Tuổi trẻ Công an Châu Thành

Tuổi trẻ Công an Châu Thành Contact information, map and directions, contact form, opening hours, services, ratings, photos, videos and announcements from Tuổi trẻ Công an Châu Thành, News & Media Website, Đường 2/9, số 299, Khóm 2, thị trấn Châu Thành, Châu Thành.

14/01/2025
14/01/2025

PHẢN BÁC LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC “VIỆT NAM ĐÃ QUYẾT ĐỊNH “CHỌN PHE”

Mới đây, trên trang “Baotiengdan, Trương Nhân Tuấn” loan tin: “Việt Nam đã quyết định “chọn phe” rồi”; “Việt Nam theo phe Trung Quốc”. Đây là luận điệu phản động, lợi dụng các vấn đề, các sự kiện, xuyên tạc, làm sai lệch bản chất về chính sách đối ngoại của Việt Nam, cổ xúy cho cái gọi là “chọn phe”. Thực chất nhằm mục tiêu gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự xã hội, cản trở việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, hạ thấp vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, xa hơn là đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, chống phá con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

Thứ nhất, Việt Nam không chọn bên, không chọn phe, mà chọn chính nghĩa, lẽ phải, hòa bình và phát triển.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: Độc lập nghĩa là chúng tôi điều khiển lấy mọi công việc của chúng tôi, không có sự can thiệp từ ngoài vào. Tư tưởng độc lập, tự chủ đó đã trở thành “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt và định hình các hoạt động đối ngoại của Việt Nam, được phát huy cao độ trong quá trình đấu tranh cách mạng, góp phần đưa cuộc kháng chiến của nhân dân ta đi đến thắng lợi cuối cùng. Với đại thắng mùa Xuân năm 1975, đường lối ngoại giao độc lập, tự chủ của Việt Nam đã đạt tới đỉnh cao, mở ra một thời kỳ mới trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Hiện nay, Việt Nam luôn nhất quán quan điểm không chọn bên, không chọn phe. Khẳng định, đường lối đối ngoại xuyên suốt là: Độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại; bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia – dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế. Đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, kiên trì về nguyên tắc, linh hoạt về sách lược, “dĩ bất biến ứng vạn biến”, không phụ thuộc vào bất cứ quốc gia nào khác.

Thứ hai, hợp tác vẫn là dòng chảy chính trong quan hệ Việt Nam – Trung Quốc

Năm 2024 đánh dấu 25 năm ký kết Hiệp ước biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc và 15 năm ký 3 văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc. Việc ký kết Hiệp ước đã giải quyết triệt để vấn đề phân định biên giới trên đất liền hai nước về mặt pháp luật, thể hiện ý chí và quyết tâm kiên định mà hai bên nỗ lực vì hòa bình, hữu nghị và hợp tác. Khu vực biên giới Việt Nam – Trung Quốc đã trở thành khu vực biên giới hòa bình, ổn định, giao lưu thương mại, đi lại sôi nổi. Hợp tác quốc phòng tiếp tục là một trong những trụ cột quan trọng của quan hệ Việt Nam-Trung Quốc, được cả hai bên quan tâm thúc đẩy, đạt nhiều kết quả nổi bật trên các lĩnh vực: Trao đổi đoàn, nhất là đoàn cấp cao; đào tạo; giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới; giao lưu giữa các lực lượng (biên phòng, sĩ quan trẻ, quân khu, tuần tra chung)… Đồng thời, lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, du lịch, giáo dục, hợp tác địa phương, giao lưu nhân dân, giao lưu thanh niên và một số hoạt động khác, có nhiều khởi sắc.

Trong gần 75 năm qua kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao (18-01-1950/18-01-2024), hợp tác vẫn là dòng chảy chính trong quan hệ Việt Nam – Trung Quốc. Việt Nam duy trì vị trí là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN, đối tác thương mại lớn thứ 5 của Trung Quốc trên thế giới. Chỉ riêng trong 6 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất, nhập khẩu đã tăng 24,1% so với cùng kỳ năm 2023; Trung Quốc tiếp tục đứng đầu về số lượng dự án cấp mới tại Việt Nam. Bên cạnh đó, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cùng các lãnh đạo bộ, ngành, địa phương hai nước đã trao đổi về các nội dung, cơ chế hợp tác mới trong thời gian tới và những biện pháp để thực hiện Tuyên bố chung năm 2023, nhằm thực hiện “6 hơn”: Đó là 6 phương hướng hợp tác lớn, bao gồm: Tin cậy chính trị cao hơn; hợp tác quốc phòng, an ninh thực chất hơn; hợp tác thực chất sâu sắc hơn; nền tảng xã hội vững chắc hơn; phối hợp đa phương chặt chẽ hơn; bất đồng được kiểm soát và giải quyết tốt hơn.

Như vậy khẳng định rằng, quan hệ Việt Nam – Trung Quốc: Hợp tác sâu sắc, toàn diện, thực chất, “vừa là đồng chí, vừa là anh em”, không phải là Việt Nam theo phe Trung Quốc như Trương Nhân Tuấn đã loan tin, chúng ta cần nêu cao tinh thần cảnh giác và kiên quyết đấu tranh, bác bỏ những luận điệu sai trái đó./.

14/01/2025

LUẬN ĐIỆU XẢO TRÁ CỦA RFA

Vừa qua, RFA đăng tải bài viết “Báo động tình trạng Việt Nam gia tăng đàn áp các nhóm tôn giáo độc lập”, trong đó dẫn lời ông Stephen Shneck – Chủ tịch USCIRF, về cái gọi là “thông cáo báo chí báo động về tình trạng đàn áp đang gia tăng đối với các nhóm độc lập tại Việt Nam”, và không quên kèm theo các “dẫn chứng” nhằm hướng lái dư luận tin vào nội dung báo cáo, hiểu sai tình hình tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam.

Để “luận chứng” cho USCIRF về cái gọi là “các giới chức chính quyền đã kết án tù năm nhà sư người Khmer Krom với các bản án từ hai đến sáu năm tù, quấy nhiễu hoạt động thờ phượng của người theo đạo Cao Đài, và tiếp tục bắt những người Thượng theo Tin Lành ở Tây Nguyên phải bỏ đạo”, RFA đã dẫn ra việc “tòa án nhân dân Vĩnh Long kết án tù 09 nhà sư và Phật tử người Khmer Krom ngày 26/11 vừa qua, với cáo buộc “Lợi dụng các quyền tự do, dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước” và “Bắt, giữ người trái pháp luật””.

RFA chỉ đưa tin nửa vời, không đề cập đến toàn bộ tình tiết của vụ án và bỏ qua luôn việc “chín nhà sư và phật tử” kia đã thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội và hối hận về những hành vi của mình. Thông tin thêm để bạn đọc biết. Về nội dung “chín nhà sư và phật tử người Khmer Krom” mà RFA đã đưa ra, thì vụ việc diễn ra tại ấp Tổng Hưng, xã Loan Mỹ, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long. Theo đó, từ năm 2020, Kim Khiêm cùng một số người dân tiến hành khởi công, xây dựng công trình trái pháp luật trên phần đất trồng lúa thuộc quyền sử dụng của bà Thạch Thị Ôi (ngụ ấp Tổng Hưng, xã Loan Mỹ, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long) mà không được sự đồng ý của bà Ôi. Sau đó vụ việc được tòa án nhân dân huyện Tam Bình xét xử, buộc trả lại phần đất trên cho bà Ôi. Nhưng Kim Khiêm và một số người tại địa phương cản trở khiến cơ quan chức năng không thực hiện được nhiệm vụ thi hành bản án. Cũng từ đó, Kim Khiêm lôi kéo một số phần tử như Thạch Chanh Đa Ra (SN 1990), Dương Khải (SN 1994), Kim Khiêm (SN 1978), Thạch Ve Sanal (SN 1987), Quý Lầy (SN 1986), Kim Sa Rương (SN 1987), Kim Khu (SN 1959), Thạch Nha (SN 1998); Thạch Chóp (SN 2003) nhiều lần lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” và “bắt, giữ người trái pháp luật” làm mất an ninh trật tự, xáo trộn cuộc sống của nhân dân địa phương[*][†]. Vậy là, RFA đã cho mọi người thấy USCIRF hoặc là thiếu thông tin, hoặc là cố tình suy diễn sai lệch mà cáo buộc sai sự thật về tình hình tự do tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam.

Thực tiễn cho thấy, kể từ khi Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 đi vào đời sống, số lượng chức sắc, chức việc, cơ sở thờ tự và công dân theo tôn giáo tăng theo thời gian, ở tất cả các tôn giáo. Hiện nay, Việt Nam có hơn 27 triệu tín đồ, chiếm 28% dân số cả nước; hơn 55.000 chức sắc; gần 150.000 chức việc và gần 30.000 cơ sở thờ tự. Từ năm 2021 đến năm 2023, tính riêng đạo Tin Lành, Nhà nước đã chấp thuận thêm 170 điểm nhóm, 6 tổ chức tôn giáo trực thuộc ở khu vực miền núi phía bắc; chấp thuận thêm 11 tổ chức tôn giáo trực thuộc từ các điểm nhóm đã được đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung trước đó ở 5 tỉnh Tây Nguyên. Việt Nam luôn thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, quyền theo hoặc không theo tôn giáo của người dân. Tại Việt Nam, không ai bị phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo, tín ngưỡng và các hoạt động của các tổ chức tôn giáo được bảo đảm theo đúng các quy định của pháp luật. Qua đó, cho thấy, các chính sách về tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng, Nhà nước đã đáp ứng được nguyện vọng chính đáng của nhân dân, củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, tạo dựng được tinh thần phấn khởi trong đồng bào tín đồ và các nhà tu hành. Điều này đã được thể hiện rõ trong Hiến pháp 2013, hệ thống pháp luật của Việt Nam và được tôn trọng trên thực tế. Các chính sách, nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong bảo đảm quyền con người, trong đó có tự do tôn giáo, tự do tín ngưỡng đã được nhiều nước ghi nhận và đánh giá cao.

Thực tế trên là bằng chứng đanh thép phủ nhận sự bịa đặt trắng trợn của RFA nhằm hướng lái người dân hiểu sai bản chất vấn đề tôn giáo ở Việt Nam, phá vỡ khối đại đoàn kết dân tộc mà Đảng và Nhân dân ta đang xây đắp./.

14/01/2025

PHẢN BÁC CÁC LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC VỀ CÔNG TÁC SẮP XẾP BỘ MÁY CỦA LỰC LƯỢNG CÔNG AN NHÂN DÂN

Trong bối cảnh chính sách tinh giản biên chế, tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước và bảo đảm an ninh trật tự từ trung ương đến địa phương, quyết định tổ chức lại bộ máy Công an nhân dân đặc biệt là Công an cấp huyện đã gây nhiều tranh cãi. Trong đó, một số luận điệu như "Bỏ Công an cấp huyện nhưng đẩy về xã thì không phải là tinh gọn”, cho rằng “như vậy bộ máy Nhà nước vẫn cồng kềnh mà còn phải xây dựng thêm trụ sở cấp xã" là sự nhắm lẫn và suy diễn sai lệch. Nhận thức đúng và hiểu rõ về công cuộc cải cách, đổi mới bộ máy chính là giải pháp quan trọng để người dân tự phòng vệ với những thông tin xấu, độc đang lan tràn trên mạng.

1. Quyết định tinh giản là xu hướng tất yếu

Trước hết, cần làm rõ bản chất của việc tinh giản biên chế. Theo chính sách mới, Công an cấp huyện sẽ được sáp nhập hoặc tổ chức lại để giảm số lượng cơ quan trung gian và tăng cường vai trò của Công an cấp xã, nhằm đảm bảo tiếp cận gần nhân dân nhất. Theo thực tế, nhiều nhiệm vụ của Công an cấp huyện vốn dành cho xử lý các vấn đề ở cơ sở, vốn dĩ nên được đẩy mạnh đến Công an cấp xã để tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả hơn.

Bản chất của tinh giản biên chế không phải là "chuyển trọng tâm" như luận điệu đưa ra, mà là tích hợp, tinh gọn và tăng hiệu quả phân công. Bỏ Công an cấp huyện nhưng gia tăng lực lượng Công an cấp xã sẽ giúp giảm bộ máy vận hành, đồng thời tập trung đầu tư đúng đắn những khu vực gần nhân dân nhất.

2. Công an cấp xã: "Gần nhân dân, hiệu quả hơn"

Vai trò của Công an cấp xã là trực tiếp bảo đảm an ninh trật tự tại các địa phương, nơi diễn ra hầu hết các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội và đời sống thường ngày của nhân dân. Do đó, tăng cường cơ quan Công an cấp xã sẽ giúp đảm bảo phản ứng nhạy bén, xử lý linh hoạt các tình huống phát sinh ngay tại địa bàn.
Luận điệu cho rằng "đẩy về xã thì vẫn như vậy" là sự nhắm lẫn giữa bài toán quản lý trung gian và nhu cầu trực tiếp phục vụ nhân dân. Việc chuyển giao nhiệm vụ đến Công an cấp xã không chỉ tinh giản bộ máy Công an cấp huyện mà còn tăng hiệu quả phòng ngừa, đáp ứng ngay khi vấn đề xảy ra.

3. Hạ tầng cơ sở và chi phí không phải là trở ngại

Luận điệu cho rằng việc tăng cường lực lượng cho Công an cấp xã sẽ tăng gánh nặng về chi phí do phải xây thêm trụ sở là không có cơ sở khoa học. Trên thực tế, nhiều địa phương đã sở hữu trụ sở Công an xã hoặc các điều kiện cơ bản phù hợp để triển khai nhiệm vụ. Việc xây dựng bổ sung nếu có cũng là đầu tư có tính toán lâu dài, không phải tình trạng đột ngột như luận điệu nêu ra.

Hơn nữa, chi phí duy trì một bộ máy trung gian cấp huyện với những khâu trung chuyển phức tạp, có nguy cơ tăng tính quan liêu, cồng kềnh, thậm chí là kém minh bạch, lâu dài sẽ gây nhiều gánh nặng hơn so với việc tăng cường đầu tư cho Công an xã, nơi trực tiếp gắn bó với nhân dân.

4. Hiệu quả và tín nhiệm của nhân dân

Thực tiễn đã chứng minh, việc tăng cường Công an cấp xã nhằm bảo đảm phục vụ trực tiếp các nhu cầu an ninh, trật tự của người dân đã mang lại nhiều hiệu quả rõ rệt. Khi Công an cấp xã có điều kiện hoạt động mạnh mẽ hơn, các vấn đề liên quan đến an ninh trật tự được giải quyết nhanh chóng, từ đó xây dựng được lòng tin và sự tín nhiệm của người dân đối với lực lượng Công an.

Ngoài ra, việc đưa lực lượng an ninh đến gần hơn với cơ sở còn giúp thúc đẩy ý thức tự giác và sự tham gia của nhân dân trong việc đảm bảo an ninh địa phương. Điều này không chỉ giảm áp lực cho lực lượng Công an mà còn khuyến khích vai trò tự quản, tự phòng ngừa trong các khu dân cư. Khi nhân dân được làm chủ trong vấn đề an ninh, sự phối hợp giữa người dân và lực lượng chức năng sẽ trở nên chặt chẽ hơn, tạo thành mạng lưới bảo vệ vững chắc từ cơ sở.

5. Kết luận

Tóm lại, luận điệu "bỏ Công an cấp huyện nhưng đẩy về xã thì vẫn như vậy, bộ máy vẫn cồng kềnh mà còn phải xây dựng thêm trụ sở cấp xã" là sự nhận định sai lầm, thiếu cơ sở và phiến diện. Việc tổ chức lại bộ máy Công an theo hướng tinh giản cấp huyện và tăng cường cấp xã là một bước đi phù hợp với xu thế cải cách hành chính, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, đảm bảo an ninh trật tự và gắn bó mật thiết với nhân dân. Sự đầu tư vào Công an cấp xã không chỉ mang lại hiệu quả rõ rệt mà còn góp phần xây dựng lòng tin, sự tín nhiệm của nhân dân đối với Nhà nước và lực lượng Công an nhân dân.

14/01/2025

[Infographics] Quy định về đăng ký cư trú cho người chưa thành niên

14/01/2025
14/01/2025

CÁCH ĐƠN GIẢN ĐỂ THEO DÕI ĐIỂM VÀ SỐ ĐIỂM BỊ TRỪ TRÊN BẰNG LÁI XE

Người dân có thể theo dõi số điểm bằng lái xe (giấy phép lái xe - GPLX) trên bằng lái thông qua ứng dụng VNeID trên điện thoại thông minh.

Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 168/2024 của Chính phủ đã có hiệu lực chính thức với các quy định về việc trừ điểm của bằng lái. Theo luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, giấy phép lái xe sẽ có 12 điểm và sẽ giữ nguyên hoặc trừ dần, điểm sẽ được phục hồi trong vòng 12 tháng kể từ ngày bị trừ điểm gần nhất.

Sau ít nhất 6 tháng kể từ ngày bị trừ hết 12 điểm, người sở hữu bằng lái sẽ phải tham gia kiểm tra kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, nếu đạt sẽ được phục hồi điểm. Hiện các thông tin của người dân đã được kết nối trên hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư nên người sử dụng bằng lái có thể tự theo dõi số điểm của bằng lái trên ứng dụng VNeID của cả 2 hệ điều hành Android và iOS.

Điều kiện bắt buộc là tài khoản định danh điện tử phải đạt cấp độ 2. Nếu chưa, người dân phải đến cơ quan công an cấp phường/xã gần nhất để nâng cấp, đồng thời tích hợp thông tin về bằng lái vào ứng dụng VNeID. Khi đó, bằng lái sẽ hiện các thông tin và có số điểm dòng dưới của loại giấy phép lái xe, ban đầu thường sẽ là 12 điểm tối đa.

Nếu chưa tích hợp thông tin, người dân chủ động thêm bằng lái bằng cách đăng nhập ứng dụng VNeID -> chọn Giấy phép lái xe -> thêm Giấy phép lái xe, sau đó nhập số giấy phép, hạng bằng lái và xác nhận rồi gửi đi. Hệ thống sẽ tốn 1-3 ngày để xử lý hồ sơ.

Sau khi bằng lái đã được tích hợp thành công, người dân chỉ cần đăng nhập vào ứng dụng VNeID, chọn mục Giấy phép lái xe -> xác nhận bằng khuôn mặt hoặc mật khẩu -> xem điểm còn lại của từng loại giấy phép.

Ngoài ra, ứng dụng cũng cung cấp cả thông tin về từng loại bằng lái theo các hạng khác nhau, số điểm tính trên tháng 12 điểm, cùng với một số thông tin như Số giấy phép, giá trị sử dụng, ngày cấp, nơi cấp...

06/01/2025

Từ ngày 25/12/2024, Nghị định số 147/2024/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng chính thức có hiệu lực.

06/01/2025

Từ 1/1/2025: Hộ gia đình, cá nhân phải phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn

Theo Khoản 1 Điều 75 Luật Bảo vệ môi trường 2020, từ 1/1/2025, Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân được phân loại theo nguyên tắc như sau: Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế; Chất thải thực phẩm và Chất thải rắn sinh hoạt khác.

TTXVN

06/01/2025

Các trường hợp bị trừ điểm giấy phép lái xe ô tô từ 1/1/2025

Theo Nghị định số 168/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 quy định rõ các hành vi vi phạm giao thông sẽ bị trừ điểm giấy phép lái xe (GPLX) từ 2 đến tối đa là 10 điểm.

Nghị định số 168/2024/NĐ-CP quy định rõ mức trừ điểm giấy phép lái xe đối với từng hành vi vi phạm hành chính; trình tự, thủ tục, thẩm quyền trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe để quản lý việc chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của người lái xe.

Trừ 2 điểm GPLX với các hành vi:

Điều khiển xe ô tô kéo theo xe khác, vật khác; điều khiển xe ô tô đẩy xe khác, vật khác; điều khiển xe kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc kéo thêm rơ moóc hoặc xe khác, vật khác; không nối chắc chắn, an toàn giữa xe kéo và xe được kéo khi kéo nhau;

Chở người trên xe được kéo, trừ người điều khiển.

Điều khiển xe không đủ điều kiện để thu phí theo hình thức điện tử tự động không dừng đi vào làn đường dành riêng thu phí theo hình thức điện tử tự động không dừng tại các trạm thu phí;

Dừng xe, đỗ xe tại vị trí bên trái đường một chiều hoặc bên trái của đường đôi; trên đoạn đường cong hoặc gần đầu dốc nơi tầm nhìn bị che khuất; trên cầu, gầm cầu vượt, song song với một xe khác đang dừng, đỗ;

Không thực hiện biện pháp bảo đảm an toàn theo quy định khi xe ô tô bị hư hỏng ngay tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt;

Không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điều kiện an toàn.

Lùi xe, quay đầu trong hầm đường bộ; dừng xe, đỗ xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định; không có báo hiệu bằng đèn khẩn cấp, không đặt biển cảnh báo "Chú ý xe đỗ" (hoặc đèn cảnh báo) về phía sau xe khoảng cách đảm bảo an toàn khi dừng xe, đỗ xe trong hầm đường bộ trong trường hợp gặp sự cố kỹ thuật hoặc bất khả kháng khác buộc phải dừng xe, đỗ xe.

Điều khiển xe có liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông mà không dừng ngay phương tiện, không giữ nguyên hiện trường, không trợ giúp người bị nạn;

Vượt xe trong những trường hợp không được vượt, vượt xe tại đoạn đường có biển báo hiệu có nội dung cấm vượt; không có tín hiệu trước khi vượt hoặc có tín hiệu vượt xe nhưng không sử dụng trong suốt quá trình vượt xe; vượt bên phải xe khác trong trường hợp không được phép;

Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định; điều khiển xe đi qua dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy;

Tránh xe đi ngược chiều không đúng quy định; không nhường đường cho xe đi ngược chiều theo quy định tại nơi đường hẹp, đường dốc, nơi có chướng ngại vật;

Không tuân thủ quy định khi đi vào hoặc ra đường cao tốc; điều khiển xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp hoặc phần lề đường của đường cao tốc; không tuân thủ quy định về khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước khi chạy trên đường cao tốc;

Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10-20 km/h;

Xe không được quyền ưu tiên lắp đặt, sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên;

Chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước hoặc chuyển làn đường không đúng nơi quy định "mỗi lần chuyển làn đường chỉ được phép chuyển sang một làn đường liền kề" khi chạy trên đường cao tốc;

Đi vào khu vực cấm, đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển;

Dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe trái quy định gây ùn tắc giao thông;

Không giảm tốc độ và nhường đường khi điều khiển xe đi từ đường không ưu tiên ra đường ưu tiên, từ đường nhánh ra đường chính;

Không giảm tốc độ và nhường đường cho xe đi đến từ bên phải tại nơi đường giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến; không giảm tốc độ và nhường đường cho xe đi đến từ bên trái tại nơi đường giao nhau có báo hiệu đi theo vòng xuyến;Các hành vi bị trừ 4 điểm GPLX:

Dùng tay cầm và sử dụng điện thoại hoặc các thiết bị điện tử khác khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đang di chuyển trên đường bộ;

Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 - 35 km/h;

Không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ;

Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25 mg/l khí thở;

Điều khiển xe đi trên vỉa hè, trừ trường hợp điều khiển xe đi qua vỉa hè để vào nhà, cơ quan;

Điều khiển xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ đi vào đường cao tốc;

Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông;

Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông;

Đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển "Cấm đi ngược chiều";

Trừ 6 điểm GPLX với hành vi:

Chở người trên thùng xe trái quy định; chở người trên nóc xe; để người đu bám ở cửa xe, bên ngoài thành xe khi xe đang chạy;

Điều khiển xe chạy quá tốc độ trên 35 km/h;

Dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc không đúng nơi quy định; không có báo hiệu bằng đèn khẩn cấp khi gặp sự cố kỹ thuật hoặc bất khả kháng khác bắt buộc phải dừng xe, đỗ xe ở làn dừng xe khẩn cấp trên đường cao tốc; không có báo hiệu bằng đèn khẩn cấp, không đặt biển cảnh báo "Chú ý xe đỗ" về phía sau xe khoảng cách tối thiểu 150m khi dừng xe, đỗ xe trong trường hợp gặp sự cố kỹ thuật hoặc bất khả kháng khác bắt buộc phải dừng xe, đỗ xe trên một phần làn đường xe chạy trên đường cao tốc.

Người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm gây tai nạn giao thông không dừng ngay phương tiện, không giữ nguyên hiện trường, không trợ giúp người bị nạn, không ở lại hiện trường hoặc không đến trình báo ngay với cơ quan công an, UBND nơi gần nhất.

Trừ 10 điểm GPLX với hành vi:

Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 mg - 80 mg/ 100 ml máu hoặc vượt quá 0,25 mg đến 0,4 mg/ l khí thở;

Điều khiển xe không quan sát, giảm tốc độ hoặc dừng lại để đảm bảo an toàn theo quy định mà gây tai nạn giao thông; điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông; dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe, lùi xe, tránh xe, vượt xe, chuyển hướng, chuyển làn đường không đúng quy định gây tai nạn giao thông; không đi đúng phần đường, làn đường, không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông hoặc đi vào đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển gây tai nạn giao thông...

Điều khiển xe đi ngược chiều trên đường cao tốc, lùi xe trên đường cao tốc, quay đầu xe trên đường cao tốc.

Thanh Hà

06/01/2025

[CHỐNG LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC]

Có phải “Nghị định 168 về xử phạt vi phạm giao thông bị xem là ‘tận thu’, ‘tận diệt’, ‘khắc nghiệt’, ‘cực đoan’”?

Nghị định 168/2023/NĐ-CP được Chính phủ ban hành với mục tiêu nâng cao ý thức chấp hành pháp luật giao thông, giảm thiểu tai nạn giao thông, bảo vệ an toàn cho người dân và duy trì trật tự xã hội. Tuy nhiên, một số ý kiến trái chiều đã xuyên tạc và gán ghép những từ ngữ tiêu cực như “tận thu”, “tận diệt”, “khắc nghiệt”, “cực đoan” nhằm tạo ra tâm lý hoang mang, mất niềm tin vào chính sách của Nhà nước.

Trước hết, việc quy chụp rằng Nghị định 168 nhằm “tận thu” là một nhận định thiếu cơ sở. Mức xử phạt trong nghị định được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu thực tế, tham khảo các mô hình quốc tế và phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của Việt Nam. Mục tiêu của các mức phạt không phải để tăng thu ngân sách mà để răn đe, giáo dục ý thức của người tham gia giao thông. Theo các báo cáo của Bộ Giao thông Vận tải, những quốc gia áp dụng mức phạt nghiêm khắc thường có tỷ lệ tai nạn giao thông giảm đáng kể, chẳng hạn như Singapore hay Nhật Bản. Điều này chứng minh rằng việc áp dụng các biện pháp mạnh không phải là “tận thu” mà là bảo vệ an toàn cho công cộng.

Tiếp theo, việc gán ghép từ “tận diệt” và “cực đoan” cũng là sự bóp méo ý nghĩa thực sự của nghị định. Nghị định 168 không đặt ra các quy định nhằm gây khó khăn cho người dân, mà nhấn mạnh việc đảm bảo an toàn giao thông và xử lý nghiêm những hành vi vi phạm gây nguy hiểm. Chẳng hạn, các hành vi như lái xe trong tình trạng say rượu, vượt đèn đỏ hay đi ngược chiều đều là nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn giao thông nghiêm trọng. Việc tăng mức xử phạt đối với những vi phạm này là cần thiết và hợp lý để ngăn ngừa hậu quả đáng tiếc. Đối với những người tuân thủ pháp luật, nghị định này không gây ra bất kỳ ảnh hưởng tiêu cực nào.

Ngoài ra, cụm từ “khắc nghiệt” nhằm chỉ trích nghị định cũng thiếu tính công bằng. Pháp luật luôn cần sự nghiêm minh để duy trì trật tự và kỷ luật xã hội. Nếu không có các quy định nghiêm khắc, tình trạng vi phạm sẽ gia tăng, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng hơn. Hơn nữa, nghị định còn có những quy định mang tính nhân văn, như khuyến khích việc chấp hành tự giác và giảm mức phạt nếu người vi phạm chủ động nộp phạt sớm. Điều này cho thấy Nhà nước không nhằm mục đích “hành hạ” người dân, mà hướng tới việc xây dựng một môi trường giao thông an toàn, văn minh.

Điểm đáng lưu ý là những luận điệu xuyên tạc này thường xuất phát từ những cá nhân hoặc nhóm người có ý định gây nhiễu thông tin, làm xáo trộn dư luận. Họ lợi dụng sự thiếu hiểu biết hoặc tâm lý phản ứng tự nhiên trước những thay đổi để kích động người dân, làm suy giảm niềm tin vào chính quyền. Để đối phó với những thông tin sai lệch, chúng ta cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giải thích rõ ràng các quy định của Nghị định 168, đồng thời cung cấp các số liệu minh bạch về hiệu quả của các biện pháp này trong việc giảm thiểu tai nạn giao thông.

Cuối cùng, cần khẳng định rằng Nghị định 168 không mang tính chất “tận thu”, “tận diệt” hay “cực đoan” như các luận điệu xuyên tạc. Thay vào đó, nghị định là một bước tiến quan trọng trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật giao thông, góp phần xây dựng một xã hội an toàn và bền vững. Những ý kiến phản biện mang tính chất xây dựng luôn được khuyến khích, nhưng cần phải dựa trên các phân tích khách quan và trung thực, thay vì bóp méo sự thật để phục vụ cho các mục đích riêng tư.

NHẬN DIỆN HOẠT ĐỘNG LỢI DỤNG HIỆN TƯỢNG THÍCH MINH TUỆ     Thời gian qua, trên mạng xã hội Facebook, Tiktok thường xuyên...
31/12/2024

NHẬN DIỆN HOẠT ĐỘNG LỢI DỤNG HIỆN TƯỢNG THÍCH MINH TUỆ
Thời gian qua, trên mạng xã hội Facebook, Tiktok thường xuyên đưa tin, đăng tải về hình ảnh Thích Minh Tuệ mặc trang phục làm từ nhiều mảnh vải chấp vá với những màu sắc khác nhau giống quần áo của nhà tu hành, mang theo ruột nồi cơm điện, đi bộ khất thực trên các trục đường giao thông qua nhiều tỉnh thành và chia sẻ, nói chuyện về phương pháp tu hành “hạnh đầu đà” (khổ hạnh).
Lợi dụng sự việc này, một số đối tượng đã trà trộn vào đoàn người đi theo Thích Minh Tuệ tán phát tài liệu tuyên truyền, lôi kéo người dân tham gia các tôn giáo lạ hoặc đề nghị thành lập một tôn giáo mới. Một số tổ chức, cá nhân cực đoan ở trong và ngoài nước đã lợi dụng sự việc này để tuyên truyền, xuyên tạc, kích động chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam; kích động nhân dân tu theo Thích Minh Tuệ.
Thời gần đây, trên địa bàn tỉnh Trà Vinh cũng đã xuất hiện một số trường hợp “bắt chước” mặc trang phục và đi bộ khất thực giống Thích Minh Tuệ tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất ANTT tại địa phương.
Rõ ràng, Thích Minh Tuệ không phải là tu sỹ Phật giáo, chỉ là một người có tín ngưỡng và đang thực hành một phương pháp tu tập tương tự phương pháp tu tập “hạnh đầu đà”. Mặc dù, chúng ta tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nhưng việc Thích Minh Tuệ thực hành niềm tin tín ngưỡng của mình đã lôi kéo
đám đông người đi theo trong thời gian qua đã gây những ảnh hưởng xấu đến ANTT, cảnh quan môi trường, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Do đó, bản thân mỗi người dân cần hiểu, nhìn nhận đúng đắn về hoạt động tín ngưỡng của Thích Minh Tuệ; những nguy hiểm về sức khỏe, những phức tạp về an ninh trật tự do số đối tượng lợi dụng hoạt động của Thích Minh Tuệ gây ra, từ đó không “a dua” hưởng ứng chia sẻ, bình luận tôn sùng Thích Minh Tuệ; không tụ tập đông người tặng quà, đi theo Thích Minh Tuệ ảnh hưởng đến an ninh trật tự, an toàn giao thông.
Đảng và Nhà nước ta luôn tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân. Tuy nhiên, mọi cá nhân và tổ chức hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật. Những hoạt động tôn giáo ích nước lợi dân, phù hợp với nguyện vọng và lợi ích chính đáng, hợp pháp của tín đồ luôn được đảm bảo. Ngược lại, mọi hành vi lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo để làm mất trật tự, an toàn xã hội, phá hoại chính sách đoàn kết toàn dân, chống phá chính sách của Đảng, Nhà nước, hay gây tổn hại các giá trị đạo đức, lối sống, văn hóa của dân tộc đều bị xử lý theo quy định pháp luật.

30/12/2024
30/12/2024

[CHỐNG LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC]

TỔ CHỨC KHỦNG BỐ VIỆT TÂN CỐ TÌNH “TUYÊN TRUYỀN SAI SỰ THẬT”

Mặc dù kết luận về “Hội thánh tin lành đấng Christ Tây Nguyên” là tổ chức phản động đã rõ ràng, minh bạch, khách quan. Nhưng tổ chức khủng bố Việt Tân vẫn tuyên truyền, xuyên tạc nhằm mục đích chống phá Việt Nam. Chúng đưa ra những thông tin hoàn toàn sai sự thật để vu cáo, quy kết nhằm tạo dư luận xấu, hướng dư luận hiểu sai về pháp luật, dân chủ, nhân quyền, quyền tự do tôn giáo của Việt Nam.

Ngày 01/12/2024 trên trang fanpage của tổ chức khủng bố Việt Tân có bài đăng với tựa đề “Tự do tôn giáo dưới chế độ XHCN hiện nay”.Trong bài viết có quan điểm của Linh mục Anthony Nam“ Nhà cầm quyền Đăk Lak liên tục ngăn cản, lập biên bản việc các tín hữu tụ tập sinh hoạt tôn giáo theo đạo Tin Lành Đấng Christ Tây Nguyên, đông thời ép họ phải từ bỏ đạo”. Đây là luận điệu của những kẻ chống phá, xuyên tạc, hoàn toàn sai sự thật, hòng lừa bịp những người còn thiếu hiểu biết, nhẹ dạ cả tin, hướng dư luận hiểu sai về quyền tự do tôn giáo ở Việt Nam.

Theo báo Công an nhân dân ra ngày 31/12/2022 với tựa đề “Sự thật về Hội thánh Tin lành đấng Christ Tây Nguyên”. Trong bài viết cho hay: “Hội thánh Tin lành đấng Christ Tây Nguyên” (gọi tắt là CHPC) là một tổ chức phản động được đối tượng A Ga (FULRO lưu vong ở Mỹ) thành lập vào tháng 9/2020. A Ga đã tích cực liên kết với các tổ chức phản động nước ngoài khác như “Ủy ban cứu trợ người vượt biển” (gọi tắt là BPSOS) của Nguyễn Đình Thắng ở Mỹ, nhóm “Người Thượng đứng lên vì công lý” (gọi tắt là MSFJ) của Y Quynh Bdăp ở Thái Lan nhằm phục vụ cho mưu đồ chính trị của mình. Bề ngoài, “Hội thánh Tin lành đấng Christ Tây Nguyên” là tổ chức sinh hoạt tôn giáo bình thường như các tổ chức tôn giáo khác với các hoạt động hát thánh ca, cầu nguyện và chia sẻ kinh thánh. Tuy nhiên, mục đích chính của tổ chức này là tập hợp tín đồ người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên và số đối tượng phản động người Việt lưu vong, lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo để chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, chống phá chính quyền, đòi thành lập “nhà nước riêng, tôn giáo riêng” cho người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, thời gian qua đã có một số đối tượng tích cực tham gia vào hoạt động của tổ chức trên với vai trò cốt cán, chủ chốt, chúng tích cực trong việc thực hiện âm mưu, ý đồ phá hoại của CHPC. Đáng chú ý, trong số các đối tượng cầm đầu, Y Krếc Byă (tên thường gọi là Ama Guôn, sinh năm 1978, trú tại Buôn K’nia 2, xã Ea Bar, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk) với chức vụ được các đối tượng phản động bên ngoài tự phong cho là Phó Ban điều hành “Hội thánh Tin lành đấng Christ Tây Nguyên”. Y Krếc là đối tượng FULRO, đã từng bị xử phạt 8 năm tù giam về “Tội phá hoại chính sách đoàn kết” nhưng ra tù vẫn không chịu tu chí hoàn lương. Từ năm 2012 đến đầu năm 2023, Y Krếc lại nghe theo sự chỉ đạo, kích động, xúi giục của Y Hin và A Ga là hai đối tượng phản động FULRO lưu vong đang ở Mỹ; lôi kéo một số đối tượng khác trong nội địa tiến hành những âm mưu, hoạt động phá hoại chính sách đoàn kết; tham gia, tổ chức hàng trăm buổi họp, tập huấn trực tuyến với các đối tượng FULRO lưu vong bên ngoài để nhận sự chỉ đạo và thu thập những thông tin, hình ảnh, tài liệu một chiều, sai sự thật... Với những việc làm chống lại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, ngày 28/3/2024, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã tuyên phạt 13 năm tù giam về tội “Phá hoại chính sách đoàn kết” đối với bị cáo Y Krếc Byă theo Điều 116, BLHS 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017

Qua những hoạt động sai trái của tổ chức phản động “Hội thánh tin lành đấng Christ Tây Nguyên” cho thấy quản điểm của Linh mục Anthony Nam là hoàn toàn sai với sự thật, là xuyên tạc, đổi trắng thay đen để vu cáo Đảng, Nhà nước ta vi phạm dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo tạo nên sự ngờ vực, trộn lẫn đúng sai làm người dân trong và ngoài nước hiểu sai về sự minh bạch của pháp luật Việt Nam. Do vậy, chúng ta cần lên án và phê phán mạnh mẽ các hành vi “đổi trắng thay đen” của cá nhân, tổ chức phản động trong và ngoài nước. Đồng thời cũng cảnh tĩnh người đọc cần phải tìm hiểu chính xác các nguồn thông tin từ nhiều hướng để có góc nhìn chính xác trước các sự việc không để kẻ xấu lợi dụng.

NGUYỄN TUYẾN

Address

Đường 2/9, Số 299, Khóm 2, Thị Trấn Châu Thành
Châu Thành

Telephone

+842943872064

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Tuổi trẻ Công an Châu Thành posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Share