Tôi đang đọc lại…" chứ hiếm khi nghe "Tôi đang đọc….”

Điều này ít nhất đúng với những người tự nhận mình là "đọc rất nhiều sách." Nhưng nó không đúng với những người trẻ tuổi, khi họ lần đầu tiên khám phá thế giới, và kinh điển chỉ là một phần trong thế giới đó.

Tiền tố "lại" trước động từ "đọc" có thể là một chút giả tạo từ những người ngại thừa nhận rằng họ chưa đọc một cuốn sách nổi tiếng. Để trấn an họ, ta chỉ cần lưu ý rằng, dù một người có vốn đọc nền tảng rộng lớn đến đâu, vẫn còn rất nhiều tác phẩm cơ bản mà họ chưa đọc.

Hãy giơ tay lên nếu bạn đã đọc toàn bộ tác phẩm của Herodotus và toàn bộ của Thucydides! Còn Saint-Simon thì sao? Và cả Hồng y de Retz? Nhưng ngay cả các chuỗi tiểu thuyết vĩ đại của thế kỷ 19 cũng thường được nhắc đến nhiều hơn là được đọc. Ở Pháp, người ta bắt đầu đọc Balzac từ khi còn đi học, và dựa vào số lượng bản in lưu hành, ta có thể giả định rằng họ vẫn tiếp tục đọc ông ngay cả sau đó. Nhưng nếu một cuộc thăm dò Gallup được thực hiện ở Ý, e rằng Balzac sẽ đứng gần cuối bảng.

Ở Ý, những người hâm mộ Dickens là một nhóm nhỏ ưu tú; ngay khi các thành viên trong nhóm gặp nhau, họ bắt đầu rôm rả trò chuyện về các nhân vật và tình tiết, như thể đang thảo luận về những người và sự việc mà họ quen biết ngoài đời.

Nhiều năm trước, khi giảng dạy ở Mỹ, Michel Butor đã cảm thấy mệt mỏi với những câu hỏi về Emile Zola – một tác giả mà ông chưa bao giờ đọc – nên ông quyết định đọc toàn bộ chuỗi tác phẩm Rougon-Macquart. Ông phát hiện ra rằng tác phẩm hoàn toàn khác so với những gì ông từng nghĩ: một cây phả hệ đầy tính huyền thoại và vũ trụ học, mà ông sau đó đã mô tả trong một bài luận tuyệt vời.

Nói cách khác, đọc một cuốn sách vĩ đại lần đầu tiên khi đã trưởng thành là một niềm vui phi thường, khác biệt (dù không thể nói là lớn hơn hay nhỏ hơn) so với niềm vui khi đọc nó ở tuổi trẻ. Tuổi trẻ mang đến cho việc đọc, cũng như mọi trải nghiệm khác, một hương vị đặc biệt và một cảm giác quan trọng đặc biệt, trong khi khi trưởng thành, ta trân trọng (hoặc nên trân trọng) nhiều chi tiết, tầng nghĩa và ý nghĩa hơn.

(Italo Calvino, Mưa chiều chuyển ngữ)

👣 Y HỌC QUỐC GIA VÀ NHỮNG BƯỚC TIẾN LỚN CỦA NGÀNH PHÁP YTrong hai thế kỷ 18 và 19 hoạt động của pháp y và các cơ sở vệ s...
11/01/2025

👣 Y HỌC QUỐC GIA VÀ NHỮNG BƯỚC TIẾN LỚN CỦA NGÀNH PHÁP Y

Trong hai thế kỷ 18 và 19 hoạt động của pháp y và các cơ sở vệ sinh công cộng tạo cơ sở cho ngành y học quốc gia Đức, Áo ra đời. Người ta thành lập các trạm y tế hành chính công cộng, nhiệm vụ của nó là giám sát việc áp dụng những quy tắc vệ sinh công cộng và đưa khoa học vào phục vụ công lý, truy tìm tội phạm. Để đào tạo loại thầy thuốc này, một số trường đại học (Erlangen, Prague, Vienne) tổ chức những lớp Y học quốc gia.

“Y học quốc gia” cũng như những vấn đề y học trước đây không phải tiếp tục bằng con đường thí nghiệm thực tiễn mà bằng con đường lý thuyết và những giả thiết, chưa có chứng cứ. Cũng như phép đo nhận dạng và lấy vân tay mười năm trước đó, sự phát triển thực sự của pháp y đã liên kết một cách chặt chẽ với sự tiến bộ của các khoa học tự nhiên làm đảo lộn và loại bỏ những ý nghĩa và suy luận trừu tượng để giúp cho con người phân tích cụ thể hiện tượng giữa cái sống và cái chết.

Về vấn đề này, Johann Ludwig Casper đã ghi lại đầy đủ. Ông là bác sĩ pháp y ở Berlin, giáo sư khoa “Y học quốc gia”, người tiên phong dũng cảm và nhiệt tình của khoa học này, viết năm 1864. Trong lời mở đầu cho tác phẩm “Sách giáo khoa pháp y” một quyển sách cách mạng được xuất bản năm 1857, ông ghi “Tôi nhận thấy, pháp y, nhất là ở Đức được nhiều người hành nghề. Tuy họ có những hiểu biết khoa học nhưng điều đó cũng không thể thay thế cho kinh nghiệm cá nhân khi tập hợp các số liệu. Tôi dẫn ra đây một người tên là Henke (chỉ Adolf Henke, giáo sư “Y học quốc gia” ở Erlanger, mất năm 1843) cũng như một số người khác đã bảo vệ pháp y với tất cả nhiệt huyết của mình. Nhưng theo tôi biết, ông cũng chưa bao giờ thực hành một cuộc phẫu thuật tử thi, bước qua cửa nhà tù, kiểm tra tính tình tội phạm hay những triệu chứng của một căn bệnh giả vờ”.

Thế kỷ của Darwin, của Galton và của Quételet làm cho pháp y tiến được những bước lớn bằng cách đưa nó vào trong “thời đại mới, thời đại của khoa học tự nhiên”. Mặc dù đường đi của phẫu thuật học và của sự phân tích tử thi kéo dài đến 300 năm, kéo dài đến khi các nhà bác học khám phá ra những sự tinh vi đến kinh ngạc của cơ thể.

Đầu thế kỷ 18, một người Ý tên là Morgani bắt đầu phân tích các tử thi và toan tính thiết lập mối liên kết giữa những sự biến dạng của một vài cơ quan và những triệu chứng của căn bệnh đã từng là nguyên nhân của cái chết. Như vậy, ông thành lập những cơ sở của bệnh lý học. Nhưng mãi tới thế kỷ 19, Leeuwenhock, người Hà Lan đã sử dụng một phát minh mới, đó là kính hiển vi để kiểm tra mô cấu tạo nên bắp tay người, mà không một nhà giải phẫu nào có thể phân biệt được bằng mắt thường. Thế kỷ 19 thực sự là thế kỷ của kính hiển vi, là thế kỷ của giải phẫu học hiển vi, của việc khám phá ra tế bào, đơn vị nhỏ nhất của cơ thể con người và những cấu trúc hữu cơ, của bệnh lý học hiển vi, của mô học hiển vi, có khả năng phát hiện ra những phần tử tinh vi nhất của các mô con người. Chính khi đó người ta mới biết cắt nhỏ các mô thành những phần rất nhỏ mỏng hơn tờ giấy, không thể quan sát được mà phải nghiên cứu dưới kính hiển vi và có thể nhìn thấy được bằng cách nhuộm màu chúng.

Giữa thế kỷ 19, những nhà bác học ở Pháp, Đức cố gắng thành lập nền “pháp y thực sự” dựa trên sự hiểu biết về phương hướng này, những nhà bác học thuộc loại này còn ít ỏi, có thể tính được trên đầu ngón tay. Kromholz và P***l ở Praha, Fietz và Bernt ở Vienne và cuối cùng là 3 vĩ nhân, Johann Ludwig Casper, sinh ở Berlin năm 1796, Mathieu-Joseph-Bonaventura Orfila sinh tại Minorque năm 1787, nhà khoa học này cũng nổi tiếng trong lĩnh vực chất độc học và Marie- Guillaume-Alphonse Devergie sinh năm 1789 tại Paris. Cuộc sống và điều kiện làm việc của họ khác nhau nhưng họ có quan điểm chung: coi phần lớn các thầy thuốc như những khách không mời mà đến. Những kẻ trục lợi, những nhà vô địch có vốn trí thức như con dao hai lưỡi luôn luôn dùng để khai thác tội ác và sự nghèo khó. Những nhà bệnh lý học tiến bộ trong thời kỳ này không bao giờ có đủ số lượng tử thi để phân tích. Họ không những được quyền tiến hành phẫu thuật các tử thi chết trong các bệnh viện mà còn yêu cầu cung cấp cho họ những nạn nhân của tội ác, chết trôi, chết bất đắc kỳ tử, đột tử hoặc không thể giải thích. Từ năm 1832 đến 1875 Rakitansky, ông vua của các nhà bệnh lý học Áo có chủ quyền tất cả các tử thi mà Viện có thể giao cho ông Bernt, giáo sư y học quốc gia và người kế tục của ông. Dlaudy chỉ là những người quan sát trong suốt các cuộc phẫu thuật do các nhà bệnh lý thực hiện.Năm 1830 người ta tìm cách tách Dlaudy và các đồ đệ của ông ra khỏi các phòng phẫu tích, viện cớ rằng “người bị nghi là tội phạm có thể ở trong đám sinh viên”.

Casper làm việc trong những điều kiện khiến thế hệ thầy thuốc tương lại phải kinh sợ. Ban đầu ông có một căn phòng hội thảo ở học viện giải phẫu Berlin, cổ lỗ đến hàng trăm năm, tiếp theo đến cái tầng hầm của nhà thương. Và cuối cùng sau hai năm làm việc với nhà bệnh lý học lừng danh Rudolf Virchow, ông buộc phải chuyển đến một căn hầm khác hôi hám hơn ở Luisenstrasse, Tuy nhiên, việc xuất bản tác phẩm pháp y lý thuyết và thực hành của Devergie năm 1835, những quyển sách của Casper phân tích tử thi năm 1850 và sách giáo khoa thực hành pháp y đã mở ra trước mắt công chúng một thế giới mới, Thế giới này kinh tởm nhưng do những nhu cầu của khoa học tội phạm và của pháp chế đòi hỏi họ phải xem xét những tác phẩm này. Các chủ đề được Casper và Devergie trình bày không khác các chủ đề của các tác phẩm của những vị tiền bối.

Những tư tưởng chủ yếu của pháp y vẫn giữ nguyên trong thế kỷ cực kỳ sôi động và những tư tưởng này chỉ mới là bắt đầu. Cũng như trước đây, họ toan tính xác lập những triệu chứng khác nhau của các kiểu chết bất đắc kỳ tử hoặc tự nhiên và thiết lập được tính chất bệnh hoạn hay không bệnh hoạn của các tội phạm. Song, phương pháp mà những nhà bác học như Casper và Devergie kiểm tra các trường hợp trên thì không có gì là cách mạng cả. Bởi chính ở đó là mảnh đất mà những hạt giống đã nảy mầm thì ắt phải có những kết quả tương lai. Đối với những người này, mọi lời phán quyết chỉ có thể dựa trên cơ sở vững chắc, duy nhất, phẫu thuật, phân tích hoá học bằng kính hiển vi, quan sát tỉ mỉ. Những quyển sách và bài giảng của họ đã được rút ra từ hàng trăm hàng nghìn trường hợp hoặc được kiểm tra lại chặt chẽ và các nhận xét chi tiết duy nhất của nó có thể cho phép chiếm một địa vị hay thiết lập được một quy tắc.

Khi Goron, Lacassagne, Jaume cúi xuống chiếc quan tài bình thường ghi số 126 chứa thi hài người Millery tại nghĩa địa Lyon, thì Casper từ 25 năm nay đã không còn trên cõi đời này nữa. Orfila đã chết cách đó 36 năm, Bernt 47 năm, Devergie 10 năm. Pháp y, người bà con đáng thương của y học luôn luôn chờ đợi sự thừa nhận mình và định giới hạn về chủ quyền của nó đối với bệnh lý học. Y học quốc gia hầu như đã hoàn toàn thuộc vào quá khứ và một lĩnh vực hoạt động mới - vệ sinh học - mà từ thời Bernt và Casper là một thành viên của pháp y và thuộc lĩnh vực y học. Công việc của Casper và Orfila, Bernt và thừa kế của các nhà bác học này tiếp tục phải làm việc trên mảnh đất mà những người thầy của họ đã chuẩn bị để tiếp tục bảo vệ kho tàng kinh nghiệm mà giá trị của nó từ lâu không thể đánh giá hết được bởi những điều xa lạ.

**cMinhBooks

Nhất là khi đang đọc đến đoạn nạn nhân bị s.á.t h.ạ.i 🥲
11/01/2025

Nhất là khi đang đọc đến đoạn nạn nhân bị s.á.t h.ạ.i 🥲

CHÂU ÂU VÀ NHỮNG VIÊN GẠCH ĐẦU TIÊN CHO NỀN PHÁP Y THẾ GIỚISuốt thời trung cổ ở Châu Âu, không có quyển sách nào có thể ...
10/01/2025

CHÂU ÂU VÀ NHỮNG VIÊN GẠCH ĐẦU TIÊN CHO NỀN PHÁP Y THẾ GIỚI

Suốt thời trung cổ ở Châu Âu, không có quyển sách nào có thể so sánh với quyển sách “Tẩy oan tập lục” của Trung Quốc. Thời kỳ Trung cổ, sự tra tấn được coi là phương tiện tốt nhất để khai thác tội phạm và mặt khác, pháp y khước từ tất cả mọi cuộc phẫu thuật, không tạo điều kiện dễ dàng cho sự phát triển của khoa học y khoa có khả năng giúp đỡ nên công lý. Chỉ đến năm 1507 bộ luật Hình sự Constitutio Bambergensis Criminalis mới được ban hành trong địa hạt giám mục Bamberg nước Đức. Bộ luật này quy định, trong trường hợp một đứa trẻ bị giết hoặc có những vết thương do bị người lớn đánh đập thì phải mời thầy thuốc đến xem xét trước khi phán quyết. Bộ luật này là cơ sở cho bộ luật khác quan trọng hơn đó là hình luật của Hoàng đế Charles V và của Saint-Empire romain mà năm 1532 được Charles Quint ban bố trên toàn bộ vương quốc ông ta. Nhưng không một bản giám định, không một cuộc phẫu thuật nào được tiến hành khi có một ca chết khả nghi, chỉ có một ca mĩ mãn nhất là người ta tiến hành “mở rộng” một vết thương để xác minh chiều sâu và độ dài của nó.

Thời bấy giờ, nhiệm vụ khoa học chính của các thầy thuốc là chẩn đoán khả năng bị can có đủ sức chịu đựng được những cuộc tra tấn hay không. Chỉ đến nửa thế kỷ sau, những dấu hiệu đầu tiên báo hiệu sự ra đời của pháp y mới được thể hiện. Những người đưa khoa học y học vào con đường mới này là Ambroise Paré (1509 - 1590), người tiên phong của khoa mổ xẻ, và 2 người Ý là Fortunato Fidelis thành phố Palerme và Paolo Zacchia ở thành Rome. Cả ba theo đuổi con đường mà Andreas Vesalius đã đi. Trong nửa đầu thế kỷ 16, ông ta bắt đầu phân tích các tử thi và đã có thể thay thế những giả thiết bông lông bằng những dự kiến khoa học về việc hiểu biết của nội quân của con người. Paré đã đưa ra một bản liệt kê chi tiết trạng thái phổi một đứa trẻ bị bóp cổ, nghiên cứu và xác định rõ được các dấu vết mà kẻ sát nhân để lại trên người nạn nhân. Fidelis toan tính thiết lập sự khác nhau giữa các thương tổn gây ra trong cơ thể do chết đuối ngẫu nhiên và những thương tổn do bị dìm chết. Các tác phẩm của Zacchia gợi lại những vấn đề đã từng thu hút một cách đặc biệt sự chú ý của những nhà pháp y thế kỷ 19 và 20. Bên cạnh những bài tường thuật hoàn toàn phi lý ông còn nói đến những người dựa vào phép ma thuật, “họ có thể biến mình thành những bó đuốc sống” và “một phụ nữ, chỉ trong vòng một năm đã sinh 365 đứa trẻ”. Giỏi hơn cả là ông có những nhận xét lỗi lạc về một số điểm như sự khác nhau giữa các vết thương do một vũ khí gây ra, sắc bén hay đập dập không gây thành vết thương, chết vì thắt cổ, ngạt thở hay chẹt cổ, phân biệt giữa tự sát và một vụ giết người. Ông khám nghiệm những cái chết đột ngột do các nguyên nhân tự nhiên, những tội ác nhục dục mà những kẻ gàn dở hay bệnh nhân thần kinh vi phạm, trường hợp sẩy thai, giết con, và những điều ghi nhận làm bằng chứng để xác định rõ đứa trẻ ra đời đang sống hay đã chết. Bốn năm sau cái chết đột ngột của Zacchia năm 1663 một người ở Đan Mạch tên là Thomas Bertholin đề nghị khám nghiệm phổi một đứa trẻ mới sinh để biết đứa trẻ sống hay chết sau khi sinh, do đó mẹ đứa trẻ có bị coi là người chịu trách nhiệm về cái chết của cháu bé không. Nếu phổi của cháu có không khí, thì theo ông chắc chắn đứa bé đã thở và đã sống.

Năm 1683 bác sĩ Schreyer ở Presbourg lần đầu tiên làm thí nghiệm nhúng lá phổi của một đứa trẻ cho là đã chết lúc sinh vào nước. Ông cho rằng nếu những lá phổi này nổi trong nước thì chắc chắn nó chứa không khí. Như vậy phương pháp pháp y đầu tiên ra đời, tuy còn sơ lược nhưng đã dựa trên cơ sở của thí nghiệm và hướng đi đúng đắn. Năm 1640 và năm 1647, hai thầy thuốc người Đức Michaelis và Bohn bắt đầu giảng dạy cho sinh viên trường đại học Leipzig các khái niệm khác nhau về những kiểu chết bất đắc kỳ tử khác với những kiểu chết tự nhiên. Tấm gương của Bohn được những người Đức như Teichmeyer, Alberti, Plenck, và Metzger cũng như những người Pháp Fodéré, Louis, Lafosse và Mahon học tập. Năm 1796, tại Strasbourg, Fodéré cho ra đời cuốn sách lỗi lạc tên là “Chuyên luận pháp y và vệ sinh công cộng”. Nó ra đời cùng với tác phẩm của Peter Frank. Những tác phẩm này là nơi gặp nhau của hai trào lưu. Một mặt các nhà bác học toan tính đưa ra sự giải thích y học cho tất cả mọi tình tiết và nó đóng vai trò trong việc phán quyết một tội ác, hoặc một hành động phạm vi pháp luật kể từ sự ám sát đến sự cưỡng bức, từ những cú đánh và những vết thương đến việc giả vờ bệnh tật.

Mặt khác, cũng các thầy thuốc và bác học này, tiến hành hoàn thiện một nhiệm vụ mới, kiểm tra tình hình vệ sinh bẩn thỉu tạo điều kiện dễ dàng cho sự lan truyền các bệnh dịch trong những khu đông dân. Hai vấn đề thuộc lĩnh vực những quyền hạn chung. Trong hai thế kỷ 18 và 19 hoạt động của pháp y và các cơ sở vệ sinh công cộng tạo cơ sở cho ngành y học quốc gia Đức, Áo ra đời. Người ta thành lập các trạm y tế hành chính công cộng, nhiệm vụ của nó là giám sát việc áp dụng những quy tắc vệ sinh công cộng và đưa khoa học vào phục vụ công lý, truy tìm tội phạm. Để đào tạo loại thầy thuốc này, một số trường đại học (Erlangen, Prague, Vienne) tổ chức những lớp Y học quốc gia. Quá trình này đi vào thời kỳ mới dưới sự thúc đẩy của cuộc cách mạng Pháp.

Luật thẩm cứu hình sự của Napoléon, viết năm 1808, là tác phẩm đầu tiên hay nhất kết thúc thủ tục tố tụng tư pháp cổ lỗ dựa trên cơ sở một cuộc “thẩm vấn gắt gao” bằng sự tra tấn tội phạm để khai thác. Ở Pháp và châu Âu, luật thẩm cứu hình sự này đã chuẩn bị mảnh đất cho một phương pháp thẩm cứu mới, dựa trên hoạt động của những người xét xử và các bản báo cáo của thầy thuốc, bác bỏ phương pháp tố tụng “thần bí” và chấp nhận những cuộc đổi chất công khai, trực tiếp đối thoại, tìm mâu thuẫn trong lời khai.

**cMinhBooks

Address

Sky Central, 176 Định Công, Hoàng Mai, HN
Hanoi
10000

Opening Hours

Monday 08:00 - 17:00
Tuesday 08:00 - 17:00
Wednesday 08:00 - 17:00
Thursday 08:00 - 17:00
Friday 08:00 - 17:00

Telephone

+84813899933

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Phuc Minh books posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to Phuc Minh books:

Videos

Share

Category

Phúc Minh và câu chuyện về những series trinh thám hot nhất!

“Sách cũng như người bạn tốt, ít và được chọn lựa” - Louisa May Alcott

Và đây là câu chuyện cùng Phúc Minh: http://bit.ly/Series_Địch_Công_Kỳ_Án