Người Việt Xưa

Người Việt Xưa Kênh Người Việt Xưa có trên nền tảng khác. Youtube.com/ Tiktok/

Allbum Tuyên Quang xưa
17/12/2023

Allbum Tuyên Quang xưa

Bức ảnh chụp cách nhau 140 năm , (1884 -2023). Địa điểm: “Làng São “ xã Lệ Mỹ , huyện Phù Ninh , tỉnh Phú Thọ . Cảm ơn b...
14/12/2023

Bức ảnh chụp cách nhau 140 năm , (1884 -2023). Địa điểm: “Làng São “ xã Lệ Mỹ , huyện Phù Ninh , tỉnh Phú Thọ . Cảm ơn bạn đọc đã cung cấp thôn tin!

“Làng São “ xã Lệ Mỹ , huyện Phù Ninh , tỉnh Phú Thọ .
14/12/2023

“Làng São “ xã Lệ Mỹ , huyện Phù Ninh , tỉnh Phú Thọ .

Allbum : Pháp chiếm Bắc Kỳ 1884-1885!Những tấm hình của Bác Sĩ Hocquard chụp hình ảnh của Việt-Nam vào những năm 1884-18...
10/12/2023

Allbum : Pháp chiếm Bắc Kỳ 1884-1885!
Những tấm hình của Bác Sĩ Hocquard chụp hình ảnh của Việt-Nam vào những năm 1884-1885.

Biên Giới Việt-Trung (1885-1887) tác giả P. NeisTrong quá trình tham gia phái đoàn phân định biên giới, các thành viên c...
30/11/2023

Biên Giới Việt-Trung (1885-1887) tác giả P. Neis

Trong quá trình tham gia phái đoàn phân định biên giới, các thành viên của phái đoàn đã chụp ảnh và ký họa được khá nhiều tranh bằng chất liệu chì than. Một họa sĩ người Pháp tên là Eug. Burnand đã phỏng theo đó vẽ ra bộ tranh khắc độc đáo. Có thể chia các tranh khắc thành 3 chủ đề lớn, tương ứng với 3 lần phái đoàn gặp gỡ, trao đổi, đàm phán, ký biên bản phân định đường biên giới.

Lần thứ nhất, tại Đồng Đăng, Lạng Sơn, Bình Nhi, trên sông Kỳ Cùng, phân định đường biên giới giữa tỉnh Quảng Tây với Bắc Kỳ.

Lần thứ hai, tại Lào Cai, sông Lũng Pô, phân định đường biên giới giữa tỉnh Vân Nam với Bắc Kỳ.

Lần thứ ba (bác sĩ Neis bị mắc bệnh tả, phải về Hà Nội, rồi đi sau), tại Móng Cái, phân định đường biên giới giữa tỉnh Quảng Đông với Bắc Kỳ.

Làng Trạch Lôi 140 năm trước! Cầu mái che ở làng Trach Lôi ở phía tây sông Đáy, gần thị trấn Phùng của tỉnh Sơn Tây, các...
26/11/2023

Làng Trạch Lôi 140 năm trước!
Cầu mái che ở làng Trach Lôi ở phía tây sông Đáy, gần thị trấn Phùng của tỉnh Sơn Tây, cách Hanoi khoảng 20km.
Hình chụp ngày 6-4-1884 bởi BS Hocquard khi ông đi theo đoàn quân Pháp tiến đánh thành Sơn Tây do quân Cờ Đen chiếm đóng.

Trận thành Gia Định năm 1859Trận thành Gia Định năm 1859 là một trận đánh giữa Pháp và nhà Nguyễn vào ngày 17 tháng 2 nă...
23/11/2023

Trận thành Gia Định năm 1859
Trận thành Gia Định năm 1859 là một trận đánh giữa Pháp và nhà Nguyễn vào ngày 17 tháng 2 năm 1859, với ý đồ muốn chiếm cứ thành Gia Định (Đại Nam), sau khi bị cầm chân ở Đà Nẵng liên minh Pháp và Tây Ban Nha đã đưa quân vào Gia Định để đánh chiếm. Trận đánh này được bắt đầu vào rạng sáng ngày 17 tháng 2 năm 1859 và kết thúc khoảng 10 giờ trưa cùng ngày.

Hộ đốc Võ Duy Ninh, đang giữ trọng trách trấn thủ thành, ra lệnh lui quân, bỏ lại hầu hết súng đạn, thóc gạo và hơn trăm chiến thuyền gỗ trên sông Thị Nghè. Chạy đến thôn Phước Lý (thuộc tổng Phước Lộc, huyện Tân Bình xưa) Hộ đốc Võ Duy Ninh và Án sát Lê Từ tự vẫn, còn Đề đốc Trần Trí, Bố chánh Vũ Thực, Lãnh binh Tôn Thất Năng, nhờ sự yểm trợ của đạo quân ứng nghĩa do Lê Huy và Trần Thiệu Chính chỉ huy, nên mang quân chạy về được ụ Tây Thới.

Tuy thắng trận, nhưng thực dân Pháp không đủ quân để giữ thành, không nhận được sự hỗ trợ từ các giáo sĩ và giáo dân Thiên Chúa giáo và luôn bị các đội nghĩa quân ngày đêm bám sát, tìm cách bao vây, nên quân Pháp đã phải quyết định phá hủy thành Gia Định.

Vị trí thành Gia Đinh sau này được Pháp xây dựng thành mới mang tên Thành Martin des Pallières. Đến năm Trung đoàn bộ binh thuộc địa thứ 11 (11ème régiment d'infanterie coloniale - 11ème RIC) tiếp quản thành này. Người bình dân bấy giờ thường gọi căn cứ của trung đoàn này là trại Ông-dèm hoặc thành Ông-dèm, đọc trại từ onzième trong tiếng Pháp nghĩa là thứ 11.

Đến thời Đệ nhất Việt Nam Cộng Hòa được đổi tên là thành Cộng Hòa và các di tích còn tồn tại đến ngày nay trên giao lộ Lê Duẩn - Đinh Tiên Hoàng.

Sau khi loạn Lê Văn Khôi được dẹp yên năm 1835, vua Minh Mạng cho phá bỏ thành Bát Quái. Đến năm 1836 ra lệnh xây một thành khác nhỏ hơn ở Đông Bắc thành cũ, gọi là "thành Phụng" hay "thành Phượng", tức là thành Gia Định.

Nóc Tháp Rùa từng có tượng Thần Tự Do?So với bức tượng nổi tiếng đặt ở New York thì tượng thần tự do ở Hà Nội có một số ...
22/11/2023

Nóc Tháp Rùa từng có tượng Thần Tự Do?
So với bức tượng nổi tiếng đặt ở New York thì tượng thần tự do ở Hà Nội có một số phận chìm nổi hơn nhiều và cái kết thúc đặc biệt của nó như một cách người Việt muốn tuyên bố với thế giới. Giờ đây, bức tượng không còn nữa và một phần đồng trong pho tượng tượng phật A Di Đà của làng Ngũ Xá ngày nay là được lấy từ tượng này.

Người Mỹ nói chung và người dân New York nói riêng coi tượng thần tự do là biểu tượng đáng tự hào của họ. Đây là tác phẩm của các nhà kiến trúc, điêu khắc Pháp thế kỷ 19. Năm 1875, chính phủ Pháp đã đặt hàng kiến trúc sư Bartholdi một bức tượng để tặng cho chính phủ Mỹ nhân kỷ niệm 100 năm ngày quốc khánh Mỹ.

Phải mất gần 10 năm, Bartholdi mới hoàn thành công trình tượng thần tự do khổng lồ với khối lượng 204 tấn này. Năm sau, tượng được đưa lên tàu chiến Mỹ đem về đặt ở cảng New York.

Khi trao tặng tượng Thần Tự Do khổng lồ cho nước Mỹ, người Pháp có giữ lại cho mình một phiên bản nhỏ (cao 11 mét) cũng bằng đồng, đặt cạnh chiếc cầu bắc qua sông Seine. Đồng thời cũng có một phiên bản khác nhỏ hơn nữa, (chiếm tỷ lệ 1/16 của pho tượng chính, tức khoảng 2,85m). Phiên bản nhỏ nhất này đưa sang triển lãm tại Hội chợ Đấu xảo Hà Nội (nay là Cung văn hóa Hữu Nghị Việt - Xô) năm 1887.

Khi làm pho tượng tặng cho nước Mỹ, Bartholdi đã khéo léo giải quyết vấn đề giãn nở của kim loại qua tấm váy lòe xòe của pho tượng. Người Hà Nội lúc ấy không quan tâm đến lịch sử của pho tượng mà chỉ gọi là tượng "Bà đầm xòe".

Lúc đầu tượng được đặt ở vườn hoa trung tâm gần tòa công sứ (nay là vườn hoa Lý Thái Tổ). Sau đó, vào năm 1891, chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương muốn thay vào đó tượng Pôn Be (paul Bert) - viên cai trị đầu tiên ở Đông Dương, nên đã hạ tượng bà đầm xòe xuống.

Trong lúc còn chờ xây dựng bệ đá đặt tượng Pôn Be và tìm vị trí mới đặt tượng bà Đầm Xòe, cả hai bức tượng bị hạ xuống nằm chỏng trơ trên nền cỏ. Vì sự kiện đó trẻ con Hà Nội thời đó có câu vè châm biếm:

“Ông Pôn Be lấy bà đầm Xòe
Trước nhà kèn ò e í e”

Lúc ấy, báo chí Pháp thảo luận rất nhiều về vị trí đặt pho tượng này. Có nên đặt nó trên nóc Tháp Rùa không? Và nếu đặt thì tượng Thần Tự Do sẽ quay mặt về hướng nào? Sau nhiều cuộc tranh cãi cuối cùng chính quyền thực dân Pháp ở Hà Nội quyết định đặt tượng bà đầm xòe trên nóc tháp Rùa mà họ gọi là ngôi đền nhỏ.

Bức tượng được đặt ở đó từ năm 1891 đến 1896. Mặt tượng hướng về phía đông tức là khu vực vườn hoa Lý Thái Tổ ngày nay. Dư luận lúc đó phản đối dữ dội: đứng ở vườn hoa chưa đủ cao sao mà còn đòi lên đỉnh Tháp Rùa!

Cuối cùng, "Bà Đầm xòe" được chuyển đến vườn hoa Neyret phía tây hồ Hoàn Kiếm - tức là Vườn hoa Cửa Nam gần Thư viện Quốc gia để đứng đó trong nhiều năm trong sự thờ ơ của dân chúng.

Rồi đến năm 1945, Nhật đảo chính Pháp, thị trưởng Thành Phố Hà Nội là bác sĩ Trần Văn Lai muốn xóa bỏ tàn tích xâm lược nên ông quyết định sửa đổi tên đường và giật đổ tất cả những tượng mà Pháp dựng lên ở Hà Nội như Thống chế Foch, tên buôn súng Jean Dupuis và đương nhiên Bà Đầm xòe không thoát khỏi số phận hẩm hiu. Trong cao trào yêu nước này, dân Hà Nội lại có dịp hát châm biếm rằng:
Bôn-be với mụ Đầm Xòe
Ta kéo chúng xuống, ta đè chúng lên !

Với ý tưởng đúc tượng phật Adiđà lớn nhất Việt Nam, dân làng Ngũ Xã đã quyên góp mua đồng, thu nhặt lượng đồng ở bức tượng bà đầm xòe này về gom đúc thành bức tượng nặng 16 tấn, ngự trên tòa sen.

Như vậy là hiện nay bức tượng nữ thần tự do đang nằm trong pho tượng phật Adiđà với gương mặt rạng ngời như cảm thông, luôn muốn cứu vớt những nỗi đau trần thế tại chùa của làng Ngũ Xã. Sự “hoá thân” âu cũng là hòa quyện của hai nền văn hoá Đông - Tây.

"Triển lãm ảnh Ký ức Việt Nam 1895-1896"
20/11/2023

"Triển lãm ảnh Ký ức Việt Nam 1895-1896"

Vua Bảo Đại công du sang Pháp năm 1939Ngày 11 tháng 7 năm 1939, Vua Bảo Đại công du sang Pháp bằng máy bay hạ cánh tại s...
16/11/2023

Vua Bảo Đại công du sang Pháp năm 1939

Ngày 11 tháng 7 năm 1939, Vua Bảo Đại công du sang Pháp bằng máy bay hạ cánh tại sân bay Marseilles. Vua Bảo Đại lúc này phải đi bộ bằng gậy, do vết thương ở chân khi đi săn ở Đông Dương. Ông M.Sarraut Bộ trưởng Bộ thuộc địa và các bộ trưởng nội các đón chào vua Bảo Đại tại Điện Elysee.

Hãy xem video của Người Việt Xưa.

Đề Kiều (1855 - 1915) tên thật là Hoàng Văn Thúy là một trong những tướng lĩnh sớm hưởng ứng phong trào Cần Vương, nổi t...
16/11/2023

Đề Kiều (1855 - 1915) tên thật là Hoàng Văn Thúy là một trong những tướng lĩnh sớm hưởng ứng phong trào Cần Vương, nổi tiếng với các trận đánh Pháp oanh liệt. Sau này, Pháp đã phải dùng thủ đoạn hèn hạ để buộc ông phải đầu hàng và hạ độc giết chết ông.
Hoàng Văn Thúy sinh năm 1855 tại làng Cát Trù, tổng Điêu Lương, huyện Cẩm Khê, Hưng Hóa (nay là tỉnh Phú Thọ). Ông là con trai thứ 13 trong số bốn mươi ba người con đời thứ bảy của Quận công Hoàng Đắc Lộc.
Biết không thể dùng vũ lực chống lại ông, giặc Pháp và Lê Hoan đã hèn hạ bắt mẹ ông và các cụ già có con cháu tham gia nghĩa quân, dọa giết dân và đốt làng nếu ông không đầu hàng. Dân làng và các bô lão đi lại nhiều lần khuyên ông đầu thú.

Cuối cùng, Đề Kiều đành đầu hàng nhưng với các điều kiện sau:

Phải tha cho các dân làng thuộc ba tổng, cung cấp lương thực và thuốc men để họ trở về sum họp với gia đình.
Ông và nghĩa quân được tự do.
Phải trả lại ba tổng cho ông cùng nhân dân quản lí.
Trở về làng, ông từ chối làm quan Lãnh binh mà cùng dân làm ăn, bảo vệ quyền lợi cho dân.

Ông đã lợi dụng mảnh đất tự do này để che chắn, giúp đỡ, cung cấp tiền, lương thực cho các nhân vật lãnh đạo kháng chiến.

Năm 1903, vua Thành Thái mời ông về Thăng Long hội kiến ba ngày. Vua cũng phong ông danh hiệu "Anh dũng tướng quân" hàm "Tam phẩm".

Qua đời
sửa
Biết để ông sống ngày nào là còn mất ăn mất ngủ ngày đó, viên Chánh sứ Robin[3] và Chánh Mật thám Gertbert đã hạ độc ông. Trước khi mất, ông đã dặn con cháu hãy "trả thù cho nước, rửa hận cho cha".

Khi mất, Pháp còn bắt nậy nắp quan tài để xem ông chết thật chưa.

Đông Dương 1886 - 1904 ! Bác sĩ J. Pineau
15/11/2023

Đông Dương 1886 - 1904 ! Bác sĩ J. Pineau

1916 - Tục ăn trầu của người xưa
01/11/2023

1916 - Tục ăn trầu của người xưa

Hà Nội 1916
01/11/2023

Hà Nội 1916

Kỳ Lừa,  Lạng Sơn 1916
01/11/2023

Kỳ Lừa, Lạng Sơn 1916

Hà Nội 1915
31/10/2023

Hà Nội 1915

Bắc Kỳ 1916
31/10/2023

Bắc Kỳ 1916

Hanoi 1916
31/10/2023

Hanoi 1916

Ngôi chùa Hà Nội 1916
31/10/2023

Ngôi chùa Hà Nội 1916

📸Hình ảnh Hạ Long 1916
31/10/2023

📸Hình ảnh Hạ Long 1916

Hà nội 1915
29/10/2023

Hà nội 1915

Bức ảnh gây sốc ‘Hành quyết tại Sài Gòn’: Sát nhân Nguyễn Ngọc Loan
25/10/2023

Bức ảnh gây sốc ‘Hành quyết tại Sài Gòn’: Sát nhân Nguyễn Ngọc Loan

Múa rối nước - Di sản phi vật thể! Xem trực tiếp tại 👇👇👇
25/10/2023

Múa rối nước - Di sản phi vật thể!
Xem trực tiếp tại 👇👇👇

Phường múa rối nước Nhân Hòa có khoảng 20 nghệ nhân, trong đó có 3 nghệ nhân nữ với hơn 100 con rối to nhỏ các loại. Những năm gần đây, hoạt động của phường ...

24/10/2023

Nhà Mạc!

24/10/2023
Lai Châu cách đây 100 năm
23/10/2023

Lai Châu cách đây 100 năm

Ảnh đẹp Lai Châu 100 năm trước ...

Người Viêt đến quốc đảo Vanuatu 100 năm trước
06/10/2023

Người Viêt đến quốc đảo Vanuatu 100 năm trước

Hình ảnh mộ phu đi Tân Đảo - Vanuatu 100 năm trước !

30/09/2023

Ảnh chụp tại đình Bia Bà La Khê (Hà Đông, Hà Nội). Nguồn: DaoAnh Instargram.

(Thần Nông sống cách thời Phật Tổ rất xa. Theo truyền thuyết, lá trà được Thần Nông vô tình phát hiện năm 2737 TCN, còn Thích-ca Mâu-ni sinh năm 624 TCN; lệch nhau hơn hai thiên niên kỷ)

Theo ông Hoàng Triệu Hải, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Lý học Đông Phương (bài đăng trên báo điện tử Thanh Niên ngày 09/04/2021):

- Câu nói “Nam mô a di đà Phật” (Namah Amitabha) chỉ có ý nghĩa khi bạn tới cửa nhà Phật, còn khi tới cửa nhà thánh, thần nơi không có Đức Phật thì câu nói này trở nên ngớ ngẩn.

- Nếu bạn tới lăng các vua chúa, bạn mà nói: “Nam mô a di đà Phật” là sẽ bị coi là vô cùng bất kính, bởi vì vua là đấng cửu tử - con trời. Không còn ai cao hơn vua cả và khi lễ chỉ có thành kính trước Tiên Đế.

- Bài khấn như hiện nay đa số chúng ta đang cầu khấn trước bàn thờ gia đình là sai bởi đâu có Phật trên bàn thờ gia tiên mà niệm “Nam mô a di đà Phật".

* Muitenbac777 *

Đám cưới xưa gồm những lễ nghi nào?
30/09/2023

Đám cưới xưa gồm những lễ nghi nào?

Cuộc sống   100 năm trước...
24/09/2023

Cuộc sống 100 năm trước...

Sài Gòn những năm 1930

Cuộc sống Hà Nội 50 năm trước....
22/09/2023

Cuộc sống Hà Nội 50 năm trước....

Cuộc sống Hà Nội 1973 qua ảnh

Hội chợ Hà Nội 1922
20/09/2023

Hội chợ Hà Nội 1922

Hội chợ Hà Nội 100 năm trước (1922 )

Nam Kỳ 1935 qua ảnh vẽ
20/09/2023

Nam Kỳ 1935 qua ảnh vẽ

Chuyên khảo Nam Kỳ - Đông Dương qua ảnh 1935 (Tập 1)

11/09/2023

Đảo chánh 1963

Sự tích tên quả vải ! Có gì đó sai sai...🤣🤣🤣
07/08/2023

Sự tích tên quả vải ! Có gì đó sai sai...🤣🤣🤣

Cảnh Hà Giang Xưa
05/08/2023

Cảnh Hà Giang Xưa

📺Cảnh Hà Giang 100 xưa năm trước...

27/05/2023

Ai đặt tên nước Đại Nam???

14/05/2023

linh mục Cassaigne người khai phá, Ông tổ của truyền giáo cho người dân tộc Cao nguyên Di Linh – Langbiang

Hà Giang Xưa 100 năm trước...
07/05/2023

Hà Giang Xưa 100 năm trước...

Hà Giang 100 năm trước - Người Việt Xưa

Address

Hai Phong

Website

http://tiktok.com/@nguoivietxua

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Người Việt Xưa posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Videos

Share


Other Gaming Video Creators in Hai Phong

Show All