Mua Bán Xe Lướt Hà Nội

Mua Bán Xe Lướt Hà Nội VTV Auto - Mua bán xe lướt Hà Nội
☎️ Mr. Lộc - 098.696.1144
(7)

GIẢM XÓC Ô TÔ TẢI VÀ BÁN TẢI PHÁT RA TIẾNG KÊU CÓT KÉT DO ĐÂU?Sau một thời gian sử dụng, giảm xóc ô tô tải hay bán tải s...
29/08/2023

GIẢM XÓC Ô TÔ TẢI VÀ BÁN TẢI PHÁT RA TIẾNG KÊU CÓT KÉT DO ĐÂU?

Sau một thời gian sử dụng, giảm xóc ô tô tải hay bán tải sẽ có những hao mòn nhất định, do đó, tài xế cần chú ý và thay mới nếu cần.

Cục cao su bị vỡ từ trước, không phải do tháo lắp. Đây là nhíp OME, là nhựa PU - có đặc tính gần giống cao su.
Nguyên nhân dẫn đến sự hao mòn này là do giảm xóc ô tô (thợ hay gọi là nhíp) của các xe bán tải hoặc xe tải thường xuyên tham gia vào tất cả những hoạt động của xe. Khi xe dừng một chỗ, nhíp chịu trách nhiệm gánh đỡ phần khung vỏ của xe. Khi xe chạy trên đường, nhíp chịu 3 loại dao động chính: nhồi nhún theo phương thẳng đứng, giằng giật theo phương ngang, xoay tròn của mõ nhíp do sự co duỗi của các lá nhíp.

Miếng nhựa thay thế lót vào giữa các lá nhíp (thợ gọi đây là phíp).
Sau khi di chuyển khoảng 100.000km hoặc 3 năm sử dụng, các cục cao su ắc nhíp, miếng nhựa kê lót ngăn cách giữa các lá nhíp sẽ bị biến dạng và hư hỏng. Dấu hiệu nhận biết là xuất hiện tiếng kêu lạ khi chạy xe. Khi dừng xe một chỗ mà có sự thay đổi đột ngột của trọng lượng hàng hoá trên thùng xe thì cũng xuất hiện âm thanh lạ, nghe như tiếng cót két, cọt kẹt, cút kít... Bên cạnh đó, hiện tượng này cũng gây ra việc quăng đuôi, mất lái khi xe chạy qua gờ giảm tốc độ.

Việc nhíp bị hao mòn không gây tổn hại tức thì tới độ bền của xe nhưng lâu dài thì có. Ngoài ra, chúng còn gây ra cảm giác khó chịu cho tài xế và hành khách khi xe chạy.

Hình ảnh của miếng phíp khi nằm đúng vị trí của nó.
Để xử lý hiện tượng này rất đơn giản. Tài xế chỉ cần mang xe ra địa chỉ sửa chữa ô tô uy tín để thợ hỗ trợ. Thời gian thi công khoảng 30 phút. Sau khi thay mới, xe chạy êm ái, ko còn tiếng kêu khó chịu nữa. Chi phí khoảng 600.000 đồng bao gồm cả vật tư và công thợ.

XE HỎNG, NÊN SỬA Ở GARA CHÍNH HÃNG HAY TƯ NHÂN?Gara chính hãng có chuẩn mực nhất định, có bảo hành dịch vụ, đồ thay thế ...
28/08/2023

XE HỎNG, NÊN SỬA Ở GARA CHÍNH HÃNG HAY TƯ NHÂN?

Gara chính hãng có chuẩn mực nhất định, có bảo hành dịch vụ, đồ thay thế đảm bảo hơn, trong khi gara tư nhân đồ đạc rẻ hơn.

Việc sở hữu một hoặc vài chiếc xe để đi lại, phục vụ cuộc sống là chính đáng và thiết yếu. Sau khi đã bỏ một số tiền không hề nhỏ để mua xe, người dùng lại tiếp tục cuộc hành trình chăm sóc "vợ 2" để đảm bảo điều kiện vận hành an toàn và thoải mái nhất. Tuy nhiên với đặc thù ở Việt Nam thì sẽ có rất nhiều trở ngại cho các cụ/mợ thực hiện điều này. Tôi thấy chủ xe có ba sự lựa chọn khi muốn chăm sóc xế yêu của mình:

1. Đưa xe vào gara chính hãng

Gara chính hãng thì ưu điểm là có chuẩn mực nhất định, có bảo hành về dịch vụ sửa chữa và đồ thay thế đảm bảo (Tôi không chắc 100% nhưng độ uy tín cao hơn bên ngoài). Tuy nhiên, đồ trong gara chính hãng thường đắt hơn (so với gara tư nhân) và quan trọng là có nhiều đồ phải chờ order rất lâu (7-30 ngày mới có để thay thế). Trong trường hợp người dùng tự mua đồ ngoài thì sẽ phải mang ra gara ngoài để thay thế. Hãng không nhận thay đồ không phải do họ cung cấp vì còn liên quan đến chất lượng, bảo hành, và sự cố sau sửa chữa.

2. Đưa xe vào các gara tư nhân

Gara tư nhân thì đồ đạc rẻ hơn (cái này yêu cầu người dùng cũng phải hiểu biết một chút để phân biệt đồ nhái hay đồ có thương hiệu). Chất lượng của thợ thuyền cũng như uy tín thì hên xui. Nếu không quen biết gì thì chủ xe cần phải đích thân trải nghiệm để đánh giá. Theo kinh nghiệm của tôi thì nên bỏ thời gian giám sát (nhất là những công việc có thể làm ngay và làm trong ngày) để đảm bảo đến mức tối đa chất lượng sửa chữa và tháo lắp xe. Qua quá trình quan sát chúng ta cũng có thể đánh giá được phần nào về trình độ thợ, mức độ cẩn thận hay cẩu thả để cân nhắc đến việc sửa chữa lâu dài. Một số thợ rất cẩu thả trong khâu tháo lắp vì vậy chủ xe bỏ xe lại ngay lần đầu sửa chữa, phó mặc cho thợ là rất không nên.

Ngoài ra, gara tư nhân cũng có vài loại:

- Gara lớn, chủ gara không trực tiếp tham gia mà chỉ quản lý nhận và giao xe. Nếu làm ở gara này thì chủ xe nên kiểm tra đánh giá các hạng mục yêu cầu sửa chữa trước khi đánh xe về, và nếu không quá bận thì vẫn nên dành thời gian để quan sát thợ làm vì chủ gara sẽ không có thời gian giám sát việc này cho mình đâu.

- Gara nhỏ, chủ gara thường hay tham gia vào quá trình sửa chữa. Cá nhân tôi thì thích loại này hơn vì thường là họ sẽ hiểu biết hơn, làm có trách nhiệm hơn và mình có thể trao đổi, thắc mắc luôn trong quá trình làm việc của họ.

"Theo quan điểm của tôi, cứ chỗ nào sửa chữa xong mà họ bảo hành thì nơi đó uy tín."

3. Tự làm

Cái này thì cũng không nhiều, chủ yếu những thứ dễ và nhẹ nhàng như điện và trang trí xe, khắc phục sự cố nhẹ. Rất tốt nhưng phải hiểu biết không thì lại tiền mất tật mang.

Tóm lại, kinh nghiệm của tôi là cái gì đơn giản, nhất là những phần gầm thì tìm gara tư nhân uy tín, tay nghề ổn để làm. Còn những thứ lớn, hoặc yêu cầu chất lượng tốt dùng trong thời gian lâu dài như giảm sóc, máy phát, máy nén điều hòa, cảm biến, hệ thống điện... thì nên vào hãng, đắt hơn nhưng đảm bảo hơn.

CẨN TRỌNG VỚI "BẪY" VƯỢT ĐÈN ĐỎ Ở LỐI RẼ CẦU THĂNG LONG - PHẠM VĂN ĐỒNGCó hay không lỗi "vượt đèn đỏ" khi đi thẳng qua đ...
27/08/2023

CẨN TRỌNG VỚI "BẪY" VƯỢT ĐÈN ĐỎ Ở LỐI RẼ CẦU THĂNG LONG - PHẠM VĂN ĐỒNG

Có hay không lỗi "vượt đèn đỏ" khi đi thẳng qua đèn mũi tên rẽ trái bật sáng màu đỏ, ở lối rẽ từ cầu Thăng Long sang Phạm Văn Đồng?

Thời gian gần đây, có một số người dùng mạng xã hội đã đăng status, cảnh báo quần chúng không nên vượt qua đèn mũi tên rẽ trái bật sáng màu đỏ, ở lối rẽ từ cầu Thăng Long sang Phạm Văn Đồng. Vì nếu vượt qua "đèn đỏ" này sẽ "thấy luôn hậu quả". Cảnh báo này khiến không ít người cảm thấy hoang mang, lo lắng đặc biệt là các Ofer đang sinh sống và làm việc tại khu vực quận Đông Anh, Cầu Giấy... thường xuyên phải lưu thông qua khu vực cầu Thăng Long - Phạm Văn Đồng.

Để làm rõ vấn đề thắc mắc này và trấn an mọi người, ofer Viet Cat đã đi tìm câu trả lời và đăng tải trên cộng đồng Otofun.net.

Cẩn trọng với "bẫy" vượt đèn đỏ ở lối rẽ từ cầu Thăng Long sang Phạm Văn Đồng
Một trong những tut cảnh bảo khiến cư dân mạng hoang mang, lo lắng.
Có hay không lỗi "vượt đèn đỏ" khi đi thẳng qua đèn mũi tên rẽ trái bật sáng màu đỏ, ở lối rẽ từ cầu Thăng Long sang Phạm Văn Đồng?

Câu trả lời là: KHÔNG!

Lý do: Đèn tín hiệu được cắm tại đây là Dạng đèn 2 theo QC41/2019, có tác dụng điều khiển các phương tiện theo hướng cụ thể (khoản b điều A.1 phụ lục A). Như vậy, đèn tín hiệu tại đây, khi bật sáng, chỉ có tác dụng điều khiển phương tiện đi theo hướng rẽ trái hoặc quay đầu. Đèn tín hiệu này không có tác dụng điều khiển đối với các phương tiện đi thẳng.

Cẩn trọng với "bẫy" vượt đèn đỏ ở lối rẽ từ cầu Thăng Long sang Phạm Văn Đồng
Tại vị trí này, kể cả có vạch 9.3 chỉ hướng rẽ trái, cũng không có lỗi "sai làn" hay "sai phần đường" do phần đường này không phân làn/phần đường theo loại phương tiện.

Lỗi duy nhất có thể có ở đây, khi đi thẳng, là "không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường", 300k đối với ô tô.

NƯỚC LÀM MÁT ĐỘNG CƠ ÔTÔ - NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU ÝChất làm mát là một loại chất lỏng trong hệ thống làm mát xe ô tô, thường...
27/08/2023

NƯỚC LÀM MÁT ĐỘNG CƠ ÔTÔ - NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

Chất làm mát là một loại chất lỏng trong hệ thống làm mát xe ô tô, thường dễ bị mọi người bỏ qua và cuối cùng bị lãng quên trong quá trình sử dụng.

Các màu sắc khác nhau của chất làm mát?

Nếu một động cơ được sử dụng mà không có chất làm mát (chất chống đông) có thể dẫn đến thiệt hại, đặc biệt là vào mùa đông. Bởi vì dưới thời tiết lạnh, nhiệt độ thấp nước có thể bị đóng băng, tăng thể tích từ đó gây ra hiện tượng nứt khối động cơ, hệ thống tản nhiệt và giàn nóng...

Thông thường chất làm mát sẽ được trộn với nước cất theo tỷ lệ tối thiểu 50/50. Tuy nhiên, trong một số trường hợp (vào mùa hè, khẩn cấp...) người ta có thể dùng nước sạch thay cho chất làm mát (tất nhiên, điều này không được khuyến khích vì nước không có khả năng chống sôi).

Chất làm mát có tác dụng làm giảm điểm đóng băng của nước làm mát trong bộ tản nhiệt của xe để bảo vệ nó khỏi bị đóng băng, ngay cả trong điều kiện mùa đông tồi tệ nhất. Trong mùa hè, nước làm mát hoạt động như một chất chống sôi và bảo vệ các thành phần hệ thống, đặc biệt là các thành phần nhôm khỏi bị ăn mòn.

Chất lỏng làm mát (Chất chống đông) có vai trò giúp động cơ làm mát trong thời gian mùa hè (giữ cho động cơ không bị sôi) và bảo vệ động cơ không bị đóng băng trong mùa đông
Lợi ích của việc sử dụng chất làm mát là gì?

Chất lỏng làm mát (Chất chống đông) có vai trò giúp động cơ làm mát trong thời gian mùa hè (giữ cho động cơ không bị sôi) và bảo vệ động cơ không bị đóng băng trong mùa đông. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích chính này vẫn còn những lợi ích đáng nói khác:

Chống ăn mòn (Chất lỏng sẽ không tấn công các kim loại mà nó tiếp xúc và nó đã thắng phá hủy nó theo thời gian).

Ngăn chặn tắc ống (Ngăn chặn kết tủa canxi, nước cứng và các loại khoáng khác, là nguyên nhân làm giảm hiệu quả của hệ thống làm mát).

Chống bọt, bóng nước (Chất làm mát có các chất phụ gia đặc biệt trong đó ngăn bọt hình thành. Nếu bọt xuất hiện, hiệu quả của hệ thống làm mát có thể bị giảm).

Bao lâu nên thay đổi chất lỏng làm mát?

Về mặt lý thuyết, chất làm mát tốt trong một thời gian không xác định. Tuy nhiên, trong điều kiện thực tế, bất kể chất lượng của nó là gì, chất làm mát nên được thay đổi sau mỗi 2 - 5 năm (thời gian trung bình sau đó nó mất rất nhiều lợi ích, trừ trường hợp đặc biệt là chất làm mát "trọn đời") .

Không nên quên thay làm chất làm mát bởi vì trong thời gian mùa đông, động cơ có thể bị hư hại không thể khắc phục.

Chất lỏng làm mát được kiểm tra bằng thiết bị gọi là "Thiết bị kiểm tra nước làm mát" (có thể tìm thấy ở bất kỳ cửa hàng / cửa hàng phụ tùng ô tô hoặc trực tuyến nào). Chủ xe chỉ cần yêu cầu thợ máy kiểm tra hiệu quả làm mát trước khi mùa đông đến.

Chất làm mát nên được thay đổi sau mỗi 2 - 5 năm
Có bao nhiêu loại nước làm mát ô tô?

Chất lỏng làm mát (Chất chống đông) có vô số màu sắc, bao gồm: xanh dương, vàng, xanh lá cây, đỏ, hồng hoặc tím... và có thể gây nhầm lẫn cho những ai (không biết về ý nghĩa của chúng).

Trên thực tế, một chiếc xe có thể chạy khá nhiều loại chất làm mát. Bạn nên xem xét các loại tùy thuộc vào loại chất bảo vệ (ví dụ như chất làm mát ngăn ngừa ăn mòn, bảo quản kim loại và các bộ phận nhôm...) hoặc tùy thuộc vào mức độ thường xuyên muốn làm sạch hệ thống làm mát.

Về cơ bản có 3 loại chất làm mát:

Công nghệ axit vô cơ (IAT) - màu xanh tươi sáng

Được sử dụng phổ biến trong những chiếc xe được sản xuất tại Mỹ trong khoảng thời gian từ 1920 đến 1990. Chất làm mát này chứa silicat và chất ức chế ăn mòn phốt phát để bảo vệ các bộ phận kim loại như bộ tản nhiệt và động cơ. Nó được khuyến khích để được thay khỏi hệ thống làm mát mỗi 30.000 dặm hoặc mỗi 2 năm.

Công nghệ axit hữu cơ (OAT) - màu từ cam đến xanh đậm.

Có mặt trên những chiếc xe mới hơn trên toàn thế giới. Chất làm mát này không chứa silicat hoặc phốt phát, tuy nhiên nó chứa chất ức chế ăn mòn cho phép tồn tại trong một thời gian dài hơn nhiều. Các chất phụ gia đặc biệt được sử dụng để ngăn ngừa rỉ sét và ăn mòn, tuy nhiên các bộ phận kim loại có thể hỗ trợ một số hao mòn kịp thời. Nó được đề nghị thay thế khỏi hệ thống làm mát mỗi 150.000 dặm hoặc 5 năm một lần. Tốt nhất bạn nên kiểm tra hướng dẫn sử dụng để đảm bảo rằng chất làm mát OAT sẽ an toàn và được sử dụng hiệu quả. (Thường được sử dụng trong GM, VW, Honda, Toyota)

Công nghệ axit hữu cơ lai (HOAT) - màu vàng và cam

Một sự pha trộn giữa chất làm mát IAT và OAT, nó được thiết kế cho những chiếc xe mới. Chất làm mát này có chứa silicat bổ sung làm tăng khả năng bảo vệ nhôm và chống ăn mòn. Phụ gia cũng có mặt để chống gỉ. Chúng tôi đề nghị để thay khỏi hệ thống làm mát mỗi 150.000 dặm hoặc 5 năm một lần. (Thường được sử dụng trong các nhà sản xuất xe hơi lớn của Châu Âu, Đức và Châu Á, Chrysler).

Chất lỏng làm mát (Chất chống đông) có vô số màu sắc, bao gồm: xanh dương, vàng, xanh lá cây, đỏ, hồng hoặc tím...
Nguyên tắc nhỏ, nếu xe của bạn được xuất xưởng với một màu làm mát cụ thể, bạn không nên thay đổi nó. OAT hoạt động tuyệt vời trong các hệ thống được chế tạo cho nó nhưng hoạt động kém trong các bộ tản nhiệt kiểu cũ sử dụng hàn chì. Nó có xu hướng tấn công và ăn (phá hủy) bộ tản nhiệt từ trong ra ngoài và hoạt động quá chậm để bảo vệ bộ tản nhiệt khỏi bị ăn mòn. Tuy nhiên, điều này không xảy ra trong một đêm, có thể sẽ mất một thời gian cho đến khi bộ tản nhiệt của bạn bị hỏng.

Điều quan trọng cần nhớ là các loại chất làm mát thông thường và OAT không thể hòa trộn với nhau. Không bao giờ trộn chúng lại với nhau trong bộ tản nhiệt của bạn trừ khi được thiết kế đặc biệt để trộn với các loại khác, vì về lâu dài nó có thể phá hủy hệ thống làm mát của bạn và là một sai lầm rất tốn kém.

Cũng chú ý đến dung lượng hệ thống làm mát như được ghi trong sổ tay chủ sở hữu của bạn. Mức độ làm mát thích hợp là rất quan trọng. Có ít chất làm mát trong hệ thống hơn công suất thiết kế làm giảm hiệu quả và có thể dẫn đến quá nhiệt.

Trộn các chất làm mát khác nhau với nhau không làm tăng lợi ích của chúng. Ví dụ, thêm OAT / HOAT vào chất làm mát IAT không cung cấp chất làm mát IAT có tuổi thọ cao hơn, tuy nhiên, nó hủy bỏ các lợi ích OAT / HOAT và làm cho hỗn hợp pha trộn chỉ tốt trong tối đa 2 năm hoặc ít hơn trong một số trường hợp. Ngoài ra, một số người tin rằng trộn chất làm mát trong bộ tản nhiệt có thể dẫn đến hệ quả không hay cho hệ thống làm mát.

Làm thế nào để chuẩn bị chất làm mát?

Chất làm mát có trong một công thức cô đặc và cần được pha với nước theo tỷ lệ 50-50, trừ khi nó được đánh dấu khác và đã được trộn sẵn. Ngay cả khi các chất làm mát hiện đại có thể hoạt động với mức độ clorua và nước cứng có trong nước máy ngày nay, người dùng vẫn nên tạo hỗn hợp sử dụng nước cất để giảm mức độ ăn mòn.

Nước máy chứa các ion magiê, canxi và độ cứng góp phần vào quy mô và lắng đọng trong bộ tản nhiệt của bạn làm giảm hiệu quả làm mát. Ngoài ra nó có chứa clorua có thể rất ăn mòn.

Khi trộn chất làm mát và nước cất với nhau, cẩn thận làm theo tỷ lệ phần trăm trên chai tùy thuộc vào chi tiết cụ thể của bạn. (ví dụ: nếu mùa đông khắc nghiệt hơn, hầu hết các chất làm mát khuyên dùng hỗn hợp 40% nước cất và 60% chất làm mát).

Lưu ý khi thay đổi chất làm mát

Khi bạn quyết định thay đổi chất chống đông / chất làm mát, hãy đảm bảo bạn thay thế nó bằng chất làm mát cùng màu hoặc chiếc xe của bạn tương thích với các màu khác (xem hướng dẫn sử dụng).

Khi thay đổi chất làm mát, tốt nhất là xả hết nước và sau đó đổ nước / nước cất, khởi động động cơ và để nó lưu thông hoàn toàn và sau đó xả lại. Để có kết quả tốt nhất, điều này nên được thực hiện 2-3 lần. Điều này giúp thay thế chất làm mát cũ từ những phần sâu nhất, ngóc ngách của hệ thống làm mát của bạn và cũng giúp làm sạch các mảng bám cũ trong hệ thống tản nhiệt có thể đã hình thành.

Thêm chất làm mát mới bằng các mẹo ở trên và đảm bảo bạn cần tuân theo tỷ lệ 50-50. Tốt nhất là đọc hướng dẫn về chất làm mát để chuẩn bị hỗn hợp hoàn hảo.

Mặc dù nghe có vẻ tốt hoặc thậm chí hấp dẫn để thêm chất làm mát nhiều hơn nước, nhưng thực tế điều này làm giảm hiệu quả của chất lỏng làm mát.

Để giảm rủi ro không đáng có và giữ mức bảo vệ cao, hệ thống nên được sưởi ấm và lưu thông ít nhất 30 ngày một lần (Không nên đỗ xe quá 30 ngày mà không khởi động xe). Điều này áp dụng cho tất cả các chất lỏng làm mát.

LẮP THANH GIÁ NÓC CÓ VI PHẠM LỖI THAY ĐỔI KÍCH THƯỚC XE KHÔNG?Hãng sản xuất xe có sẵn kết cấu chờ để lắp thanh giá nóc đ...
26/08/2023

LẮP THANH GIÁ NÓC CÓ VI PHẠM LỖI THAY ĐỔI KÍCH THƯỚC XE KHÔNG?

Hãng sản xuất xe có sẵn kết cấu chờ để lắp thanh giá nóc để phục vụ nhu cầu đi phượt và tăng tính thể thao. Nhưng các chủ xe lại lăn tăn, vì lo việc lắp giá nóc có thể khiến xe của họ dính lỗi thay đổi kích thước.

Để phù hợp với nhu cầu đi phượt và tăng tính thể thao cho xe, các hãng đã cho ra đời nhiều mẫu xe có sẵn kết cấu chờ để lắp thanh giá nóc (baga mui). Điển hình có thể kể đến các mẫu xe bán tải như: Colorado, Ranger, Triton… cho đến các mẫu xe nhỏ như Ecosport, Fadil…

Tuy vậy, các chủ xe lại rất lăn tăn khi đưa ra quyết định mua và lắp giá nóc cho xế cưng của mình vì sợ dính lỗi thay đổi kích thước xe. Lập luận thường thấy là mở sổ đăng kiểm ra soi xem kích thước Dài x Rộng x Cao để xác định lỗi “thay đổi kích thước xe”. Thế nhưng, chỉ cần tinh ý một chút, chúng ta sẽ thấy sự vô lý của cách lập luận này.

Lắp thanh giá nóc có vi phạm lỗi thay đổi kích thước xe không?
Có 2 điểm dễ nhất để thấy sự vô lý của cách soi sổ đăng kiểm để xác định lỗi là:�

1. Chiều rộng xe ghi trong sổ đăng kiểm không bao gồm gương chiếu hậu bên ngoài xe

Hầu hết các xe đang lưu thông hiện nay đều có kích thước từ 2 điểm xa nhất của 2 bên gương lớn hơn chiều rộng của xe được ghi trong sổ đăng kiểm, ngay cả khi gập cả 2 gương. Trường hợp mở gương thì kích thước chênh lệch đến 2-30cm. Các cụ có thể tự lấy thước ra để đo kiểm chứng điều này.

2. Chiều dài xe ghi trong sổ đăng kiểm không bao gồm biển số

Chiều dài xe theo thiết kế được tính từ điểm xa nhất của vỏ xe ở đầu xe đến đuôi xe. Trừ chiếc biển số phía sau thường được lắp thụt vào một chút so với vỏ xe, chiếc biển số phía trước của đa số các xe đang lưu thông đều được lắp cách điểm xa nhất của vỏ xe từ 0.5 đến 3cm. Cái này các cụ cũng có thể tự kiểm chứng được.

Từ 2 điểm trên, nếu dùng thông số DxRxC trong sổ đăng kiểm để xác định lỗi thay đổi kích thước thì có lẽ bất kỳ xe nào đang chạy trên đường cũng sẽ dính lỗi này.

Như vậy, lắp thanh giá nóc không hề vi phạm lỗi thay đổi kích thước xe. Kích thước xe được ghi trong đăng kiểm chỉ là kích thước của phần vỏ xe. Nếu các cụ cải tạo xe khiến cho kích thước của phần vỏ xe bị thay đổi thì mới vi phạm lỗi này.

Một số câu hỏi liên quan:

1. Lắp giá nóc có phạm lỗi “thay đổi kết cấu” không?

Các xe được nhà sản xuất thiết kế thanh giá nóc chờ sẵn thì có nghĩa rằng nhà sản xuất thiết kế kết cấu xe đủ an toàn để lắp giá nóc và chở đồ dùng trên đó. Lắp thêm thanh giá nóc là làm theo thiết kế chứ không phải thay đổi.

Với các xe không có thanh giá nóc chờ sẵn thì khuyến cáo không nên chế cháo bừa bãi để đảm bảo an toàn cho bản thân

2. Chở đồ dùng trên thanh giá nóc có phạm lỗi chở hàng hoá, hành lý vượt quá kích thước bao ngoài không?

Đồ dùng của gia đình thì không phải hành lý cũng chẳng phải hàng hoá (căn cứ theo luật GTĐB). Xe gia đình mà chở hàng hoá, hành lý thì bị phạt lỗi kinh doanh vận tải không có giấy phép trước, chứ chưa phạt đến lỗi chở quá kích thước đâu nhé.

CHECK PHẠT NGUỘI VÀ MỘT SỐ THÔNG TIN HỮU ÍCHSau vụ bị xe khác làm biển giả và "dính" phạt nguội oan, em đã đúc kết được ...
25/08/2023

CHECK PHẠT NGUỘI VÀ MỘT SỐ THÔNG TIN HỮU ÍCH

Sau vụ bị xe khác làm biển giả và "dính" phạt nguội oan, em đã đúc kết được những kinh nghiệm quý giá cho mình.
Cách đây ít lâu, em từng bị xe khác làm giả biển và bị phạt nguội. Đến nay bên Cảnh sát Giao thông đã gửi em thông báo và bảo em có thể mang xe Đăng kiểm vì lỗi đã được xoá. Mọi việc ổn rồi ạ.

Sau việc này em có mấy kinh nghiệm chia sẻ cùng các cụ mợ.

1 - Thi thoảng tự check phạt nguội xe của mình tại đường link:

https://www.csgt.vn/m/tra-cuu-phuong-tien-vi-pham.html

Nhập biển số viết liền, không có khoảng trống, nhập mã xác thực và tra là xong.

Một số anh em có dùng App KGO nhưng có lẽ app này dùng chung database của bên Cảnh sát Giao thông nên như nhau.

Việc tra cứu sớm sẽ dễ kiểm tra nguyên nhân (do ai,địa điểm nào) và khiếu nại sớm, dễ dàng hơn để muộn khi bằng chứng đã mất hết.

2. Trường hợp xe dùng biển giả là loại xe khác, sơn màu khác thì việc chứng minh đơn giản, vì ngay cả Cảnh sát Giao thông cũng gặp không ít trường hợp như vậy.

Trường hợp như của em: Xe giống từ phiên bản, màu sơn thì chứng minh như nào?

- Các bằng chứng tốt nhất là chứng minh vào thời gian vi phạm, xe mình ở địa điểm khác. Vậy tìm bằng chứng bằng cách nào?

+ Check cam hành trình có ngày, giờ. Đây là lý do tại sao phải check phạt nguội sớm. Check sớm để data chưa bị đè.

+ Camera an ninh hay giao thông.

+ Dữ liệu trạm thu phát vé, VETC hay các dữ liệu giám sát hành trình nếu có.

- Phương án may rủi hơn là như trường hợp em đã làm: Soi xem xe vi phạm và xe mình có dấu hiệu nhận biết không để chứng minh 2 xe khác nhau:

+ Ảnh trên đăng kiểm và ảnh xe vi phạm.

+ Các vị trí cá nhân hoá: Độ đẽo, dán tem mác... nhưng phải hợp lý và thuyết phục. Như xe em tem dán từ 2020 đến nay vẫn dùng và tem cũ mèm, trong khi đó xe biển giả vi phạm dán năm 2021.

Trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh được thì chẳng còn cách nào là đi đóng phí phạt thay xe làm biển giả vi phạm kia.

3. Xử lý bọn làm giả biển như nào?

Nếu phát hiện sớm và báo công an, họ sẽ có cơ hội bắt xe đó khi ra vào trạm thu phí. Còn về luật của mình hiện chỉ áp mức cao nhất 4-6 triệu cho hành vi dùng biển giả, khá ít. Nhưng không rõ hành vi dùng biển giả gây oan sai hoặc liên quan hình sự thì xử như thế nào.

Nếu phát hiện xe giống xe mình, các cụ có thể chặn + gọi 113 hoặc xem nó để xe đâu rồi gọi công an.

Bên trên là vài thông tin, mong hữu ích cho anh em.

KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNH Ô TÔ BỊ RỒ GA, XẢ KHÓI MÙ MỊT VÀO MÙA ĐÔNGKhi vận hành vào mùa đông, xe ô tô thường gặp phải tình t...
24/08/2023

KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNH Ô TÔ BỊ RỒ GA, XẢ KHÓI MÙ MỊT VÀO MÙA ĐÔNG

Khi vận hành vào mùa đông, xe ô tô thường gặp phải tình trạng thi thoảng máy rồ ga, rung lên, vòng tua tăng vọt rồi xả khói mù mịt. Vậy cách khắc phục mà không cần mang xe đến gara sửa chữa là gì?

Mừng quá các cụ ạ, em sống ở châu Âu. Số là xe em mua lại, máy dầu, đi mùa hè ngon lành nhưng sang đến mùa đông thì gặp hiện tượng thi thoảng máy rồ ga, rung lên, vòng tua vọt lên, rồi xả khói mù mịt, phải đi 5 phút mới hết. Thợ cắm máy kiểm tra bảo chả sao, lại mang về, nhưng cứ hai ba ngày lại bị một phát như vậy.

Khắc phục tình trạnh ô tô bị rồ ga, xả khói mù mịt vào mùa đông
Hoảng! Cứ nghĩ phải sống chung với lũ, sau em tự tìm hiểu thay dầu, lọc các kiểu mà vẫn không hết tình trạng này. Cuối cùng hóa ra nguyên nhân là do cảm biến MAP bị bẩn, tháo ra lau chùi, lắp lại đi một tuần nay ngon lành.

Mừng quá chia sẻ với các cụ tí, ai đi xe máy dầu giống em thì chia sẻ kinh nghiệm với ạ. Chứ em thấy các cụ toàn máy xăng, tìm bài máy dầu ít quá, toàn phải mò mấy trang xe của mấy anh Tây.

Em chia sẻ với các bác là đem xe ra thợ Tây không chịu vệ sinh mà toàn bảo thay mới. Vì xót của nên em mới mày mò tìm hiểu. Cảm ơn các cụ đã đọc. Chúc các cụ sức khỏe, may mắn!

LƯU Ý TRƯỚC KHI ĐI ĐĂNG KIỂM Ô TÔ, TRÁNH MẤT THỜI GIANCác lưu ý trước khi đi đăng kiểm ô tô, giúp chủ xe có thể chuẩn bị...
23/08/2023

LƯU Ý TRƯỚC KHI ĐI ĐĂNG KIỂM Ô TÔ, TRÁNH MẤT THỜI GIAN

Các lưu ý trước khi đi đăng kiểm ô tô, giúp chủ xe có thể chuẩn bị trước để quá trình kiểm định được thuận lợi và nhanh chóng.
Dù đã có những quy định mới trong việc đăng kiểm, nhưng tình trạng xếp hàng chờ đợi ở các trung tâm đăng kiểm vẫn chưa chấm dứt. Bên cạnh đó, còn có những hạng mục cần lưu ý trước khi đi đăng kiểm, để tránh bị đăng kiểm viên hiện nay đánh trượt, dẫn đến mất thời gian, công sức.

Trước khi đi đăng kiểm ô tô, chủ xe cần lưu ý nhiều hạng mục.
1. Khí thải

Đối với các xe máy dầu đã qua sử dụng từ ba năm trở lên, trước khi đăng kiểm cần kiểm tra, bảo dưỡng vệ sinh hệ thống cổ hút, van EGR, buồng đốt, kim phun, ống xả..... và các hệ thống liên quan khác. Đối với ô tô sử dụng nhiên liệu xăng A92-A95 cần chú ý đến các chi tiết như: bu-gi, kim phun, các hệ thống lọc nhiên liệu, buồng đốt...

2. Hệ thống đèn

Đèn chiếu sáng phía trước:

- Được phép thay thế và lắp đặt bóng đèn (led, xenon, halogen) nhưng phải đảm bảo đúng kích thước (theo chân cắm) từ nhà sản xuất ban đầu. Một số dòng xe có đèn chiếu xa (pha), chiếu cần (cốt) độc lập, có đèn cốt là thấu kính chỉ được phép độ bi-led, bi-xenon có thấu kính vào đúng vị trí có sẵn và phải đảm bảo cường độ ánh sáng, độ chụm, cao thấp đúng tiêu chuẩn.

- Các xe có tuổi đời trên 10 năm nên chú ý đến mặt đèn bằng nhựa (mica) đảm bảo độ trong suốt, không ố vàng, nứt, vỡ. Chóa phản xạ không được xỉn màu, b**g tróc để tránh làm giảm cường độ ánh sáng của đèn.

Các loại đèn khác:

+ Đèn xi-nhan, đèn phanh, đèn nội thất phải đảm bảo các bóng đèn phải sáng đồng đều cả hai bên.

+ Riêng đèn lùi tùy phiên bản một đèn hay hai đèn nhưng cũng phải đảm bảo sáng đủ.

Chú ý: tất cả các loại đèn lắp thêm không đúng vị trí bắt buộc phải tháo dù là giấu bên trong hay ngoài, dù sáng hay không sáng.

3. Mâm lốp

Lốp không được mòn và phải đảm bảo lắp đúng thông số mâm và lốp đồng bộ nhau được ghi trong đăng kiểm cũ hoặc theo nhà sản xuất ghi trên cánh cửa.

4. Hệ thống gầm

Chủ xe cần đảm bảo các rô-tuyn như rô-tuyn lái, rô-tuyn trụ đứng... không giơ, lắc, các vị trí cao su càng chữ A không được nứt, vỡ. Bên cạnh đó, chủ xe cần phải kiểm tra, bảo dưỡng thật cẩn thận. Phanh không được mòn, bám không đều và phanh tay phải đạt hiệu năng cao.

5. Giấy tờ và thủ tục liên quan

Về cơ bản sẽ cần có hai loại giấy tờ chính là giấy đăng ký xe (bản gốc) và giấy chứng nhận kiểm định (gần nhất). Trường hợp phương tiện thế chấp ngân hàng và được ngân hàng bảo lãnh thì bắt buộc phải có giấy thế chấp có dấu đỏ ngân hàng còn hiệu lực. Giấy này thường được cấp 6 tháng/lần.

Trường hợp xe bị phạt nguội, chủ phương tiện bắt buộc phải hoàn tất thủ tục nộp phạt hành chính trước khi mang xe đi kiểm định.

Vì cổng dữ liệu Cục Cảnh sát Giao thông Đường bộ và Cục Đăng kiểm Việt Nam không liên thông nhau, nên sau khi hoàn thất thủ tục nộp phạt hành chính cần phải có thêm giấy đề nghị từ Cục Cảnh sát sang Cục Đăng kiểm thì xe mới đủ điều kiện đăng kiểm. Nếu xe đến ngày kiểm định mà chưa hoàn tất thủ tục thì chỉ được phép đăng ký tạm 15 ngày và tính phí đường bộ 15 ngày.

6. Nội thất

Về nội thất, khi đi đăng kiểm ô tô, chủ xe cần lưu ý:

- Tất cả các hàng ghế trong xe đều phải được lắp đầy đủ theo như đăng ký ban đầu.

- Các vị trí ghế ngồi phải được gắn đầy đủ dây an toàn 3 điểm còn hoạt động tốt.

- Mọi thiết bị gắn thêm như cam hành trình hay màn hình phụ không bị ảnh hưởng.

VỆ SINH HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA VÀ KHỬ KHUẨN KHOANG LÁI HIỆU QUẢLuôn tồn tại các hạt bụi li ti lơ lửng trong không khí mà chún...
22/08/2023

VỆ SINH HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA VÀ KHỬ KHUẨN KHOANG LÁI HIỆU QUẢ

Luôn tồn tại các hạt bụi li ti lơ lửng trong không khí mà chúng ta không thể nhìn bằng mắt thường và khoang xe không cũng phải là một trường hợp ngoại lệ. Các tạp chất như mồ hôi, mùi nước hoa, quần áo bám bụi, v.v sẽ bám vào các ngóc ngách của nội thất bên trong xe sau một thời gian dài sử dụng.
Một tác nhân khác nữa đó là không khí từ bên ngoài tràn vào khoang xe, nhất là khi tình trạng ô nhiễm không khí là một vấn đề đáng quan ngại tại Việt Nam hiện nay. Bụi bẩn và hơi nước tích tụ do độ ẩm trong không khí ngưng tụ lại, tích lũy một lớp dày trên bề mặt dàn lạnh, đặc biệt ở phiến tản nhiệt, làm cho khả năng làm lạnh của dàn lạnh ngày càng suy giảm.

Những mảng bám này tích tụ lâu ngày sẽ tạo điều kiện cho sự hình thành nấm mốc và vi khuẩn có hại. Đây là một trong những nguyên nhân khách quan gây ra mùi hôi khó chịu trên xe do hơi ẩm mốc được thổi ra theo luồng gió từ dàn lạnh. Tiếp xúc thường xuyên sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn và gia đình, làm kích ứng da và dễ mắc các bệnh đường hô hấp đặc biệt là ở trẻ nhỏ.

Dưới đây là một số lưu ý về chăm sóc vệ sinh xe trong mùa dịch:

1. Hạn chế tính năng lấy gió ngoài:

Đa phần các dòng xe ô tô hiện nay đều được trang bị 2 tính năng là lấy gió bên trong và bên ngoài.

Khi bật chức năng "gió ngoài", hệ thống sẽ hút không khi từ bên ngoài xe, đi qua buồng lạnh để thổi vào ca-bin. Còn khi ấn nút "gió trong", điều hòa sẽ lấy gió ngay từ ca-bin rồi cho quay trở lại. Do đó, "gió trong" sẽ giúp xe nhanh mát hơn tuy không thoáng do không khí được tuần hoàn.

Thông thường khi xe mới được khởi động và chưa bật điều hòa người dùng nên chọn chế độ lấy gió ngoài, đồng thời mở hé cửa kính. Sau khi đã bật điều hoà (A/C) nên đóng kính cửa, chuyển sang chế độ lấy gió trong để đạt được hiệu quả làm mát nhanh.

Với các xe sử dụng hệ thống điều hoà tự động, khi người dùng chọn chế độ lấy gió trong, trong quá trình sử dụng nếu nhận thấy lượng oxy trong xe không đảm bảo, cảm biến sẽ tự động chuyển sang lấy gió ngoài. Vì vậy, trong một số trường hợp người dùng cũng nên lưu ý để tránh việc khói bụi, mùi bên ngoài lọt vào xe gây khó chịu cho người ngồi trong xe.

Khi lái xe trong điều kiện trời mưa, hoặc trong mùa dịch bệnh nên ưu tiên chế độ lấy gió trong nhằm tránh hơi ẩm lọt vào xe gây ẩm mốc và làm hư hỏng hệ thống điều hòa và cũng hạn chế phần nào sự lây nhiễm vi khuẩn gây hại vì không khí bên trong chỉ luân chuyển theo một vòng tuần hoàn khép kín.

2. Kiểm tra, thay lọc gió điều hòa và vệ sinh dàn lạnh

Hệ thống điều hòa trên ô tô là một bộ phận rất quan trọng trên xe – nó đảm bảo không khí lưu thông và điều tiết nhiệt độ trong xe giúp người ngồi được đảm bảo đủ oxy trong quá trình xe di chuyển.

Theo các chuyên gia kỹ thuật ô tô, việc kiểm tra thường xuyên, định kỳ và thay thế đúng lúc để duy trì bộ lọc sạch sẽ là rất quan trọng đối với mỗi chiếc xe và sức khỏe của chính bạn. Đồng thời, bạn cũng phải vệ sinh hệ thống đường ống, cửa gió với các dung dịch làm sạch được khuyến cáo sử dụng theo định kỳ để có môi trường an toàn nhất.

Lấy ví dụ về hệ thống điều hòa trên xe Mercedes-Benz:

- Vệ sinh dàn lạnh được khuyến nghị thực hiện 6 tháng 1 lần bằng dung dịch chuyên biệt. Hạng mục này luôn được thực hiện trong mỗi kỳ bảo dưỡng xe. Kỹ thuật viên dùng bình xịt phun trực tiếp hóa chất vào cửa gió. Quy trình này không cần phải tháo taplo.

- Lọc gió điều hòa được khuyến nghị thay mới 1 năm 1 lần. Do kết cấu của lọc gió có thể lọc được bụi mịn nên các chủ xe Merc được khuyến cáo thay mới chứ không rửa/ vệ sinh rồi dùng lại.

- Tận dụng nguyên lý hoạt động của hệ thống điều hòa, các chủ xe còn có thể khử khuẩn toàn bộ khoang lái, loại bỏ những vi khuẩn gây hại ở những khe, kẽ khó lau chùi.

- Quy trình này được thực hiện nhờ sự hỗ trợ của 1 máy phun sương, đổ hóa chất chuyên biệt vào máy và đặt máy dưới quạt thổi gió của hệ thống điều hòa máy lạnh. Khi hệ thống điều hòa làm việc kết hợp với chức năng lấy gió trong, hóa chất (được máy chuyển hóa thành dạng hơi) sẽ luân chuyển trong khoang nội thất và làm sạch khoang lái và quy trình này mất khoảng 15 phút.

3. Vệ sinh nội thất

Thường xuyên vệ sinh xe, loại bỏ bụi bặm và vi khuẩn nhưng hãy chắc chắn rằng bạn đang sử dụng loại nước rửa xe và khăn rửa xe chuyên dụng cho ô tô. Nước rửa chén và xà phòng giặt đồ là những chất tẩy rửa mạnh, không phù hợp để rửa xe, có thể ảnh hưởng đến màu sơn và giảm chất lượng nước sơn.

Đối với nội thất xe: Hút bụi, Vệ sinh bề mặt da, Vệ sinh thảm sàn, Vệ sinh bảng điều khiển, Vệ sinh ghế ngồi, Vệ sinh bề mặt kính bằng các dung dịch hóa chất phù hợp theo khuyến nghị của nhà sản xuất.

Address

69 Nguyễn Chánh, Cầu Giấy
Hanoi
100000

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Mua Bán Xe Lướt Hà Nội posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to Mua Bán Xe Lướt Hà Nội:

Share

Category


Other Video Creators in Hanoi

Show All