清心 Ds Thanh Tâm - LSQ

清心 Ds Thanh Tâm - LSQ VI LÝ SỐ
DỊCH (MAI HOA, LỤC HÀO)

Đây cũng là điều mình muốn chia sẻ cùng mọi người nhé ! 99% DÂN SỐ VIỆT NAM HIỂU SAI VỀ CHUYỆN HỢP MỆNH Một câu hỏi mà t...
16/07/2024

Đây cũng là điều mình muốn chia sẻ cùng mọi người nhé !
99% DÂN SỐ VIỆT NAM HIỂU SAI VỀ CHUYỆN HỢP MỆNH

Một câu hỏi mà tôi gặp phải cực kỳ nhiều trong công việc tư vấn Phong Thuỷ - Mệnh Lý, đó là: "Tôi mệnh này thì dùng màu này, màu kia mới tương sinh tương hợp đúng không?"

Thực tế, cái gọi là hợp mệnh mà mọi người đang hiểu, không có tác dụng gì về mặt bổ trợ cho vận trình của một con người. Mệnh này gọi là mệnh Nạp Âm, được hiểu theo niên mệnh trong Lục Thập Hoa Giáp.

Hẳn mọi người sẽ quen mình là các mệnh Lư Trung Hoả, Hải Trung Kim, Đại Lâm Mộc,...

Về bản chất, mệnh - hay còn gọi là Nạp Âm ngũ hành này dựa trên thanh luật cổ của người Tàu, chia thành 5 âm và 12 luật. Từ đó phối thành 60 âm luật. Trùng hợp với 60 cặp thiên địa can chi trong học thuyết âm dương ngũ hành. Cứ 2 cặp can chi liền nhau lại đại diện bởi 1 Nạp Âm ngũ hành.

Vì mang đặc tính âm dương ngũ hành của can chi, nên những đặc điểm của Nạp Âm có thể dùng để suy luận những đặc điểm tính cách chung của 1 nhóm người đại diện bởi nạp âm đó.

Ví dụ như người sinh năm 1988, 1989 là Mệnh Đại Lâm Mộc, đại diện bởi cái cây lớn, tính chất che chở cho muôn loài. Bởi vậy người tuổi này tính cách ôn hoà, điềm tĩnh, thích giúp người, hiên ngang, can đảm, ham học. Bên cạnh đó, hành Mộc chỉ thị phi, cây to lại hay hứng gió nên người mệnh này hay gặp phải gièm pha, bàn tán, thậm chí cãi vã. Từ đó tôi luyện bản tính vững vàng,...

Nhưng Nạp Âm không phải phương pháp luận về khí, xem 1 người hợp cái gì, tương sinh tương khắc cái gì. Đáng tiếc đây là khiếm khuyết mà ngay cả những người làm về phong thuỷ hay tử vi, do không có điều kiện để hiểu rõ vấn đề, vẫn áp dụng trong cuộc sống.

Bởi vậy những quan điểm mệnh Thổ nên làm đất đai, mệnh Mộc nên buôn gỗ,... hoàn toàn không đủ luận cứ. Bởi với 2 năm là 1 nạp âm, vậy chẳng nhẽ tất cả những đứa trẻ sinh mệnh Thổ đều phải đi buôn đất mới là thành công???

Thực ra, để biết một người hợp làm công việc gì, nên gặp gỡ người như thế nào, tận dụng thời thế ra sao,... cần đánh giá đầy đủ cục diện năm tháng ngày giờ sinh của người đó, dựa trên phương pháp luận của Bát Tự, Tử vi mệnh lý.

Ví dụ như khi tôi tư vấn cho một cô gái sinh ngày Ất Mão, tháng Nhâm Tý, năm Đinh Mão, nhật nguyên của cô ấy là Ất, đại diện cho cỏ cây, lại sinh mùa đông, bát tự Thuỷ thịnh vượng sinh Mộc, tôi mới nói cô ấy là cây cỏ mạnh mẽ.

Cô chối đây đẩy, nhất quyết em sinh năm 87 em mệnh Hoả chứ sao lại cỏ cây gì ở đây. Thế là tôi lại tốn cả xô nước bọt để giải thích cho cô về khí, hay là năng lượng ngũ hành chủ đạo của cô. Sau đó mới có thể đưa ra lời khuyên cho cô nên quen ai, làm gì, làm lúc nào, đi về đâu, ăn uống như thế nào là tốt nhất,...

Có rất nhiều trường hợp tôi gặp phải, thực chất bản thân một người cần năng lượng Thuỷ, bởi bát tự khô hạn cần Thuỷ tưới, vậy mà chỉ vì anh ta mệnh Hoả, đi xem thầy nói phải làm tất cả những việc liên quan tới Hoả, từ đó vận suy đi trông thấy.

Lại có người thắc mắc rằng họ mặc đồ và làm việc hợp mệnh thấy phất lên rõ ràng, vậy thì không hợp là gì?

Vấn đề ở đây là do xác suất, khi vô tình niên mệnh của người đó trùng với năng lượng mà họ cần bổ trợ cho vận trình của mình, do đó không chiến mà thành.

Nhưng tất nhiên, biết tới đâu hay tới đó. Nếu có thể thông qua việc xem Bát Tự ( năm tháng ngày giờ) để thực sự thấu hiểu rõ ràng về bản thân và năng lượng của mình, từ đó có chiến lược thay đổi bản thân và lựa chọn đúng cho cuộc sống tốt lên, chẳng phải sẽ tốt hơn là cứ dựa vào những thông tin mơ hồ hay sao?
( st)

道在師傳修在己德由人積鑒由天Đạo tại sư truyền - tu tại KỷĐức do nhân tích - giám do ThiênĐạo là do Thầy truyền dạy, nhưng tu luyện là ...
29/03/2024

道在師傳修在己
德由人積鑒由天
Đạo tại sư truyền - tu tại Kỷ
Đức do nhân tích - giám do Thiên
Đạo là do Thầy truyền dạy, nhưng tu luyện là ở Mình.
Đức do con người tự xây dựng lên, nhưng soi xét là do Trời.

BÀN VỀ CÁCH AN 2 SAO THIÊN KHÔI - THIÊN VIỆTThiên Khôi – Thiên Việt hay còn gọi là Thiên Ất quý nhân, đây là hai quý tin...
10/03/2024

BÀN VỀ CÁCH AN 2 SAO THIÊN KHÔI - THIÊN VIỆT

Thiên Khôi – Thiên Việt hay còn gọi là Thiên Ất quý nhân, đây là hai quý tinh đệ nhất của Tử vi. Trong đẩu số toàn thư viết “Thiên Ất là thần chuyên coi việc khoa cử, Nhập mệnh mà được Tọa Quý – Hướng Quý, hoặc tả hữu có cát tinh hội tụ thì không ai là không phú quý… Nam tất tuấn nhà – công danh ắt sẽ thành, Nữ tất dung mạo đoan trang – xuất chúng…”

Trong Bát Pháp của Tử vi, Khôi Việt mang yếu tố quyết định đến chuyện “Thành cách – Cứu cách”, có thể cứu cánh cho những cách cục bị phá khi ngộ hung sát tinh.

Xưa nay cách an 2 sao Khôi Việt chủ yếu dựa vào bài ca:

Giáp Mậu thị Ngưu Dương
Ất Kỷ - Thử Hầu hương
Canh Tân tầm Mã Hổ
Bính Đinh – Trư Kê vị
Nhâm Quý – Thố Xà tàng.
Thử thị quý nhân phương

Nghĩa là:

Tuổi Giáp, Tuổi Mậu – Khôi ở Sửu, Việt ở Mùi
Tuổi Ất, Tuổi Kỷ – Khôi ở Tý, Việt ở Thân
Tuổi Canh, Tuổi Tân – Khôi ở Ngọ, Việt ở Dần
Tuổi Bính, Tuổi Đinh – Khôi ở Hợi, Việt ở Dậu
Tuổi Nhâm, Tuổi Quý – Khôi ở Mão, Việt ở Tỵ

Trong cách an sao Khôi Việt như trên, có xảy ra vấn đề đối với hai tuổi Canh – Tân.

Ở hai tuổi này, thì Khôi ở Ngọ, mà Việt ở Dần. vấn đề chính là ở chỗ này. Vì theo cách an sao, thì hai ngôi này phải đổi chỗ cho nhau, tức là Khôi ở Dần, mà Việt ở Ngọ mới đúng.

Trong cách sách Tử vi, thì gần như tất cả đều an theo công thức này. Và có lẽ do ảnh hưởng của Thái Thứ Lang trong sách “đẩu số tân biên”, cũng như do ảnh hưởng của các trình an sao có sẵn trên mạng, nên ít người để ý đến cách an Khôi Việt nó có vấn đề gì. Hơn thế nữa, không phải là mất hẳn đi, mà chỉ là đổi chỗ nên người ta cũng không để ý nhiều (thực tế thì vấn để đổi chỗ Khôi Việt là vấn đề lớn- vì tính chất của 2 sao này trông vậy nhưng rất khác nhau).

Xem sơ đồ an sao: Hình 1

Bản thân 2 sao Khôi Việt trong các môn Thuật số được gọi là Quý Nhân. Bao gồm 1 cặp Âm – Dương:

Thiên Khôi: Nam Đẩu tinh – Dương – Hỏa
Thiên Việt: Nam Đẩu tinh – Âm – Hỏa

Trên địa bàn 12 Địa Chi, Khôi Việt luôn đối xứng qua trục Thìn – Tuất, trục Thìn - Tuất vốn là trục phân chia Âm Dương của Hoàng Đạo, vì thế nên Thiên Khôi thuộc Dương chỉ cư nửa Dương, mà Thiên Việt thuộc Âm thì chỉ cư nửa Âm.

Trong Lục Nhâm thì Quý Nhân gồm có 2 loại : Trú Quý Nhân và Dạ Quý Nhân (tức là Quý nhân ban ngày, và Quý nhân ban đêm). Lấy 2 cung Dần-Mão để định giờ ban ngày và ban đêm mà bố trí.
Trong các môn như Độn giáp, Lục Nhâm, Trạch Cát, Tinh Mệnh, Tinh Tông đều có sử dụng sao Quý Nhân này, nhưng mỗi môn có một cách an sao khác nhau, đến nay vẫn chưa thống nhất. Nhưng cụ thể trong môn Tử vi thì có thể thấy trực quan là 2 tuổi CANH-TÂN cần phải đổi chỗ Khôi Việt (như trong hình vẽ).

Vậy bài thơ an Khôi Việt bây giờ phải chữa lại là:

Giáp Mậu thị Ngưu Dương
Ất Kỷ - Thử Hầu hương
Canh Tân tầm Hổ Mã
Bính Đinh – Trư Kê vị
Nhâm Quý – Thố Xà tàng.
Thử thị quý nhân phương

Nguồn: Thầy NGUYỄN TRỌNG TUỆ
Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kiến trúc và Văn hoá Phương Đông (AOC)

22/02/2024

Rằm tháng Giêng, hay còn gọi là lễ Thượng Nguyên – Đêm rằm tháng Giêng gọi là Nguyên Tiêu (Nguyên là khởi đầu, Tiêu là đêm)
Sở dĩ dân gian có câu “Cúng cả năm không bằng rằm tháng Giêng” – là bởi vì Rằm tháng Giêng có một ý nghĩa đặc biệt trong hệ thống tâm linh và tín ngưỡng của người Phương Đông.
Đây là một tín ngưỡng của Đạo Giáo, truyền bá vào các quốc gia Phương Đông từ rất xa xưa. Tín ngưỡng của Đạo giáo thờ 3 vị thần : Thiên Quan – Địa Quan – Thủy Quan.
Hay còn gọi là Tam Nguyên : Thương Nguyên – Trung Nguyên – Hạ Nguyên, các ngày lễ Tam Nguyên :
- Rằm tháng Giêng : Lễ (tết) Thượng Nguyên
- Rằm tháng Bảy : Lễ (tết) Trung Nguyên
- Rằm tháng Mười : Lễ (tết) Hạ Nguyên
Ngày rằm tháng Giêng – tức ngày 15 tháng Giêng âm lịch, là ngày Thánh Đản (ngày vía) của đức Thiên quan, hay còn gọi là Thượng nguyên tứ phúc Thiên quan nhất phẩm Tử vi đại đế - Đây là vị thần cai quản toàn bộ Thiên Đình, trông coi toàn bộ họa phúc của nhân gian, một nhân vật rất quan trọng trong Đạo giáo – chính là Ngọc Hoàng thượng đế. Theo Đạo Giáo, thì ngày này là ngày đức Thiên Quan (Ngọc Hoàng) sẽ ban phúc lành cho toàn bộ hạ giới, nên nhân gian gọi là ngày Thiên Quan Tứ Phúc (Ngọc hoàng ban phúc). Vì vậy, dân gian sẽ chọn ngày này để lập đàn tế lễ, cầu phúc, tiêu tai giải họa, làm lễ “Dâng sao giải hạn” v.v.., cầu mong cho một năm được bình yên, an lạc. Cho nên, nó trở thành một ngày rất quan trọng trong số các lễ tiết của năm.
Đối với người Việt, do cũng chịu một phần ảnh hưởng của văn hóa đạo giáo trong quá trình lịch sử, nên dân gian Việt nam cũng có tục cúng rằm Tháng Giêng, hay Lễ Thượng Nguyên. Trong các triều đại Phong Kiến xưa, triều đình đều tổ chức lễ Thượng Nguyên rất long trọng, trực tiếp Hoàng đế làm chủ lễ, cầu mong cho thiên hạ thái bình, phong hòa vũ thuận, nơi nơi thịnh vượng, người người an lạc thái hòa. Trong dân gian, thì khắp mọi miền đều tổ chức lễ Rằm tháng Giêng rất phong phú.
Về thủ tục, thì ngày lễ Thượng Nguyên sẽ gồm hai phần : Lễ Thượng Nguyên và Đêm Hội Nguyên Tiêu.
- Lễ Thượng Nguyên : thường tiến hành vào ban ngày, dân gian sẽ bày hương án ngoài trời, viết bài vị “Thiên Quan Tứ Phúc” và dâng đồ lễ gồm hoa quả, vật thực … để làm lễ cầu mong được ban phúc, tiêu tai giải hạn…
- Đêm hội Nguyên Tiêu : sẽ gồm nhiều hoạt động vui chơi, giao lưu văn hóa, nhưng theo lề lối cổ xưa thì sẽ có lễ hội Hoa Đăng (thả đèn), Thiên Đăng (thả đèn trời), và kèm theo là các hoạt động văn hóa như Đố đèn, Thả thơ, hát múa v.v…
Theo phong tục, thời gian lễ Thượng Nguyên là thường vào ban ngày của ngày rằm tháng Giêng, nhưng không có quy ước cụ thể nào. Có một số quan điểm cho rằng cần phải cúng trước 12h trưa, hay cúng trước mấy ngày v.v.. đều là không có căn cứ.
Như trên đã nói, việc cúng rằm tháng Giêng là một tín ngưỡng dân gian, và nó cũng là một ngày hội với nhiều phong tục đẹp, một nét văn hóa cổ truyền đặc sắc. Vì vậy, chúng ta cần hiểu đúng, và tránh những suy diễn, mê tín dị đoan để làm cho phong tục đẹp đó bị biến tướng, bị hoen ố.
Trên phương diện Văn hóa, thì việc tổ chức Lễ Thượng Nguyên, đêm hội Nguyên tiêu nên theo hướng để gìn giữ những nét đẹp trong văn hóa truyền thống. Việc cúng lễ, cốt ở thành tâm là chính, không nên bày vẽ tốn kém, suy diễn bịa đặt nhiều thứ mê tín mà không đúng.
BÀI KHẤN RẰM THÁNG GIÊNG
Đạo trời huyền diệu, phúc họa chẳng do nhân tâm tự chuyển. Xưa nay lòng người đều mong được thập phần an lạc, nhưng thiên cơ khó lường, vận đất khó thông, nên đều phải cậy nhờ Thiên quan tứ phúc.
Nay tại :
Việt nam quốc, hà nội thành, Hà Đông quận, … phường, … khu, …. Nhà số..
Tín chủ con là : …………………………….
Nhân Lễ Thượng nguyên, vi kỳ thánh đản, sắm sửa hương hoa vật thực, thành tâm dâng lễ
- Cung thỉnh đức : Thượng nguyên tứ phúc Thiên quan nhất phẩm Tử vi đại đế.
- Cung thỉnh : Tôn thần bản gia thần linh, thần hoàng bản thổ, Đông trù tư mệnh Táo phủ thần quân, bản gia chấp sự chư vị tôn thần, Ngũ phương ngũ thổ Phúc đức chính thần, Ngũ phương ngũ lộ Long mạch tài thần và hội đồng nội ngoại gia tiên.
Lai lâm chứng giám long thành tín chủ.
Đức ngài Thiên Quan đại đế quyền thông ba cõi, thần uy nghiêm lắng, mắt thánh chiếu soi. Thượng nguyên ban phúc khắp vô cùng, trần gian ngưỡng cầu ơn mưa móc.
Hôm nay gặp dịp Tết Thượng nguyên, vi kỳ thánh đản, Thiên Quan ban phúc muôn nơi, tín chủ con thành tâm quét dọn nhà cửa, sửa biện hương hoa, đèn nhang, lễ vật... dâng cúng trước án.
Nhất tâm phụng thỉnh, mong ngài ban phúc, tống ách, trừ tai, giải họa. Mong cho được mạnh khỏe bình an, nhân khang vật thịnh, chốn chốn yên vui, nhà nhà lợi lạc, người người đều được hạnh phúc an khang.
Tín chủ con xin lòng thành nhất tâm sám hối, hành thiện thi nhân.
Con xin khấu thủ trước án, mong được soi xét
P/s: Rằm tháng Giêng - ngày lễ Thượng Nguyên, là ngày thánh đản (ngày vía) của Ngọc Hoàng, chính là vị thần .... Tử Vi !!! - chúng ta là người học Tử vi, theo sự động tĩnh của Đế Tinh để mà suy xét họa phúc con người. Hôm ấy nhớ cúng tổ nghề cho to vào nhé các thầy tử vi 🥳🥳🥳
Nguồn: Thầy NGUYỄN TRỌNG TUỆ viện trưởng viện nghiên cứu kiến trúc và văn hoá Phương Đông.

20/02/2024
Một nữ cư sĩ Phật tử đến gặp vị thầy trụ trì và nói:“Bạch Thầy, Con không đi chùa nữa!”Vị Thầy hỏi:– Vậy à, Đạo hữu có t...
19/02/2024

Một nữ cư sĩ Phật tử đến gặp vị thầy trụ trì và nói:
“Bạch Thầy, Con không đi chùa nữa!”
Vị Thầy hỏi:
– Vậy à, Đạo hữu có thể cho thầy biết lý do không?
Người nữ cư sĩ trả lời:
– A Di Đà Phật, vì ở đây con thấy cô này nói xấu cô kia; anh nọ đọc kinh dở; các Phật tử đi chùa chia rẽ,kia hành xử sai; còn người đi chùa không lạy Phật mà chỉ chăm chăm nhìn điện thoại, đó là không nói đến khi rời khỏi chùa họ là những người ích kỷ, cao ngạo…
Vì thầy ôn tồn nói với nữ cư sĩ:
– Đạo hữu hoàn toàn có lý. Nhưng trước khi dứt khoát không đi chùa nữa, thầy nhờ cô làm giúp cho thầy việc này nhé: – Đạo hữu rót một ly nước đầy, rồi đi quanh Chánh điện ba vòng mà không làm đổ một giọt. Sau đó, Đạo hữu cứ viêc không đi chùa.
Người nữ cư sĩ tự nhủ: Quá dễ!
Và cô ta tiếp ly nước từ vị thầy rồi ba vòng như thầy dặn. Đi xong, cô đến trước mặt thầy
– Rồi, con đi xong rồi.
Vì thầy hỏi:
Khi cô đi, cô có thấy bà này nói xấu bà kia không?
Người cư sỹ trả lời:
– Thưa thầy không.
Cô có thấy người này người kia thờ ơ với nhau không?
Người cư sỹ:
– Thưa thầy không.
Cô có thấy người này người kia chúi mũi vào điện thoại không?
Người cư sỹ:
– Không, con không thấy.
– Cô có biết vì sao cô không thấy không ?
Vì chính cô tập trung để ly nước không bị đổ....
– Nên biết… cuộc đời của người biết tu tập cũng vậy. Khi tâm hồn chúng ta quay về bên trong của mình, nhận biết bản thân, tập trung hướng về sự hành trì tu tập cùng với đó là nhìn nhận những lỗi của mình còn đang có và tích cực hoàn thiện bản thân thì chúng ta không có thì giờ để soi mói, đàm tiếu việc của người khác. Thậm trí khi hiểu rồi còn đồng cảm và thương xót họ hơn.
Đến chùa là để học tâp theo chân lý mà Đức Phật đã đưa ra phương pháp và con đường để thoát khỏi khổ đau, chứ không phải đến Chùa để soi lỗi, rèm pha, những người đi Chùa,
Có những vị hay nói câu” bà kia, ông nọ sống thế đi Chùa làm gì, ai mà độ được” thì xin thưa rằng Phật không phân biệt chúng sinh, như cha mẹ hiền không phân biệt con cái,
Ai cũng có lỗi lầm, có tu mới có sửa, nếu thử hỏi lòng không muốn người khác đến Chùa thì sao họ có thể được gieo duyên lành mà thay đổi, vì vậy hãy rộng lòng TỪ BI HỶ XẢ, cứu vớt chúng sanh dù có khi chỉ là 1 câu gieo duyên, yêu thương và hoan hỷ khi thấy họ có niềm tin vào Chính Pháp – Chân lý để hướng đên sự giác ngộ,
Viên đá nhỏ bên lề đường chưa bao giờ được người ta trân trọng vì người thợ xây không cần nó xây nhà, nhưng nó lại là cứu cánh cho cả hàng chục sinh mạng. khi bác tài làm vật chèn bánh trên con dốc.

Chỉ cần ta biêt ”chuyển một cái nhìn” thì chuyện to hóa nhỏ, chuyện nhỏ thấy “không thành vấn đề” Nhờ đó, giữa cuộc đời đầy nghịch cảnh, ta có thể thương xót, đồng cảm mà lòng vẫn thong d**g, giải thoát.....
LÒNG RỘNG BAO LA, TÌNH CAO CẢ
MẮT MỞ NHÌN XA, THẤU ĐẤT TRỜI.
TẦM HIỀN TỪ BI, TÌNH HỶ XẢ
THIÊN ĐƯỜNG ĐỊA NGỤC VỐN DO TA

18/02/2024

THOÁT TỤC.

☘ Tới chơi nhà người bạn già, chỉ thấy bà vợ ngồi trước hiên. Tôi bèn hỏi:
“Ổng đâu, bà chị?”
– Ngồi thiền rồi.
Tôi ngạc nhiên: “Ây da, ổng tu hồi nào vậy bà chị?”
– Thì cách đây nửa năm một số người bạn quen biết rủ ổng đi chùa, rồi đi tham gia vào các đạo tràng, rồi tu học chèo thuyền thúng gì đó. Ổng về nói với tôi là ổng và tôi hết duyên, con cái chỉ là đống nợ, ổng muốn giải thoát, muốn được siêu thoát để đến cảnh giới niết bàn ghế gì đó…Tui chán, mặc ổng muốn làm gì thì làm. Cơm no bò cưỡi không muốn, muốn ăn chay, tiệt dục, ngơ ngơ ngẩn ngẩn chuyện tâm phào, đồ điên.

Tôi hỏi: “Thế thấy ổng có vui sướng không?”
Bả nhún vai ái ngại:
– Ái chà, sướng nỗi gì? Mở miệng ra nào thì đời là bể khổ hoặc ta chỉ là xác mượn. Hết biết!
“Khi nào ổng ngồi xong?” Tôi hỏi.
– Không biết, nhưng có lẽ xong rồi, để tui vào xem. Ông ngồi uống nước đợi chút nhé!
Chưa đầy 1 phút, một thân hình còm cõi vụt ra, hô to: “Ôi quý hóa quá, thiện nhân tới thăm”.
Tôi mỉm cười: “Ai da, thiền nhân có khác. Tu tập tinh tấn có khác. Thế bác đang tu thiền, bác hiểu và cắt nghĩa cho tôi chữ thiền là gì được không?”
Bác Ba ngập ngừng: “Mới tập, chưa rõ lắm, chỉ biết là pháp môn của nhà Phật, con đường đi của đạo”.
“Phương pháp như thế nào?” Tôi hỏi tiếp.
+ À, thì ngồi kiết già, nhắm mắt lại, không nghĩ ngợi. Tập trung nhất niệm: “Nam mô a di đà phật”. Khoảng 1 tiếng là được. Mà phải giữ thân sạch như ăn chay, diệt dục thì tâm mới thanh tịnh được nhé!”
* Vậy à, thế ông đã thanh tịnh chưa? Tôi nghe nói ngồi thiền sẽ bỏ và buông được cái tôi đúng không?
+ Ừ, mình thấy thanh thản lắm.
* À, nãy tôi tới thấy vợ ông nói là ông không cần bả nữa, bả đang làm đơn xin li dị thì phải? Ai dà, tôi lấy làm tiếc cho ông!

+ Hắn sững cồ: “Cái gì? Nó dám bỏ tao sao? Tao phải vào cho nó biết tay mới được!”
* Nhưng ông có nói là không cần vợ con mà, ông muốn đi tu và xa lánh đời.
+ Đúng, nhưng… Nó không được bỏ tao!
Tôi thấy tình hình bất ổn nên vội xin phép ra về. Sau đó nghe đâu hai vợ chồng cãi nhau, bà vợ bỏ về nhà mẹ ruột ở.
Một hôm, tôi nhận được điện thoại của bác Ba: “Alô! Rảnh ghé uống trà chơi nghen!”
“Ok, chiều mai 5h tôi ghé”, Tôi hẹn lại.
Qua hôm sau theo đúng hẹn tôi tới nhà bác Ba. “Sao rồi, khỏe chứ bác Ba?”
Hắn ra đón tiếp với trạng thái mỏi mệt:
+ Ừ, đang bệnh cảm lạnh, mấy hôm bị sốt cao, mệt quá!
* Mấy hôm không thiền nữa à? Tôi hỏi.
+ Thân xác rệu rã, không khỏe nên tâm vọng vớ vọng vẩn. Mình không sao tập trung được. Chán lắm. À, tôi nhờ Dũng đánh lời cho vợ tôi bảo bả về nhà đi, tôi ở một mình chịu hết nổi rồi!
* Ủa, một mình thì càng thanh tịnh chứ sao?
+ Biết vậy, nhưng không tập trung được bạn ạ! Với lại mì tôm hoài ớn quá!
* Hahaha, muốn thoát tục thì phải trả giá chứ? Tôi chọc.
+ Ừ, tôi biết rồi. Cái giá đó đắt quá. Thôi cứ từ từ mà thoát tục cũng được. Dũng giúp giùm tôi nhé.
* Ok, nhưng chỉ một lần này thôi nhé. Thật ra nói cho bác biết, bác hành thiền chưa đúng pháp đâu?
+ ??? Vậy sao cho đúng?
* Thiền là một trạng thái đưa tâm hồn vào miền không buồn, không vui, không có sắc màu, không tranh chấp, không luận bình suy diễn, bình yên an lạc và ung dung tự tại. Thiền có trong việc đi – đứng – nằm – ngồi. Thiền có trong công ăn việc làm. Thiền là hơi thở của cuộc sống. Ông chỉ cần làm theo nguyên tắc sau là được:
– Luôn hài lòng và vui vẻ với tất cả sự việc hiện tại. Kể cả sinh lão bệnh tử, hãy xem đó là quy luật bất biến và tất có. Mở lòng đón nhận nó.
– Sống thật với chính mình.
– Làm những chuyện có lợi cho mình, cho người, giúp đỡ khi người gặp khó khăn trong điều kiện của mình một cách tốt nhất.
– Nói và làm phải song hành.
– Làm cho tất cả những người xung quanh và quen biết mình được an vui và hạnh phúc.
– Nói tóm lại, “Thiền” cũng tương tự như ông đi xe máy. Khi ông đi xe máy ông phải biết mình đang lái xe và tập trung nhìn vào phần đường mình đang đi. Không được vừa lái xe vừa nghĩ về chuyện khác. Nếu nghĩ về chuyện khác, ông mất tập trung tất sẽ bị tai nạn ngay. Vì vậy, ngoài việc tập trung để lái xe, ông còn phải khéo léo điều khiển xe sao cho không va đụng vào người khác và ông phải thực hiện và tuân thủ đúng một số quy định của luật an toàn giao thông. Điểm xuất phát thì ai cũng đều có, điểm đến thì tùy nơi ta muốn đến. Lộ trình di chuyển gọi là con đường (hay tạm gọi là Đạo). Cái xe ta điều khiển có thể gán cho thân xác. Tâm hồn hoặc sự suy nghĩ có thể gán cho ý thức. Luật giao thông có thể gán cho kinh sách. Ông sẽ thấy trên đường đi có rất nhiều người, bằng các phương tiện khác nhau họ đi với lộ trình khác ông. Vậy, lộ trình ông đi có đến được đích hay không là do ông quyết định. Mọi cái không có điểm dừng. Khi ta kết thúc một lộ trình, điểm dừng lộ trình này chính là điểm khởi đầu cho một lộ trình mới. Cứ vậy chẳng dừng. Khi ta chết, có thể một thế giới mới đang chờ ta.
+ Ôi, sao tôi thấy ông nói đơn giản mà dễ hiểu nhỉ. Không biết đúng hay sai, nhưng tôi cảm nhận được cái xe máy của tôi nó có lộ trình rồi. Thôi, để tôi qua tự đón vợ về. Ít nhất, tôi phải “tự” qua được “bên ấy” và “tự” giải quyết hậu quả do mình gây nên. Ây da, thì ra lâu nay nghĩ cao siêu quá, té ra đi xe máy cũng là “Thiền” rồi.
* Ừ, cứ vận dụng nhé! Khi đón bả về, có thể hiểu thêm “xe máy” cũng có thể là “bà xã” nhé! Vấn đề là lộ trình đi đến hạnh phúc phải tự mình quyết định. Khakhakhakha .
(Tỉnh lại đi mấy cha nội)
——
# Khuyết danh - sưu tầm.

Sang canh!
09/02/2024

Sang canh!

Lục cát - Lục sát - chia sẻ cho người hữu duyên muốn nghiên cứu về Tử vi
06/09/2023

Lục cát - Lục sát - chia sẻ cho người hữu duyên muốn nghiên cứu về Tử vi

HẠN 49 53 THEO QUAN NIỆM CỦA TỬ VIXưa nay Dân gian có câu “ 49 chưa qua 53 đã tới “ hiểu như 1 mốc tuổi xảy ra nhiều hạn...
19/08/2023

HẠN 49 53 THEO QUAN NIỆM CỦA TỬ VI
Xưa nay Dân gian có câu “ 49 chưa qua 53 đã tới “ hiểu như 1 mốc tuổi xảy ra nhiều hạn mang tính xui xẻo. Vậy trong Tử vi hiểu thế nào về mốc tuổi 49 và 53.
Thời điểm của con người ta rất quan trọng. Mỗi giai đoạn trong cuộc đời chỉ thích hợp cho một việc khác nhau. Người Trung Quốc nói một câu rất chi lý. Nếu đến 20 tuổi mà anh không có sức khỏe thì cũng không khỏe nữa đâu. Nghĩa là nếu đến 20 tuổi mà tay chân anh vẫn còn què quặt, đầu óc vẫn còn không sáng thì anh sẽ không sáng được nữa đâu.
Đến 30 tuổi mà anh vẫn chưa có trí tuệ tức là trí khôn thì anh cũng không có nữa. Nghĩa là đầu óc vẫn âm ơ ngơ ngơ ngẩn ngẩn thì không thể khôn được nữa. Đến 40 tuổi mà anh vẫn không có trình độ học vấn thì cũng nên dừng lại hết tuổi đi học rồi. Ở tuổi này có học cũng chỉ là chắp vá (Ngoài ra có một số lượng người rất nhỏ họ vẫn có thể nghiên cứu chuyên môn).
Nếu đến 50 tuổi mà anh vẫn chưa có chức vị thì cũng nên xem lại tìm cho mình một chỗ an nhàn lui về ở ẩn, đừng nghĩ đến chuyện tranh đấu với đời. Đến 60 tuổi mà vẫn chưa có tiền thì đừng nghĩ đến chuyện giàu, nghĩ đến chuyện dưỡng già tốt hơn.
Lứa tuổi thịnh vượng nhất của một con người là tử 30 cho đến 50. Tùy chức vụ to nhỏ nhưng với những chức vụ quan trọng có danh tiếng thì phải cần ngoài 40. Nói mới có người nghe đe mới có người sợ. Còn các bạn trẻ có danh khi gặp các bậc trưởng bối vẫn chưa thể hiện được cái uy quyền.
Vì vậy giai đoạn trọng yếu cho việc thăng quan tiến chức nằm trong từ 40 tuổi đến 50 tuổi. Mệnh thân có hóa quyền có cách cục đẹp nhưng đến giai đoạn quan trọng lại quá nhiều Sát Tinh gia thêm tuần triệt đánh cho tan tác ra thì đương nhiên rất khó để thành công được. Đặc biệt trong tranh đấu công danh, nếu đã gãy ở giai đoạn này rất khó để gây dựng lại.
Dân gian có câu 49 chưa qua 53 đã tới con xuống 49 ở đây không có cái gì là huyên bí cả chỉ là một mốc quan trọng của cuộc đời. Ở tuổi 49 về sức khỏe con người ta đang chuyển từ trung niên sang vãn niên, sức khỏe bắt đầu suy yếu bệnh tật bắt đầu lộ ra. Bệnh tuổi già bắt đầu đến.
Tuổi 49 tình cảm vợ chồng ở với nhau lâu bắt đầu lạnh nhạt còn bên ngoài xã hội lại mặn mà. Nên rất dễ tan vỡ, rất dễ phát sinh tình cảm ngoài luồng gây mâu thuẫn gia đình. Ở tuổi 49 con cái mới chấp chới vào đời . Con không còn nhỏ nhưng cũng chưa đủ lớn, rất dễ hư hỏng nghiện ngập phá gia chi tử đều ở giai đoạn này.
49t thì Cha Mẹ đã già . Mình 49 thì cha mẹ cũng phải khoảng ngoài 70 như ngọn đèn trước gió, có thể ra đi bất cứ lúc nào, gia đình có thể gặp tang chế. 49 là lúc công danh sự nghiệp phải tranh đấu, thua thì về làm thường dân .
Đây là giai đoạn quan trọng nhiều sự kiện xảy ra dồn dập nên người ta đổ cho các con số 49 53. Trong tử vi đây chính là giai đoạn vận hạn quan trọng nhất quyết định Hậu vận
Nguồn bài viết : Chia sẻ của thầy Nguyễn Trọng Tuệ

NHỊNNhịn để chịu đựng đắng cay,Nhịn để đối phó kẻ hay ghét mình.Nhịn để chữ nghĩa chữ tình vẹn nguyên,Nhịn để nghe một l...
23/05/2023

NHỊN
Nhịn để chịu đựng đắng cay,
Nhịn để đối phó kẻ hay ghét mình.
Nhịn để chữ nghĩa chữ tình vẹn nguyên,
Nhịn để nghe một lời khuyên.
Nhịn để theo dõi kẻ điên làm càn,
Nhịn để kiên trì bền gan.
Nhịn để ta được bình an trong đời,
Nhịn để nắm bắt thiên thời.
Nhịn để thấu hiểu miệng đời thế gian,
Nhịn để qua khỏi gian nan.
Nhịn để cảnh giác kẻ gian hai lòng,
Nhịn để nhìn rõ đục trong.
Nhịn để suy nghĩ và không làm liều,
Nhịn để qua cơn bão chiều.
Nhịn để giảm tránh những điều xấu xa,
Nhịn để phòng kẻ hại ta.
Nhịn để tỉnh táo nhìn ra kẻ thù...
Nam Mô A Di Đà Phật 🙏🙏🙏
Nam Mô Cứu khổ cứu nạn Linh Cảm Quán Thế Âm Bồ Tát🙏🙏🙏
Nguồn: Phật Pháp Và Nhân Sinh

Chỉ một lần đến được chốn nhân gianTa trân trọng quãng đời nơi dương thếĐợi kiếp sau chắc là điều không thểNên nhủ lòng ...
22/05/2023

Chỉ một lần đến được chốn nhân gian
Ta trân trọng quãng đời nơi dương thế
Đợi kiếp sau chắc là điều không thể
Nên nhủ lòng đừng đánh mất bản thân.
Đời của ta sống được chỉ một lần
Mà bão giông đã bao lần nếm trải
Sắp cuối đường vẫn chưa thôi ngang trái
Đành mỉm cười đi góp nhặt niềm vui.
Nửa cuộc đời theo ngày tháng trôi xuôi
Chừng ấy năm cũng vài lần lạc bước
Khi đã hiểu chẳng thể nào bước ngược
Tự nhủ lòng thôi nhé cứ an nhiên.
Hơn nửa đời ký ức vẫn vẹn nguyên
Gói hành trang mang yêu thương trĩu nặng
Sao bỗng thấy trên bờ môi mằn mặn
Khi cuối đường thiếu vắng bóng hình ai.
Chốn dương gian qua một quãng đường dài
Đoạn còn lại ta nhẹ nhàng đưa bước
Chẳng bận tâm đến những điều mất được
Để lòng mình được thanh thản an nhiên./.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
NAM MÔ DƯỢC SƯ LƯU LY QUANG VƯƠNG PHẬT
NAM MÔ ĐẠI BI QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT
- st-

Nam phạm Cô thần thê li biệtNữ phùng quả tú độc phòng chung"Cô Quả tại Cung Phu/Thê chủ về người vợ/chồng ít anh chị em ...
03/05/2023

Nam phạm Cô thần thê li biệt
Nữ phùng quả tú độc phòng chung"

Cô Quả tại Cung Phu/Thê chủ về người vợ/chồng ít anh chị em trai hoặc làm con trưởng trong gia đình, chậm hôn nhân hay kén chọn bạn đời.
Ngoài ra hai sao này còn có nghĩa là vợ chồng, hay có thời gian xa cách nhau. Nếu có sao tốt là xa nhau vì công vụ nghề nghiệp, nếu có nhiều sao xấu vợ chồng có thể bị cảnh chia ly vĩnh viễn.
Trong trường hợp có sao tốt mà vợ chồng không bao giờ xa cách nhau thì phải hiểu rằng vợ chồng gìn giữ nhau thật chặt, khó lòng có chuyện ngoại tình nổi và nhất là cả đôi bên cùng độc đoán, cương quyết, đa nghi.

Làm thế nào để biết khi nào nên dùng bói dịch để luận quẻ 🧐Bói dịch dùng để giải quyết bài toán: CÓ hoặc KHÔNG.Ví dụ: Ma...
02/05/2023

Làm thế nào để biết khi nào nên dùng bói dịch để luận quẻ 🧐
Bói dịch dùng để giải quyết bài toán: CÓ hoặc KHÔNG.
Ví dụ:
Mai em đi thi, hỏi có đỗ hay không?
Em đang yêu một người, hỏi xem người có có yêu em hay không?
Nội em đang ốm, hỏi xem nội em có qua khỏi hay không?
Em dự định mở cửa hàng, hỏi xem mở được hay không?
Em mất tập tài liệu, hỏi xem tài liệu đó ở đâu? Tìm được hay không?
Pet nhà em đi lạc, hỏi pet nhà em còn sống hay chết, giờ đang ở đâu?.. Tất cả các câu hỏi CÓ hoặc KHÔNG thì các bạn nên dùng BÓI DỊCH để giải quyết. Và khi lấy quẻ, rút tiền, hay động tâm... các bạn nên tĩnh tâm và thành tâm thì quẻ mới linh ứng.
Còn các vấn đề chung chung như xem gia đạo em thế này, xem hôn nhân em ra sao, xem tật ách của bố như nào... thì TỬ VI là lựa chọn tốt nhất.

“KINH DỊCH là một bộ thiên cổ kì thư. Đa số cho rằng Kinh Dịch chỉ để xem bói hay đoán biết vận mệnh của ai đó, đó là cá...
30/04/2023

“KINH DỊCH là một bộ thiên cổ kì thư. Đa số cho rằng Kinh Dịch chỉ để xem bói hay đoán biết vận mệnh của ai đó, đó là cách hiểu đúng nhưng chưa đủ.
“Kinh” có thể hiểu là lời dạy bảo của Thần Phật, Thánh nhân để điểm hóa cho con người. Ví dụ như: Kinh Phật, Kinh Thánh, Kinh Mẫu, Đạo Đức Kinh…
“ Dịch” là biểu thị cho quá trình phát triển của mọi sinh mệnh, vạn sự, vạn vật từ lúc khởi nguyên cho đến lúc kết thúc; Tuần hoàn theo một quy luật mà Lão Tử gọi là Đạo, Phật gọi là Pháp, …
Như vậy, Kinh dịch là biểu thị của Đạo, là đạo lý hữu hạn có thể cấp cho con người mà Thần, Phật qua đó giảng về sự huyền diệu của sinh mệnh, sự vô tận vĩnh hằng của vũ trụ, và quan trọng nhất là làm thế nào để sống đạt tiêu chuẩn có thể đắc Đạo. Vì Kinh Dịch to lớn như vậy, nên người trong tiểu Đạo thì tìm thấy trong Kinh Dịch phương pháp bói mệnh, xem Phong Thủy, trừ tà. Người trung Đạo thì thấy trong đó có binh pháp, đạo trị quốc…” trích dẫn.
Và còn rất nhiều điều thú vị về bộ Thiên Cổ kỳ thư này, các bạn đón chờ các bài viết sau nhé!

Address

Hai Phong

Telephone

+84902023603

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when 清心 Ds Thanh Tâm - LSQ posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Videos

Share