Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang

Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang Contact information, map and directions, contact form, opening hours, services, ratings, photos, videos and announcements from Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang, News & Media Website, tầng 5, nhà B, khu liên cơ quan, quảng trường 3/2, Bac Giang.

01/12/2024

Một số Video về Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Giang lần thứ IV

28/11/2024

Gương sáng trong đồng bào dân tộc thiểu số huyện Lục Nam

28/11/2024

Đại biểu dự Đại hội các DTTS tỉnh dâng hương tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ

Triển lãm sinh vật cảnh chào mừng Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Giang lần thứ IV - năm 2024
28/11/2024

Triển lãm sinh vật cảnh chào mừng Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Giang lần thứ IV - năm 2024

28/11/2024

☘️ Điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Sơn Động
☘️Bà Hoàng Thị Hiền, hộ dân hiến đất thôn Việt Tiến, xã Giáo Liêm, huyện Sơn Động
☘️ Vi Văn Giới, dân tộc Tày, Tổ hội nông dân nghề nghiệp nuôi gà 6 ngón, xã Vân Sơn, huyện Sơn Động

👉Em Hoàng Hà Thảo: Đam mê học tập và nghiên cứu khoa học kỹ thuật🌼 Sinh ra trong một gia đình giàu truyền thống hiếu học...
28/11/2024

👉Em Hoàng Hà Thảo: Đam mê học tập và nghiên cứu khoa học kỹ thuật
🌼 Sinh ra trong một gia đình giàu truyền thống hiếu học, em Hoàng Hà Thảo, người dân tộc Tày tại thành phố Bắc Giang hiện đang là học sinh lớp 12 chuyên Sinh, Trường THPT Chuyên Bắc Giang đã quyết tâm phấn đấu, theo đuổi ước mơ trở thành một bác sỹ giỏi để giúp đỡ người bệnh, đặc biệt những bệnh nhân nghèo, những người có hoàn cảnh khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó, em còn rất say mê nghiên cứu khoa học kỹ thuật và đã đạt giải cao trong các cuộc thi cấp thành phố, cấp tỉnh và quốc gia.
Ước mơ trở thành bác sỹ giỏi

Với niềm đam mê học tập từ nhỏ, em Hoàng Hà Thảo luôn là một học sinh giỏi đáng ngưỡng mộ, em trở thành một tấm gương sáng cho các bạn học sinh khác. Em rất thần tượng người bố của mình, bác sỹ Hoàng Chí Thành, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang – người có nhiều đóng góp trong sự nghiệp y tế của tỉnh nhà và cũng là một trong 10 người được Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang tôn vinh danh hiệu “Công dân Bắc Giang ưu tú năm 2023”. Do vậy, Hà Thảo luôn mong muốn sau này sẽ trở thành một bác sỹ giỏi giống như bố để có thể cứu giúp mọi người. Em đã quyết tâm nỗ lực học thật giỏi, đặc biệt môn Sinh học. Ngay từ năm lớp 9, em đã tham gia Đội tuyển và đạt giải Ba cấp thành phố môn Sinh học, thi đỗ vào lớp Chuyên Sinh, Trường THPT Chuyên Bắc Giang.

Hoàng Hà Thảo chia sẻ: "Bố chính là người mà em rất ngưỡng mộ và tạo động lực cho em mỗi ngày. Từ công việc bác sĩ của bố, em thấy được niềm vui của bệnh nhân và gia đình khi khỏi bệnh, thấy được niềm hạnh phúc của bố mỗi khi có ca mổ thành công. Lâu dần, những hình ảnh đó đã tạo động lực vô hình thôi thúc em trở thành một người có ích cho xã hội, đem lại niềm vui, sức khỏe cho gia đình, cho mọi người và được mọi người yêu quý".

Xác định mục tiêu học tập rõ ràng và không ngừng cố gắng, phấn đấu để đạt được mục tiêu mà mình đề ra, Thảo luôn chuẩn bị bài vở đầy đủ trước khi đến lớp, nhờ đó em có thể tiếp thu bài giảng của thầy cô dễ dàng hơn và hiểu rõ bài hơn. Trong các giờ học, em luôn tập trung nghe giảng, tích cực giơ tay phát biểu. Em cố gắng vận dụng những phương pháp khoa học để ghi nhớ, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức học tập.

Ngoài việc học trong sách giáo khoa, Hà Thảo còn dành nhiều thời gian để đọc các loại sách tham khảo, sách nâng cao và các tài liệu khác, làm phong phú thêm vốn tri thức của bản thân. Em cũng rất tích cực hỏi ý kiến thầy cô và trao đổi với các bạn về một số bài học mà em chưa hiểu rõ.

Theo Hà Thảo, yếu tố quan trọng nhất để học tốt chính là sự quyết tâm và tình yêu đối với môn học. Tuy cũng áp lực khi tham gia các kỳ thi lớn nhưng em luôn tìm kiếm những điều tích cực xung quanh để có tinh thần thoải mái, lạc quan. Ngoài những giờ học căng thẳng ở trường, ở nhà em thường gặp gỡ bạn bè, đọc sách, nghe nhạc thư giãn, thỉnh thoảng em xem các chương trình giải trí có lồng ghép kiến thức trong xã hội.

Đam mê nghiên cứu khoa học kỹ thuật

Không chỉ học giỏi các môn văn hoá ở trên lớp, Hoàng Hà Thảo còn rất đam mê và tích cực tham gia nghiên cứu khoa học kỹ thuật nhằm phát triển toàn diện bản thân. Năm học lớp 11, được sự hướng dẫn và giúp đỡ của các thầy, cô, Hà Thảo đã mạnh dạn cùng các bạn thực hiện đề tài khoa học về “Giải pháp chống cướp cho tiệm kinh doanh vàng bạc, đá quý”.

Đây là dự án thuộc lĩnh vực kĩ thuật cơ khí được Hà Thảo cùng nhóm nghiên cứu bắt đầu thực hiện từ tháng 8/2023. Xuất phát từ thực tế gần đây xảy ra rất nhiều những vụ cướp các tiệm kinh doanh vàng bạc, đá quý, thiệt hại nghiêm trọng tới tính mạng và tài sản. Nhận thấy tính cấp thiết việc bảo vệ ngăn chặn, phòng chống các vụ cướp nên nhóm nghiên cứu đã chọn đề tài “Giải pháp phòng chống cướp cho tiệm kinh doanh vàng bạc, đá quý” với mong muốn góp phần đảm bảo an toàn cho tiệm kinh doanh vàng bạc đá quý.
Dự án sau khi hoàn thành đã được gửi tham gia các cuộc thi và xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp Tỉnh dành cho học sinh trung học năm học 2023-2024; giải Nhất cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Bắc Giang lần thứ 20, năm 2024. Tại cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp Quốc gia dành cho học sinh trung học năm học 2023-2024 và cuôc thi Sáng tạo dành cho thanh thiếu niên, nhi đồng toàn quốc lần thứ 20 năm 2024, dự án của các em tiếp tục giành giải Nhì.

Khi được hỏi động lực nào giúp em có thể vừa đảm bảo tốt việc học trên lớp, vừa tập trung nghiên cứu khoa học kỹ thuật, Hoàng Hà Thảo vui vẻ cho biết: Đối với em, việc học tập tốt trên lớp là trách nhiệm của mỗi học sinh, vì vậy em luôn đảm bảo việc học và làm bài tập thầy cô giao. Khi tập trung vào nguyên cứu, ngoài việc quyết tâm có giải, những lúc khó khăn em cùng bạn đồng hành cũng luôn động viên và hỗ trợ cho nhau trong quá trình nghiên cứu để đạt hiệu quả tốt nhất.

Đối với Hà Thảo các cuộc thi khoa học kỹ thuật là sân chơi bổ ích, giúp các em học sinh áp dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống, học đi đôi với hành; đồng thời là cách tiếp cận, làm quen với phương pháp, kỹ năng nghiên cứu khoa học, rèn luyện cách làm việc tự lực, làm việc nhóm và phát huy tính tích cực, chủ động trong học tập.
Khi triển khai dự án, bắt tay vào làm mới thấy đưa ra được ý tưởng thì dễ nhưng để hoàn thành được ý tưởng thì rất nhiều khó khăn, thử thách. Song chính điều đó đã tạo động lực để cô bé Hoàng Hà Thảo không ngừng quyết tâm nỗ lực và gặt hái nhiều thành công. Trong thời gian tới, Thảo tập trung ôn thi đại học để theo đuổi ước mơ của mình về ngành Y và nếu có cơ hội, em sẽ tiếp tục tham gia nghiên cứu khoa học, các cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp Trường, cấp Tỉnh, cấp Quốc Gia.

Với những nỗ lực trong học tập và nghiên cứu, Hoàng Hà Thảo đã vinh dự nhận được nhiều Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang, Giấy khen của Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Bắc Giang, Trường THCS Ngô Sỹ Liên và Huy hiệu Tuổi trẻ sáng tạo của Ban chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Đặc biệt Hà Thảo còn là một trong những gương mặt học sinh tiêu biểu vinh dự được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen tại Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số cấp tỉnh lần thứ IV năm 2024.

🌺Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc tặng 05 Kỷ niệm chương, 06 Bằng khen cho các tập thể, cá nhân🌸 Ngày 25/11/2024 Bộ t...
27/11/2024

🌺Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc tặng 05 Kỷ niệm chương, 06 Bằng khen cho các tập thể, cá nhân
🌸 Ngày 25/11/2024 Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ban hành Quyết định số 777/QĐ-UBDT về việc tặng bằng khen và Kỷ niệm chương"Vì sự nghiệp phát triển các dân tộc" cho tập thể và các cá nhân trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
Theo Quyết định, tặng Bằng khen của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc cho 01 tập thể và 05 cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện công tác dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước nhân dịp Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Giang lần thứ IV, năm 2024 cho các tập thể, cá nhân sau:

01 Tập thể: UBND xã Vân Sơn, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.

1. Ông Vi Thanh Quyền, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang.

2. Ông Hoàng Tiến Công, Chánh Văn phòng Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang.

3. Ông La Mạnh Huân, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.

4. Trung tá Vi Văn Quang, Chính trị viên phó - Chủ nhiệm Chính trị, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang

5. Đại úy Tống Văn Độ, Phòng An ninh nội địa, Công an tỉnh Bắc Giang.

Tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp phát triển các dân tộc” cho 05 cá nhân có thành tích xuất sắc đóng góp cho sự nghiệp phát triển các dân tộc Việt Nam cho các cá nhân sau:

1. Ông Triệu Văn An, Phó Chủ tịch UBND xã Hương Sơn, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang.

2. Ông Chu Đức Hào, Người có uy tín, thôn Đồng Cảy, xã Đại Sơn, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.

3. Ông Mạc Văn Đậu, Người có uy tín thôn Quán Cà, xã Biên Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.

4. Ông Chu Văn Bảo, Người uy tín thôn Đồng Cống xã Đông Hưng, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.

5. Ông Nông Dũng Long, Nghệ nhân ưu tú, Tổ dân phố Phan, thị trấn Phồn Xương, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.

🌳Thông báo Chương trình truyền hình trực tiếp Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Bắc Giang lần thứ IV, năm 2024🌳Được sự nhất...
27/11/2024

🌳Thông báo Chương trình truyền hình trực tiếp Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Bắc Giang lần thứ IV, năm 2024

🌳Được sự nhất trí của Thường trực Tỉnh ủy, Thường trực HĐND tỉnh; trong 02 ngày (từ ngày 28-29/11/2024), tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, thành phố Bắc Giang, UBND tỉnh Bắc Giang long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Giang lần thứ IV, năm 2024. Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Giang lần thứ IV là sự kiện chính trị - xã hội quan trọng trong đời sống cộng đồng các dân tộc của tỉnh; nhằm tiếp tục tổng kết, đánh giá công tác dân
tộc giai đoạn 2019-2024, khẳng định đường lối nhất quán của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề dân tộc và đại đoàn kết dân tộc; khẳng định tôn vinh và biểu dương công lao đóng góp to lớn của các dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Giang đối với thắng lợi chung của cách mạng Việt Nam. Đại hội là diễn đàn giao lưu, trao đổi, tạo sự đồng thuận và niềm tin vững chắc của đồng bào các dân tộc vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
Nhằm giúp cán bộ, đảng viên và toàn thể Nhân dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo dõi diễn biến của Đại hội. Ban Dân tộc thông báo Chương trình truyền hình trực tiếp trên sóng của Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Bắc Giang về Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Giang lần thứ IV, năm 2024 như sau:
1. Thời gian: Từ 7h30-11h30 ngày 29/11/2024
2. Nội dung, Chương trình Đại hội được truyền hình trực tiếp trên
các nền tảng:
- Kênh sóng truyền hình: https://bacgiangtv.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/bacgiangtv.vn
- Tiktok: https://www.tiktok.com/

27/11/2024

Từ ngày 28-29/11/2024, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, thành phố
Bắc Giang, UBND tỉnh Bắc Giang long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Giang lần thứ IV, năm 2024.

🌼Tấm gương cán bộ văn hoá xã luôn tận tình trong công việc🌺 Văn hóa-xã hội là một lĩnh vực hoạt động quan trọng trong đờ...
23/11/2024

🌼Tấm gương cán bộ văn hoá xã luôn tận tình trong công việc
🌺 Văn hóa-xã hội là một lĩnh vực hoạt động quan trọng trong đời sống kinh tế-xã hội cơ sở, và phong trào, đời sống văn hóa-xã hội ở địa bàn dân cư cũng phụ thuộc rất nhiều vào những cán bộ văn hóa xã. Trong suốt những năm tháng công tác tại UBND xã Hương Sơn, chị Triệu Thị Liễu với năng lực chuyên môn tốt, luôn nhiệt tình, tâm huyết, trách nhiệm với công việc đã có nhiều đóng góp tích cực trong xây dựng và phát triển các phong trào văn hóa, thể thao, thông tin, tuyên truyền, tín ngưỡng, tôn giáo, dân tộc, công tác an sinh xã hội tại địa phương.
Chị Triệu Thị Liễu sinh năm 1988 là người dân tộc Nùng. Năm 2012, sau khi tốt nghiệp Đại học Nội Vụ Hà Nội, chuyên ngành quản lý văn hóa, chị may mắn được về làm việc và cống hiến trên chính mảnh đất quê hương nơi mình sinh ra và lớn lên. Đây là một lợi thế đối với một công chức văn hoá – xã hội cơ sở do nắm rõ địa bàn, hiểu rõ đời sống văn hóa của người dân. Tuy nhiên, là một xã miền núi còn nhiều khó khăn, nên cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn lực phục vụ hoạt động văn hóa của xã và thôn còn thiếu thốn, chưa thu hút được đông đảo Nhân dân tham gia. Chị Triệu Thị Liễu chia sẻ những ngày đầu mới về nhận công tác, dù mọi thứ còn nhiều khó khăn, thiếu thốn và bỡ ngỡ trong công việc, nhưng được sự động viên, khích lệ và hỗ trợ của mọi người, đặc biệt sự ủng hộ của nhân dân đã giúp chị vững tin hơn và dồn tất cả tâm huyết với công việc.

Cơ sở chính là nơi thể hiện chủ trương, chính sách vào cuộc sống một cách sinh động và rõ ràng nhất. Hiệu quả mang lại từ các chủ trương, dự án, các chương trình mục tiêu có cao hay không, phần lớn là nhờ sự năng động, thạo việc, tâm huyết của bộ máy cấp ủy, chính quyền, đoàn thể, của đội ngũ cán bộ cơ sở. Để từng bước khắc phục khó khăn, trong những năm qua, chịTriệu Thị Liễu đã làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương đưa ra các nhiệm vụ, giải pháp phát triển phong trào văn hóa – văn nghệ, thể dục – thể thao, thông tin, truyền thông, tín ngưỡng, tôn giáo, dân tộc, gia đình, xây dựng nếp sống văn minh, xây dựng gia đình văn hóa.

Đồng thời, bản thân chị từng bước thực hiện có hiệu quả các chương trình, kế hoạch, mục tiêu, nhiệm vụ của công tác văn hoá và công tác dân tộc theo từng giai đoạn cụ thể, đặc biệt trong giai đoạn 2019-2024. Là một cán bộ năng nổ, nhiệt huyết, chị Triệu Thị Liễu đã làm tốt vai trò của cán bộ văn hóa xã hội là những người sát với cơ sở, lăn lộn trong thực tế, xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động lĩnh vực văn hoá – xã hội trên địa bàn như: Hoạt động của thiết chế văn hóa xã, tổ chức lễ hội truyền thống, điểm vui chơi giải trí và xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, bảo vệ các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh ở địa phương; làm tốt công tác tín ngưỡng, tôn giáo, dân tộc…. Nhờ đó, đến nay Hương Sơn đã có nhiều khởi sắc trong lĩnh vực văn hoá, dân tộc.
Thông qua các hoạt động tuyên truyền, giáo dục văn hóa, nhận thức của các cấp ủy, chính quyền, các ngành, đoàn thể các tầng lớp nhân dân về văn hóa, về trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ phát triển văn hóa trong giai đoạn mới được nâng lên. Về văn hoá của xã Hương Sơn trong những năm gần đây phát triển một cách vượt trội. Từ sự phát triển của kinh tế - xã hội kéo theo sự phát triển của một nền văn hoá tiên tiến. Phong trào văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao của xã phát triển theo hướng phong trào quần chúng, thu hút ngày càng đông đảo các tâng lớp nhân dân tham gia. Từ trẻ em trong các đợt sinh hoạt hè, người cao tuổi và phụ nữ ở các thôn thường xuyên tổ chức giao lưu vào dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, những ngày hội truyền thống đầu xuân,những ngày cuối tuần, ….Thường xuyên tổ chức hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục giao lưu trong thôn, liên thôn, trong và ngoài xã. Các môn thể thao quần chúng phát triển mạnh mẽ ở Hương Sơn như: Bóng chuyền, dân vũ thể thao, dưỡng sinh, bóng đá… tạo thành phong trào phát triển rộng khắp. Hiện nay, trên địa bàn có 20 câu lạc bộ (CLB) thể thao, văn nghệ quần chúng có quyết định thành lập ở những thôn đã về đích nông thôn mới kiểu mẫu. Ngoài ra, các thôn khác đều có CLB hoạt động thường xuyên, 13 CLB dưỡng sinh của người cao tuổi. Tính đến năm 2019, 21/21 thôn trên địa bàn đều có nhà văn hoá đạt chuẩn. Các sân thể thao hoạt động mạnh mẽ ở tất cả các nhà văn hoá. Toàn xã có 13 sân bóng đá.
Đặc biệt phong trào văn hoá, văn nghệ trên địa bàn xã Hương Sơn không chỉ phát triển mang tính tiên tiến mà còn đậm đà bản sắc dân tộc được phát huy. Hiện nay, trên địa bàn xã có 07 CLB hát Then của dân tộc Nùng, Tày, 01 CLB Soọng cô hoạt động phát triển mạnh mẽ. Các CLB thường xuyên giao lưu trong xã giữa các thôn và còn giữ mối liên hệ giao lưu, học hỏi kinh nghiệm với huyện bạn, tỉnh bạn như: Huyện Lục Ngạn, Sơn Động, tỉnh Thái Nguyên, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang…

Chị Triệu Thị Liễu cho biết thông qua hoạt động của các CLB dân ca dân tộc, chúng tôi mong muốn tiếng nói, trang phục, các loại hình ẩm thực đặc trưng của đồng bào dân tộc tiếp tục được gìn giữ, bảo, tồn tạo thành phong trào lan toả đến các thôn có đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn toàn xã. Chính từ những hoạt động đó đã lan toả được ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc của nhiều tầng lớp nhân dân, đặc biệt là các cháu nhỏ, tạo nên tính kế thừa văn hoá truyền thống. Ngày càng có nhiều cháu nhỏ đam mê với loại hình sinh hoạt văn hoá dân gian hát Then, Soọng cô, đàn Tính, các cháu cũng ý thức hơn về việc bảo tồn trang phục dân tộc, tiếng nói của đồng bào mình. Đây là một tín hiệu rất đáng mừng trên mảnh đất Hương Sơn.
Không chỉ ở lĩnh vực văn hoá phi vật thể, chị Triệu Thị Liễu còn tích cực tham mưu với UBND xã Hương Sơn phát huy tốt việc bảo tồn văn hoá vật thể. Trên địa bàn xã hiện có 04 di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh được công nhân. Ngoài ra còn có rất nhiều các cơ sở tôn giáo tín ngưỡng đẹp cần được bảo tồn và phát huy. Đó cũng chính là điều kiện tốt để phát triển văn hoá du lịch tâm linh. Song song với bảo tồn các di tích, các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng có giá trị, chị còn tham mưu phát triển các lễ hội gắn với di tích, đình chùa …là cơ sở cho phát triển du lịch địa phương.

Bên cạnh đó, nhờ làm tốt công tác xây dựng gia đình văn hoá, làng văn hoá, trong những năm gần đây, tỷ lệ gia đình văn hoá của xã luôn đạt trên 95%. Số làng văn hoá bền vững ngày càng tăng lên, đảm bảo về số lượng và chất lượng của phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư.

Gần gũi, gắn bó, chia sẻ với đồng bào, theo chị Triệu Thị Liễu đó chính là giải pháp hàng đầu trong công tác tuyên truyền cũng như xây dựng tốt phong trào ở cơ sở. “Khi gần gũi được đồng bào mình thì tôi có thể chia sẻ, lắng nghe những tâm tư nguyện vọng của nhân dân để từ đó tham mưu với Đảng uỷ, UBND xã cách thức thực hiện nhiệm vụ cho tốt”. Công tác tuyên truyền vận động trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số là một việc làm rất khó khăn. Chị Liễu đã vận dụng linh hoạt, tối đa các hình thức tuyên truyền phù hợp. Do đặc thù địa hình vùng dân tộc miền núi dân cư thưa thớt, nhiều điểm xa, chị phải trực tiếp đến từng thôn, cụm dân cư để tiếp cận, tuyên truyền hiệu quảtới bà con. Trong những năm gần đây, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phát triển xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, các hộ nghèo trên địa bàn xã được hưởng rất nhiều hỗ trợ của nhà nước như: Hỗ trợ làm nhà ở, hỗ trợ máy móc chuyển đổi nghề, hỗ trợ sản xuất cộng đồng, hỗ trợ giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, hỗ trợ bảo tồn văn hoá dân tộc; hỗ trợ cơ sở hạ tầng thiết yếu thôn đặc biệt khó khăn… Nhờ đó, nhiều hộ nghèo đã vươn lên thoát nghèo, các thôn đặc biệt khó khăn ngày càng phát triển, đồng bào dân tộc thiểu số thêm tin tưởng vào chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước. Cùng với đó, nhu cầu về đời sống văn hoá tinh thần của người dân cũng ngày càng tăng lên.

Xây dựng và phát triển văn hóa trở thành nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong tiến trình đổi mới toàn diện và phát triển đất nước, trong đó đội ngũ cán bộ, công chức văn hóa cơ sở là nhân tố quan trọng trong công tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, quyết định sự phát triển của văn hóa dân tộc.Với những đóng góp không nhỏ đó, chị Triệu Thị Liễu đã vinh dự được đề nghị UBND tỉnh tặng Bằng khen tại Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số cấp tỉnh lần thứ IV năm 2024.

18/11/2024

Danh sách 238 đại biểu chính thức dự Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Giang lần thứ IV, năm 2024

18/11/2024

06 tập thể, 16 cá nhân nhận Bằng khen Chủ tịch UBND tỉnh

Nghệ nhân ưu tú Lục Văn Tích – luôn hết lòng vì nghệ thuật hát Then, đàn TínhSinh ra và lớn lên tại xã Sơn Hải (huyện Lụ...
08/11/2024

Nghệ nhân ưu tú Lục Văn Tích – luôn hết lòng vì nghệ thuật hát Then, đàn Tính
Sinh ra và lớn lên tại xã Sơn Hải (huyện Lục Ngạn), vùng đất nổi tiếng với các làn điệu dân ca Then, đàn Tính, Sli, lượn, Cò lẩu..., anh Lục Văn Tích, Chủ nhiệm Câu lạc bộ hát Then, đàn Tính dân tộc Nùng xã Sơn Hải từ nhỏ đã được lĩnh hội những giá trị văn hóa đặc sắc này và sớm bộc lộ năng khiếu, đam mê ca hát của mình. Anh cũng có nhiều đóng góp trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Nùng và giúp phong trào văn hóa, văn nghệ dân tộc phát triển rộng. Năm 2022, anh Lục Văn Tích đã vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú”.
Tâm huyết gìn giữ, bảo tồn và phát triển nghệ thuật hát Then, đàn Tính

Sơn Hải là xã đặc biệt khó khăn của huyện miền núi Lục Ngạn, các thôn của xã bị chia cắt bởi lòng hồ Cấm Sơn trên 79% dân số là người dân tộc, trong đó chủ yếu là dân tộc Nùng chiếm khoảng 60%. Dù cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng đồng bào nơi đây rất yêu văn hoá, văn nghệ, đặc biệt là hát Then, đàn Tính đã trở thành một đặc sản văn hóa dân gian. Trải qua bao nhiêu năm, điệu hát, tiếng đàn ấy đã dần trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống tinh thần, văn hóa của bà con nhân dân nơi đây. Họ hát trong các đám cưới, lễ mừng thọ, trong mỗi dịp lễ hội, các buổi chợ phiên…

Anh Lục Văn Tích sinh năm 1977 tại thôn Cầu Sắt, xã Sơn Hải. Lớn lên giữa những làn điệu Then, tiếng đàn Tính, anh sớm bộc lộ đam mê ca hát từ nhỏ. Đến năm 2003, anh bắt đầu tham gia cùng với các nghệ nhân bằng hình thức truyền khẩu và tự ứng tác trong các cuộc hát.

Anh luôn trăn trở cuộc sống ngày càng hiện đại, nhiều thể loại âm nhạc du nhập, có thể làm mai một những văn hoá truyền thống của đồng bào. Do đó, cần phải có sự chung tay của mọi người để bảo tồn và phát huy di sản hát dân ca dân tộc Nùng, đặc biệt là làn điệu hát Then, đàn Tính. “Tôi đã đứng ra chủ động tìm tòi và quy tụ các hạt nhân yêu thích văn nghệ của địa phương để thành lập Câu lạc bộ (CLB) hát Then, đàn Tính nhằm lưu giữ và phát huy những giá trị di sản có từ hàng trăm năm nay đang có nguy cơ bị mai một”, anh Tích chia sẻ.

Được sự nhất trí của Đảng uỷ, chính quyền địa phương, CLB dân ca dân tộc Nùng chính thức được UBND xã Sơn Hải ra Quyết định thành lập năm 2014 với số hội viên tham gia là 46 người. Khi đó, anh Tích được bầu là Phó Chủ nhiệm CBL trực tiếp phụ trách lĩnh vực hát Then, đàn Tính. Đến năm 2017, sau khi được tách ra thành 02 CLB, anh Tích được bầu làm Chủ nhiệm CLB hát Then, đàn Tính đến nay. Hiện tại CLB có 24 thành viên, tích cực tham gia và đạt giải cao trong các phong trào, cuộc thi của xã, huyện, tỉnh.

Giai đoạn đầu, CLB tổ chức đón các nghệ nhân nổi tiếng về truyền dạy cho các thành viên trong CLB. Sau khi nắm được các kỹ năng, kỹ xảo thì tổ chức tự sáng tác và truyền dạy lẫn nhau. Hàng năm, CLB tích cực tham gia hát dân ca dân tộc Nùng vào những dịp lễ hội đầu xuân, hội thi hát các CLB các dân tộc trong huyện, Ngày hội văn hoá - thể thao các dân tộc huyện Lục Ngạn và mỗi dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn. Ngoài ra, CLB còn tổ chức cho các hội viên hát khi gia đình có đám cưới, vào nhà mới, tham gia giao lưu và ca hát, học hỏi các CLB khác trong và ngoài tỉnh.
Nghệ nhân hết lòng vì nghệ thuật hát Then, đàn Tính

Trong những năm qua, Nghệ nhân ưu tú Lục Văn Tích được mọi người biết đến là một nghệ nhân hết lòng vì nghệ thuật hát Then, đàn Tính. Anh đã lặn lội đến các địa phương, các bản xa xôi để sưu tầm làn điệu Then cổ và vốn văn hoá dân gian của dân tộc Nùng, rồi tỉ mỉ ghi chép cẩn thận, chỉnh sửa lời hát sao cho gọn gàng, dễ hiểu để truyền dạy cho mọi người. Anh còn trực tiếp sáng tác một số bài hát mới ca ngợi Đảng, Bác Hồ và ca ngợi quê hương đất nước để thể hiện, truyền dạy cho thành viên CLB và những người có đam mê về làn điệu hát Then, đàn Tính. “Để lưu giữ và phát huy giá trị truyền thống hát Then, đàn Tính thì việc truyền dạy cho thế hệ sau là điều hết sức quan trọng và đang được huyện cũng như tỉnh quan tâm”, Nghệ nhân ưu tú Lục Văn Tích cho biết thêm. Thời gian qua, CLB hát Then, đàn Tính xã Sơn Hải đã nhận được hỗ trợ 27 triệu đồng theo nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi về trang bị các đạo cụ, nhạc cụ để thành viên CLB sinh hoạt và đồng thời là đạo cụ để truyền dạy cho thế hệ trẻ mai sau cũng như góp phần bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể.

Trong giai đoạn 2019-2024, Nghệ nhân Lục Văn Tích đã trực tiếp giảng dạy tại các lớp dạy hát Then và đàn Tính trong xã, huyện, tỉnh và ngoài tỉnh. Ngoài truyền dạy hát Then và đàn Tính cho các hội viên trong CLB, anh còn truyền dạy cho các CLB khác như: CLB hát Then xã Phì Điền, xã Quý Sơn, Trường phổ thông dân tộc bán trú xã Sơn Hải, Trường phổ thông dân tộc nội trú huyện Lục Ngạn, CLB hát Then xã Nghĩa Phương (huyện Lục Nam), thị xã Na Sầm (tỉnh Lạng Sơn)... Tham gia giảng các lớp tập huấn tuyên truyền về văn hóa dân tộc Nùng do Phòng Văn hóa – Thông tin huyện tổ chức.
Nghệ nhân ưu tú Lục Văn Tích cũng bày tỏ trong thời gian tới để làn điệu hát Then, đàn Tính được phục vụ khách thăm quan du lịch, rất mong các cấp chính quyền quan tâm đầu tư xây dựng các điểm du lịch cộng đồng, các làng văn hóa cộng đồng; hướng dẫn, hỗ trợ các hộ gia đình làm dịch vụ Homestay gắn với trải nghiệm lao động sản xuất, tri thức dân gian, đặc biệt gắn với trải nghiệm hát Then, đàn Tính để du khách không chỉ được tận hưởng không khí trong lành của vùng quê mà còn được trải nghiệm cuộc sống của người Nùng.

Có thể nói, CLB hát Then, đàn Tính dân tộc Nùng xã Sơn Hải được thành lập và duy trì hoạt động dưới dự dẫn dắt của Nghệ nhân ưu tú Lục Văn Tích đã góp phần bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc, đẩy mạnh phong trào văn hóa, văn nghệ ở cơ sở. Thông qua các hoạt động phong phú, đa dạng của CLB đã tạo không gian sinh hoạt vui tươi, lành mạnh, đưa hát Then, đàn Tính vào hoạt động nề nếp, hiệu quả, có chiều sâu và tiếp tục được nhân rộng. CLB còn kịp thời phát hiện, bồi dưỡng những cá nhân có năng khiếu để tạo đội ngũ kế cận trong tương lai, phát triển khả năng, kỹ năng và nâng cao trình độ nghệ thuật hát Then, đàn Tính trong nhân dân. Qua đó bảo tồn, gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc gắn với phát triển du lịch tại địa phương, loại bỏ những hủ tục lạc hậu, tăng cường tinh thần đoàn kết cộng đồng, xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Những năm qua, Nghệ nhân ưu tú Lục Văn Tích cùng với CLB hát Then, đàn Tính dân tộc Nùng xã Sơn Hải đã vinh dự nhận được nhiều giải thưởng lớn trong các hội thi: Đạt giải A tại “Hội thi ca múa nhạc dân gian tỉnh Bắc Giang” năm 2020, 2024; đạt giải A tại “Ngày hội văn hoá các dân tộc huyện Lục Ngạn” các năm 2021, 2022; đạt giải Xuất sắc tiết mục Then Cổ tại “ Liên hoàn hát Then tỉnh Bắc Giang lần thứ nhất” năm 2023; Năm 2024 anh được đi dự Hội nghị tuyên dương nghệ nhân, già làng, trưởng bản và gặp Thủ tướng Chính phủ.

Ghi nhận những nỗ lực và đóng góp không nhỏ đó, anh Lục Văn Tích đã nhiều lần được Chủ tịch UBND xã Sơn Hải, Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn khen thưởng có thành tích xuất sắc trong phong trào văn hóa nghệ thuật, phong trào phát huy nghệ thuật hát Then, đàn Tính. Đặc biệt, năm 2022, anh Lục Văn Tích đã vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú”- một danh hiệu vô cùng cao quý đối với nghệ nhân luôn hết lòng vì nghệ thuật hát Then, đàn Tính.

17/10/2024

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số huyện Lục Nam lần thứ IV, năm 2024

08/10/2024
👉Tổ chức dạy thử nghiệm 07 ngôn ngữ thuộc Đề án "Bảo tồn, phát huy tiếng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bắc Giang"👉 ...
30/09/2024

👉Tổ chức dạy thử nghiệm 07 ngôn ngữ thuộc Đề án "Bảo tồn, phát huy tiếng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bắc Giang"
👉 Từ ngày 28-29/9 tại Trường Phổ thông dân tộc nội trú tỉnh, Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang đã tổ chức dạy thử nghiệm 07 ngôn ngữ thuộc Đề án "Bảo tồn, phát huy tiếng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bắc Giang".
Tham gia Chương trình có đồng chí Trương Văn Bảo, Phó Trưởng ban Dân tộc, các thành viên Ban biên soạn, Tổ biên dịch, Tổ sửa chữa, Ban Giám hiệu Trường Phổ thông DTNT tỉnh, cùng 140 em học sinh Trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh.
Theo đó, tổ chức dạy thử nghiệm 07 ngôn ngữ Nùng, Tày, Sán Dìu, Hoa, Dao, Cao Lan, Sán Chí để đánh giá, rút kinh nghiệm, chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện bộ tài liệu. Người truyền dạy là giáo viên, nghệ nhân, người am hiểu tiếng dân tộc thiểu số, có kinh nghiệm, kiến thức sự phạm, đọc, nói, viết thông thạo tiếng dân tộc thiểu số thực hiện truyền dạy.
Tổ chức 07 lớp học, mỗi lớp học 03 buổi theo 03 chủ đề. Sau mỗi buổi học, các thành viên Ban biên soạn, Tổ biên dịch, Tổ sửa chữa cùng đánh giá, đóng góp ý kiến vào bộ tài liệu.

Thông qua các buổi dạy thử nghiệm và ý kiến đóng góp của các đại biểu về bố cục bài giảng, nội dung kiến thức, phương pháp truyền dạy… để rút kinh nghiệm, biên soạn, hoàn thiện bộ tài liệu truyền dạy góp phần đảm bảo tính thực tiễn và tính khả thi triển khai việc truyền dạy tại các đơn vị, địa phương, cơ sở.

👉Hội nghị gặp mặt, tiếp xúc, đối thoại giữa Chủ tịch UBMTTQ và Trưởng Ban Dân tộc với Người có uy tín trong vùng đồng bà...
29/09/2024

👉Hội nghị gặp mặt, tiếp xúc, đối thoại giữa Chủ tịch UBMTTQ và Trưởng Ban Dân tộc với Người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Giang năm 2024
👉 Từ ngày 26-27/9 Ban Dân tộc tỉnh phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh tổ chức Hội nghị gặp mặt, tiếp xúc, đối thoại giữa Chủ tịch UBMTTQ và Trưởng Ban Dân tộc với Người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Giang năm 2024.
Tham dự Hội nghị có đồng chí Đinh Đức Cảnh - Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Bắc Giang, Trần Quang Đạo - Phó Chủ tịch UBMTTQ, Nhữ Văn Nam - Phó Trưởng Ban Dân tộc; công chức Ban Dân tộc, đại diện lãnh đạo UBMTTQ, Phòng Dân tộc các huyện và 200 người có uy tín trên địa bàn tỉnh.

Hội nghị gặp mặt, tiếp xúc, đối thoại giữa Chủ tịch UBMTTQ và Trưởng Ban Dân tộc với Người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số được tổ chức hàng năm nhằm đánh giá kết quả thực hiện các chương trình, dự án, chính sách dân tộc. Qua đó, nâng cao nhận thức, trách nhiệm và phát huy vai trò của người có uy tín trong công tác vận động đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tự giác thực hiện đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, hăng hái tham gia các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển KT-XH, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương, cơ sở.
Trong những năm qua, đội ngũ người có uy tín của tỉnh đã phát huy sự ảnh hưởng, thể hiện tốt vai trò, hiệu quả hoạt động và là chỗ dựa quan trọng của cấp ủy, chính quyền, mặt trận và các tổ chức chính trị xã hội trong việc phối hợp bảo đảm an ninh trật tự vùng dân tộc, thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tuyên truyền, vận động nhân dân vươn lên xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội, xóa bỏ các tập tục lạc hậu, mê tín dị đoan. Đặc biệt trong đầu tháng 9 vừa qua, do ảnh hưởng của cơn bão số 3 - Yagi và hoàn lưu bão đã gây ra mưa lũ trên diện rộng làm thiệt hại về người và tài sản, ảnh hưởng đến phát triển KT-XH, xáo trộn tâm lý, đời sống của người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh, nhất là địa bàn các thôn, xã phải chịu hậu quả nặng nề của mưa lũ do bão. Trong bối cảnh đó, đội ngũ người có uy tín đã phát huy vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền, vận động đồng bào các dân tộc luôn yên tâm, tin tưởng vào sự lãnh, chỉ đạo đối với công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả sau bão của cấp ủy, chính quyền các cấp và các ngành chuyên môn của tỉnh.
Giai đoạn 2021-2030, Đảng và Nhà nước tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện ban hành nhiều chủ trương chính sách đầu tư, hỗ trợ cho vùng DTTS&MN, trong đó có Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021-2025. Chương trình với gần 40 nội dung đầu tư, hỗ trợ thuộc 10 Dự án thành phần toàn diện trên nhiều lĩnh vực, được kỳ vọng là chương trình tổng lực giúp thay đổi bộ mặt và nâng cao chất lượng đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Ngoài sự vào cuộc của các cấp, ngành liên quan, thì Người uy tín có vai trò quan trọng trong công tác tuyên truyền, vận động sâu rộng tới người dân hiểu rõ về mục tiêu, mục đích, ý nghĩa của Chương trình, để người dân tham gia thực hiện và tham gia giám sát một cách tích cực, chủ động. Qua đó, góp phần vào thành công chung của chương trình tại cơ sở.

Tại Hội nghị, có gần 20 ý kiến phát biểu của người có uy tín về lĩnh vực đất đai, thủ tục hành chính về đất đai, chính sách đất ở, đất sản xuất của người dân, công tác bảo tồn văn hóa dân tộc, chương trình chính sách về Y tế, phân bổ quỹ bảo hiểm y tế, chế độ chính sách đối với các hoạt động không chuyên trách cấp thôn, xã, tình hình thiệt hại sau bão số 3 Yagi tại các địa phương...

Trên cơ sở ý kiến của đại biểu người có uy tín dự họp, các đồng chí lãnh đạo Ủy ban Mặt trận tổ quốc, Ban Dân tộc đã trao đổi, giải đáp, làm rõ tại Hội nghị. Bên cạnh đó, một số ý kiến của đại biểu liên quan đến trách nhiệm các sở, ngành khác, những ý kiến chưa kịp trả lời tại Hội nghị, sẽ được tiếp thu, ghi nhận, để tiếp tục nghiên cứu hoặc phối hợp với các ngành liên quan nghiên cứu trả lời bằng văn bản sau.
Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Đinh Đức Cảnh - Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh đánh giá cao vai trò, trách nhiệm của người có uy tín đối với phát triển kinh tế xã hội, giữ gìn an ninh trật tự tại địa phương. Bên cạnh đó, còn nhiều khó khăn như kinh tế phát triển chậm, hạ tầng giao thông nhiều bất cập, người dân thiếu đất sản xuất, vốn vay ưu đãi.... Đồng chí mong muốn trong thời gian tới Ban Dân tộc thường xuyên phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan, rà soát các đối tượng chính sách dân tộc, tiếp tục triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, khắc phục bão lũ giúp người dân ổn định cuộc sống, thực hiện chính sách người có uy tín và khen thưởng kịp thời; quan tâm đến các hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn, kịp thời biểu dương, khen thưởng các cá nhân người dân tộc thiểu số điển hình trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Thực hiện tốt việc tuyên truyền, vận động, tháo gỡ khó khăn để triển khai thực hiện tốt chính sách của Đảng, Nhà nước đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Nhân dịp này lãnh đạo Ủy ban MTTQ và Ban Dân tộc đã tặng các đại biểu là người có uy tín 01 suất quà trị giá gần 500.000 đồng./.

Address

Tầng 5, Nhà B, Khu Liên Cơ Quan, Quảng Trường 3/2
Bac Giang
02043

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Videos

Share