Cam Ranh Xanh

Cam Ranh Xanh Đây là diễn đàn thông tin tổng hợp về nhiều lĩnh vực: chính trị, kinh tế, x?

TỪ HIẾN PHÁP 2013, CỤM TỪ "QUYỀN CON NGƯỜI" Ở VIỆT NAM ĐÃ TRỞ NÊN GẦN GŨIHiến pháp 2013 lần đầu tiên chỉ rõ trách nhiệm ...
10/12/2023

TỪ HIẾN PHÁP 2013, CỤM TỪ "QUYỀN CON NGƯỜI" Ở VIỆT NAM ĐÃ TRỞ NÊN GẦN GŨI

Hiến pháp 2013 lần đầu tiên chỉ rõ trách nhiệm của Nhà nước là "công nhận, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân", trách nhiệm của Chính phủ là “Bảo vệ quyền con người, quyền công dân; bảo đảm trật tự, an toàn xã hội”.

Ngày này tròn 75 năm trước (10/12/1948), bản Tuyên ngôn Thế giới về quyền con người đã được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua. Đây là một trong những bước tiến vĩ đại nhất của quá trình văn minh hoá toàn cầu, là cơ sở cho sự ra đời của Ủy ban Nhân quyền, nay là Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc. Cũng từ đó, ngày 10/12 hàng năm được coi là Ngày nhân quyền quốc tế.

Năm nay, trước thềm Ngày nhân quyền quốc tế 10/12, tại Việt Nam đã có nhiều hoạt động thiết thực như hội thảo khoa học "Thành tựu thúc đẩy và bảo vệ Quyền con người trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam" hay hội nghị tập huấn cho 26 địa phương về đẩy mạnh truyền thông về quyền con người, khép lại chuỗi sự kiện ở 3 miền đất nước trong năm 2023 với tất cả 63 địa phương tham gia.

“Chúng ta cần làm cho thế giới hiểu về quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam về quyền con người”. Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Lê Hải Bình đã nhiều lần nhấn mạnh điều này, đồng thời cho rằng, ngay chính cán bộ, đảng viên và nhân dân trong nước cũng phải hiểu rõ về những chủ trương đó cũng như những biện pháp mà Việt Nam đang tiền hành nhằm bảo vệ quyền con người.

Trên thực tế, từ năm 1977, sau khi gia nhập Liên hợp quốc đến nay, Việt Nam đã tích cực và chủ động ký kết, phê chuẩn, gia nhập các công ước quốc tế về quyền con người. Đặc biệt, Hiến pháp năm 2013 được Quốc hội khóa XIII thông qua có thể coi là đỉnh cao trong lịch sử lập hiến về bảo vệ quyền con người. Cũng từ đây, cụm từ “quyền con người” ở Việt Nam đã trở nên gần gũi. 10 năm qua, việc bảo vệ quyền con người đã thật sự đi vào các chủ trương, chính sách, đi vào nhận thức của cán bộ nhiều cấp, nhiều ngành…

Hiến pháp 2013 lần đầu tiên chỉ rõ trách nhiệm của Nhà nước là "công nhận, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân", trách nhiệm của Chính phủ là “bảo vệ quyền con người, quyền công dân; bảo đảm trật tự, an toàn xã hội”. Hoạt động tư pháp phải có trọng trách bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa… Pháp luật quy định trừng phạt nghiêm khắc các hành vi tước đoạt mạng sống của con người một cách tùy tiện; nghiêm cấm tra tấn nhục hình; chỉ áp dụng án tử hình với các loại tội đặc biệt nghiêm trọng nhất. Bộ luật Hình sự năm 2015 tiếp tục bỏ án tử hình ở 08 tội danh; không áp dụng hình phạt tử hình với người dưới 18 tuổi, phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội...

Có thể nói, từ Hiến pháp 2013, hàng loạt các bộ luật chuyên ngành đã được ban hành, tạo cơ sở pháp lý toàn diện bảo đảm quyền con người về dân sự, chính trị; quyền kinh tế, xã hội và văn hóa; quyền của các nhóm xã hội dễ bị tổn thương trong xã hội.

Không chỉ đẩy mạnh việc nghiên cứu về quyền con người, Việt Nam còn chủ trương thúc đẩy việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nhận thức về quyền con người cho đội ngũ cán bộ quản lý, lãnh đạo, cán bộ công chức, viên chức Nhà nước và địa phương. Từ năm 2017, Thủ tướng đã phê duyệt Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân với mục tiêu đến hết năm 2025, 100% các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân tổ chức giáo dục về quyền con người.

Cho đến nay, Việt Nam đã tham gia 7/9 Công ước quốc tế cơ bản, cốt lõi về quyền con người của Liên hợp quốc, 25 công ước về lao động của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), trong đó có Công ước số 98 về việc áp dụng những nguyên tắc của quyền tổ chức và thương lượng tập thể (năm 2019) và Công ước số 105 của ILO về xóa bỏ lao động cưỡng bức (năm 2020). Việt Nam cũng đã chủ động nộp báo cáo rà soát định kỳ phổ quát lần 1, 2, 3 và các báo cáo quốc gia về tình hình thực thi nghĩa vụ đối với các công ước về quyền con người mà Việt Nam là thành viên. Gần đây nhất, vào ngày 29-30 tháng 11 năm 2023, Việt Nam đã có phiên đối thoại quốc gia với Uỷ ban Công ước về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc.

Ở cấp độ song phương, Việt Nam thường xuyên tiến hành các cuộc trao đổi và đối thoại nhân quyền với các quốc gia và các đối tác quan tâm.

Năm nay, thế giới kỷ niệm “Ngày nhân quyền quốc tế” 10/12 trong bối cảnh ở nhiều nơi, nhiều khu vực đang bị tàn phá bởi chiến tranh, xung đột. Quyền được sống của những người dân vô tội trên thế giới bị tước đoạt. Rất nhiều thách thức đang tác động lớn đến quyền con người như: ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, sự gia tăng bất bình đẳng và phân biệt đối xử về chủng tộc, giới, sắc tộc…

Với Việt Nam, một dân tộc đã trải qua những năm dài chiến tranh, chịu tổn thất nặng nề về người và của, hơn ai hết, dân tộc Việt Nam càng hiểu rõ giá trị cao quý của quyền con người và quyền tự quyết dân tộc. Hai lần được bầu vào Hội đồng Nhân quyền LHQ là minh chứng rõ nhất cho thấy, thế giới tin tưởng vào những nỗ lực không mệt mỏi của Việt Nam nhằm bảo vệ và thúc đẩy quyền con người./.

Báo VOV

Loạn thị có phải tham gia nghĩa vụ quân sự không?Theo thông tư mới của Bộ Quốc phòng, người bị loạn thị nếu các tiêu chu...
10/12/2023

Loạn thị có phải tham gia nghĩa vụ quân sự không?

Theo thông tư mới của Bộ Quốc phòng, người bị loạn thị nếu các tiêu chuẩn khác về sức khỏe đạt yêu cầu vẫn phải tham gia nghĩa vụ quân sự.

Bộ Quốc phòng vừa ban hành Thông tư số 105/2023 quy định tiêu chuẩn sức khỏe, khám sức khỏe cho các đối tượng thuộc phạm vi quản lý của bộ. Thông tư có hiệu lực từ ngày 1-1-2024.

Tiêu chuẩn cụ thể sức khỏe đi nghĩa vụ quân sự

Thông tư mới quy định tiêu chuẩn sức khỏe đi nghĩa vụ quân sự là đạt sức khỏe loại 1, loại 2, loại 3.

Trong đó, loại 1 là tất cả các chỉ tiêu khám đều đạt điểm 1 - chỉ tình trạng sức khỏe rất tốt; loại 2 là có ít nhất một chỉ tiêu bị điểm 2 - chỉ tình trạng sức khỏe tốt.

Loại 3 là có ít nhất một chỉ tiêu bị điểm 3 - chỉ tình trạng sức khỏe khá; loại 4 là có ít nhất một chỉ tiêu bị điểm 4 - chỉ tình trạng sức khỏe trung bình.

Loại 5 là có ít nhất một chỉ tiêu bị điểm 5 - chỉ tình trạng sức khỏe kém và loại 6 là có ít nhất một chỉ tiêu bị điểm 6 - chỉ tình trạng sức khỏe rất kém.

Một trong những điểm mới quy định tại thông tư số 105 là việc chấm điểm các bệnh về mắt.

Hiện nay, theo thông tư liên tịch số 16, người bị loạn thị (bao gồm tất cả các loại) sẽ bị chấm điểm 6, tức được xếp vào nhóm sức khỏe loại 6 - không đủ điều kiện tham gia nghĩa vụ quân sự.

Tuy nhiên, theo thông tư số 105 mới ban hành, người viễn thị do sinh lý hoặc dưới 1 đi ốp sẽ được chấm 2 điểm; lớn hơn hoặc bằng 1 đi ốp sẽ được chấm 3 điểm. Trường hợp loạn thị đã phẫu thuật, hết loạn thị sẽ được chấm 3 hoặc 4 điểm tùy trường hợp.

Như vậy với người đang loạn thị bị chấm điểm 2 mà các tiêu chuẩn sức khỏe khác không có tiêu chuẩn nào bị chấm điểm 3, 4, 5, 6 thì sẽ đạt sức khỏe loại 2, khi đó sẽ đủ điều kiện nhập ngũ bình thường.

Tương tự, với người loạn thị bị chấm điểm 3 mà các tiêu chuẩn sức khỏe khác không có tiêu chuẩn nào bị chấm điểm 4, 5, 6 thì sẽ đạt sức khỏe loại 3, khi đó sẽ đủ điều kiện nhập ngũ bình thường.

Không gọi nhập ngũ với công dân nghiện các chất ma túy, tiền chất ma túy

Bên cạnh loại sức khỏe, thông tư số 105 cũng quy định không gọi nhập ngũ với công dân nghiện các chất ma túy, tiền chất ma túy được quy định tại Nghị định số 57/2022 về danh mục các chất ma túy và tiền chất.

Ngoài ra, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng sẽ quy định một số tiêu chuẩn riêng trong tuyển chọn nghĩa vụ quân sự.

Ngoài việc đưa ra các tiêu chuẩn chung về sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự, thông tư cũng đưa ra quy định riêng cho từng đối tượng tuyển sinh, tuyển dụng trong Quân đội.

Cụ thể, tiêu chuẩn sức khỏe tuyển sinh quân sự đào tạo trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp hệ chính quy; tuyển sinh quân sự đào tạo trình độ đại học, cao đẳng ngành quân sự cơ sở.

Tiêu chuẩn sức khỏe tuyển dụng vào đội ngũ cán bộ; đào tạo sĩ quan dự bị gọi vào phục vụ tại ngũ.

Tiêu chuẩn sức khỏe tuyển dụng quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng.

Về điều khoản chuyển tiếp, thông tư nêu rõ kết quả sơ tuyển sức khỏe, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự trước ngày 1-1-2024 thì tiếp tục thực hiện theo quy định tại thông tư liên tịch số 16/2016.

Việc sơ tuyển sức khỏe, khám sức khỏe sau ngày 1-1-2024 thì thực hiện theo quy định mới tại thông tư số 105 nêu trên.

Theo Tuoitre.vn

Thông tư số 105/2023 quy định người bị loạn thị nếu các tiêu chuẩn khác về sức khỏe đạt yêu cầu vẫn phải tham gia nghĩa vụ quân sự. Ảnh minh họa

Dấu ấn Việt Nam trong bảo vệ, phát huy di sản văn hóa phi vật thểNgày 8-12-2023, tại Cộng hòa Botswana, trong khuôn khổ ...
10/12/2023

Dấu ấn Việt Nam trong bảo vệ, phát huy di sản văn hóa phi vật thể

Ngày 8-12-2023, tại Cộng hòa Botswana, trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 18 của Ủy ban liên Chính phủ Công ước về Bảo vệ di sản văn hóa (DSVH) phi vật thể thuộc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO)-gọi tắt là Công ước 2003, Việt Nam được tín nhiệm bầu vào vị trí Phó chủ tịch Ủy ban, đại diện cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Đây là sự ủng hộ, tin tưởng của cộng đồng quốc tế đối với khả năng đóng góp về kinh nghiệm và năng lực điều hành của Việt Nam tại UNESCO.

Nỗ lực thực hiện theo cam kết Công ước 2003

Chiềng làng chiềng chạ/ Thượng hạ hai làng/ Dẹp trống vào tang/ Để tôi giáo cá, tiếng hò mở màn điệu hát xoan như thúc giục người dân, du khách tìm về phường xoan An Thái (xã Phượng Lâu, TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ). Sau một tuần lao động hăng say, những nghệ nhân lại tụ họp về đây để thực hành và truyền dạy hát xoan.

Sinh ra trong gia đình có truyền thống 5 đời hát xoan, từ lúc lên 9 tuổi, bà Nguyễn Thị Lịch đã biết múa, hát xoan. Năm 1979, bà bắt đầu truyền dạy hát xoan cho dân làng. Trải qua bao khó khăn và tâm huyết, năm 2006, bà Lịch được cộng đồng tín nhiệm bầu làm Trùm phường xoan An Thái. Đến nay, phường xoan An Thái có hơn 100 người tham gia sinh hoạt thường xuyên. Ở tuổi 73, điều mong ước lớn nhất của Nghệ nhân Nhân dân (NNND) Nguyễn Thị Lịch là có thật nhiều sức khỏe để cống hiến cho nghệ thuật và "truyền dạy hát xoan tới thế hệ trẻ đến hơi thở cuối cùng".

Sự tâm huyết của NNND Nguyễn Thị Lịch cùng nhiều nghệ nhân khác tại Phú Thọ đã góp phần duy trì sức sống trường tồn của nghệ thuật hát xoan. Năm 2011, hát xoan Phú Thọ được UNESCO ghi danh vào danh mục DSVH phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp. Chỉ 6 năm sau, hát xoan được UNESCO ghi danh vào danh mục DSVH phi vật thể đại diện của nhân loại. Trước đây, toàn tỉnh Phú Thọ chỉ còn 7 nghệ nhân có khả năng truyền dạy hát xoan thì đến nay đã có gần 100 nghệ nhân, cùng 1.560 người tham gia thực hành hát xoan thường xuyên. Nghệ thuật hát xoan cũng được tỉnh Phú Thọ đưa vào chương trình học ngoại khóa cho học sinh trong các nhà trường.

Từ nhiều năm qua, tỉnh Bắc Ninh đã có chính sách khuyến khích, hỗ trợ trong việc bảo vệ, phát huy dân ca quan họ, như: Hỗ trợ mỗi làng quan họ gốc trên địa bàn 30 triệu đồng/lần/năm; hỗ trợ câu lạc bộ (CLB) dân ca quan họ ngoài tỉnh 20 triệu đồng/lần/năm... Hiện toàn tỉnh Bắc Ninh có 44 làng quan họ gốc, 150 làng quan họ thực hành và 369 CLB quan họ. Ngoài ra, tỉnh Bắc Ninh có 11 nhà quan họ được đầu tư xây dựng với tổng kinh phí khoảng 80 tỷ đồng.

Là thành viên tích cực của CLB quan họ làng Lũng Giang (thị trấn Lim, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh), nghệ nhân Nguyễn Hữu Biển vui mừng trước sức sống của quan họ như mạch nguồn tuôn chảy. Ông Biển tâm sự: “Trước đây, chúng tôi thường phải bỏ tiền túi ra để duy trì hoạt động cho CLB, đến nay có sự quan tâm của các cấp chính quyền đã giúp cho những người thực hành quan họ có điều kiện tốt hơn để theo đuổi đam mê và bảo vệ, phát huy giá trị DSVH quý báu của dân tộc. Ngoài hoạt động tại CLB, tôi còn mở hát canh quan họ tại nhà vào mỗi dịp Tết đến, Xuân về”.

Nghệ thuật hát xoan Phú Thọ và dân ca quan họ là hai ví dụ tiêu biểu, hai bài học kinh nghiệm của Việt Nam trong việc thực hiện cam kết theo Công ước 2003. Trên khắp mọi miền đất nước, các loại hình DSVH phi vật thể duy trì sức sống bền bỉ trong nhân dân, góp phần bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Tôn trọng cộng đồng và quy tắc của UNESCO

Công ước 2003 của UNESCO ra đời là cơ sở quan trọng để các quốc gia thành viên thực hiện cam kết trong bảo tồn và phát huy giá trị DSVH phi vật thể, như: Sử dụng các biện pháp cần thiết nhằm bảo đảm công tác bảo vệ DSVH phi vật thể hiện có trên lãnh thổ mình; cần nhận diện và xác định rõ các loại hình khác nhau của DSVH phi vật thể hiện có trên lãnh thổ mình, có sự tham gia của các cộng đồng, nhóm người và các tổ chức phi chính phủ có liên quan... Việt Nam là một trong những quốc gia sớm đưa nội dung về DSVH phi vật thể vào Luật DSVH năm 2001 và Luật DSVH sửa đổi, bổ sung năm 2009. Ngày 5-9-2005, Việt Nam chính thức tham gia và trở thành một trong 30 quốc gia đầu tiên gia nhập Công ước 2003.

Theo PGS, TS Lê Thị Thu Hiền, Cục trưởng Cục Di sản Văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Việt Nam vinh dự 2 lần trúng cử thành viên Ủy ban liên Chính phủ Công ước 2003. Tính đến nay, Việt Nam có gần 7 vạn DSVH phi vật thể được kiểm kê; trong đó có 534 di sản cấp quốc gia, 15 DSVH phi vật thể được UNESCO ghi danh, 1.881 NNND và nghệ nhân ưu tú. Bà Lê Thị Thu Hiền khẳng định: “Việt Nam là quốc gia đầu tiên đề nghị và Ủy ban liên Chính phủ đồng ý đưa 1 DSVH phi vật thể ra khỏi danh sách cần bảo vệ khẩn cấp mà cụ thể là trường hợp của hát xoan Phú Thọ. Thông qua tăng cường thực hiện và hoàn thiện pháp luật về DSVH, Việt Nam cam kết mạnh mẽ việc thực hiện Công ước 2003; đồng thời đóng góp kinh nghiệm, thể hiện nỗ lực bảo vệ DSVH phi vật thể của nhân loại, góp phần nâng cao vị thế, hình ảnh quốc gia trên trường quốc tế".

Việt Nam hiện có 15 DSVH phi vật thể được UNESCO ghi danh và hiện các cấp, ngành, địa phương đang tiếp tục hoàn thiện hồ sơ đệ trình UNESCO ghi danh các loại hình như: Nghệ thuật hát chèo, nghệ thuật Mo Mường, võ cổ truyền Bình Định, Vovinam-Việt Võ Đạo... Các chuyên gia dự báo, trong tương lai, Việt Nam sẽ có thêm những loại hình DSVH phi vật thể được UNESCO ghi danh; đồng thời lưu ý rằng việc ứng xử với các loại hình DSVH phi vật thể không giống nhau, nhưng cần tuân thủ những quy định của các văn kiện quốc tế và văn bản pháp luật Việt Nam.

PGS, TS Nguyễn Thị Hiền, Khoa Các khoa học liên ngành, Đại học Quốc gia Hà Nội, nhận định: “Khi nói và bàn về DSVH phi vật thể thì phải tuân theo quan điểm của cộng đồng, những người sáng tạo và gắn bó một phần đời sống với di sản. Họ có quyền thể hiện tiếng nói và bảo vệ di sản của họ. Việc ghi danh di sản phải theo đúng bản chất của DSVH phi vật thể sống tại thời điểm được ghi danh, nhưng di sản vẫn có thể thay đổi cùng với thời gian và bối cảnh thực hành. Di sản và các thành tố của chúng có thể vận dụng trong công nghiệp sáng tạo, phát triển du lịch bền vững, nhưng vẫn phải tuân thủ các quy định hiện hành và tôn trọng tập tục của người thực hành để không làm tổn hại đến chức năng, giá trị của di sản. Điều quan trọng là tất cả chúng ta, cộng đồng rộng lớn cần bảo đảm sức sống của DSVH phi vật thể cho thế hệ hiện tại và tương lai”.
15 DSVH phi vật thể của Việt Nam được UNESCO ghi danh, gồm: Nhã nhạc Cung đình Huế; không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên; dân ca quan họ Bắc Ninh; hát ca trù; hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc; hát xoan Phú Thọ; tín ngưỡng Thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ; nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ; dân ca ví, giặm ở Nghệ Tĩnh; nghi lễ và trò chơi kéo co; tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ của người Việt; nghệ thuật bài chòi ở Trung Bộ; thực hành then của người Tày, Nùng, Thái; nghệ thuật xòe Thái; gốm Bàu Trúc.

HỮU TRƯỞNG

Nghệ nhân Nhân dân Nguyễn Thị Lịch truyền dạy hát xoan cho học sinh. Ảnh: VIỆT THẮNG

Ai cũng nên đọc một lần1. Có lẽ cần phải trải qua tuổi thanh xuân mới có thể hiểu được tuổi xuân là khoảng thời gian ta...
10/12/2023

Ai cũng nên đọc một lần

1. Có lẽ cần phải trải qua tuổi thanh xuân mới có thể hiểu được tuổi xuân là khoảng thời gian ta sống ích kỷ biết chừng nào. Có lúc nghĩ, sở dĩ tình yêu cần phải đi một vòng tròn lớn như vậy, phải trả một cái giá quá đắt như thế, là bởi vì nó đến không đúng thời điểm. Khi có được tình yêu, chúng ta thiếu đi trí tuệ. Đợi đến khi có đủ trí tuệ, chúng ta đã không còn sức lực để yêu một tình yêu thuần khiết nữa.

2. Thế giới bạn không bước vào được thì đừng cố chen vào, làm khó người khác, lỡ dở mình, hà tất chứ?

3. Những phiền não trong cuộc đời được gói gọn trong 12 chữ: Không buông được, nghĩ không thông, nhìn không thấu, quên không nổi!

4. Bất kỳ một sự đả kích nào cũng không nên trở thành cái cớ cho bạn sa ngã. Bạn không thể thay đổi thế giới nhưng bạn có thể thay đổi bản thân mình. Việc cần làm là chọn lựa một con đường đúng đắn và kiên trì bước tiếp.

5. Ai không giả dối, ai không dễ thay đổi, không ai là ai của ai hết. Hà tất phải coi một số người, một số chuyện quan trọng đến thế.

6. Phụ nữ không có sức hấp dẫn mới cảm thấy đàn ông trăng hoa. Đàn ông không có thực lực mới cảm thấy phụ nữ thực dụng!

7. Phụ nữ, không cần phải nghiêng nước nghiêng thành, chỉ cần một người đàn ông nghiêng về cô ấy cả một đời!

8. Để tâm nên mới nghĩ ngợi linh tinh, không để tâm, đến nghĩ cũng chẳng buồn nghĩ!

9. Khi con người ta vẫn còn trên đời, tưởng rằng còn nhiều thời gian, nhiều cơ hội. Thực ra cuộc đời là phép trừ, gặp nhau một lần, ít đi một lần.

10. Có một ngày bạn sẽ hiểu, lương thiện khó hơn thông minh nhiều. Thông minh là một loại tài năng thiên phú, còn lương thiện lại là một sự lựa chọn.

11. Không nghe không hỏi không nhất định là đã quên, song chắc chắn là đã xa cách. Cả hai trầm lặng quá lâu, đến chủ động cũng cần có dũng khí.

12. Đừng nên dùng những lời tuyệt tình để làm tổn thương đến người mà bạn yêu vào lúc tâm tình tồi tệ nhất.

13. Có những lúc, không có lần sau, không có cơ hội bắt đầu lại. Có những lúc, bỏ lỡ hiện tại, vĩnh viễn không còn cơ hội nữa.

14. Đôi khi, rõ ràng chúng ta đã tha thứ cho người ta, song lại không thể thực lòng vui vẻ, đó là bởi vì, chúng ta quên tha thứ cho bản thân mình.

15. Có sinh sẽ có tử, song chỉ cần bạn vẫn đang có mặt trên đời này, thì phải sống bằng cách tốt nhất. Có thể không có tình yêu, không có đồ hàng hiệu, song không thể không vui vẻ.

16. Họ tốt đến đâu không quan trọng, bởi những thứ đó thuộc về họ.
Họ tốt với bạn thế nào mới quan trọng, bởi những thứ đó thuộc về bạn.

17. Thứ không cần, có tốt đến đâu cũng là rác.

18. Nếu bạn không mù, thì đừng dùng tai để hiểu tôi.

19. Sự lợi hại thực sự không phải là bạn quen biết bao nhiêu người, mà là vào lúc bạn gặp hoạn nạn, có bao nhiêu người quen biết bạn.

20. Những chuyện không cần giải thích kia, vào giây phút bạn nói ra, bạn đã thua.

21. Hãy nói một tiếng xin lỗi với bản thân mình, bởi những năm qua đã không học cách yêu lấy mình!

22. Trong cuộc sống, giai đoạn khó khăn nhất không phải là không ai hiểu bạn, mà là... bạn không hiểu chính mình.

23. Cuộc đời này thật ngắn ngủi, đừng dành... dù chỉ một phút cho những người, những việc khiến bạn buồn.

24. Thực ra, con người luôn ngược đời, người yêu bạn chiều chuộng bạn thì bạn không thèm. Người lạnh lùng, ơ hờ với bạn thì bạn lại theo đuổi mãi không thôi. Cuối cùng, người bị tổn thương đầy mình là chính bản thân bạn.

25. Thực ra những người hay cười, lại luôn cần người khác yêu thương.

26. Cuộc sống, là một bộ sách vô số chữ, mỗi người có cách đọc của riêng mình. Cuộc sống, là một câu hỏi có nhiều lời giải, mỗi người có đáp án của riêng mình. Cuộc sống, là một tách trà, mỗi người có cách thưởng thức của riêng mình. Những lúc không vui, hãy tự nhủ với bản thân: Rằng tất thảy của tất thảy, chính là để cuộc sống, thoải mái hơn, vui vẻ hơn, hạnh phúc hơn.

27. Hai người yêu nhau ở bên nhau sẽ không tránh khỏi những trận cãi vã, điều quan trọng nằm ở chỗ khi cuộc cãi vã kết thúc, ai sẽ dỗ dành ai. Thi thoảng tranh cãi không phải là khuyết điểm của đàn ông, nhưng sẵn lòng dỗ dành con gái lại là ưu điểm của họ. Bởi họ làm vậy vì họ có tình cảm với bạn, đó cũng là sự khoan dung độ lượng của họ. Cho nên, sau cuộc cãi vã, đàn ông nên dỗ dành người phụ nữ của mình, điều này không liên quan gì đến việc ai đúng ai sai, mà là tình yêu, là lòng bao dung, và cũng là trách nhiệm.

28. Mỗi người đều có cách sống của riêng mình, chúng ta không cần phải ngưỡng mộ cuộc sống của người khác. Có người ngoài mặt tươi cười rạng rỡ nhưng ẩn trong đó là bao giọt nước mắt, lại có người nhìn có vẻ cơ cực nhưng kỳ thực họ lại đang trải qua một cuộc sống rất thoải mái. Hạnh phúc không có một đáp án chuẩn mực, niềm vui cũng không chỉ xuất phát từ một con đường. Thu lại ánh mắt ngưỡng mộ người khác và nhìn lại tâm hồn mình. Sống cuộc sống mình mong muốn chính là những ngày tháng tươi đẹp nhất, cách sống mà mình muốn mới chính là cách sống tốt nhất.
-St

Bạo hành trên không gian mạng Cứ 10 người dùng internet tại Việt Nam thì có hơn 5 người liên quan đến các hành vi bắt nạ...
10/12/2023

Bạo hành trên không gian mạng

Cứ 10 người dùng internet tại Việt Nam thì có hơn 5 người liên quan đến các hành vi bắt nạt, 21% những người được khảo sát cho biết họ từng là nạn nhân, 38% là người đứng ngoài hoặc chứng kiến hành vi bắt nạt hoặc quấy rối. Những con số báo động về vấn nạn bạo hành trên không gian mạng này được đưa ra tại Hội thảo “Việt Nam và Israel phòng, chống bắt nạt trên môi trường mạng”, do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cùng Đại sứ quán Israel tại Việt Nam tổ chức vừa qua.

Một số người nghĩ rằng bạo hành trên “thế giới ảo” thì làm sao có thể ảnh hưởng tới cuộc sống thực tế được. Quan điểm này hoàn toàn sai lầm bởi đã có không ít hậu quả đau xót xảy ra. Nhiều nạn nhân của bạo hành trên mạng bị ảnh hưởng tâm lý trầm trọng, nặng hơn nữa là hành động tiêu cực, nguy hiểm đến tính mạng. Trên thế giới đã có những trường hợp tự sát sau nhiều ngày chịu sự tấn công dồn dập từ cộng đồng mạng.

Ở nước ta hiện nay, trong cơn lốc gia tăng của số người sử dụng internet, mạng xã hội ngày càng trở thành thứ không thể thiếu trong cuộc sống của nhiều người, nhất là giới trẻ. Việc chia sẻ, bình luận về những vấn đề quan tâm là cách mà nhiều người dùng mạng lựa chọn để tương tác, gắn kết nhau hơn. Sẽ chẳng có gì phải trăn trở nếu văn hóa bình luận ấy không biến tướng thành sự xoi mói vô duyên, ác ý, gây bức xúc trong dư luận. Cộng đồng mạng đã chứng kiến không ít trận xỉa xói, “ném đá hội đồng” trước một sự việc, hành động, phát ngôn của một tổ chức hay cá nhân khiến họ không vừa ý. Chưa dừng lại ở ngày một, ngày hai, nhiều trường hợp bị các nhóm sử dụng mạng xã hội miệt thị, xúc phạm đến thách thức, đe dọa, kêu gọi tẩy chay hay “tra tấn ngôn từ” trong khoảng thời gian dài, gây ảnh hưởng nặng nề tới tâm lý, sức khỏe, tinh thần.

Đành rằng, có những hành động, phát ngôn chưa chuẩn mực, gây bất bình trong cộng đồng. Thế nhưng, việc góp ý một cách văn minh, trên tinh thần xây dựng mới là điều đáng khuyến khích để góp phần điều chỉnh hành vi xã hội, xây dựng môi trường văn hóa ngày càng tốt đẹp hơn. Vẫn biết ai cũng có quyền được tự do bày tỏ quan điểm, tâm tư tình cảm của mình, nhưng nên nhớ không thể vượt ra ngoài khuôn khổ pháp luật. Quyền tự do ngôn luận, bày tỏ ý kiến trước những vấn đề quan tâm không đồng nghĩa với việc tự huyễn hoặc mình là chân lý và có quyền dạy dỗ, xúc phạm, miệt thị, bôi nhọ, vùi dập người khác.

Pháp luật nước ta có những quy định rất nghiêm minh về tội vu khống, làm nhục người khác. Vừa qua, các cơ quan chức năng đã phối hợp xử lý nghiêm một số vụ việc lợi dụng mạng xã hội để vu khống, xúc phạm danh dự người khác, đồng thời đẩy mạnh triển khai thực hiện Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội.

Sự vào cuộc quyết liệt, điều chỉnh kịp thời của cơ quan thực thi pháp luật trước các hành vi bạo hành trên không gian mạng là việc làm rất cần thiết, cấp bách hiện nay. Hiệu quả của hành động ấy sẽ còn được nhân lên gấp bội nếu mỗi công dân tự điều chỉnh ngay từ trong ý thức sử dụng mạng của mình. Hãy là người sử dụng mạng văn minh để kiến tạo một không gian số của văn hóa và tri thức kết nối.

HỒNG THẠNH

Khẳng định vị thế và uy tín ngày càng cao của Việt Nam Điều này được thể hiện trong việc Việt Nam lần thứ hai được tín n...
10/12/2023

Khẳng định vị thế và uy tín ngày càng cao của Việt Nam

Điều này được thể hiện trong việc Việt Nam lần thứ hai được tín nhiệm bầu vào vị trí Phó Chủ tịch liên Chính phủ Công ước về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (Công ước 2003) của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO), đại diện cho khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Việc này diễn ra hôm 8/12 (giờ địa phương), tại TP Kasane, Cộng hòa Boswana, trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 18 Ủy ban liên Chính phủ Công ước 2003. Nhiệm kỳ đầu tiên của Việt Nam từ năm 2006-2010.

Việc Việt Nam thêm một lần nữa được tín nhiệm bầu vào vị trí Phó Chủ tịch tại một trong những cơ quan chuyên môn then chốt của UNESCO đã khẳng định vị thế và uy tín ngày càng cao của Việt Nam trên trường quốc tế, cho thấy sự ủng hộ, tin tưởng của cộng đồng quốc tế đối với khả năng đóng góp và năng lực điều hành của chúng ta tại UNESCO, cũng như ghi nhận đóng góp tích cực của Việt Nam trong lĩnh vực hợp tác văn hóa nói chung và di sản văn hóa phi vật thể nói riêng, góp phần vào thúc đẩy vai trò của văn hóa, di sản cho sự phát triển bền vững, bao trùm và tự cường ở tầm quốc gia, khu vực và toàn cầu.

Đây cũng chính là một minh chứng nữa về việc triển khai thành công đường lối đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa và hội nhập quốc tế toàn diện của Việt Nam như tinh thần Nghị quyết lần thứ XIII của Đảng, Chỉ thị 25-CT/TW của Ban Bí thư về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030.

Với tư cách là Phó Chủ tịch Ủy ban liên Chính phủ Công ước 2003, Việt Nam sẽ có điều kiện thuận lợi hơn trong việc hoàn thiện, triển khai các mục tiêu và ưu tiên của Công ước 2003, nâng tầm quan trọng của di sản văn hóa phi vật thể như động lực cho phát triển bền vững, đa dạng văn hóa, sáng tạo và đối thoại giữa các nền văn hóa, gắn kết xã hội, tăng cường sự tham gia của cộng đồng, phụ nữ và giới trẻ.

Trong năm 2023, Việt Nam đã ghi nhận nhiều thành công trong hợp tác với Tổ chức UNESCO, tiêu biểu như Việt Nam được tín nhiệm bầu vào vị trí Phó Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO và vào Ủy ban Di sản Thế giới; Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà được ghi danh là di sản thiên nhiên thế giới; TP Đà Lạt, Hội An tham gia Mạng lưới các thành phố sáng tạo; Danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác được UNESCO ra “Nghị quyết vinh danh”, ngày 21/11/2023, cùng kỷ niệm 300 năm ngày sinh…

Như Thảo

Tác phẩm: ĐOÀN KẾT LÀ CHIẾN THẮNG Tác giả: Trần Tam MỹLời giới thiệu: Trẻ em dân tộc Mông ở Đak Nông ,đang chơi trò chơi...
10/12/2023

Tác phẩm: ĐOÀN KẾT LÀ CHIẾN THẮNG

Tác giả: Trần Tam Mỹ

Lời giới thiệu: Trẻ em dân tộc Mông ở Đak Nông ,đang chơi trò chơi dân gian trong những ngày hè , thật sinh động trong những trang phục truyền thống ,những chiếc váy màu sắc sặc sỡ .

vietnam.vn

CHUYẾN THĂM CỦA CHỦ TỊCH TẬP CẬN BÌNH SẼ VIẾT NÊN CHƯƠNG MỚI TRONG QUAN HỆ VIỆT – TRUNGTrong một bài bình luận của hãng ...
10/12/2023

CHUYẾN THĂM CỦA CHỦ TỊCH TẬP CẬN BÌNH SẼ VIẾT NÊN CHƯƠNG MỚI TRONG QUAN HỆ VIỆT – TRUNG

Trong một bài bình luận của hãng thông tấn Tân Hoa đăng sau khi có thông báo chính thức về chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho rằng, chuyến thăm được thực hiện đúng vào dịp kỷ niệm 15 năm thiết lập quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược giữa hai bên, do vậy sẽ mở ra một giai đoạn mới và viết nên chương mới trong quan hệ Việt – Trung.

Theo bài bình luận, đây là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sau 6 năm. Bài viết khẳng định “chuyến thăm này sẽ củng cố hơn nữa tin cậy chính trị giữa hai nước, thúc đẩy hợp tác song phương cùng có lợi, thắt chặt sợi dây hữu nghị giữa người dân hai bên, tiếp thêm động lực mạnh mẽ cho một giai đoạn phát triển mới trong quan hệ Trung Quốc – Việt Nam từ điểm khởi đầu cao hơn.”

Bài viết điểm lại chuyến thăm Trung Quốc cuối năm ngoái của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, với việc hai Tổng Bí thư đạt được đồng thuận quan trọng trong việc đưa quan hệ hai nước không ngừng vươn lên tầm cao mới trong thời đại mới. Bài viết nhấn mạnh: “Dưới sự dẫn dắt chiến lược của Tổng Bí thư Tập Cận Bình và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, quan hệ Trung Quốc – Việt Nam duy trì ở mức cao, không chỉ mang lại lợi ích cho nhân dân hai nước, mà còn thúc đẩy hòa bình và phát triển ở khu vực và trên thế giới.”

Theo bài viết, trao đổi cấp cao giữa hai Đảng hai nước gần gũi và diễn ra thường xuyên, điều đó đã “thể hiện đầy đủ mức độ cao và tính đặc biệt” trong quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc. Hướng tới tương lai, bài viết hy vọng hai nước sẽ “không ngừng củng cố tin cậy chính trị, giúp đỡ lẫn nhau trên trường quốc tế, trao đổi và học hỏi lẫn nhau trong quản lý đất nước, tìm ra con đường hiện đại hóa phù hợp với điều kiện quốc gia của mỗi nước, chung tay thúc đẩy quan hệ Trung Quốc – Việt Nam lên tầm cao mới.”

Trên lĩnh vực kinh tế, bài viết cho rằng, hai bên là đối tác tốt của nhau. Hai nước không ngừng đi sâu hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư và xây dựng cơ sở hạ tầng, đồng thời đạt được nhiều kết quả tốt đẹp. Trung Quốc nhiều năm liền là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, trong khi Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN. Nhìn về tương lai, bài viết kỳ vọng hai bên sẽ tăng cường kết nối chiến lược giữa sáng kiến ​​”Vành đai và Con đường” với “Hai hành lang, một vành đai”, thúc đẩy kết nối giữa hai nước, đồng thời phát huy tối đa lợi thế gần gũi về địa lý và bổ sung ngành nghề giữa hai nước, đi sâu hợp tác về kinh tế thương mại, kết nối và khoáng sản then chốt, cùng tạo dựng hệ thống chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng cùng có lợi và ổn định thông suốt.

Cũng theo bài viết, giao lưu nhân dân ngày càng sôi động và gần gũi đã không ngừng thắt chặt tình cảm giữa người dân hai nước, tạo nền tảng dư luận vững chắc cho sự phát triển quan hệ song phương. Trong 10 tháng đầu năm nay, lượng khách Trung Quốc đến Việt Nam đã đạt hơn 1,3 triệu lượt. Trong năm học 2021 – 2022, 27.000 sinh viên Việt Nam theo học tại Trung Quốc. Hai nước cũng có sự giao lưu chặt chẽ trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, nhiều huấn luyện viên Trung Quốc hiện đang làm việc tại Việt Nam.

​Bài viết cuối cùng khẳng định, năm nay đánh dấu kỷ niệm 15 năm thiết lập quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Trung Quốc, việc hai bên đạt được đồng thuận quan trọng về việc nâng cấp quan hệ song phương “sẽ mở ra một giai đoạn mới trong quan hệ hai nước”./.

Hương sen Việt

Address

Phạm Văn Đồng
Cam Ranh

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Cam Ranh Xanh posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Share


Other News & Media Websites in Cam Ranh

Show All