21/08/2023
Spring W**d Notes #26: Vô đề
“Trong khi các bạn khác trong lớp hoặc là đều đi du học bậc thạc sĩ luôn, hoặc là đều tìm thấy việc làm lương hời, Delay tốt nghiệp 1 năm có sao không ?
Liệu như vậy có sợ bị bỏ lại phía sau không (hay nói một cách khác là có sợ tụt lại phía sau, từ đó không bao giờ ngóc được đầu lên không ?
Làm thế nào để biết bỏ qua điều gì đó có đáng hay không, làm thế nào để điều bản thân đang chọn, người bản thân đang hợp tác có thực sự đang xứng đáng để bỏ ra ?
Dưới một thế giới mà hình thái dư luận đại chúng ngày một có sức ảnh hưởng lớn đến với mỗi cá thể, làm thế nào để em vừa có thể đi tốt trong cuộc sống, mà không bị bạo hành mạng khi phấn đấu trên con đường của mình ?
Quá khứ gia đình em diễn ra chuyện gì đó, có đại diện cho việc cuộc đời em sau này không được động chạm đến chuyện tương đương không ?
Em có ước mơ riêng của mình, nhưng ước mơ ấy sẽ không dẫn em đến một công việc làm ra rất nhiều tiền, trong khi em lại muốn làm một người con có trách nghiệm, giúp gia đình thoát khỏi cảnh lận đận về tài chính. Vậy em có nên từ bỏ giấc mơ, để kiếm việc nào đó có thể làm ra nhiều tiền hơn không ?
Nhiều người hay bảo em rằng: cuộc sống khó khăn là chuyện đương nhiên, nhưng khi em biện minh mọi chuyện chưa bao giờ luôn là đương nhiên, thì nhiều người lại bảo em rằng: cho dù cuối cùng em có tranh được chuyện đó là không đương nhiên, thì cũng giải quyết được điều gì ?”
A/“Chị ơi, đêm nay em không quan tâm đến nhân loại; Chị ơi, đêm nay, em chỉ nhớ đến … chị” - Hải Tử (1964 - 1989)
Thực chất, đối với mình mà nói, khi đưa ra quyết định Delay tốt nghiệp, mình ngồi không vững trên chiếc ghế trước bàn học, đầu mình nặng như chì, như quả mít nặng ịch muốn lao xuống sàn nhà cái rầm một nhát.
Đằng sau quyết định này, là những suy nghĩ liên quan đến thành tựu, đến sợ hãi tuột mất cơ hội, đến kì vọng của bản thân về việc trở thành một đứa con có trách nhiệm, cũng như làm sao để không đánh rơi ưu thế về ngôn ngữ tại thời điểm hiện tại của bản thân…..
Song nếu nhìn lại thì mới thấy rằng: “tất cả những suy nghĩ trên đều đang vắng bóng đi thứ quan trọng nhất, đó là chính mình cũng chưa bao giờ nghĩ về mình.”
Câu thơ tiêu đề của phần này, là một trong những dòng thơ tiêu biểu ít ỏi mà nhà thơ đương đại, một trong ba gương mặt đại diện cho phong trào thơ ca hiện đại tại Trung Quốc - Hải Tử để lại trên bầu trời văn học hiện đại của nước này. Đối với mỗi đọc giả mà nói, mỗi khi đọc xong dòng thơ này, hẳn sẽ đều có những suy nghĩ riêng của mình về ngữ nghĩa được thể hiện trong bài thơ. Đối với mình, câu thơ này nằm trong mình từ lâu nay, và thường xuyên như là một lời cấm mà mình không dám động vào. Khi mà trong câu thơ này, mình tìm thấy được “một sự ích kỉ” rất tốt đẹp nào đó (trong khi với những gì bình thường được dạy, thì ích kỉ là tội trời không dung, đất không tha.)
B/Bản lĩnh là, ham muốn vô đáy và dường như cần học cách kiềm chế ?
Gần đây có một chi tiết trong câu chuyện mà một người em học tại HANU có mang đến hỏi mình, khiến mình suy nghĩ không ít về nó đó là: “Những đứa ở lại, phiêu dạt giữa các công việc tại Hà Nội này, sau vài năm nữa, chắc còn không bằng những đứa đã về quê mà làm việc từ bây giờ.”
Câu nói này, nghe thì rất đúng, song ở một mặt khác cũng bốc lên một mùi vị ghê rợ của sự chết chóc về ước mơ, lý tưởng, khi không phải ai cũng thực sự thích về KCN, hoặc ngay từ đầu đã muốn an yên ở một lĩnh vực nào đó.
Nhưng ở mặt ngược lại, thì dường như không phải ai cũng thực sự có chính kiến như vậy, để khi nghe những câu nói đấy, mà cảm thấy được sự chết chóc của giấc mơ và lý tưởng.
Giữa sự mâu thuẫn song sinh của hai mặt này, dường như mình cũng dần nhìn được một mặt nào đó bộ mặt thật của hai chữ bản lĩnh, cuối cùng nó có hình dáng như thế nào. Dường như bản lĩnh là một thứ gì đó tồn tại trong mỗi chúng ta, nhưng cũng không hẳn tồn tại trong mỗi chúng ta. Nó là cái cọc cuối cùng khi lòng ham muốn của chúng ta nổi dậy, kéo chúng ta đứng lại với điều mình đã cảm thấy cần chọn từ trước, để từ đó kiên trì với thời gian, mà đem điều ta từng muốn về với đất lành, về với hiện thực.
Cuộc sống dường như mâu thuẫn như vậy. Một mặt cổ vũ con người ta hãy hiếu kỳ và không ngừng khám phá, song một mặt lại ca tụng sự gắn bó kiên trì và niềm vĩnh hằng. Ham muốn nhiều khi có thể như pháo hoa trên bầu trời đêm, phồn hoa nhưng lụi tàn trong chốc lát. Lì lợm nhiều khi cũng có thể biến chúng ta thành những người khách chủ quan trên chiếc tàu chuẩn bị chìm, từ đó nhấn chìm chúng ta xuống bể sâu của đại dương.
Dường như tận cùng của mọi sự biện chứng, đều là những cái kết vô hậu với sự tiêu tan và lãng quên.
C/Niềm bất an với Hội chứng “kẻ mạo danh” - Imposter Sydrome
Đã từ lâu nay, mình vẫn luôn nói rằng, đừng cố gắng hỏi mình có bí kíp gì học tiếng, hay học theo quá trình học tiếng của mình, bởi quá trình đó tràn ngập sự ngẫu nhiên và cơ may.
Cho đến khi đổi lên mình là người được nhận những giải thưởng, thay vì như người khác vui mừng, đối với mình thì đó là điểm bắt đầu của sự lo âu, khi bản thân không thể thuyết phục được những thành tựu này là do bản thân làm ra, mà chủ yếu là vận may, cơ hội và những người khác đẩy đến (nếu không muốn nói còn có đôi chút sự ăn may từ người khác.)
Chúng ta thường hay dễ phiến diện mà nhận mọi sự thành tựu về do chính bản thân mình, mà nhiều lúc quên rằng thành tựu hay thành công, đôi khi còn được tạo thành bởi nhiều những yếu tố khác trong cuộc sống. Cũng có thể là do nghĩ nhiều, nhưng nhiều lúc nếu khăng khăng nhận vơ, cũng dễ mà đẩy bản thân mình vào chỗ nào không biết.
———————————————————————