Vạn Linh Tự

Vạn Linh Tự Contact information, map and directions, contact form, opening hours, services, ratings, photos, videos and announcements from Vạn Linh Tự, Media, Đường Quản lộ Phụng Hiệp, Bac Lieu.

18/12/2022
18/12/2022
Góc 😝Bác sỹ nha khoa đưa ra ba điều để giữ răng tốt nhất: Thứ nhất: phải đánh răng vào mỗi tối trước khi đi ngủ.Thứ 2: đ...
06/12/2022

Góc 😝
Bác sỹ nha khoa đưa ra ba điều để giữ răng tốt nhất:
Thứ nhất: phải đánh răng vào mỗi tối trước khi đi ngủ.
Thứ 2: đánh răng mỗi sáng sau khi thức dậy để giúp thơm miệng và trắng răng.
Thứ 3🌺🌺🌺: muốn bảo vệ răng tốt nhất là: không nên chõ mõ vào chuyện của người khác , chúc mọi người luôn có hàm răng thật chắc, thật đẹp.

07/09/2022

Cập nhật danh sách tùy hỷ cúng dường của PT Thu Hằng cùng bạn bè gieo duyên hỗ trợ nhà chùa xây dựng:( Năm 2022)
Thu Hằng: 6/4: 500k
+ 20/4: 1.triệu
Mẫn và Khải: 20/4: 1.triệu
Thu Hằng 5/6: 200k
Hải hải 9/6: 200k
Nguyễn Ánh: 11/7: 200k
+ 17/7: 200k
+ 7/9: 100k
Quang Khai: 7/9: 200k.. Xin tri ân công đức của Hằng cùng các bạn, góp công đức cho chùa quê xây dựng ngày càng hoàn thiện hơn.
Ngưỡng nguyện hồng ân Chư Phật gia hộ cho quý vị thân tâm thường an lạc,gia đình hoà thuận,đạo niệm tinh chuyên ,đầy đủ thiện duyên, hộ trì tam bảo.
Nam mô Công Đức lâm Bồ Tát Ma Ha Tát

Lễ Vu lan là ngày gì?Tại sao lại có ngày lễ Vu lan?   -----------🍋🍎🌿-----------  Không phải ngẫu nhiên, cứ đến ngày rằm ...
09/08/2022

Lễ Vu lan là ngày gì?
Tại sao lại có ngày lễ Vu lan?
-----------🍋🍎🌿-----------

Không phải ngẫu nhiên, cứ đến ngày rằm tháng bảy âm lịch hằng năm, Phật giáo long trọng tổ chức đại lễ Vu lan – Báo hiếu , thật trang nghiêm từ hình thức tổ chức cho đến nội dung.

Ngày lễ Vu lan mang ý nghĩa nhân văn trên bình diện tâm linh, văn hóa của con người.

Nguồn gốc của ngày lễ Vu lan xuất phát từ điển tích Phật giáo được ghi lại trong kinh Vu Lan Bồn.

“Vu Lan” là danh từ gọi tắt của “Vu Lan Bồn”, tiếng Phạn là Ullambana. “Ullam” dịch là “treo ngược” (đảo huyền), ví dụ cho cái khổ của người chết như bị treo ngược, cực kỳ thống khổ. Chữ “bồn” tiếng Phạn là “bana”, dịch là “cứu giúp”. Như vậy “Vu Lan Bồn” là giải cứu tội bị treo ngược.

“Báo hiếu” là sự đền đáp công đức sinh thành dưỡng dục của người con đối với cha mẹ hiện tiền và cha mẹ nhiều đời nhiều kiếp.

Lễ Vu lan của Phật giáo như chúng ta thấy ngày nay phát xuất từ thời Đức Phật. Bằng đại bi tâm, Đức Phật đã dạy phương thức báo hiếu cho cha mẹ ở đời này và nhiều đời khác.

Người đầu tiên tiếp nhận không ai khác là Tôn giả Mục Kiền Liên. Tôn giả là một trong mười vị đệ tử xuất chúng của Thế Tôn.

Theo kinh Vu Lan thì ngày xưa, Mục Kiền Liên đã tu luyện thành công nhiều phép thần thông. Mẹ ông là bà Thanh Đề đã qua đời, ông tưởng nhớ và muốn biết bây giờ mẹ như thế nào nên dùng mắt phép nhìn khắp trời đất để tìm. Thấy mẹ mình, vì gây nhiều nghiệp ác nên phải sinh làm ngạ quỷ, bị đói khát hành hạ khổ sở, ông đã đem cơm xuống tận cõi quỷ để dâng mẹ. Tuy nhiên do đói ăn lâu ngày nên mẹ của ông khi ăn đã dùng một tay che bát cơm của mình, không cho các cô hồn khác đến tranh cướp, vì vậy khi thức ăn đưa lên miệng đã hóa thành lửa đỏ.

Mục Liên quay về tìm Phật để hỏi cách cứu mẹ, Phật dạy rằng: "Dù ông thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ ông đâu. Chỉ có một cách nhờ hợp lực của Chư tăng khắp mười phương mới mong giải cứu được.

Ngày rằm tháng bảy là ngày thích hợp để cung thỉnh chư tăng, hãy sắm sửa lễ cúng vào ngày đó". Làm theo lời Phật, mẹ của Mục Liên đã được giải thoát.

Phật cũng dạy rằng: chúng sinh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng theo cách này (Vu Lan Bồn Pháp).
Từ đó ngày lễ Vu Lan ra đời ...!!!
--------------//-----------------

VÀ XIN ĐỪNG NGỘ NHẬN THÁNG 7 LÀ THÁNG CÔ HỒN!

Tháng 7 là gì?
Có nhiều người nói là tháng cô hồn nhưng thực ra không phải vậy. Tháng 7 là tháng công đức.

Vì sao? Vì khi tháng 7 đến mọi người đều cùng nhau bố thí, cúng dường phóng sinh và làm rất nhiều việc công đức để hồi hướng cho Ông Bà, Cha Mẹ quá vãng nhiều đời được vãng sinh lạc quốc; Ông Bà, Cha Mẹ hiện thời được phúc thọ tăng long.

Tháng 7 còn là tháng tu học. Bởi dù người xuất gia hay tại gia đều siêng năng lễ Phật, tụng kinh trong dịp này.

Tháng 7 là tháng Hiếu thảo, vì tất cả mọi người đều hướng về Cha Mẹ, Ông Bà, Tổ tiên.
Như thế sao lại gọi là tháng cô hồn? Chúng ta cần hiểu đúng hơn, và cần có những việc làm thiết thực để tháng 7 với chúng ta thực sự ý nghĩa, mọi người không nên đặt nặng vào những quan niệm sai lầm đó mà đánh mất đi cơ hội thực hiện việc Hiếu đạo của mình.

Tháng 7 là tháng an lành vì thế mọi người đừng sợ ma, quỷ - cô hồn. Bởi “nhất thiết duy tâm tạo” tức là mọi việc tốt hay xấu đều do tâm ta mà ra.

Kính chúc quý vị đạo hữu Phật tử xa gần vô lượng an lạc, vô lượng cát tường.

NAM MÔ ĐẠI HIẾU MỤC KIỀN LIÊN BỒ TÁT
st

Trong Kinh Tăng Chi  ĐỨC PHẬT DẠY CHỈ CÓ MỘT CÁCH DUY NHẤT ĐỂ TRẢ ĐƯỢC ƠN CHA MẸ ĐÓ CHÍNH LÀ AN TRÚ CHA MẸ VÀO BỐN PHÁP ...
04/08/2022

Trong Kinh Tăng Chi ĐỨC PHẬT DẠY CHỈ CÓ MỘT CÁCH DUY NHẤT ĐỂ TRẢ ĐƯỢC ƠN CHA MẸ ĐÓ CHÍNH LÀ AN TRÚ CHA MẸ VÀO BỐN PHÁP : CHÁNH TÍN, GIỚI HẠNH, THÍ XẢ, TRÍ TUỆ.

Trên đời này có hai hạng người khó mà mình trả xong cái ơn. Đó chính là cha mẹ. Ngài xác định rằng cho dù một đứa con có để cha mẹ ngồi lên hai vai của mình để mà đi hết một đời như vậy, để cho cha mẹ tiểu tiện trên người của mình. Một trăm năm đâu phải là ít, một kiếp người cũng khá dài khi mà phải chịu đựng bao nhiêu thứ khó nhọc đó.Tuy nhiên sự khó nhọc đó của người con cũng không thể nào bù đắp được cái tấm lòng, ơn sâu nghĩa nặng mà cha mẹ đã dành cho mình. Là vì bản thân đứa con đó, tấm lòng của đứa con trong lúc cõng cha mẹ trên vai không bì được với tấm lòng của cha mẹ lúc chăm sóc con cái, chỉ cái khoảng này thôi, mặc dù trên hình thức quay phim chụp hình thì mình thấy một đứa con mà cõng cha cõng mẹ suốt một trăm năm trên vai, để cho ông bà tiểu tiện trên người của mình, thì mình thấy hình ảnh đó nó dễ sợ thiệt. Nhưng mà ngồi ngẫm lại vì sao Đức Phật dạy như vậy, chuyện rất là đơn giản, vì tấm lòng của đứa con mà họ cõng, dầu là đại hiếu chí hiếu cũng không có bì được cái tấm lòng từ bi hỷ xả của cha mẹ mà dành cho con cái từ lúc biết nó đã tượng hình phôi thai, cho đến khi nó chết hoặc mình chết. Trong suốt khoảng thời gian đó tấm lòng trời bể của cha mẹ, con cái không thể nào bì được. Khi ngài xác nhận để trả ơn cha mẹ thì với hình thức vật chất ấy không thể nào đáp đền trong muôn một. Tuy nhiên chỉ cần người con hướng dẫn cha mẹ có một đời sống tâm linh thì coi như có thể đáp đền được .

Trong Chú giải có ghi rõ :Con cái chỉ có một cách duy nhất để báo hiếu rốt ráo là giúp cha mẹ có được bốn pháp lành sau đây : Saddha-Chánh tín, Sila-Giới hạnh, Caga-Thí xả, Panna-Trí tuệ. Vì nhờ hành trì bốn pháp này thì cha mẹ sẽ có đường luân hồi tốt đẹp.Thậm chí chấm dứt luân hồi .
Ngài giải thích thêm giống như trường hợp ngài tôn giả Xá Lợi Phất, năm 40 tuổi ngài đi tu, 84 tuổi ngài trở về gặp mẹ. Chỉ có một đêm gặp mẹ lúc rạng sáng trước khi nhắm mắt viên tịch, ngài thuyết pháp cho mẹ nghe, giúp cho mẹ chứng sơ quả Tu-Đà-Hườn, rồi ngài xuôi tay ra đi. Thì đây là cách trả ơn mà được xem là rốt ráo nhất. Nói là đắc Tu-Đà-Hườn nhưng thật ra đó là một cách nói khác của bốn cách tôi vừa nói.

1-Đức tin. Là chánh tín. Có nghĩa là niềm tin căn cứ trên trí tuệ, nghiệp báo và tam tướng. Tin rằng làm thiện thì được vui, làm ác thì bị khổ. Mọi thứ do duyên mà có, có rồi phải mất.
2-Giới hạnh. Là người sơ cơ giữ giới để cầu phúc, giữ giới vì người khác như vì e ngại thị phi. Có nghĩa là nếu mà mình giữ giới để cầu phúc, để tránh tội thì mình không có sát sanh. Bởi vì mình sợ kiếp sau mình sanh ra mình yểu thọ, bệnh, để kiếp sau mình được trường thọ khỏe mạnh. Còn riêng bậc hiền trí nói chung , bậc hiền thánh nói riêng , giữ giới vì lòng của các vị không có lý do nào để mà cướp đoạt mạng sống của người khác, và chẳng những không sát sanh mà các vị còn tránh luôn cả cái râu ria những liên quan đến giới sát sanh. Ví dụ làm khổ chúng sanh khác nó cũng là râu ria của giới sát.
Như giới hành dâm là tính giao, giao phối nam nữ, có 7 điều liên quan gọi là : methunasamyoga có nghĩa là không gần gũi thân xác nhưng thích nhìn ngắm, nghe tiếng nói, tơ tưởng đều là liên quan đến việc tính giao. Mình không sát sanh, không trộm cắp cũng vậy. Đúng là mình không có cướp đoạt lén lút lấy của người ta, nhưng mà có lòng ham thích chú ý lưu tâm đến cái của người khác cũng là không nên. Đại khái như vậy. Vậy thì giới có 2 trường hợp, một là cầu phúc tránh tội, hai là bản chất thiện pháp của mình không cho mình làm chuyện đó .
3-Thí Xả. Giúp cho cha mẹ có khả năng thí xả, có nghĩa là mình nói làm sao để cho cha mẹ thấy rằng buông ra tốt hơn nắm lại. Chẳng hạn như trong kinh Đức Phật dạy rằng : Một ngôi nhà đang cháy thì việc làm duy nhất mà gia chủ cần phải thực hiện đó là nhanh chóng đem ra những thứ có giá trị mà mình không muốn mất. Cũng vậy, trong tấm thân này nó sẵn sàng gặp bao nhiêu điều bất trắc, lão, bệnh, tử, tai họa, những bất thường không lường trước được, chúng ta có thể ra đi bất cứ lúc nào. Một mình ăn sẽ hết, người khác ăn sẽ còn. Khả năng bố thí cũng có ý nghĩa, một là bố thí cầu phúc để đời sau sanh ra không thiếu thốn để được dư. Hai là bố thí để mài mòn cái ý niệm sở hữu, mài mòn cái thói quen bủn xỉn, thói quen ôm giữ ghì chặt của nhiều đời, của vô số kiếp sanh tử tiền thân. Hiểu như vậy thì bố thí mới tới nơi tới chốn .
4-Trí Tuệ. Mình giúp làm sao mà cho cha mẹ luôn nhớ lấy điều này : Nghiệp lý là đời này cái gì cũng có nhân có quả, nhân quả luôn luôn tương ứng nhau, mọi thứ không phải ngẫu nhiên mà có cũng không phải do đấng cao sanh nào tạo ra, mọi thứ do nhiều nhân duyên vô vàn tác động. Mọi thứ do duyên mà có, có rồi cũng mất. Do thiện mới có vui, do ác mới có khổ. Cả thiện ác buồn vui này đều do vô số điều kiện mà có, có rồi phải mất đi. Tuy nhiên vì bản chất mình là thiện, vì tôn trọng điều thiện thì mình phải hành thiện lánh ác, nhưng luôn luôn nhớ rằng quả của thiện cũng là vô ngã vô thường, quả của ác cũng là vô ngã vô thường. Dầu tránh ác thì cũng luôn luôn nhớ là vô ngã vô thường và dầu hành thiện thì cũng phải nhớ dầu cái quả thiện nào có hay cách mấy cũng luôn luôn nhớ nó là vô ngã vô thường. Đó được gọi là sống trong trí tuệ. Trong một câu trả lời của Đức Phật cho quỷ Dạ Xoa Ngài có dạy rằng : Paññājīvim jīvitamahu settham : Cuộc sống trí tuệ là cuộc sống cao quý nhất .

Cuớc đời này nó là một màng đêm mịt mù. Phúc thay cho kẻ nào sống ở đời này được sống trong ánh sáng, bởi vì không có ánh sáng thì mình chỉ có sống mò thôi. Quí vị biết trong một căn phòng chật hẹp bụi bặm nhiều đồ đạc, mà ban đêm mình mò thì khả năng tai nạn rất lớn nói chi là trong cuộc đời bao la mênh mông này, trong một biển đời mênh mông bát ngát mịt mù tối thui, thì các vị tưởng tượng cái kiểu tai nạn Titanic là chuyện nhỏ, nó còn những cái khác khủng khiếp hơn nữa. Cho nên được sống trong nguồn sáng của trí tuệ là cả một đại phúc đại hạnh. Cho nên Đức Phật ngài dạy chỉ có một cách duy nhất để trả được ơn cha mẹ đó chính là an trú cha mẹ vào bốn pháp này.

Sư Giác Nguyên
(Chép lại bài giảng của Sư)

TẠI SAO HÌNH TƯỢNG QUÁN-THẾ-ÂM CHÚNG TA ĐANG THỜ LẠI MANG VÓC DÁNG NỮ NHÂN, NGÀI LÀ NAM HAY NỮ ?------------------------...
03/07/2022

TẠI SAO HÌNH TƯỢNG QUÁN-THẾ-ÂM CHÚNG TA ĐANG THỜ LẠI MANG VÓC DÁNG NỮ NHÂN, NGÀI LÀ NAM HAY NỮ ?
--------------------------
Chúng ta nên biết mười phương chư Phật không hề có nữ thân. Trong kinh Pháp-Hoa phẩm Phổ-Môn có câu : "Cần thích hợp một Phật thân để tế độ, Bồ Tát Quán Thế Âm liền hiện Phật thân để nói Pháp và tế độ"". Thế thì, đức Quán-thế-Âm là Bồ-tát, Ngài làm sao có thể hiện được Phật thân ?
Thực ra trong kinh ĐẠI-NHẬT và kinh BI-HOA đức Bổn Sư THÍCH-CA đã từng dạy rằng, đức Quán-Thế-Âm đời quá khứ đã thành Phật hiệu là CHÁNH PHÁP MINH NHƯ LAI vào thuở lâu xa vô lượng kiếp về trước. Vì bi nguyện độ sanh mà Ngài thị hiện làm thân Bồ-tát. Cũng trong kinh BI-HOA, đức Phật luôn luôn gọi đức Quán-Thế-Âm là "Thiện-nam-tử" tốt ! Vậy đức Quán-thế-Âm không thể nào là nữ nhân được.
Căn cứ theo lịch sử về tôn giáo, nhân gian dật sử, Linh ứng truyện ký và các lịch sử (tính chất sự tích) của Trung Hoa từ sau nhà Châu vua Chiêu Vương đến cận đại, và Việt Nam từ đầu thế kỷ thứ ba đến cận kim thì đức Quán-thế-Âm bồ tát đã từng hóa hiện vào các thế gia và cả bần gia để ứng cơ hóa độ chúng sanh. Mượn sự tướng của thế đạo để dẫn dắt nhân gian hướng thượng quay về chánh đạo. Như Quan-Âm Diệu-Thiện về đời vua Trang-vương. Quán-âm xách giỏ cá đời vua Huyền-Tôn nhà Đường, Quán-âm Thị-kính đời nhà Minh, Quán-Âm linh ứng đời nhà Nguyễn v.v...Tham khảo điều này cho ta thấy qua các đời phong kiến mọi quyền hành sanh sát, và làm tao loạn nhân gian hay thịnh suy cho đất nước, đều nằm trong tay Nam-giới. Tuy vậy những nữ lưu tuyệt đẹp và xuất sắc vẫn là cao điểm để đam mê và dễ bị nữ-sắc lung lạc và điều khiển.
Vậy sự hiện người nữ nhằm để chuyển hóa tâm xấu ác và cải thiện những xa hoa trụy lạc, đó là mục tiêu tùy duyên hóa độ của Bồ-tát Quán-thế-Âm. Và cũng từ đó mà tượng, ảnh của Ngài trở nên NỮ MẠO trong một số quốc gia Á-Châu. Nhưng điều căn bản là chúng ta phải biết rằng, đó là hình ảnh thị hiện, không nên chấp là Phật-Thân của Ngài.
BA LỄ VÍA QUÁN ÂM HÀNG NĂM, CÓ KHÁC BIỆT GÌ HAY KHÔNG ?
--------------------------
Hằng năm Phật tử khắp nơi trên thế giới thường làm lễ vía Bồ-tát Quán-Thế-Âm thật trang nghiêm vào các ngày : 19/2, 19/6 và 19/9 đều theo âm lịch. Nhưng đa phần chỉ biết suông là lễ vía Quán-thế-Âm thế thôi ! Thực ra trong Thiền môn nhật tụng cổ xưa đã ghi rõ :
- Ngày 19/2 là vía QUÁN THẾ ÂM ĐẢN SANH.
- Ngày 19/6 là vía QUÁN THẾ ÂM THÀNH ĐẠO.
- Ngày 19/9 là vía QUÁN THẾ ÂM XUẤT GIA.
Hãy chánh tín, Lời nói của Chư Phật không bao giờ hư dối.
HT. Thích Huyền Tôn

🌼𝐌𝐮𝐨̂́𝐧 𝐁𝐢̀𝐧𝐡 𝐀𝐧 𝐏𝐡𝐚̉𝐢 𝐂𝐨́ 𝐏𝐡𝐮̛𝐨̛́𝐜🌼☘️Muốn bình an trong cuộc đời này bắt buộc chúng ta phải có phước, có phước thì ta m...
17/06/2022

🌼𝐌𝐮𝐨̂́𝐧 𝐁𝐢̀𝐧𝐡 𝐀𝐧 𝐏𝐡𝐚̉𝐢 𝐂𝐨́ 𝐏𝐡𝐮̛𝐨̛́𝐜🌼

☘️Muốn bình an trong cuộc đời này bắt buộc chúng ta phải có phước, có phước thì ta mới có cơ hội gặp được những nhân duyên lành trong cuộc đời, càng khổ thì càng phải làm phước, mà làm phước có khó không ?

🍑Không khó chút nào đâu các bạn, đức Phật đã dạy chúng ta có thể bố thí trong 7 cách kia mà, ngoài tài thí ra ( bố thí bằng tài sản ) thì chúng ta còn có thể bố thí bằng ánh mắt, lời nói, thái độ, hành động ... nữa mà.

🌟Ví dụ mỗi sáng đi làm mặt đều cau có vì bị dậy sớm, thì ta nguyện lòng biết ơn hôm nay được dậy sớm đi làm trong khi có bao nhiêu người thất nghiệp hoặc phá sản. Chỉ với cái lòng trân trọng khởi lên thôi mà ngày hôm đó ta đi làm với tâm thái khác liền, kết quả công việc cũng dần thay đổi như vậy là mình có phước chưa ?

😺Thêm nữa nếu lâu nay mình lạnh nhạt ít nói cười, thì hôm nay nguyện với Phật cho con nhìn ai cũng hoan hỷ đi, sáng sớm đến công ty thường vội phóng xe qua không chào bác bảo vệ, thì nay ta đi chậm lại mỉm cười chào bác bảo vệ, chào cô lao công đi.

🚵Hoặc mỗi khi buồn thường dành tiền đi nhậu, đi bar, dùng những chất kích thích, đốt hết phước báo của chính mình thì nay ta dừng lại, học Phật rồi không khờ dại thế nữa. Dành dụm tiền gửi về quê cho bố mẹ, lo cho các em quần áo đi học, phụ gia đình việc này việc kia, có như vậy thì cuộc đời mình mới thay đổi.
🌾🌾🌾Những việc làm này đều mang lại phước báo rất lớn cho chúng ta, bố thí niềm vui, thái độ thân thiện đều là những phương pháp bố thí tối thắng và làm được mỗi ngày dù không tốn một đồng.
ST_

Mến chúc Quý Thầy Cô cùng phật tử một mùa hạ luôn an lạc trong chánh Pháp.
05/06/2022

Mến chúc Quý Thầy Cô cùng phật tử một mùa hạ luôn an lạc trong chánh Pháp.

Thân mời quý Phật tử vào lúc 18.00h (06 giờ chiều hôm nay) cùng nhau về Chùa lễ vía Quan Thế Âm Bồ Tát 19/02/2022.Nam Mô...
21/03/2022

Thân mời quý Phật tử vào lúc 18.00h (06 giờ chiều hôm nay) cùng nhau về Chùa lễ vía Quan Thế Âm Bồ Tát 19/02/2022.
Nam Mô Tầm Thinh Cứu khổ cứu nạn Linh Cảm Ứng Tự Tại Quan Thế Âm Bồ Tát .

🐄Bò làm mệt, than với chó:" Tao mệt quá ".🐶 Chó gặp mèo tâm sự:" Bò nó kêu mệt, chắc làm quá sức, chắc nó đòi nghỉ một c...
14/03/2022

🐄Bò làm mệt, than với chó:
" Tao mệt quá ".
🐶 Chó gặp mèo tâm sự:
" Bò nó kêu mệt, chắc làm quá sức, chắc nó đòi nghỉ một chút".
🐱 Mèo gặp dê tám chuyện:
" Bò nó muốn nghỉ một ngày vì công việc làm nó mệt quá, có lẽ ông chủ bắt nó làm quá sức".
🐐 Dê gặp gà:
" Bò nó đòi nghỉ làm, ông chủ bắt nó làm đến kiệt sức thì phải".
🐔 Gà gặp heo nói:
" Biết chuyện gì chưa, bò nó định đổi chủ và bỏ việc đấy".
🐷 Heo méc bà chủ:
" Bò nó định đổi chủ hay sao, nghe nói nó muốn bỏ việc vì công việc quá nặng.
👨‍👧Bà chủ nói ông chủ:
" Bò nó định tạo phản, nó muốn đổi chủ".
🙅‍♂️Ông chủ tức giận quát:
" A con bò này đã lười lại định tạo phản, thịt nó thôi".
👉Kết quả : Bò bị giết thịt
------------
🤞Nếu con bò không than với những kẻ nhiều chuyện thêm bớt thì nó sẽ không bị giết. Nếu ông chủ không hồ đồ nghe lời thị phị, không hỏi rõ trắng đen thì đã ko giết chết con bò.
👉 Vậy nên đừng có gặp ai cũng kể khổ, trên đời này rất ít người biết thông cảm với người khác, đa phần toàn nghe như chuyện cười rồi lan truyền khắp nơi.
👇 Môt câu chuyện qua miệng kẻ thứ hai là nó đã bị hoán đổi, đừng vội phán xét hay trách móc người khác khi mình chỉ nghe từ một phía. Là người thông minh phải biết lắng nghe .

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.🙏🙏🙏Thời khắc giao với ngày mới đã tới, có lẽ giờ này nhà nhà đã chìm vào giấc ngủ an....
11/02/2022

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
🙏🙏🙏Thời khắc giao với ngày mới đã tới, có lẽ giờ này nhà nhà đã chìm vào giấc ngủ an. Nhưng bản thân chúng con chưa thể nào chợp mắt nổi, thiết nghĩ phước báu của thầy trò chưa đủ để có thể hoàn thiện một ngôi chùa khang trang có nơi chốn sạch sẽ cho phật tử, con dân tu học. Dịch bệnh nay lại kéo dài, kinh tế ở đâu cũng khó khăn. Tuy nhiên với nguyện vọng hiện tại nhà chùa đang làm dở dang đài Quan Âm chưa có ghạch để ghép nền cho sạch sẽ , cổng chùa mới đổ lên cũng còn dang dở. 🥀
🌼Để kịp thời cho ngày Lễ Vía Quan thế Âm 19/2, mong sao tâm tình của chúng con được chia sẻ đến bạn hữu gần xa, quý phật tử mọi miền ai lướt qua có thể cho một nút chia sẻ hoặc gieo duyên chút ít ghạch lót sàn, xi măng, thép.. để hoàn thiện tâm nguyện tại nhà chùa.

Mọi chi tiết xin liên hệ :
0943.830.883
Sư cô Thích Nữ Linh Chơn
Địa chỉ: Chùa Vạn Linh, ấp 8, Xã Tân Thạnh, TX Giá Rai, Tỉnh Bạc Liêu.

STK : 6223205362712
Agribank Chi nhánh Thành Đô
Chủ tk: Nguyễn Thị Lài

Nam Mô Công Đức Lâm Bồ Tát Ma Ha Tát.

Một số hình ảnh thực tế:

CÓ BỐN LOẠI TÀI SẢN CẦN VUN TRỒNG1. Tài sản thứ nhất cần vun trồng Đó là lòng tin:Tin Phật, tin Pháp, tin Tăng, tin Nhân...
09/02/2022

CÓ BỐN LOẠI TÀI SẢN CẦN VUN TRỒNG

1. Tài sản thứ nhất cần vun trồng
Đó là lòng tin:
Tin Phật, tin Pháp, tin Tăng, tin Nhân Quả, tin khả năng thành Phật của chính mình.

2. Tài sản thứ hai cần vun trồng
Đó là đạo đức:
Không làm các việc ác, năng làm các việc lành, giữ năm giới, giữ tâm thanh tịnh.

3. Tài sản thứ ba cần vun trồng
Đó là trí huệ:
Đọc, nghe, nghiền ngẫm Kinh điển và nỗ lực thực hành để đạt thực chứng.
Rằng thì thế giới chỉ là huyễn hóa, duyên hợp tạm bợ.

4. Tài sản thứ tư cần vun trồng
Đó là bố thí:
Bố thí nội tài, ngoại tài, bố thí vô úy và bố thí Pháp.

-ST-

Khép lại một năm cũ đầy sự đau thương , mất mát. Bước sang năm Dần hi vọng mọi thứ đều mạnh mẽ như chúa sơn lâm. Mến chú...
31/01/2022

Khép lại một năm cũ đầy sự đau thương , mất mát. Bước sang năm Dần hi vọng mọi thứ đều mạnh mẽ như chúa sơn lâm. Mến chúc quý thầy, cô, phật tử, thiện hữu một năm khởi đầu cho sự vui khoẻ, may mắn , bình an,.hạnh phúc. Đạt được sở nguyện, sở cầu như ý.
Chùa Vạn Linh kính gửi lời chào, lời cảm ơn sâu sắc đến quý vị đã hỗ trợ phát tâm xây dựng để chùa sớm được ngày thêm hoàn thiện và tạo điều kiện thuận lơj cho tín đồ Phật tử tu học.

THIỀN "Mặt Trời Xanh Rờn Một Rổ Rau TươiVạn Pháp Nương Nhau Làm Nên Cuộc Đời."Câu mặt trời xanh rờn một rổ rau tươi được...
23/01/2022

THIỀN

"Mặt Trời Xanh Rờn Một Rổ Rau Tươi
Vạn Pháp Nương Nhau Làm Nên Cuộc Đời."

Câu mặt trời xanh rờn một rổ rau tươi được lấy từ bài thơ Thơ từng ôm và mặt trời từng hạt của Nhất Hạnh. Chính là mặt trời xanh rờn chứ không phải là rổ rau xanh rờn, bởi vì màu xanh của lá rau là do ánh sáng mặt trời mà có. Thiếu mặt trời, không có một loài nào sống được. Lá cây hút lấy một phần ánh sáng chiếu rọi trên nó, cất giữ năng lượng đó rồi rút chất thán trong không khí mà chế tạo các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây như đường và bột. Chất diệp lục tố màu xanh chính là do mặt trời mà có. Vì vậy khi nhìn rổ rau tươi là ta thấy được mặt trời, và mặt trời ở đây màu xanh.

Nhưng không phải nhìn rổ rau tươi ta chỉ thấy có mặt trời. Ta còn thấy muôn vạn hiện tượng khác. Ví dụ ta thấy một đám mây. Nếu không có đám mây thì sẽ không có mưa, và nếu không có mưa thì không có nước. Ta biết rằng nếu không có nước thì cũng không có rau, bởi vì không một loài thảo mộc nào mọc được khi không có nước. Đất cũng cần cho rau. Thán khí cũng cần cho rau. Sự có mặt của rổ rau là sự quy tụ của bao nhiêu điều kiện xa gần. Tất cả mọi pháp nương vào nhau mà có mặt, tất cả mọi pháp làm ra nhau và có mặt trong nhau: đó là nguyên lý tương duyên và tương tức của đạo Bụt.

Chữ pháp ở đây có nghĩa là vật, là hiện tượng. Tương duyên là nương vào nhau, có liên quan với nhau, giúp nhau mà tồn tại. Tương tức là có trong nhau, cái này là cái kia, có thể dịch ra là inter-etre hay inter-being. Trong khi lặt rau nhìn thấy mặt trời xanh rờn trong rổ rau tươi, bạn thấy được tính cách tương duyên và tương tức của sự vật. Đó là do công phu quán niệm về thực tại duyên khởi. Công phu quán niệm này nếu được duy trì liên tục sẽ đưa bạn đến một cái thấy về tính chất bất sinh bất diệt của vạn hữu và dần dần đưa bạn thoát khỏi vòng sinh tử.

Trong đời sống hàng ngày, hễ tiếp xúc với bất cứ một hiện tượng nào bạn cũng có thể đề khởi công phu quán niệm về tự tính duyên khởi, chứ không phải chỉ trong lúc nhặt rau mà thôi. Duyên là điều kiện. Khởi là sự phát sinh. Duyên khởi là sự phát sinh và có mặt của các hiện tượng căn cứ trên nguyên lý tương quan tương duyên của vạn pháp.

(Trích Từng bước nở hoa sen)


Hoài niệm về Ngài.

"ĐẤT LÀNH 🐦 ĐẬU"Thời Thế Tôn còn tại thế, các Tỷ kheo đa phần sống du hành. Với hành trang chú yếu là ba y và một bát, k...
07/11/2021

"ĐẤT LÀNH 🐦 ĐẬU"
Thời Thế Tôn còn tại thế, các Tỷ kheo đa phần sống du hành. Với hành trang chú yếu là ba y và một bát, khất thực để nuôi thân, luôn di chuyển từ nơi này đến nơi khác là đặc trưng của đời sống Xuất gia. Cũng có lúc các vị Tỷ kheo sống ở tinh xá hoặc nhà của thí chủ nhưng chủ yếu vẫn là các khu rừng bên ngoài những làng mạc, phố xá.
Theo kinh nghiệm của Thế Tôn, nếu khu rừng nào mà không cải thiện được đời sống tâm linh, không thăng tiến về định tuệ thì dù cho nơi ấy có đời sống sung túc cũng phải từ bỏ ngay lập tức. Ngược lại, khu rừng nào mà nơi ấy sự tu tập ngày càng tiến bộ, dẫu đời sống khó khăn thì cũng nên ở lại, nếu đủ duyên thì có thể ở lại đến trọn đời.
Ngày nay, chư Tỳ kheo không còn ở rừng và du hành nữa mà thuờng ở cố định trong những già lam sống kinh nghiệm về bốn khu rừng vẫn còn liên hệ mật thiết đến đời sống xuất gia. Do đó, nếu một Tỷ kheo không cảm nhận được sự tiến bộ tâm linh thì có quyền rồi bỏ trụ xử để tim một nơi ở khác thích hop. Vì thế, những vị có trách nhiệm lãnh đạo các chùa viện ngoài việc cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng, chăm lo đời sống vật chất cần đặc biệt quan tâm đến sự thăng hoa tâm linh của đại chúng. Sự ốn định và phát triển về phương diện vật chất tuy cần nhưng cần nhất vẫn là sự tiến bộ tinh thần. Đất lành thì chim đậu. Cũng vậy, khu rừng nào có an lạc và giải thoát thì Tăng chúng tìm về nương tựa. Điều này lý giải cho việc có khá nhiều "khu rừng" hiện nay bên ngoài nguy nga, tráng lệ, sung mãn vật chất nhưng thiếu vắng chư Tăng bởi không kiến tạo dược chất liệu an tịnh, giải thoát.

TU  ( To repair)🙏Tu là gì ? (What's repair?)🍁Tu là sửa, là sám hối cái sai của mình, là từ bi hỷ xả với mọi người. 🍁Tu l...
26/10/2021

TU ( To repair)

🙏Tu là gì ? (What's repair?)

🍁Tu là sửa, là sám hối cái sai của mình, là từ bi hỷ xả với mọi người.
🍁Tu là quay vào bên trong để soi chính mình, là bớt tham, sân si, ngã mạn.
🍁 Tu là quay về với tánh bổn thiện, quay về với Phật Tánh Từ Bi và Trí Tuệ của chúng ta.

🙏Tu với cái gì ?(repair with what?)

🌺Tu với cuộc đời.
🌸Tu với cái Tâm Vọng Động của chúng ta.
🌹Tu với những tánh xấu ác mà do vô minh chúng ta đã nuôi dưỡng nó lớn từng ngày.
💐 Tu với cái nghiệp chúng ta đã gay ra từ bao đời, Tu với Nhân Quả..

🙏Tu với ai ? (Who's repair?)

☘️Tu với Ba Mẹ của chúng ta, phải có lòng hiếu thảo.
☘️Tu với Anh Chị Em của chúng ta, phải biết yêu thương, nhường nhịn, kính trên bảo dưới.
☘️Tu với những người xung quanh chúng ta, hoan hỷ hòa nhã, đối xử tốt với mọi người.
☘️ Tu với công việc của chúng ta, hãy làm tốt công việc của mình dù là những việc nhỏ nhặt nhất nên có câu "trước khi Tu Phật hãy Tu Nhân".

🐢Nếu chỉ đơn thuần là ăn chay, đi chùa, lễ Phật mà nói Tu thì chưa đúng nghĩa của từ Tu. Những cái đó chỉ là phương tiện trợ giúp mà thôi, chỉ hướng ra ngoài chưa hướng vào trong, không phải là con đường cứu cánh, không hóa giải được nghiệp chướng, không đối trị được phiền não ngay trong cuộc sống hiện tại này.

👂Phải biết áp dụng lời Phật dạy vào cuộc sống thực tế, biết sống theo nhân quả, biết dừng nghiệp và chuyển nghiệp, đem lại lợi ích cho mình và mọi người. Tu là phải sửa, mỗi ngày sửa một ít, sửa hết những tánh xấu ác đi, vậy mới gọi là Có Tu. Chứ nếu ăn chay, lễ Phật, đi Chùa mà bao nhiêu tánh xấu ác còn nguyên thì đúng là tu mù rồi😭, chúng ta nên suy xét thật kỹ để không uổng phí bao nhiêu công sức tu tập cả đời.

_Góp nhặt_st

TU HÀNH CUỐI CÙNG ĐẠT ĐƯỢC ĐIỀU GÌ ?Có người hỏi vị Tăng sĩ : “ Ông lúc nào cũng tu tu hành hành vậy thông qua tu hành ,...
05/10/2021

TU HÀNH CUỐI CÙNG ĐẠT ĐƯỢC ĐIỀU GÌ ?
Có người hỏi vị Tăng sĩ :
“ Ông lúc nào cũng tu tu hành hành vậy thông qua tu hành , cuối cùng đạt được cái gì?”
Vị tăng sĩ trả lời :
“Cái gì cũng không đạt được”
Người này lại hỏi :
“ Vậy ngài còn Tu Hành làm gì?”
Vị tăng sĩ mỉm cười nói :
“ Thế nhưng tôi cũng có thể nói với cậu những thứ tôi mất đi.
Tôi từ từ mất đi tâm oán hận, ỷ lại, hẹp hòi, xoi mói, chỉ trích, bi quan và cầu vọng ;
Mất đi sự nông cạn, tầm nhìn hạn hẹp, mất đi hết thảy những thứ vô tri, can nhiễu và chướng ngại. “
Chân lý của Tu Hành không phải vì muốn đạt được mà chính là phải vứt bỏ đi hết thảy những nhân tâm, chấp trước, quan niệm bất hảo bao đời hình thành.
Mục đích của đề cao không phải vì đạt được, mà là buông bỏ! 🙏
St_

75 ĐỆ TỬ ĐỆ NHẤT TỐI THẮNG🙏41 VỊ TÌ KHEO TỐI THẮNG1. Đại Trưởng lão Añña Koṇdañña (A Nhã Kiều Trần Như) – Đệ nhất pháp l...
10/09/2021

75 ĐỆ TỬ ĐỆ NHẤT TỐI THẮNG

🙏41 VỊ TÌ KHEO TỐI THẮNG

1. Đại Trưởng lão Añña Koṇdañña (A Nhã Kiều Trần Như) – Đệ nhất pháp lạp (tuổi đạo cao nhất).
2. Đại Trưởng lão Sāriputta (Xá Lợi Phất) – Đệ nhất trí tuệ.
3. Đại Trưởng lão Moggallāna (Mục Kiền Liên) – Đệ nhất thần thông.
4. Đại Trưởng lão Mahā Kassapa (Ma Ha Ca Diếp) – Đệ nhất hạnh đầu đà.
5. Đại Trưởng lão Anuruddha (A Nậu Lâu Đà, A Na Luật) – Đệ nhất thiên nhãn.
6. Đại Trưởng lão Bhaddiya Kaḷigodhā (Phát-ti-da Ca-lị-gô-da-pút-ta) – Đệ nhất quý tộc.
7. Đại Trưởng lão Lakuṇdaka Bhaddiya (La-kun-ta-ka Phát-ti-da, La Bà Na Bà Đề) – Đệ nhất âm thanh vi diệu.
8. Đại Trưởng lão Piṇḍola Bhāradvāja (Bin-đô-la Phá-rát-oa-cha, Tân Đầu Lô)– Đệ nhất âm sư tử hống.
9. Đại Trưởng lão Puṇṇa Mantāniputta (Pun-nha Manh-ta-ni-pút-ta, Phú Lâu Na, Mãn Nguyện Tử) – Đệ nhất thuyết pháp.
10. Đại Trưởng lão Kaccāyana (Ca Chiên Diên) – Đệ nhất biệt giải Phật ngôn (giảng rộng giáo pháp sau khi được nghe ngắn gọn).
11. Đại Trưởng lão Cūḷapanthaka (Chu-la-banh-tha-ca, Châu Lợi Bàn Đặc) – Đệ nhất dùng ý hóa thân, Đệ nhất tâm thắng tiến (thiện xảo nhập thiền hữu sắc).
12. Đại Trưởng lão Mahāpanthaka (Ma-ha Banh-tha-ca, Đại Bàn Đặc) – Đệ nhất tưởng thắng tiến (thiện xảo nhập thiền vô sắc).
13. Đại Trưởng lão Subhūti (Tu Bồ Đề) – Đệ nhất vô tranh lạc trú (hạnh sống an lạc không tranh luận), Đệ nhất ứng cúng (hạnh đáng được cúng dường).
14. Đại Trưởng lão Revata Khadiravaniya (Rê-oa-ta Kha-đi-ra-oa-ní-da) – Đệ nhất ẩn lâm (tu ở rừng).
15. Đại Trưởng lão Kaṅkhā Revata (Căn-kha Rê-oa-ta) – Đệ nhất tu Thiền.
16. Đại Trưởng lão Soṇa Koḷivisa (Sô-na Kô-li-qui-sa) – Đệ nhất tinh tấn
17. Đại Trưởng lão Soṇa Kuṭikaṇṇa (Sô-na Ku-ti-canh-na) – Đệ nhất thuyết pháp tinh xảo (hạnh khéo nói).
18. Đại Trưởng lão Sīvali (Si-oa-li, Thi Bà La) – Đệ nhất ứng cúng lợi dưỡng (được nhận tứ sự dồi dào).
19. Đại Trưởng lão Vakkali (Oắc-ka-li, Bà Ca Lợi) – Đệ nhất thuần tín (lòng tin tín thành nơi Đức Phật).
20. Đại Trưởng lão Rāhula (La Hầu La) – Đệ nhất hạnh hiếu học.
21. Đại Trưởng lão Raṭṭhapāla (Rát-tha-pha-la, La Tra Bà La) – Đệ nhất thuần tín xuất gia (xuất gia bằng cách thuyết phục người nhà với tín tâm kiên định,).
22. Đại Trưởng lão Kuṇḍadhāna (Kun-đa-tha-na, Quân Đầu Bà Mạc) – Đệ nhất lộc hưởng (nhận phiếu thăm đầu tiên để thọ lãnh vật thực).
23. Đại Trưởng lão Vaṅgīsa (Oan-ki-sa) – Đệ nhất biện tài.
24. Đại Trưởng lão Upasena Vaṅgantaputta (U-ba-sê-na Oăn-ganh-ta-pút-ta, Ưu Ba Tiên Ca Lan Đà Tử) – Đệ nhất sự dễ mến toàn diện.
25. Đại Trưởng lão Dabba Mallaputta (Ðắp-ba Ma-la-pút-ta) – Đệ nhất tri sự (sắp xếp chỗ ngụ cho chư Tăng).
26. Đại Trưởng lão Pilindavaccha (Pi-lin-đa-oắc-cha) – Đệ nhất chư Thiên ái kính.
27. Đại Trưởng lão Bāhiya Dārucīriya (Ba-hi-da Ða-ru-chi-rí-da, Bà Hê hay Quả Y- lấy vỏ cây làm áo) – Đệ nhất tốc chứng Thánh đạo (chứng đắc đạo quả nhanh nhất).
28. Đại Trưởng lão Kumāra Kassapa (Ku-ma-ra Ka-sa-pa, Câu Ma La Ca Diếp) – Đệ nhất thuyết giảng vi diệu.
29. Đại Trưởng lão Mahā Koṭṭhika (Ma-ha Kốt-thi-ta, Đại Câu Hy La) – Đệ nhất tuệ vô ngại giải.
30. Đại Trưởng lão Ānanda (A Nan Đà) – Đệ nhất đa văn (nghe nhiều học rộng), Đệ nhất ức niệm (có trí nhớ phi thường), Đệ nhất tế nhị (đầy đủ cử chỉ tốt đẹp), Đệ nhất kiên trì (trong việc học và ghi nhớ giáo pháp), Đệ nhất thị giả.
31. Đại Trưởng lão Uruvela Kassapa (Ưu Lâu Tần Loa Ca Diếp) – Đệ nhất đại hội chúng (có đệ tử đông đảo).
32. Đại Trưởng lão Kāḷudāyī (Ca Lưu Đà Di) – Đệ nhất làm cho các gia đình hoan hỷ.
33. Đại Trưởng lão Bākula (Bạc Câu La) – Đệ nhất thiểu bệnh (có sức khỏe tuyệt hảo, tuổi thọ lâu dài).
34. Đại Trưởng lão Sobhita (Sô-phi-ta) – Đệ nhất túc mạng tri (khả năng nhớ lại những kiếp quá khứ).
35. Đại Trưởng lão Upāli (Ưu Ba Li) – Đệ nhất giới luật.
36. Đại Trưởng lão Nandaka ( Nan Đà Ca ) – Đệ nhất giáo giới chư Tỳ Kheo Ni.
37. Đại Trưởng lão Nanda (Nan Đà) – Đệ nhất khéo hộ trì các căn.
38. Đại Trưởng lão Mahā Kappina (Ma-ha Káp-pi-na, Ma Ha Kiếp Tân Na )– Đệ nhất giáo giới chư Tỳ Kheo.
39. Đại Trưởng lão Sāgata (Sa-ga-ta, Thiện Lai) – Đệ nhất tam muội hỏa (thiện xảo trú thiền chứng đề mục lửa).
40. Đại Trưởng lão Rādha (Ra-tha) – Đệ nhất năng khởi biện tài.
41. Đại Trưởng lão Mogharāja (Mô-kha-ra-cha) – Đệ nhất hạnh phấn tảo y (mặc thô y).

🙏 13 VỊ TÌ KHEO NI TỐI THẮNG

1. Trưởng lão Ni Mahāpajāpati Gotamī (Ma-ha-pa-cha-pa-ti Gô-ta-mi, Đại Ái Đạo Kiều Đàm Di) – Đệ nhất pháp lạp (tuổi đạo cao nhất bên Ni giới)
2. Trưởng lão Ni Khemā (Khê-ma, Thức Ma) – Đệ nhất trí tuệ.
3. Trưởng lão Ni Uppalavannā (Úp-pa-la-oanh-na, Liên Hoa Sắc) – Đệ nhất thần thông.
4. Trưởng lão Ni Patācārā (Pa-ta-cha-ra, Ba La Giá Na) – Đệ nhất trì Luật.
5. Trưởng lão Ni Dhammadinnā (Thăm-ma-đin-na, Đàm Ma Đề Na, Pháp Dữ) – Đệ nhất thuyết pháp.
6. Trưởng lão Ni Rupa Nandā (Ru-pa-nan-đà)– Đệ nhất tu Thiền.
7. Trưởng lão Ni Bahuputtika Soṇā (Sô-nha, Thâu Na) – Đệ nhất hạnh tinh tấn.
8. Trưởng lão Ni Sakulā (Sa-ku-la ,Xa Câu Lê)– Đệ nhất thiên nhãn thông.
9. Trưởng lão Ni Bhaddā Kuṇdalakesā (Phát-đa-kun-đà-la-kê-sa, Bạt Đà Quân Đà La) – Đệ nhất tốc chứng Thánh đạo (đắc giải thoát nhanh nhất).
10. Trưởng lão Ni Bhaddā Kāpilānī (Phát-đa-ka-pi-la-ni, Bạt Đà Ca Tỳ Ly) – Đệ nhất túc mạng trí (có khả năng nhớ các đời quá khứ).
11. Trưởng lão Ni Bhaddā Kaccānā Yasodharā (Phát-đa-kat-ca-na, Da Du Đà La) – Đệ nhất đại thắng trí.
12. Trưởng lão Ni Kisāgotamī (Ki-sa-gô-ta-mi, Cơ Lê Xá Kiều Đàm Di) – Đệ nhất hạnh phấn tảo y.
13. Trưởng lão Ni Siṅgalakamātu (Si-ga-la-ma-ta)– Đệ nhất thuần tín.

🙏 11 VỊ NAM CƯ SĨ TỐI THẮNG

1. Nam cư sĩ Tapussa (Ta-phút-sa) – Đệ nhất nam cư sĩ quy y đầu .
2. Nam cư sĩ Bhallika (Pha-li-ka) – Đệ nhất nam cư sĩ quy y đầu tiên.
3. Nam cư sĩ Sudatta Anāthapiṇdika (Tu-đạt-da A-ná-tha-pin-đi-ka, Cấp Cô Độc) – Đệ nhất bố thí.
4. Nam cư sĩ Citta Macchikāsandika (Chít-ta Mắc-chi-ka-săng-đi-ka, Chất Đa) – Đệ nhất thuyết pháp.
5. Nam cư sĩ Hatthaka Āḷavaka (Hách-tha-ka A-la-oa-ka, Ha Xỉ A La Bà) – Đệ nhất hành trì Tứ nhiếp pháp.
6. Nam cư sĩ Mahānāma Sakya (Ma Ha Nam)– Đệ nhất bố thí vật thực thượng vị.
7. Nam cư sĩ Ugga Vesālika (Úc-ga Uê-sa-li-ka, Ưu Ca Tỳ Xá Ly) – Đệ nhất bố thí món đồ khả ý.
8. Nam cư sĩ Uggata Hatthigāma (Úc-ga-ta Hách-thi-ga-ma) – Đệ nhất hộ trì Tăng chúng.
9. Nam cư sĩ Surambaṭṭha (Su-ra Ăm-bách-tha) – Đệ nhất chánh tín bất động.
10. Nam cư sĩ Jīvaka Komārabhacca (Chi-oa-ka Kô-ma-ra-bắc-cha, Kỳ Bà) – Đệ nhất hội chúng khả kính.
11. Nam cư sĩ Nakulapitā (Na-ku-la-pi-ta) – Đệ nhất thân thiện với Đức Phật.

🙏10 VỊ NỮ CƯ SĨ TỐI THẮNG

1. Nữ cư sĩ Sujātā Senānīdhita (Su Già Ta) – Đệ nhất nữ cư sĩ quy y đầu tiên.
2. Nữ cư sĩ Visākhā Migāramātā (Quí-sa-kha Mi-ga-ra-ma-ta, Tỳ Xá Khư Lộc Mẫu) – Đệ nhất bố thí.
3. Nữ cư sĩ Khujjuttarā ( Cửu Thọ Đa La)– Đệ nhất đa văn.
4. Nữ cư sĩ Sāmāvatī (Sa-ma-oa-ti) – Đệ nhất an trú từ tâm.
5. Nữ cư sĩ Uttarā Nandamātā (Út-ta-ra Nan-đa-ma-ta) – Đệ nhất tọa thiền
6. Nữ cư sĩ Suppavāsā Koliyadhita (Súp-pa-oa-sa Kô-li-da-thi-ta) – Đệ nhất cúng dường món ăn thượng vị.
7. Nữ cư sĩ Suppiyā (Súp-pi-da, Tu Tỳ Da) – Đệ nhất phụng dưỡng bệnh nhân.
8. Nữ cư sĩ Kātiyānī (Ka-ti-da-ni) – Đệ nhất chánh tín bất động.
9. Nữ cư sĩ Nakulamātā (Na-ku-la-ma-ta) – Đệ nhất thân thiện với Đức Phật.
10. Nữ cư sĩ Kāḷī Kuraraghara (Ka-li) – Đệ nhất văn thuyết tịnh tín (nghe người khác nói về Đức Phật, sanh lòng tin thanh tịnh dù không được gặp Ngài).

Tham khảo:
- Tăng Chi Bộ Kinh, phẩm Những Người Tối Thắng (quyển 1, chương 14) – HT Thích Minh Châu việt dịch.
- Chú thích đối chiếu Pali - Hán tên các vị đệ tử trong Kinh Tăng Nhất A Hàm (quyển 1, các chương 4, 5, 6, và 7).
St_anhsangtubi_

Address

Đường Quản Lộ Phụng Hiệp
Bac Lieu

Telephone

+84943830883

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Vạn Linh Tự posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Videos

Share

Category


Other Media in Bac Lieu

Show All

You may also like