Truyền thông Đak Đoa

Truyền thông Đak Đoa Trung tâm cung cấp thông tin chính thống

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Gia Lai tổ chức cuộc thi trực tuyến tìm hiểu “70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm Ngày mở ...
04/03/2024

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Gia Lai tổ chức cuộc thi trực tuyến tìm hiểu “70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn” với chủ đề “Điện Biên Phỉ và đường Hồ Chí Minh - Ý chí, trí tuệ Việt Nam”.
Cuộc thi được tổ chức từ ngày 01/3 đến ngày 26/4 với 08 kỳ thi. Để cuộc thi có sức lan tỏa và thành công tốt đẹp, rất mong cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp Nhân dân tham gia và tuyên truyền người thân cùng tham gia!

03/03/2024

Cần thận trọng khi quét mã QR, đặc biệt cảnh giác với các mã QR được dán hoặc chia sẻ ở những nơi công cộng, hoặc gửi qua mạng xã hội, email.

CHIỀU NGÀY 29/02/2024, TẠI XÃ TÂN BÌNH, BAN THƯỜNG VỤ HUYỆN ỦY ĐAK ĐOA CÔNG BỐ QUYẾT ĐỊNH VỀ ĐIỀU ĐỘNG ĐỒNG CHÍ LÊ BÁ BÚ...
01/03/2024

CHIỀU NGÀY 29/02/2024, TẠI XÃ TÂN BÌNH, BAN THƯỜNG VỤ HUYỆN ỦY ĐAK ĐOA CÔNG BỐ QUYẾT ĐỊNH VỀ ĐIỀU ĐỘNG ĐỒNG CHÍ LÊ BÁ BÚT - BÍ THƯ ĐẢNG BỘ XÃ TÂN BÌNH VỀ CÔNG TÁC TẠI BAN TỔ CHỨC HUYỆN ỦY, GIỮ CHỨC PHÓ TRƯỞNG BAN KỂ TỪ NGÀY 01/3/2024.
XIN CHÚC MỪNG ĐỒNG CHÍ LÊ BÁ BÚT.

29/02/2024
28/02/2024

ĐỀ NGHỊ CỘNG ĐỒNG CHIA SẺ NHÉ

27/02/2024

Sau Tết Nguyên đán là thời điểm mà tình trạng lao động xuất cảnh trái phép đi làm việc ở nước ngoài có nhiều diễn biến phức tạp và tiểm ẩn nguy cơ gia tăng. Các lực lượng chức năng trên địa bàn Thanh Hóa đã và đang triển khai q...

75 năm Tuyên ngôn Nhân quyền thế giới: Thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam Là thành viên tích cực của Liên hợp quốc (LHQ...
27/02/2024

75 năm Tuyên ngôn Nhân quyền thế giới: Thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam

Là thành viên tích cực của Liên hợp quốc (LHQ), Việt Nam đã nhận thức rõ các yêu cầu và nội dung của Tuyên ngôn Nhân quyền thế giới, ngày càng hoàn thiện thể chế và thiết chế để hiện thực hóa các quyền con người trong sự nghiệp đổi mới đất nước.

Hội nghị thành lập LHQ (25/4-26/6/1945) ở San Francisco (Mỹ), cùng với việc ký kết Hiến chương LHQ, đã thông qua việc soạn thảo một bản “Tuyên ngôn về các quyền cơ bản của con người” nhằm thực hiện những mục tiêu cơ bản của Hiến chương LHQ là quyền con người, hòa bình - an ninh và phát triển.

Bản thảo tuyên ngôn sau này trở thành Tuyên ngôn Nhân quyền thế giới (Tuyên ngôn) được Đại hội đồng LHQ thông qua vào ngày 10/12/1948.

Các giá trị, nguyên tắc, chuẩn mực về quyền con người được ghi nhận trong Tuyên ngôn đã đặt cơ sở nền tảng lịch sử, chính trị, pháp lý và đạo đức cho việc ghi nhận giá trị phổ quát của quyền con người trong các công ước quốc tế về quyền con người, cơ sở ra đời của Ủy ban Nhân quyền (nay là Hội đồng Nhân quyền LHQ), các cơ chế bảo đảm quyền con người của các khu vực và châu lục trên thế giới trong 75 năm qua.

Thực thi Tuyên ngôn tại Việt Nam

Tuyên ngôn chỉ rõ việc bảo đảm, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người trước hết là trách nhiệm của mỗi quốc gia với tư cách là chủ thể hàng đầu của quan hệ pháp luật quốc tế.

Chính vì vậy, Tuyên ngôn đã xác định ngay trong nội dung đầu tiên của văn kiện rằng, LHQ “Công bố bản Tuyên ngôn phổ quát về quyền con người này như một tiêu chuẩn thực hiện chung cho tất cả các dân tộc và quốc gia, sao cho mỗi cá nhân và đoàn thể xã hội luôn nhớ tới bản Tuyên ngôn này, nỗ lực phát huy sự tôn trọng các quyền tự do này bằng học vấn và giáo dục, và bằng những biện pháp lũy tiến trên bình diện quốc gia và quốc tế, bảo đảm sự thừa nhận và thực thi trên toàn cầu các quyền tự do này cho các dân tộc thuộc các quốc gia hội viên hay thuộc các lãnh thổ bị giám hộ”.

Là thành viên tích cực của LHQ, Việt Nam đã nhận thức rõ các yêu cầu và nội dung của Tuyên ngôn, ngày càng hoàn thiện thể chế và thiết chế để hiện thực hóa các quyền con người trong sự nghiệp đổi mới đất nước.

Thứ nhất, về xây dựng thể chế. Quá trình xây dựng, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) là để phát triển thể chế thị trường hiện đại, văn minh, từng bước bảo đảm quyền lợi kinh tế, xã hội và văn hóa cho đại đa số thành viên xã hội.

Hiến pháp năm 1992 và đặc biệt Hiến pháp năm 2013, được xây dựng cơ bản trên cơ sở tiếp cận dựa trên quyền con người, là đạo luật gốc của nền pháp luật quốc gia hướng vào việc điểu tiết, thúc đẩy việc bảo đảm các quyền dân sự, chính trị và kinh tế, xã hội, văn hóa.

Nhà nước pháp quyền XHCN đang được tiếp tục xây dựng, hoàn thiện thông qua cải cách hành chính nhà nước được tiến hành từ năm 2000 đến nay để xây dựng nền hành chính công phục vụ người dân và kiến tạo phát triển là nhằm bảo vệ công lý, quyền con người, quyền công dân.

Thứ hai, về tuyên truyền, giáo dục quyền con người. Đến nay các văn kiện pháp lý quốc tế quan trọng về quyển con người, trước hết là Tuyên ngôn, đã được dịch ra tiếng Việt và phát hành rộng rãi. Từ những năm 1990, Việt Nam từng bước tiến hành giáo dục quyền con người cả trong và ngoài nhà trường.

Thực hiện quyết định 03/CP của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 7/1/1998, các tỉnh, thành phố đã thành lập các Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật và đã có nhiều hoạt động phổ biến, giáo dục về quyền con người, nhằm nâng cao đáng kể sự hiểu biết và sự quan tâm rộng rãi trong cán bộ, nhân dân về các quyền con người.

Trung tâm (nay là Viện) quyền con người thuộc Học viện Chính trị Quốc gia được thành lập từ năm 1994 đã thúc đẩy việc biên soạn giáo trình, phổ biến kiến thức và tổ chức các lớp học tại chức, ngắn hạn cho cán bộ Trung ương và địa phương về quyền con người. Việc hình thành một số cơ sở đào tạo cao học về quyền con người trong những năm gần đây, đánh dấu một trình độ mới về giáo dục quyền con người ở Việt Nam

Ngày 5/9/2017, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân” theo Quyết định số 1309/QĐ-TTg. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đã phối hợp cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các cơ quan liên quan để triển khai thực hiện Đề án, đưa nội dung giáo dục quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân theo quy định của các văn kiện pháp lý quốc tế, vào sách giáo khoa và chương trình giảng dạy của trường phổ thông các cấp và giáo dục đại học.

Chỉ thị số 34/TTg ngày 21/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hiện Đề án đưa nội dung quyền con người vào Chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân tiếp tục nhấn mạnh nhiệm vụ giáo dục quyền con người nhằm tạo chuyển biến sâu rộng trong nhận thức và hành động của các cấp, các ngành đáp ứng nhu cầu, và kỳ vọng về giáo dục quyền con người ở Việt Nam.

Thứ ba, về thực hiện nghĩa vụ quốc tế về quyền con người. Đến nay, Việt Nam đã gia nhập và ký kết 7/9 công ước cơ bản và hàng chục các điều ước quốc tế khác liên quan đến quyền con người. Việt Nam đã thực hiện tốt nghĩa vụ trình nộp và bảo vệ các báo cáo quốc gia thực hiện các công ước mà Việt Nam là thành viên.

Trong năm 2023, Việt Nam đã bảo vệ Báo các quốc gia thực thi Công ước về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc; hoàn thành và nộp Báo cáo thực thi Công ước về quyền dân sự và chính trị (ICCPR), Công ước chống tra tấn (CAT).

Kết quả này đã được các Ủy ban theo dõi thực hiện công ước cũng như cộng đồng quốc tế ghi nhận. Việt Nam cũng đã làm tốt việc phổ biến nội dung báo cáo thực hiện các công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị và kinh tế, xã hội, văn hóa.

Việt Nam đã tiến hành các biện pháp lập pháp, hành pháp, tư pháp, thực hiện các chính sách kinh tế, xã hội, văn hóa và thông qua hợp tác quốc tế, đặc biệt sử dụng tối đa các tài nguyên sẵn có, nhằm thực hiện ngày càng đầy đủ các quyền con người được công nhận trong trong pháp luật quốc tế và quốc gia.

Thực tế, Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu trong đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, đặc biệt đã duy trì liên tục việc cải thiện quyền về mức sống nhờ không ngừng đạt được mức tăng trưởng cao, mức bao phủ của bảo hiểm y tế rộng khắp, có tỉ lệ phụ nữ tham chính trong nhóm dẫn đầu thế giới, có chỉ số phát triển con người liên tục tăng và được xếp vào nhóm cao.

Đồng thời, Việt Nam luôn tham gia tích cực, có trách nhiệm vào các hoạt động quốc tế trên lĩnh vực nhân quyền (thành viên Ủy ban quyền con người nhiệm kỳ 2001-2003, thành viên Hội đồng Nhân quyền (HĐNQ) LHQ nhiệm kỳ 2014-2016 và 2023-2025...).

Mới đây, ngày 3/4/2023, HĐNQ LHQ đã đồng thuận thông qua Nghị quyết kỷ niệm 75 năm Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền và 30 năm Tuyên bố và Chương trình hành động Viên do Việt Nam đề xuất và soạn thảo. Đây là dấu ấn nổi bật của Việt Nam tại Khoá họp 52 - Khóa họp đầu tiên đảm nhận cương vị thành viên HĐNQ LHQ nhiệm kỳ 2023-2025.

Tại Khoá họp 53 và 54, Việt Nam tiếp tục đóng góp các sáng kiến: cùng Nhóm nòng cốt soạn thảo và thương lượng Nghị quyết về biến đổi khí hậu và quyền con người; tổ chức Toạ đàm quốc tế “Chống phân biệt đối xử, bạo lực và quấy rối trên cơ sở giới tại nơi làm việc”; Phát biểu chung và tổ chứcToạ đàm quốc tế về “Thúc đẩy Quyền con người được tiêm chủng”.

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, không phủ nhận rằng, Việt Nam đang phải đối diện với những hạn chế, tác động tiêu cực đến bảo đảm quyền con người, như sự phân hóa giàu nghèo có khuynh hướng gia tăng; tình trạng quan liêu, tham nhũng chưa được đẩy lùi; “lợi ích nhóm” đang lấn át lợi ích xã hội; tình trạng người dân chưa được hưởng các hàng hóa, dịch vụ tương xứng với chất lượng và giá cả…

Nhưng trên bình diện phát triển chung, những nỗ lực của Đảng, Nhà nước trong hoạch định và quản lý các mặt của đời sống chính trị, xã hội, đặc biệt về hoàn thiện hệ thống pháp luật, cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh… đã nâng cao đáng kể chẩt lượng cuộc sống của đại bộ phận người dân, tạo môi trường hoà bình, ổn định để phát triển.

Vì lẽ đó, sự áp đặt mô hình dân chủ, nhân quyền nào đó từ bên ngoài sẽ không bao giờ được nhân dân Việt Nam chấp nhận.

Thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam dưới giá trị của Tuyên ngôn

Thứ nhất, làm sáng tỏ tính lịch sử - cụ thể trong tiếp cận tính phổ quát (hay phổ biến) của quyền con người. Tính phổ quát của quyền con người không phải là sản phẩm có tính trừu tượng hay sản phẩm của dân tộc này, khu vực này gán cho các dân tộc khác, khu vực khác, mà là kết quả tổng hòa các giá trị, quy phạm tiến bộ của các quốc gia dân tộc được cộng đồng quốc tế công nhận, tôn trọng, bảo vệ, thực hiện và thúc đẩy.

Trên cơ sở làm sáng tỏ tính lịch sử - cụ thể này, sẽ tiếp tục bổ sung, phát triển những khía cạnh cốt lõi trong nhận thức lý luận về quyền con người phù hợp với thực tiễn nước ta đồng thời tận tâm thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam về quyền con người.

Thứ hai, vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về dân là gốc - dân làm gốc trong lĩnh vực nhân quyền. Ở đây phải xác định rõ Nhân dân là chủ thể của quyền thì Nhân dân mới “làm gốc” trong sự nghiệp bảo đảm, thúc đẩy quyền con người ở nước ta. Và chủ thể có trách nhiệm bảo đảm quyền là tất cả các cá nhân, tập thể trong xã hội, mà trước tiên, cơ bản là Đảng và Nhà nước.

Thứ ba, chú ý nắm bắt những điều chỉnh, phát triển quyền con người của các nước trên thế giới. Các nước, nhất là các quốc gia phát triển trên thế giới, đã có những điều chỉnh rất lớn; ví dụ nền pháp luật quốc gia tại nhiều nước, ở mức độ nhất định, đã vượt khỏi ‎ý chí chính trị của giai cấp cầm quyền, để điều tiết quyền lợi của các tầng lớp nhân dân, từ dân sự, chính trị đến kinh tế, xã hội, văn hóa, tại các khu vực kinh tế khác nhau (nhà nước, cổ phần, tư bản tư nhân...).

Việc chú ‎ý nắm bắt được những điều chỉnh, phát triển quyền con người tại các nước trên thế giới sẽ góp phần bổ sung, phát triển một số khía cạnh trong nhận thức lý luận về bảo đảm quyền con người và thúc đẩy đối thoại, đấu tranh trên lĩnh vực nhân quyền ở nước ta.

Thứ tư, tôn trọng và hiểu biết, đối thoại và hợp tác quốc tế, vì quyền cho tất cả mọi người. Việt Nam kêu gọi các nước cần thông hiểu và tôn trọng những đặc thù riêng của nhau, cùng đoàn kết, đối thoại và hợp tác để giải quyết những vấn đề toàn cầu trên cơ sở đề cao chủ nghĩa đa phương, tôn trọng luật pháp quốc tế và Hiến chương LHQ.

Trong đó, cần ưu tiên tập trung thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững của LHQ và các cam kết về thích ứng với biến đổi khí hậu.

Trên cương vị là thành viên của HĐNQ LHQ nhiệm kỳ 2023-2025, Việt Nam đã chủ động, tích cực tham gia dẫn dắt, thúc đẩy các sáng kiến để thể hiện dấu ấn và phát huy lợi ích của mình theo các hình thức phù hợp với quy định và thông lệ tại HĐNQ.

Trong đó, tập trung vào những nội dung như: tôn trọng và hiểu biết, đối thoại và hợp tác theo tinh thần thông hiểu và tôn trọng những đặc thù riêng của nhau, cùng đoàn kết, đối thoại và hợp tác giữa các đối tác nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐNQ gắn với đề cao tôn trọng Hiến chương LHQ, luật pháp quốc tế phù hợp với chức năng, thẩm quyền của HĐNQ; quyền con người trước tác động của công nghệ 4.0 mới trong bối cảnh chuyển đổi số và biến đổi khí hậu; chống bạo lực và phân biệt đối xử, tăng cường bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương; thúc đẩy bình đẳng giới; quyền sức khỏe; quyền việc làm; quyền tiếp cận giáo dục chất lượng và giáo dục quyền con người cho tất cả mọi người.

PGS.TS. Nguyễn Thanh Tuấn
Nguồn: baoquocte.vn

Nhân kỷ niệm 69 năm ngày thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955-27/02/2024), thay mặt Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân ...
26/02/2024

Nhân kỷ niệm 69 năm ngày thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955-27/02/2024), thay mặt Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Đak Đoa, đồng chí Lê Thị Huệ - Uỷ viên Ban Thường vụ Huyện uỷ, Trưởng Ban Tuyên giáo kiêm Giám đốc Trung tâm Chính trị huyện đã đến thăm và chúc mừng cán bộ y tế đang công tác tại Trạm y tế 02 xã Adơk và Glar.

LỬA TRẠI TÒNG QUÂN
24/02/2024

LỬA TRẠI TÒNG QUÂN

BẾ MẠC VÀ TRAO GIẢI HỘI TRẠI TÒNG QUÂN HUYỆN ĐAK ĐOA NĂM 2024
24/02/2024

BẾ MẠC VÀ TRAO GIẢI HỘI TRẠI TÒNG QUÂN HUYỆN ĐAK ĐOA NĂM 2024

NHẮN GỬI PHỤ HUYNH VÀ CÁC TÂN BINH CHUẨN BỊ LÊN ĐƯỜNG NHẬP NGŨ 🇻🇳_______________________*Đối với phụ huynh của các cháu ...
24/02/2024

NHẮN GỬI PHỤ HUYNH VÀ CÁC TÂN BINH CHUẨN BỊ LÊN ĐƯỜNG NHẬP NGŨ 🇻🇳

_______________________

*Đối với phụ huynh của các cháu sắp nhập ngũ:

- Không quá lo sợ thế này, thế kia bởi trên mạng có nhiều luồng thông tin xấu độc nhằm bôi nhọ hình ảnh tốt đẹp của Quân đội theo ý đồ xấu.

- Không thương con thái quá khi gửi cho con quá nhiều tiền, nhiều vật dụng cá nhân. Bởi trong Quân đội không được dùng các vật dụng dân sự như ở ngoài mà tất cả đều được cung cấp đầy đủ cho nhu cầu thiết yếu của cá nhân và nhiệm vụ được giao. Phụ cấp hay tiền lương thì đều cấp theo quy định.

- Hãy tin tưởng giao những đứa con thân yêu cho Quân đội rèn luyện và nuôi dưỡng, các thanh niên này sẽ cứng cáp và bản lĩnh hơn khi qua trường học lớn trong Quân đội.

*Đối với các tân binh sắp nhập ngũ:

- Không lo lắng và áp lực lo sợ khi tiếp xúc các thông tin không chính thống hoặc từ các anh đi trước thông tin sai lệch. Các bạn hãy tự tin rằng: “anh em làm được thì mình cũng sẽ làm được” có như vậy mới “chân cứng đá mềm” khi vào lính.

- Chấp hành nghiêm túc các quy định kỷ luật của Quân đội để rèn mình trưởng thành hơn và các bạn sẽ thấy không có môi trường nào nhân văn hơn Quân đội. Sau khi ra quân các em sẽ có tình đồng ngũ rất đẹp, sẽ đi suốt cả đời các bạn.

- Không mang điện thoại di động lên đơn vị. Cái này là quy định cấm chung trong toàn quân để bảo đảm bí mật

- Không mang lên quá nhiều tiền chỉ vừa đủ để tiêu xài cá nhân

- Các bạn nhập ngũ vào Quân đội cũng là góp phần tô thắm hơn truyền thống gia đình, các bạn sẽ được Quân đội bảo đảm Bảo hiểm y tế cho bố mẹ, vợ con (nếu ai có vợ con) và miễn học phí cho các con khi các bạn đang thực hiện Nghĩa vụ quân sự. Ai có khả năng, có nguyện vọng sẽ được Quân đội giữ lại công tác. Còn khi các bạn thực hiện xong nghĩa vụ quân sự, sẽ được Nhà nước tạo điều kiện về đào tạo việc làm và bố trí việc làm...

- Xin các phụ huynh và tân binh hãy yên tâm, thực hiện tốt các nội dung theo Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015.

23/02/2024
NHÂN KỶ NIỆM 69 NĂM NGÀY THẦY THUỐC VIỆT NAM, ĐỒNG CHÍ Y ĐỨC THÀNH - PHÓ BÍ THƯ THƯỜNG TRỰC HUYỆN ỦY ĐAK ĐOA ĐẾN THĂM, Đ...
23/02/2024

NHÂN KỶ NIỆM 69 NĂM NGÀY THẦY THUỐC VIỆT NAM, ĐỒNG CHÍ Y ĐỨC THÀNH - PHÓ BÍ THƯ THƯỜNG TRỰC HUYỆN ỦY ĐAK ĐOA ĐẾN THĂM, ĐỘNG VIÊN, TẶNG HOA CHÚC MỪNG CÁN BỘ, VIÊN CHỨC TRẠM Y TẾ XÃ HNOL.

Đừng biến mạng xã hội thành "sọt rác" tâm hồnVụ việc bà Đặng Thị Hàn Ni sử dụng tài khoản YouTube và Facebook "Nhà báo H...
21/02/2024

Đừng biến mạng xã hội thành "sọt rác" tâm hồn

Vụ việc bà Đặng Thị Hàn Ni sử dụng tài khoản YouTube và Facebook "Nhà báo Hàn Ni" để đăng bài, tổ chức nhiều buổi ghi hình phát trên mạng xã hội có nội dung sai sự thật, nhằm xúc phạm đến nhân phẩm, danh dự, uy tín của ông Huỳnh Uy Dũng và vợ là Nguyễn Phương Hằng đã gây ồn ào mạng xã hội, thu hút khá đông người truy cập kèm theo lượng lớn các bình luận, tạo những sự ồn ào hoàn toàn không cần thiết, đặt ra nhiều câu hỏi về văn hoá ứng xử, tôn trọng cá nhân cũng như văn hoá sử dụng mạng xã hội, hướng công luận vào những mâu thuẫn cá nhân mà xao nhãng những vấn đề cần thiết hơn.

Năm 2023 cũng là năm mà mạng xã hội ở Việt Nam được “tận dụng” triệt để cho những việc “xả” mâu thuẫn cá nhân, bôi nhọ hình ảnh người khác. Đáng chú ý những đối tượng “xung trận” này lại là những người có tầm ảnh hưởng, người được xem là “của công chúng”, nghĩa là những người có “tông” cao về văn hoá, hiểu biết.

Tiếc thay khi dính vào những vụ việc cãi cọ, thậm chí là xung đột trên mạng xã hội, những cá nhân này đã tự làm biến dạng, làm méo mó hình ảnh của chính mình trước khi biến mạng xã hội thành cái sọt rác của tâm hồn.

Mới đây nhất vụ việc hai tên tuổi trong giới âm nhạc là ca sĩ Minh Huyền và nhạc sĩ Lưu Hương Giang cũng “đụng độ” trong một màn ném điện thoại vào nhau khi đang cùng làm việc tại một cơ sở giáo dục âm nhạc có tiếng.

Rồi một nữ ca sĩ nổi tiếng khác cũng “lên sóng” để bỉ bác, mạt sát đồng nghiệp bằng những ngôn từ không mấy hay ho.

Những vụ việc như thế khiến cho không ít người buộc phải tự mình cấm cửa mạng xã hội, bởi không muốn chứng kiến, không muốn trở thành một chứng nhân cho những vụ việc nằm ở vĩ độ thấp nhất của văn hoá ứng xử. Hoặc nói thẳng không muốn chứng kiến hàng trăm, hàng nghìn "bịch rác, sọt rác" được vô tư quẳng lên các trang hoặc “app” xã hội từng ngày, từng giờ.

Các ứng dụng công nghệ đã cho phép mạng xã hội thực sự là một bộ phận quan trọng trong “hệ sinh thái mới”, mang đến cho con người những lợi ích không hề nhỏ. Tuy nhiên, việc sử dụng mạng xã hội cũng ẩn chứa những mặt trái tạo nên những nguy cơ biến đổi văn hóa nói chung, văn hóa ứng xử. Điều này có thể tạo không ít những cản trở cho việc xây dựng những thiết chế văn hoá mới nói chung cũng như cho phát triển công nghiệp văn hoá ở Việt Nam nói riêng.

Pháp luật Việt Nam cũng đã đưa ra các chế tài nghiêm khắc với việc xử lý những hành vi lạm dụng mạng xã hội trong khi vẫn tôn trọng các quyền tự do cá nhân trong ứng xử, trong việc sử dụng mạng xã hội. Nhưng việc tôn trọng này không thể là cái cớ để những người tự coi mình là “sáng tạo nội dụng số” tiếp tục coi nhẹ văn hoá ứng xử trên mạng xã hội mà không phải chịu trách nhiệm gì khi nghĩ rằng môi trường mạng là “ảo”, là “vô danh”.

Lời giải cho vấn đề ở đây là bên cạnh việc tăng cường thiết chế pháp luật, rất cần đến việc phổ biến kỹ năng số để mọi người dân tự nâng cao nhận thức và đưa ra một số chuẩn mực, giá trị cốt lõi khi tham gia mạng xã hội.

Làm rốt ráo việc này, mới có thể mong mạng xã hội không còn là chỗ "trút, xả" để trở thành những sọt rác của tâm hồn, của cộng đồng.

21/02/2024
21/02/2024
Cuộc thi tìm hiểu "70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm ngày mở đường Hồ Chí Minh ngày truyền thống Bộ đội Trường ...
21/02/2024

Cuộc thi tìm hiểu "70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm ngày mở đường Hồ Chí Minh ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn"

21/02/2024

Cần làm gì khi mất điện thoại có cài đặt tài khoản định danh điện tử?

Bộ Công an khuyến cáo, trong trường hợp mất thiết bị (điện thoại) đang đăng nhập tài khoản định danh điện tử, người dân cần lưu ý một số điều.

Trường hợp có thiết bị mới hỗ trợ NFC để đăng nhập: Người dân thực hiện đăng nhập trên thiết bị mới bằng cách sử dụng tính năng quét NFC đối với thẻ căn cước công dân. Sau khi đăng nhập thành công, người dân vào phần quản lý thiết bị và ấn hủy liên kết với thiết bị cũ.

NFC (Near-Field Communications) được hiểu là kết nối không dây trong phạm vi tầm ngắn. Công nghệ hoạt động dựa vào cảm ứng từ trường giữa hai thiết bị có hỗ trợ tính năng NFC đặt gần nhau).

Trường hợp không có thiết bị mới hoặc thiết bị mới không hỗ trợ tính năng quét NFC để đăng nhập: Nếu chưa có nhu cầu sử dụng ứng dụng tại thời điểm đó, công dân có thể liên hệ tổng đài 1900.0368 hoặc ra cơ quan công an yêu cầu khóa tài khoản, tránh trường hợp kẻ xấu sở hữu thiết bị cũ của người dân, thực hiện đăng nhập thành công ứng dụng VNeID và thực hiện hành vi với mục đích xấu.

Khi có nhu cầu đăng nhập trên thiết bị mới, công dân có thể đến cơ quan công an các cấp nơi gần nhất để được hỗ trợ đổi thiết bị đăng nhập, đổi số điện thoại nhận thông báo tài khoản định danh điện tử.

Bộ Công an khuyến cáo người dân cần lưu ý tuyệt đối không chia sẻ các thông tin đăng nhập và sử dụng tài khoản định danh điện tử, bao gồm: mã số định danh cá nhân, mật khẩu đăng nhập, passcode, mã OTP trên điện thoại cho bất kỳ ai.

THÁI SƠN

Chào mừng kỷ niệm 78 năm Ngày truyền thống lực lượng cảnh sát giao thông. Chúc các đồng chí luôn mạnh khỏe, hoàn thành x...
21/02/2024

Chào mừng kỷ niệm 78 năm Ngày truyền thống lực lượng cảnh sát giao thông. Chúc các đồng chí luôn mạnh khỏe, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, luôn xứng danh người Công an nhân dân "Vì nước quên thân - vì nhân dân phục vụ", góp phần đảm bảo bình yên của Nhân dân.

NGÀY HỘI TÒNG QUÂN NĂM 2024 HUYỆN ĐAK ĐOA SẼ DIỄN RA VÀO LÚC 07H00, NGÀY 25/02/2024 TẠI SÂN VẬN ĐỘNG HUYỆN (CŨ). TRƯỚC Đ...
20/02/2024

NGÀY HỘI TÒNG QUÂN NĂM 2024 HUYỆN ĐAK ĐOA SẼ DIỄN RA VÀO LÚC 07H00, NGÀY 25/02/2024 TẠI SÂN VẬN ĐỘNG HUYỆN (CŨ). TRƯỚC ĐÓ LÀ HỘI TRẠI TÒNG QUÂN

THẾ NÀO LÀ “YÊU NƯỚC THEO CÁCH CỦA MÌNH”?Không lẽ tới đây sẽ có tác phẩm … “sống như ký gửi”?Trương Vĩnh Ký, tức Petrus ...
20/02/2024

THẾ NÀO LÀ “YÊU NƯỚC THEO CÁCH CỦA MÌNH”?
Không lẽ tới đây sẽ có tác phẩm … “sống như ký gửi”?
Trương Vĩnh Ký, tức Petrus Ký, tên thông ngôn cho giặc, kẻ tự coi mình “hoàn toàn thuộc về nước Pháp”, sống đời ký gửi thực dân mà chỉ điểm cho giặc tàn hại đồng bào.
Mà sao lại có cái tên thánh “Petrus” nhỉ? Nguyện dâng cả Việt Nam cho… nước mẹ? Người Việt chân chính thường có câu bộc trực “nước mẹ gì” là do thế!

LỜI BÁC DẠY NGÀY NÀY NĂM XƯA
20/02/2024

LỜI BÁC DẠY NGÀY NÀY NĂM XƯA

16/02/2024

(GLO)- Công an Gia Lai vừa triệt phá thành công chuyên án đấu tranh với hoạt động lợi dụng không gian mạng thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

16/02/2024

Address

186/Nguyễn Huệ, Thị Trấn Đak Đoa, Huyện Đak Đoa, Tỉnh
Gia Lai

Telephone

+842693831226

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Truyền thông Đak Đoa posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Videos

Share