The Trendy Magazine

The Trendy Magazine Contact information, map and directions, contact form, opening hours, services, ratings, photos, videos and announcements from The Trendy Magazine, Magazine, Hanoi.

WELCOME TO OUR WORLD 🌈🌤🌎
💬Night Story 📓
💬Night Music 🎶
💬Night Film 📺
💬Life & Love 💞
💬Man & Woman 👥
💬Travel everywhere 🚘
💬Fitness & Yoga 🏋🏻
💬Healthy Foods & Healthy Drinks 🍲🍹💪🏻
💬Babie's Corner 👧🏻👶🏻
💬Beauty Tips & Reviews 💄💅🏻
💬Fashion style & Time 👗👙👠👜🕶
💬Everything & Nothing 🎥

📲Click and view more:
https://m.facebook.com/thetrendymagazine

Những điều bạn cần lưu ý khi chọn mua nến thơmTrong đại dịch COVID-19, chúng ta dành hầu hết thời gian ở nhà, kể cả khi ...
20/06/2021

Những điều bạn cần lưu ý khi chọn mua nến thơm

Trong đại dịch COVID-19, chúng ta dành hầu hết thời gian ở nhà, kể cả khi làm việc hay giải trí. Cảm giác ngột ngạt do không thể ra ngoài trong thời gian dài khiến nhu cầu giải tỏa tâm trạng của mọi người tăng cao. Nhiều người đã tìm đến những lọ nến thơm như một liệu pháp tinh thần.

Thời gian gần đây, bạn có thể dễ dàng bắt gặp những bức ảnh chụp một chiếc máy tính xách tay đặt bên cạnh tách cà phê và ngọn nến thơm trên Instagram. Để tinh thần thoải mái hơn, nhiều người sẽ đốt nến thơm cả ngày trong khi làm việc tại nhà.

Theo Ingrid Nilsen, người đồng sáng lập công ty nến New Savant, nến thơm là món hàng “xa xỉ dễ mua” có thể thay đổi hoàn toàn không gian nhà và tâm trạng của người dùng. Chính vì thế, trong bối cảnh giãn cách xã hội, ngành công nghiệp nến thơm đã có bước phát triển vượt bậc.

Trên thị trường, các lọ nến thơm được bày bán với đa dạng tên gọi, hình dáng, màu sắc, mùi hương cũng như mức giá. Khoảng thời gian này, chúng ta không thể đến cửa hàng và trực tiếp chọn nến. Thế nên, bạn có thể dựa vào những thông tin chi tiết được các công ty cung cấp trên trang web để lựa chọn sản phẩm. Ngoài ra, đánh giá và bình luận của người dùng trên các nền tảng mạng xã hội cũng là một nguồn tham khảo hữu ích.

Để giúp bạn chọn được loại nến thơm phù hợp và an toàn, TRENDY sẽ “mách” bạn một số điều cần lưu ý sau đây.

MÙI HƯƠNG
Mùi hương là yếu tố quan trọng nhất mà bạn cần cân nhắc khi chọn mua nến thơm.

Giống như nước hoa, nến thơm cũng sở hữu nhiều tầng mùi hương tinh tế. Các hãng nến thường hợp tác với các công ty nước hoa để tạo ra những mùi nến “có một không hai”. Mỗi mùi hương sẽ có một tác dụng khác nhau. Ví dụ, hương lavender giúp bạn thư giãn và bình tĩnh, trong khi hương chanh có thể cải thiện tâm trạng và giảm stress.

Hãy đọc mô tả sản phẩm trên trang web của hãng để hình dung và chọn lựa mùi hương tùy theo sở thích và nhu cầu của bạn.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên chú ý đến thành phần tạo hương cho nến. Các chất tạo hương thường dùng là tinh dầu tự nhiên, tinh dầu tổng hợp hoặc kết hợp cả hai. Tinh dầu tự nhiên tỏa hương tốt nhất trong khi nến cháy và đôi khi sẽ làm nghẽn bấc. Ngược lại, nến chứa tinh dầu tổng hợp vẫn sẽ thơm ngay khi không được thắp.

Hãy lưu ý rằng các chất tạo hương tổng hợp đều được pha chế từ hóa chất. Thế nên, nến chứa 100% tinh dầu tự nhiên hoặc không chất tạo mùi vẫn là lựa chọn tối ưu.

LỌ CHỨA VÀ BAO BÌ
Hầu hết các hãng nến thơm đều dành rất nhiều thời gian cho việc thiết kế bao bì, vì chúng ta luôn bị thu hút bởi tính thẩm mỹ của sản phẩm.

Một số khách hàng lựa chọn lọ nến theo phong cách bài trí trong nhà, vì họ thích tái sử dụng lọ nến rỗng để cắm bút hoặc làm bình hoa. Những người khác lại ưa chuộng các hãng nến có bao bì độc đáo và truyền tải được cá tính của thương hiệu. Vì nến thơm sẽ trở thành một phần của ngôi nhà, bạn hãy ưu tiên cho những thiết kế mà mình yêu thích.

Hiện nay, nhiều công ty cũng đẩy mạnh sử dụng các loại bao bì tái chế được. Nếu bạn theo đuổi lối sống bền vững, sản phẩm từ những thương hiệu này sẽ là lựa chọn tuyệt vời dành cho bạn.

SÁP NẾN
Ba loại sáp nến phổ biến nhất hiện nay là paraffin, đậu nành và mỡ động vật. Nhiều sản phẩm nến thơm được kết hợp cả ba loại sáp.

Sáp paraffin, một phụ phẩm của dầu mỏ, là thành phần thường thấy trong hầu hết các loại nến. Nhìn chung, paraffin khá an toàn và lành tính với người sử dụng. Tuy nhiên, đốt nến paraffin trong thời gian dài có thể sinh ra khói độc như benzen hay toluen.

Khi thắp, nến paraffin sẽ cho ánh sáng mờ. Loại sáp này cũng tỏa hương tốt hơn so với với sáp đậu nành. Nhiều hãng nến thơm cao cấp ưa chuộng sáp paraffin vì hiệu quả phân tán các tầng hương liệu phức tạp.

Tuy nhiên, nến paraffin khi cháy tạo ra nhiều muội than nên thường để lại các vệt ám màu.

Sáp đậu nành, được sản xuất từ dầu đậu nành, đã xuất hiện trên thị trường khoảng 25 năm. Loại sáp này có thể cháy khá lâu và không ám màu.

Vì là chế phẩm từ nguồn nguyên liệu tự nhiên có thể tái tạo, sáp đậu nành là lựa chọn an toàn cho sức khỏe và bền vững với môi trường. Hơn nữa, loại sáp này có thể phân hủy sinh học nên rất dễ lau rửa nếu bị đổ. Thời gian gần đây, các thợ nến thủ công trẻ tuổi và người tiêu dùng yêu môi trường rất ưa chuộng loại sản phẩm này.

Tuy nhiên, một số công ty nến thơm cho biết loại sáp này không đạt được hiệu quả tỏa hương như mong đợi. Để khắc phục nhược điểm này, họ thường kết hợp sáp đậu nành với các loại sáp thực vật khác (như dừa, mơ, cọ và g*i dầu) trong sản phẩm.

Sáp từ mỡ động vật là một phụ phẩm của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, chủ yếu dùng trong các loại nến có giá thành thấp.

Một lượng nhỏ nến thơm được làm ra bằng sáp ong. Loại sáp này có nhiệt độ nóng chảy cao nên ít có hiện tượng nhỏ giọt.

Nến sáp ong cháy được rất lâu. Khi thắp, sáp tinh khiết sẽ tỏa ánh sáng và mùi mật ong ấm áp. Vì thế, loại nến này vốn không cần nhuộm màu và tẩm hương. Nếu bạn dị ứng với các chất tạo mùi, nến sáp ong là lựa chọn tối ưu dành cho bạn.

Tuy nhiên, quá trình sản xuất nến sáp ong khá tốn kém nên không được các thương hiệu ưu ái.

BẤC NẾN
Bấc nến (hay còn gọi là tim nến) làm từ sợi bông và gỗ là những lựa chọn an toàn nhất.

– Bấc bông dễ thắp và không tạo nhiều bụi than, nhưng dễ có khói đen.

– Điểm đặc trưng của bấc gỗ là những tiếng lách tách vui tai khi cháy. Tuy khó đốt hơn, bấc gỗ cho khói trong và đẹp hơn so với bấc bông.

Những chiếc nến nhỏ và cao thường có thêm lõi kẽm để giữ bấc đứng thẳng. Ngoài ra, sử dụng nhiều bấc nến sẽ giúp tăng hiệu quả tỏa hương. Nếu bạn thích mùi hương nồng nàn, hãy chọn mua những lọ nến hai hay ba bấc.

Bạn nên kiểm tra cẩn thận thành phần bấc nến. Bấc chứa chì sẽ gây ô nhiễm không khí trong nhà với hàm lượng cao hơn ngưỡng khuyến nghị của Cục Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ. Nhiễm độc chì có thể gây tổn thương các cơ quan và làm mất cân bằng nội tiết.

THỜI GIAN CHÁY
Những năm gần đây, nhiều thương hiệu đã in thêm thời gian cháy của nến thơm trên bao bì. Tuy nhiên, không có tiêu chuẩn công nghiệp nào cho thông số này. Cách tính của các hãng cũng có thể khác nhau. Tuổi thọ của nến sẽ phụ thuộc vào kích thước, thành phần và thời gian một lần thắp nến.

Bạn có thể dựa vào thành phần nến để ước tính thời gian cháy. Ví dụ, nến sáp ong và đậu nành sẽ thắp được lâu hơn nến paraffin.

NHỮNG LƯU Ý KHI SỬ DỤNG NẾN THƠM
Sau khi đã chọn được loại nến thơm ưng ý, bạn nên lưu ý thêm một số điều sau để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.

– Phải luôn trông chừng ngọn nến

– Đặt nến tránh xa các vật dụng dễ cháy, trẻ em và động vật

– Không nên đặt nến trụ (không có lọ đựng) trực tiếp lên đồ nội thất, hãy lót nến bằng tấm chịu nhiệt để bảo vệ bề mặt đồ dùng

– Hãy đảm bảo bấc nến luôn nằm giữa lọ sáp

– Nên cắt ngắn bấc còn khoảng 1 cm trước mỗi lần đốt để loại bỏ muội than, giúp giữ hơi đốt lâu và sạch

– Luôn để nến thơm cháy cho đến khi toàn bộ bề mặt đều nóng chảy. Điều này giúp sáp nến nóng đều, tăng thời gian cháy và giữ bề mặt nến luôn bằng phẳng

– Không nên để đầu diêm hay vụn bấc vương lại trong phần sáp đã nóng chảy

– Không nên đốt nến quá 4 giờ vì sẽ xuất hiện hiện tượng “mushroom” (ngọn lửa và lượng khói trở nên mất kiểm soát, sinh ra nhiều carbon)

– Nếu nến bắt đầu bốc khói, hãy dập tắt nến, cắt ngắn bấc và thắp nến trở lại

– Để tránh sáp nhỏ giọt, hãy đặt nến thơm ở nơi không có gió lùa và tắt nến khi toàn bộ bề mặt sáp đã nóng chảy

– Nên dùng dụng cụ chuyên dụng để dập nến thay vì tự thổi

– Lọ đựng nến sau khi thắp cũng sẽ rất nóng, hãy cẩn thận khi chạm vào chúng

– Để bảo vệ lọ đựng nến, không nên đốt hết 1 cm sáp cuối cùng trong lọ.

Cách trồng hoa và chăm sóc hoa cho người mới bắt đầuTrồng hoa không chỉ giúp chúng ta thư giãn sau những giờ học tập và ...
20/06/2021

Cách trồng hoa và chăm sóc hoa cho người mới bắt đầu

Trồng hoa không chỉ giúp chúng ta thư giãn sau những giờ học tập và làm việc căng thẳng mà còn đem lại một không gian sống mát mẻ, thoáng đãng, khiến cho ta cảm thấy như được hòa mình cùng với thiên nhiên.

Trải qua nhiều đợt bùng dịch, bạn đã dần làm quen được với nhịp sống mới, biết cách cân bằng giữa công việc và thời gian nghỉ ngơi, học thêm kỹ năng mới, rèn luyện cho bản thân những thói quen tốt. Khi tất cả mọi hoạt động đều gói gọn trong căn nhà của bạn, bạn lại càng muốn biến nó thành một không gian sống lý tưởng hơn, có thể là sắp xếp lại bàn học, mua vài vật dụng trang trí hoặc trồng hoa để tô điểm thêm sắc màu cho không gian làm việc.

Nếu bạn chưa từng trồng hoa hay đang tìm kiếm những cách chăm sóc chậu hoa của mình thì những gợi ý dưới đây sẽ rất hữu ích cho bạn.

HƯỚNG DẪN CÁCH TRỒNG HOA

1. CHỌN CHẬU TRỒNG HOA
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại chậu với màu sắc, kích thước và kiểu dáng đa dạng cho bạn lựa chọn tùy theo phong cách cá nhân và ngân sách của mình. Hoặc nếu bạn là người yêu thích những món đồ handmade, bạn cũng có thể tự sáng tạo những chậu cây xinh xắn từ những vật liệu có sẵn trong nhà. Điều quan trọng bạn cần lưu ý khi chọn chậu cây là: kích thước chậu phải phù hợp với loại cây bạn dự định trồng và có lỗ thoát nước để tránh làm cho rễ cây bị úng nước. Mỗi loại chậu sẽ có những ưu điểm và nhược điểm riêng:

Chậu đất nung: giá cả phải chăng, thân thiện với môi trường, có khả năng thấm và thoát hơi nước tốt nên phù hợp với những loài cây ưa khô. Tuy nhiên, chậu khá dễ vỡ khi di chuyển, màu sắc còn đơn điệu.

Chậu nhựa: bền, nhẹ, thích hợp để treo tường, treo ở ban công. Nhược điểm của chậu nhựa là khó thoát nước, không thoáng khí nên phù hợp với loài cây ưa nước, ưa ẩm. Tuy nhiên, vì khả năng cách nhiệt kém, không nên để chậu nhựa ở nơi có ánh nắng trực tiếp, nắng chiều gay gắt (sẽ làm nóng bầu đất và cháy rễ) hoặc cần được che phủ vào mùa Đông ở miền Bắc, tránh để rễ cây bị lạnh.

Chậu gốm sứ: màu sắc, kiểu dáng đa dạng, giữ ẩm tốt, thích hợp trồng những loài cây ưa ẩm. Tuy nhiên, khả năng thoát nước và thoáng khí kém nên bạn sẽ khó nắm bắt được tình trạng khô ẩm của cây.

Chậu gỗ: khả năng chịu nhiệt, chịu lạnh và giữ ẩm tốt, phù hợp với những loài cây cần nhiều nước. Tuy nhiên, chậu dễ bị mục khi tiếp xúc nhiều với nước.

2. CHỌN ĐẤT
Công việc này cực kỳ quan trọng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Đối với cây trồng trong chậu, bạn nên sử dụng đất hữu cơ (hỗn hợp đất có chứa xơ dừa, than bùn, tro trấu, đá Vermiculite, phân hữu cơ…) đã được xử lý bằng công nghệ cao và hòa trộn với tỷ lệ thích hợp. Tránh sử dụng đất trong sân vườn vì có khả năng còn lẫn hạt cỏ dại, côn trùng và nấm bệnh gây hại cho cây.

3. CHỌN LOÀI HOA BẠN MUỐN TRỒNG
Khi chọn cây, bạn hãy cân nhắc điều kiện không gian sống của mình. Đừng cố gắng trồng các loài hoa như hoa hồng (cần có đủ ánh nắng 6h/ ngày) ở nơi chỉ có ánh nắng vào sáng sớm. Bạn có thể xin lời khuyên từ bạn bè, người quen hoặc tìm hiểu trên mạng thông qua các blog làm vườn để chọn loại cây phù hợp.

Bên cạnh đó, bạn nên sử dụng mỗi chậu cho một loại cây. Nếu bạn muốn trồng nhiều loại cây trong một chậu, hãy đảm bảo chúng đều cần điều kiện ánh sáng và độ ẩm tương tự nhau. Đừng trồng cây xương rồng và hoa pansy trong cùng một chậu và mong chờ chúng phát triển như nhau.

4. CHUẨN BỊ ĐẤT TRỒNG TRONG CHẬU
Nếu chậu cây lớn, hãy đặt nó ở vị trí bạn muốn trước khi đổ đất vào vì chậu cây sau khi có đất sẽ rất nặng, khó di chuyển. Đặt bộ lọc cà phê hoặc mảnh gốm vỡ ở đáy chậu để ngăn đất không bị trôi ra ngoài mà vẫn có thể thoát nước.

Bạn cần làm ướt đất và trộn đều trước khi cho vào chậu. Không nên đổ đất đầy chậu vì như vậy khi tưới, cây vừa không hấp thụ được mà nước còn bị tràn ra ngoài. Thông thường, khoảng cách từ mặt đất trồng đến mép thành chậu nên khoảng 2,5 cm. Trước khi trồng, bạn hãy vỗ nhẹ mặt đất cho kín các kẽ hở trong chậu, lưu ý không nên vỗ mạnh tay.

5. TIẾN HÀNH TRỒNG HOA
Cẩn thận nghiêng chậu và nhấc cây ra đặt vào chậu mới. Để quá trình diễn ra dễ dàng và tránh làm hại tới bộ rễ của cây, bạn có thể tưới nước vào chậu ít nhất 1 giờ trước khi di chuyển cây ra khỏi chậu. Chú ý không được kéo thân cây vì sẽ làm gãy cành nhánh. Nếu bầu cây bị kẹt, gõ xung quanh thành chậu, sau đó từ từ nhấc cây ra khỏi chậu. Nếu rễ quấn chặt vào bầu cây, hãy dùng ngón tay nới lỏng hoặc dùng con dao nhỏ cắt một ít phần rễ để giúp cây nhanh bén rễ mới và phát triển tốt hơn.

Bước tiếp theo là tiến hành trồng cây vào chậu mới. Cẩn thận thêm đất vào chậu và nhẹ nhàng dùng tay nén đất xung quanh bầu cây. Nếu bạn trồng nhiều cây trong một chậu, hãy đặt chúng cách xa nhau ít nhất 2,5 cm để bạn có thể đổ thêm đất vào ở giữa. Sau khi cây đã được cố định, bạn cần tưới nước để đảm bảo đất trong chậu được ẩm đều.

CÁCH CHĂM SÓC CHẬU HOA SAU KHI TRỒNG

TƯỚI NƯỚC
Vào mùa Xuân, khi thời tiết ấm áp, bạn có thể tưới nước một lần một tuần. Khi đến mùa Hè, thời tiết nóng nực sẽ làm cho nước bốc hơi nhanh hơn, vì vậy cây sẽ cần nhiều nước hơn để tiếp tục phát triển. Đối với những chậu cây nhỏ treo trên tường, bạn có thể tưới nước hai lần một ngày vào buổi sáng và buổi tối, một lần một ngày đối với những chậu cây lớn hơn.

Tưới nước cho đến khi bạn nhìn thấy nước chảy ra từ những cái lỗ dưới đáy chậu, đó là dấu hiệu cho thấy toàn bộ đất trong chậu đã được làm ẩm. Bạn cần lưu ý tưới nước lên mặt đất, không nên tưới lên tán lá hay hoa bởi nước đọng trên lá có thể dẫn đến nấm mốc và đôi khi xuất hiện những đốm bị cháy xém trên lá cây.

Đừng lo lắng nếu cây của bạn trông héo úa ở những thời điểm nóng nhất trong ngày. Đây là cơ chế tự bảo vệ của cây để tránh bị mất nước ở vùng rễ. Chỉ cần bề mặt đất còn ẩm, bạn không cần phải tưới thêm nước.

Đừng để chậu cây ngập trong nước vì điều này có thể khiến rễ cây bị thối và chết. Nếu bạn dùng đĩa hứng nước, hãy đổ nước ở trong đĩa sau khi bạn tưới cây và sau khi trời mưa.

BÓN PHÂN
Cây trồng trong chậu cần bón phân nhiều hơn cây trên mặt đất vì càng tưới nhiều nước, các chất dinh dưỡng sẽ càng nhanh bị trôi khỏi đất. Chính vì vậy, bạn cần theo dõi thời gian để bón phân định kỳ cho chậu cây của mình. Cách bón phân thông thường là hòa tan phân bón trong bình tưới theo tỷ lệ và hướng dẫn của nhà sản xuất. Nếu bạn không có nhiều thời gian chăm sóc cây trồng, bạn có thể sử dụng loại phân tan chậm, có chứa các chất dinh dưỡng được phân giải từ từ.

CẮT TỈA
Để kích thích quá trình sinh trưởng và nở hoa của cây, bạn có thể cắt bớt những cành lá nhỏ, cành già, loại bỏ mầm thừa, ngắt những bông hoa tàn. Điều này không chỉ giúp cây phát triển tốt hơn nhờ hấp thụ đủ chất dinh dưỡng cần thiết mà chậu hoa của bạn sẽ trông đẹp mắt, gọn gàng hơn.

MỘT SỐ MẸO GIỮ CHO CÂY CỦA BẠN LUÔN KHỎE MẠNH VÀ PHÁT TRIỂN TỐT

- Ngắt bỏ những bông hoa bị héo úa. Điều này sẽ giúp cho chậu hoa của bạn trông sạch sẽ và gọn gàng, kích thích sự phát triển của những bông hoa mới.
- Cắt bỏ cuống lá của những chiếc lá bị úa vàng.
- Đặt chậu cây ở nơi thoáng đãng, có đủ ánh sáng mặt trời.
- Không đặt cây gần ống dẫn khí hoặc bếp vì dễ gây cháy cây hoặc cây sẽ nhanh bị mất nước.
- Giữ đất luôn ẩm. Bạn có thể dùng ngón tay ấn xuống đất khoảng 3-5 cm để biết được đất ẩm hay khô.
- Sử dụng phân bón chuyên dùng cho cây trồng trong nhà để giữ cho cây khỏe mạnh, tránh mầm mống sâu bệnh.

Sở hữu những chậu hoa xinh xắn không chỉ khiến cho ngôi nhà của bạn trở nên ấm cúng, đẹp mắt hơn mà còn giúp bạn cảm thấy thư giãn, thoải mái hơn trong những ngày làm việc tại nhà.

15 mẹo giúp bạn lấy lại trạng thái bình tĩnh khi căng thẳngBất kỳ ai trong chúng ta cũng có lúc cảm thấy nóng giận hoặc ...
20/06/2021

15 mẹo giúp bạn lấy lại trạng thái bình tĩnh khi căng thẳng

Bất kỳ ai trong chúng ta cũng có lúc cảm thấy nóng giận hoặc lo âu. Đó là những cảm xúc bình thường của con người. Tuy nhiên, cảm xúc tiêu cực nếu không được kiểm soát có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và cuộc sống hàng ngày. Vậy bạn có thể làm gì để giữ bình tĩnh trong những trường hợp ấy?

Dưới đây là những phương pháp hữu ích mà bạn có thể dễ dàng áp dụng để lấy lại bình tĩnh mỗi khi lo lắng hay tức giận.

1. HÍT THỞ
Scott Dehorty, nhân viên xã hội của mạng lưới Delphi Behavioral Health, khẳng định: “Thở là kỹ thuật hiệu quả hàng đầu trong việc giảm nhanh cảm giác tức giận và lo lắng”.

Khi lo lắng hay tức giận, bạn có xu hướng hít thở nhanh và nông. Dehorty cho biết, việc này sẽ gửi đến não của bạn các tín hiệu cảnh báo, dẫn đến một vòng lặp phản ứng “chống trả hay bỏ chạy” (fight or flight). Việc hít thở sâu sẽ giúp phá vỡ vòng lặp ấy và cân bằng cảm xúc của bạn.

Có nhiều kỹ thuật hít thở khác nhau có thể giúp bạn bình tĩnh lại. Một trong số đó là thở ba thì. Kỹ thuật này bao gồm ba bước: hít thở, giữ hơi và thở ra. Khi thở ba thì, bạn cần phải hít vào một hơi thật sâu, sau đó chậm rãi thở ra, đồng thời hoàn toàn tập trung vào cơ thể của mình. Sau khi đã quen với việc thở sâu, bạn có thể chuyển tỉ lệ hít – thở sang 1:2, tức là thời gian bạn thở ra phải dài gấp đôi so với thời gian hít vào.

Kỹ thuật thở sâu đòi hỏi bạn phải có sự tập luyện. Vậy nên, bạn có thể làm quen với kỹ thuật này khi bình tĩnh để dễ dàng áp dụng mỗi lúc thấy lo âu.

2. THỪA NHẬN BẢN THÂN ĐANG LO ÂU HAY NÓNG GIẬN
Hãy nói ra bạn đang cảm thấy thế nào. Khi bạn đã gọi tên được cảm xúc và cho phép bản thân thể hiện nó ra ngoài, cảm giác lo âu và tức giận sẽ giảm đi rõ rệt.

3. PHẢN BÁC NHỮNG SUY NGHĨ CỦA CHÍNH MÌNH
Một phần nguyên nhân dẫn đến lo âu và tức giận là những suy nghĩ không cần thiết, đôi khi vô lý. Kiểu suy nghĩ này thường là những giả định “lỡ như tình huống tồi tệ xảy ra”. Nếu việc này lặp đi lặp lại nhiều lần, cuộc sống của bạn có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Khi bạn cảm thấy bản thân đang mắc kẹt trong vòng lặp của những giả định tiêu cực, hãy tự hỏi những câu hỏi dưới đây:

– Tình huống đó có khả năng xảy ra không?

– Suy nghĩ của bạn có thực sự hợp lý hay chưa?

– Điều đó đã bao giờ xảy ra với bạn chưa?

– Tình huống tệ nhất có thể là gì? Bạn có thể xử lý được nó không?

Sau khi bạn đã hỏi bản thân tất cả những câu hỏi ấy, hãy điều chỉnh lại suy nghĩ của bạn. Thay vì nghĩ rằng “Tôi không thể đi qua cây cầu đó. Lỡ như một trận động đất xảy ra và nó sập xuống nước thì sao”, hãy tự nhủ “Mọi người vẫn đi bộ qua cây cầu này mỗi ngày và chưa từng có chuyện gì xảy ra cả”.

4. GIẢI TỎA SỰ LO ÂU HOẶC TỨC GIẬN
Bạn có thể giải phóng nguồn năng lượng tiêu cực bằng cách tập thể dục. Dehorty khuyên rằng: “Hãy đi dạo hoặc chạy bộ. Việc tham gia vào các hoạt động thể chất sẽ giải phóng hormone serotonin, giúp bạn bình tĩnh lại và cảm thấy dễ chịu hơn”.

Tuy nhiên, bạn nên tránh các hoạt động biểu thị sự tức giận như đấm vào tường hay la hét. Cảm giác nhẹ nhõm có được sau khi thực hiện các hành vi này sẽ tạo ra một “tiền lệ xấu”, vì não bộ sẽ cho rằng bạn hài lòng với cơn nóng giận. Điều này có thể dẫn đến hiện tượng bạn thường xuyên cảm thấy tức giận hơn.

5. HÌNH DUNG BẢN THÂN TRONG TRẠNG THÁI BÌNH TĨNH
Để áp dụng phương pháp này, bạn cần thành thục kỹ thuật hít thở sâu. Sau khi bạn đã hít thở sâu vài lần, hãy thử nhắm mắt lại và hình dung bản thân trông như thế nào khi đang bình tĩnh. Bạn có thể cảm nhận được trạng thái thư giãn của cơ thể. Tiếp đó, hãy tưởng tượng bạn đang vượt qua một tình huống căng thẳng bằng cách giữ tập trung và bình tĩnh.

Việc vẽ ra một bức tranh của bản thân trong lúc bình tĩnh sẽ giúp não bộ của bạn ghi nhớ hình ảnh đó. Sau này, nếu cảm thấy lo âu hay tức giận, bạn có thể dễ dàng nhớ lại cảm giác cân bằng và mang bản thân trở về trạng thái ấy.

6. SUY NGHĨ THÔNG SUỐT
Bạn hãy tự tạo ra một “câu thần chú”, không cần phức tạp hay sáng tạo, chỉ cần hữu dụng trong việc giúp bạn bình tĩnh trở lại. Dehorty gợi ý một số câu hỏi như “Đến ngày này tuần sau, vấn đề này có còn quan trọng không?”, “Chuyện này thật sự quan trọng sao?” hoặc “Mình sẽ để người này/việc này lấy đi sự yên bình của mình sao?”.

Những câu hỏi này sẽ dời sự chú ý của bạn khỏi nguyên nhân khiến bạn lo âu hay tức giận. Khi ấy, bạn mới có thể suy nghĩ thông suốt.

Dehorty giải thích, “Khi lo lắng hoặc nóng giận, chúng ta thường quá tập trung vào nguyên nhân gây ra cảm giác ấy. Sự lý trí cũng sẽ rời khỏi tâm trí chúng ta. “Câu thần chú” này cho phép những suy nghĩ lý trí quay trở lại để tạo ra một kết quả tốt đẹp hơn”.

7. NGHE NHẠC
Lần tới, khi bạn thấy lo lắng, hãy thử đeo tai nghe và mở những bản nhạc bạn yêu thích nhất. Nghe nhạc có thể giúp bình ổn tâm trí và cơ thể của bạn.

8. THAY ĐỔI ĐIỂM TẬP TRUNG
Bạn không nên để tâm đến một vấn đề quá lâu. Hãy bỏ dở nó, nhìn sang hướng khác, rời khỏi phòng và đi ra ngoài.

Dehorty nói rằng cách thức này sẽ cho bạn thời gian để đưa ra các quyết định tốt nhất. Anh khẳng định, “Chúng ta suy nghĩ kém hiệu quả nhất trong lúc lo lắng hoặc tức giận”. Suy nghĩ của con người gắn liền với bản năng sinh tồn, có thể dẫn đến phản ứng “chống trả hoặc bỏ chạy”. Đặc điểm này rất hữu ích khi ta gặp nguy hiểm. Tuy nhiên, trong cuộc sống thường ngày, chúng ta không cần phải “sinh tồn”. Điều chúng ta cần là một tâm trí càng sáng suốt càng tốt.

9. THẢ LỎNG CƠ THỂ
Khi bạn căng thẳng, mọi thớ cơ trên cơ thể bạn cũng bị căng thẳng theo. Từ từ thả lỏng người có thể giúp bạn bình tĩnh lại và tập trung vào bản thân hơn (thay vì nguyên nhân gây căng thẳng).

Để thả lỏng cơ thể, bạn hãy nằm xuống sàn, hai tay dang ra. Đừng bắt chéo chân hay nắm chặt tay. Hãy bắt đầu thả lỏng từ những ngón chân của bạn, sau đó di chuyển lên đến đầu. Kết thúc quá trình, bạn cần cảm nhận được từng bộ phận trên người không còn căng cứng nữa.

10. VIẾT RA NHỮNG SUY NGHĨ CỦA BẠN
Nếu bạn cảm thấy quá lo lắng hoặc tức giận, đến mức không thể chia sẻ cùng người khác, bạn có thể viết tất cả suy nghĩ vào một quyển sổ tay. Bạn không cần để tâm đến ngữ pháp hay chính tả, hãy cứ viết thôi. Việc này giúp giải phóng những suy nghĩ tiêu cực ra khỏi tâm trí bạn.

Bạn thậm chí có thể dựa trên những suy nghĩ ấy để lên một “kế hoạch hành động”, bao gồm những điều bạn sẽ làm để duy trì trạng thái bình tĩnh của bản thân.

11. HÍT THỞ KHÔNG KHÍ TRONG LÀNH
Nhiệt độ và mức độ lưu thông không khí trong phòng cũng có thể ảnh hưởng đến cảm xúc của bạn. Việc ở trong một không gian nóng bức và ngột ngạt khi đang lo lắng có thể dẫn đến các cơn hoảng loạn.

Bạn cần rời khỏi môi trường khó chịu như thế càng sớm càng tốt. Hãy đứng lên và bước ra ngoài, dù chỉ là vài phút. Không khí trong lành sẽ giúp bạn bình tĩnh lại. Hơn nữa, sự thay đổi không gian cũng sẽ làm gián đoạn suy nghĩ của bạn, đồng thời cắt đứt dòng cảm xúc lo âu và tức giận.

12. NẠP NĂNG LƯỢNG
Đa số các phương pháp kể trên đều không thể phát huy hiệu quả nếu bạn đang đói hoặc khát. Vậy nên, điều quan trọng là bạn phải đáp ứng nhu cầu của bản thân trước. Nếu bạn đói, hãy ăn một chút gì đó. Một cái bánh hay một thanh chocolate đều rất hữu ích trong việc làm dịu cảm xúc của bạn.

13. HẠ THẤP VAI
Khi bạn căng thẳng, cơ thể bạn sẽ căng cứng. Vì vậy, tư thế của bạn cũng chịu ảnh hưởng. Bạn có thể cải thiện điều này bằng cách ngồi thẳng lưng, hít thở sâu và buông thõng vai. Đây cũng là một cách hay giúp bạn thả lỏng cơ thể. Để đạt được kết quả tốt hơn, bạn có thể tập trung làm theo các bước: kéo hai bả vai lại gần nhau, hạ vai xuống, sau đó hít thở sâu. Thực hiện động tác này vài lần một ngày sẽ giúp bạn duy trì trạng thái bình tĩnh một cách hiệu quả.

14. TẬP TRUNG VÀO MỘT ĐỐI TƯỢNG TRUNG TÂM
Chúng ta thường tiêu hao rất nhiều năng lượng vào những suy nghĩ thiếu sáng suốt trong lúc lo âu hay nóng giận. Khi bình tĩnh, bạn hãy chọn một món đồ bạn yêu thích, như một chú gấu bông nhỏ, một viên đá đẹp hay một món trang sức để làm “đối tượng” tập trung.

Hãy chạm vào món đồ ấy khi bạn thấy căng thẳng. Tương tự với thả lỏng cơ thể, việc này giúp bạn tập trung vào bản thân thay vì nguyên nhân gây ra căng thẳng. Nhờ đó, bạn sẽ thấy bình ổn hơn. Ví dụ, khi bạn đang ở văn phòng và bị sếp trách mắng, hãy nhẹ nhàng xoa chiếc vòng cổ để trấn an bản thân.

15. BẤM HUYỆT
Massage và châm cứu là hai phương pháp tuyệt vời để loại bỏ lo âu và tức giận. Tuy nhiên, không phải lúc nào chúng ta cũng có thời gian để tận hưởng các dịch vụ ấy. Nhưng tin tốt là bạn có thể tự bấm huyệt để giải tỏa căng thẳng tức thì.

Bấm huyệt là dùng ngón tay hoặc bàn tay nhấn vào một số điểm nhất định trên cơ thể. Áp lực được tạo ra sẽ giải phóng cảm giác căng thẳng và giúp bạn thư giãn cơ thể.

Thời của những nhà làm phim thế hệ ZThế hệ Z, những người sinh ra trong khoảng cuối những năm 1990 và đầu năm 2000, đã t...
20/06/2021

Thời của những nhà làm phim thế hệ Z

Thế hệ Z, những người sinh ra trong khoảng cuối những năm 1990 và đầu năm 2000, đã trở thành những nhà làm phim đầy tài năng.

Khi một cô gái tuổi mới lớn nói cô muốn làm phim, người ta có thể sẽ hỏi tiếp cô muốn theo học trường nào, hay muốn làm gì để có thể theo đuổi nghề nghiệp này trong tương lai. Nhưng, cuộc hội thoại kiểu này có lẽ giờ đã trở nên lạc hậu. Khi một thiếu niên thời đại này nói cô muốn làm phim, nghĩa là cô thực sự đang làm ra những bộ phim. Một ví dụ điển hình, Amelia Conway – thiếu nữ mới 17 tuổi nhưng đã có sáu năm kinh nghiệm làm phim, đồng thời sản xuất phim tài liệu, quảng cáo cho nhiều thương hiệu nổi tiếng.

PHIM THAY ĐỔI KHI KHÁN GIẢ THAY ĐỔI
Chưa đến một thập kỷ trước, người ta có thể sẽ không tin nổi một nhóm thiếu niên có thể làm ra những video chuyên nghiệp, những series phim ngắn và có thể kiếm tiền từ những bộ phim đó. Tuy nhiên, thực tế là ngày càng nhiều những nhà làm phim tự phát như vậy đang xuất hiện ở khắp nơi trên thế giới. Họ có một bệ đỡ vô cùng quan trọng – những nền tảng cho phép đăng tải và chia sẻ video. Họ không cần đến những nhà phát hành phim thuộc hệ thống công nghiệp điện ảnh chuyên nghiệp cồng kềnh, cũng không cần phải tạo dựng những mối quan hệ với người có quyền lực trong giới. Với thế hệ này, điều duy nhất họ cần quan tâm là làm sao để sản xuất ra những đoạn phim có nội dung thu hút khán giả của họ, những người cùng thế hệ Z.

Trong những năm gần đây, không khó để nhận ra sự thay đổi mau chóng trong thói quen thưởng thức các sản phẩm giải trí nghe nhìn. Những người trẻ không còn tha thiết với rạp chiếu vì còn mải bận rộn xem các video trên màn hình điện thoại hay máy tính. Một khảo sát cho thấy thanh thiếu niên thuộc thế hệ Z xem trung bình 68 video mỗi ngày. Những sản phẩm video có dung lượng hơn 10 phút đã được nhóm khán giả này đánh giá là “dài”. Dù phim chiếu rạp vẫn là một trong những lựa chọn giải trí phổ biến, thực tế là những người thuộc thế hệ Z chính là nhóm khán giả từ bỏ thói quen ra rạp đông nhất.

NHỮNG NHÀ LÀM PHIM “TAY KHÔNG”
Những người đang hoạt động trong mảng điện ảnh chuyên nghiệp hiện nay phần lớn vẫn chưa nhận ra được vấn đề nêu trên, ngay cả tại Hollywood – nơi có nhiều đội ngũ khảo sát thị trường sắc sảo và nhanh nhạy. Trong khi đó, thế hệ Z lớn lên cùng internet và những thiết bị ghi hình luôn sẵn sàng nằm trong túi áo. Chỉ với những chiếc điện thoại thông minh, hoặc một chiếc máy ảnh ở mức giá vừa phải, bất kỳ một thanh thiếu niên nào cũng đã có thể trở thành một người làm phim.

Zachary Maxwell giành được các giải thưởng điện ảnh cho những bộ phim tài liệu khi chỉ mới 14 tuổi là minh chứng cụ thể cho điều này. Trong một bài nói chuyện, Maxwell kể rằng từ khi 8 tuổi, cậu đã tự sản xuất ra những bộ phim của mình bằng chiếc điện thoại di động nhỏ xíu, bỏ lọt túi áo. Với họ, điện ảnh không nằm ở trường quay và cũng không nằm ở rạp chiếu. Chúng ta có thể gọi những người làm phim hay quay video rồi đăng tải lên các nền tảng chia sẻ miễn phí là nghiệp dư. Tuy nhiên, sự thật là những người nghiệp dư này đang ngày càng chiếm lĩnh sự chú ý của khán giả. Họ thực hiện những video đầu tiên có thể chỉ để thỏa mãn thú vui quay lại những sự kiện vụn vặt, rồi từ đó nhận ra nhiều tiềm năng trong việc tạo ra những sản phẩm phức tạp hơn, có nhiều tầng lớp ý nghĩa và tác động xã hội hơn. Thế nên, không có gì là ngoa ngôn khi nói rằng, rất nhiều nhà làm phim hiện nay đang được gọi bằng cái tên “youtuber” hay “TikToker”, nhưng trong tương lai, họ sẽ định nghĩa lại thế nào là phim. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất khiến những người làm phim thế hệ Z dần trở nên đáng chú ý hơn trong một thế giới thay đổi mau chóng, khi mọi loại hình nghệ thuật đều phải tìm cách để thích ứng với đời sống kỹ thuật số, chính là những câu chuyện thực sự gắn kết với khán giả của họ. Khi những nhà làm phim trong hệ thống chính thống đã quá già, và vẫn đang loay hoay để tìm ra những câu chuyện có thể bán vé, thì thế hệ các nhà làm phim với điện thoại thông minh chỉ đơn giản là kể về cuộc đời sinh động đang diễn ra trước mắt và trong nội tâm của họ.

Rất nhiều nhà làm phim trẻ đề cập đến các vấn đề về trường học, môi trường sống của tuổi mới lớn, và những băn khoăn của tuổi trẻ về chính trị xã hội. Thông điệp của họ rõ ràng và dễ đồng cảm, và thế hệ Z sẽ dành hằng giờ để xem những tác phẩm ấy. Thời lượng ngắn gọn, chi phí thấp, yêu cầu rất ít thời gian để sản xuất và hoàn thiện, và chẳng yêu cầu ai phải trả tiền để xem, vì vậy những bộ phim do thế hệ Z sản xuất dần trở thành món ăn giải trí mỗi ngày của những người đồng thế hệ, thậm chí là thế hệ trước.

Nếu nhìn vào tinh thần của cơn bão càn quét đang đe dọa nền công nghiệp điện ảnh chính thống này, người ta sẽ không thể không nể phục tinh thần của những người trẻ. Việc họ trở thành người làm phim và kiếm sống được với nghề khi còn chưa rời khỏi trường phổ thông cho chúng ta thấy cả sự dũng cảm lẫn chí khí phóng khoáng của họ. Như lời của Luke Jaden – một nhà làm phim trẻ, tự mở công ty sản xuất của mình khi mới 18 tuổi – gửi đến những người cùng thế hệ: Nếu bạn muốn làm phim, cứ dùng tiền lẻ, tiền mừng sinh nhật mà sản xuất phim, rồi bắt đầu làm phim luôn lúc này!

Maskne: thuật ngữ mới về làn da nổi mụn vì khẩu trangKhẩu trang là dụng cụ cần thiết để bảo vệ bản thân cũng như hỗ trợ ...
20/06/2021

Maskne: thuật ngữ mới về làn da nổi mụn vì khẩu trang

Khẩu trang là dụng cụ cần thiết để bảo vệ bản thân cũng như hỗ trợ sự lây lan của dịch bệnh COVID-19. Tuy nhiên, một số làn da lại nổi mụn dễ bị nổi mụn khi phải đeo khẩu trang thường xuyên. Vậy nguyên nhân là do…

Trong định nghĩa “cuộc sống bình thường mới”, đeo khẩu trang không đã trở thành thói quen hàng ngày thậm chí hàng giờ để bảo vệ bản thân cũng như ngăn ngừa sự lây lan của COVID-19. Việc đeo khẩu trang thậm chí trở thành điều bắt buộc khi tiếp xúc cộng đồng, ví dụ như tại nơi làm việc, trường hợp, nơi công cộng để ngăn ngừa virus corona lây lan qua các giọt bắn. Tuy nhiên, đeo khẩu trang thường xuyên và kéo dài dẫn đến hiện tượng được gọi là “maskne” – triệu chứng các vấn đề da xuất hiện do đeo khẩu trang, ví dụ như nổi mụn.

MASKNE LÀ GÌ?
Cụm từ Maskne là sự kết hợp của “mask” (khẩu trang) và “acne” (mụn). Tuy nhiên, đeo khẩu trang thường xuyên không chỉ gây mụn mà còn có nhiều vấn đề khác, cụ thể là:

- Mụn: Dầu tiết ra quá nhiều nhưng ở miệng lỗ chân lông lại quá nhiều da chết và bụi bẩn tạo ra tình trạng tắc nghẽn và gây ra mụn. Không những mụn viêm, mà còn là mụn nhọt, mụn đầu trắng và mụn đầu đen.

- Rosacea (da ửng đỏ): Nếu như bạn có tiền sử mắc bệnh da ửng đỏ Rosacea thì việc đeo khẩu trang khiến tình trạng này càng thêm tồi tệ hơn, thậm chí kèm thêm mụn xuất hiện.

- Viêm da tiếp xúc: Một số làn da có cơ địa nhạy cảm hoặc một số chất liệu của khẩu trang, khẩu trang quá chật hoặc chất tẩy rửa vẫn còn lưu lại trên những khẩu trang vải tái sử dụng khiến da nổi kích ứng, mụn nước và mụn viêm sưng.

- Viêm nang lông: Điều kiện bí bách và ẩm của khẩu trang khiến bạn dễ bị viêm nang lông hoặc nhiễm trùng lỗ chân lông hơn.
Đây là một trong những tình trạng da phổ biến khi phải đeo khẩu trang thường xuyên.

NGUYÊN NHÂN KHIẾN DA NỔI MỤN KHI ĐEO KHẨU TRANG?
Hầu hết nguyên nhân khiến da nổi mụn khi đeo khẩu trang là hậu quả của lỗ chân lông bị tắc. Lượng dầu trên da tiết quá nhiều vì da thiếu độ ẩm, tế bào chết dày đặc vì chưa tẩy da chết thường xuyên, hệ vi sinh trên bề mặt da không cân bằng… trong khi đó điều kiện môi trường hầm, bí, ẩm thấp (do mồ hôi và độ ẩm có trong hơi thở không thoát ra được) của khẩu trang cùng nhiệt độ Việt Nam nóng ẩm sẽ khiến da gặp nhiều vấn đề hơn, đặc biệt là mụn.

Bên cạnh đó, việc cọ xát da với khẩu trang thường xuyên là nguyên nhân dẫn đến tình trạng kích ứng, tấy đỏ và ngứa ngáy. Một số trường hợp là do chất liệu của khẩu trang khiến da bị nổi mụn, kích ứng. Chất liệu quá thô ráp cộng với hóa chất xử lý, chất tẩy trắng hoặc xà phòng còn sót lại cho khẩu trang tái sử dụng, hoặc sử dụng nước xả vải có chất tạo mùi cũng là nguyên nhân khiến da nổi mụn.

CÁCH ĐIỀU TRỊ MỤN DO ĐEO KHẨU TRANG THƯỜNG XUYÊN
Trong tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, đeo khẩu trang là điều cần thiết và bắt buộc để bảo vệ bản thân và ngăn chặn việc lây lan trong cộng đồng. Một số cách giúp bạn điều trị được những triệu chứng khi phải đeo khẩu trang:

1. LÀM SẠCH DA KỸ LƯỠNG VÀ THƯỜNG XUYÊN HƠN
Ngoài việc rửa tay thường xuyên, bạn cũng nên vệ sinh da mặt thường xuyên hơn thậm chí có thể rửa mặt ba lần/ngày. Rửa mặt vào buổi sáng sau khi thức dậy với sữa rửa mặt. Khi đeo khẩu trang liên tục trong nhiều giờ và có tình trạng đổ mồ hôi thì hãy tẩy trang, rửa mặt bằng nước máy. Nên nhớ lau khô mặt trước khi đeo khẩu trang và thay khẩu trang khác để giữ vệ sinh cho da nhé. Mỗi tối hãy tẩy trang, rửa mặt lại với sữa rửa mặt và dùng thêm các sản phẩm tẩy da chết.

Hãy chọn các sản phẩm làm sạch dịu nhẹ, nếu được hãy chọn các loại sữa rửa mặt có chứa AHA hoặc BHA để da được làm sạch tốt hơn. Tránh việc cọ xát mạnh khi rửa mặt cũng như dùng nước quá nóng để hàng rào bảo vệ tự nhiên không bị tổn thương.

2. CHỌN KEM DƯỠNG ẨM MỎNG NHẸ VÀ KHÔNG GÂY TẮC NGHẼN LỖ CHÂN LÔNG
Vì môi trường trong khẩu trang hầm bí và độ ẩm cao nên bạn hãy chọn các loại kem dưỡng ẩm có kết cấu mỏng nhẹ, thấm nhanh vào da. Đặc biệt lưu ý chọn những sản phẩm noncomedogenic (không chứa các chất tạo nhân mụn), hoặc thậm chí có thêm thành phần prebiotic, ceramide để củng cố sức đề kháng cho da.

3. TỐI GIẢN CÁC SẢN PHẨM BÔI TRÊN DA VÀ TRÁNH TRANG ĐIỂM
Khi đeo khẩu trang, hãy tối giản việc chăm sóc da. Thậm chí bạn có thể dùng serum rồi bỏ qua kem dưỡng, hoặc dùng kem dưỡng không cần dùng serum, hay dùng kem dưỡng có chỉ số SPF là đủ. Tuy nhiên, vẫn cần dưỡng ẩm nhẹ nhàng trên da trước khi đeo khẩu trang, vì điều này sẽ giảm được tình trạng kích ứng và ngăn ngừa mụn. Nếu như đang bị mụn hoặc có tình trạng dễ nổi mụn khi đeo khẩu trang, bạn có thể cân nhắc bỏ hẳn các sản phẩm trang điểm ra khỏi da.

CÁCH NGĂN NGỪA DA NỔI MỤN KHI ĐEO KHẨU TRANG
Nếu là người có cơ địa dễ nổi mụn hoặc vốn có làn da nhạy cảm, bạn có thể áp dụng một vài cách sau để da không chịu cảnh “maskne” khi phải đeo khẩu trang:

1. GIẶT KHẨU TRANG VẢI SAU MỖI LẦN SỬ DỤNG
Bên cạnh khẩu trang y tế, khẩu trang vải là sự lựa chọn của nhiều người vì tiết kiệm và dễ chịu khi đeo. Tuy nhiên, hãy vệ sinh khẩu trang vải thật kỹ sau mỗi lần sử dụng. Sử dụng bột giặt không mùi, không chứa các chất gây dị ứng và không nên sử dụng nước xả vải sau đó. Nếu có thể, hãy giặt khẩu trang với nước ấm. Sau đó phơi khô và xếp gọn gàng để cho lần sử dụng sau.

2. THAY MỚI KHẨU TRANG Y TẾ SAU MỖI LẦN DÙNG
Nếu chọn khẩu trang y tế vì tính tiện dụng, bạn nên vứt khẩu trang sau mỗi lần dùng và tránh tái sử dụng đã dùng qua. Thế nên, hãy chuẩn bị ít nhất một chiếc khẩu trang y tế bên mình để đảm bảo bạn luôn được bảo vệ khỏi virus corona bởi khẩu trang.

3. THAY KHẨU TRANG KHÁC SAU MỖI 4 GIỜ
Theo Hiệp hội Da liễu Hoa Kỳ, sau 4 giờ liên tục đeo khẩu trang thì bạn hãy tháo ra để hít thở không khí khoảng 15 phút cũng như để da cảm thấy dễ chịu hơn. Tất nhiên, hãy lựa chọn khu vực vắng người hoặc tốt hơn là chỉ mỗi bạn trong lúc tháo khẩu trang. Vệ sinh tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn chuyên dụng sau khi tháo khẩu trang. Đừng quên thay khẩu trang mới nữa nhé.

Address

Hanoi

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when The Trendy Magazine posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Videos

Share

Category


Other Magazines in Hanoi

Show All