Tuổi Trẻ Miền Đông Nam Bộ

Tuổi Trẻ Miền Đông Nam Bộ Trang thông tin chính thống về lịch sử, vùng đất và con người miền đông nam b?

Thông tin đăng tải trên trang là nguồn chính thống, được kiểm chứng và cập nhật liên tục về tình hình chính trị, xã hội... Sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.

Cha mẹ làm gì khi điểm thi của con không như kỳ vọng?Thời điểm công bố điểm thi tốt nghiệp THPT cũng là lúc con phải đối...
04/07/2024

Cha mẹ làm gì khi điểm thi của con không như kỳ vọng?

Thời điểm công bố điểm thi tốt nghiệp THPT cũng là lúc con phải đối mặt với những niềm vui và nỗi buồn. Niềm vui ai cũng muốn nhưng con sẽ phải đối diện cả với những thất vọng, chán nản. Lúc này cha mẹ nên làm gì?

Kỳ thi tốt nghiệp THPT được cho là bước ngoặt lớn đầu tiên trong cuộc đời khi con cái phải đối mặt với những định hướng trường học và nghề nghiệp trong tương lai. Vì thế dù đạt được kỳ vọng hay không, đây chính là khi con cái cần nhất cha mẹ bên cạnh để sẻ chia, động viên.

Ngược lại, thời điểm này cha mẹ cần có những suy nghĩ và hành động cụ thể để đồng hành cùng con.

Chấp nhận khả năng thực tế của con

Thực tế, có nhiều bậc phụ huynh kỳ vọng và áp đặt lên con trẻ những kết quả và trường học họ mong muốn con sẽ theo học. Nếu chẳng may mọi dự định đi chệch hướng, nhiều người đã có những cảm xúc, lời lẽ tiêu cực đối với chính con cái họ.

Nhiều cha mẹ sau khi nhận điểm của con vội vàng dự báo trước tương lai thành công hay thất bại của con. Thậm chí, họ còn tiêu cực cho rằng điểm số này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến vị trí xã hội, điều kiện cuộc sống, cơ hội sau này của con cái họ. Họ phản ứng gay gắt khiến các sĩ tử xuất hiện những hành vi như khóc lóc, buồn phiền, không ăn, không uống, đi chơi đêm, uống bia rượu để giải sầu, uất ức, sa vào tệ nạn xã hội…

Trước tâm lý của nhiều bậc cha mẹ, chị Nguyễn Thị Hải (Hà Nội) hiểu rõ và không phản đối việc phụ huynh kỳ vọng vào con mình nhưng theo chị để động lực trở thành áp lực là điều không nên.

"Thay vì tiêu cực với con, phụ huynh hãy gửi gắm những mong muốn đó vào lời động viên, an ủi khi điểm số của con không cao. Sử dụng lời chúc mừng khi con đạt được kết quả tốt, động viên và đồng hành cùng con tự tin theo đuổi ước mơ, nguyện vọng của chính mình", chị Hải nêu quan điểm.

Cha mẹ làm gì khi điểm thi của con không như kỳ vọng? - Ảnh 1
Thời điểm con thi tốt nghiệp THPT là khi con cái cần bố mẹ bên cạnh động viên, an ủi
Chị Vũ Thu Hà (Vĩnh Phúc) cũng có chung suy nghĩ khi cho rằng, bố mẹ không nên đặt quá nhiều kỳ vọng và tạo áp lực lên con cái. Đặc biệt, bố mẹ không nên có suy nghĩ rằng mình nuôi con vất vả, cho con học hành đàng hoàng thì con phải có trách nhiệm thực hiện ước mơ của mình. Nếu bố mẹ làm vậy, chẳng may mọi chuyện của con đi lệch hướng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của con, thậm chí là làm hỏng cả tương lai của con.

Chính những lúc này, bố mẹ hãy là người ở bên cạnh động viên con, dùng sự từng trải của mình để giúp con cảm thấy nhẹ nhõm hơn, để con biết không phải mọi cơ hội đã kết thúc. Con có thể đi theo một hướng khác, có thể làm lại… vì cuộc sống còn tiếp diễn. Dù thế nào, bố mẹ vẫn sẽ luôn bên cạnh và đồng hành cùng con.

Ba mẹ và con đều cần thả lỏng

Tiến sĩ Lê Thị Lâm - Giảng viên khoa tâm lý, giáo dục Trường đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng cho biết, có mấy từ khóa chủ chốt để đồng hành cùng con trẻ trong mọi lúc, đặc biệt khi các con vừa qua kỳ thi quan trọng và nhiều áp lực bao gồm: chia sẻ - không/ngừng so sánh - tận dụng thời gian bên nhau để tăng kết nối - giảm hoặc không kỳ vọng và tăng cường sự khuyến khích và niềm tin cho con.

Từ đó, Tiến sĩ Lâm cho rằng sau khi con kết thúc kỳ thi quan trọng, cả cha mẹ và con đều cần được thư giãn, thả lỏng. Đây là khoảng thời gian lý tưởng để cùng con chia sẻ, thực hiện những hoạt động yêu thích của gia đình.

Tiếp tục duy trì sự sẻ chia, trò chuyện trực tiếp cùng nhau để tăng cường các kết nối có thể bị gián đoạn trong thời gian con tập trung cho kỳ thi.

Con trẻ rất cần sự động viên, khuyến khích của cha mẹ, đặc biệt bày tỏ với con niềm tin của gia đình dành cho con, dù kết quả như thế nào, có đúng hay không như mong đợi thì vẫn vui vẻ, tin tưởng, không đánh giá, phán xét hay đổ lỗi hoặc so sánh.

"Những cái ôm, lời yêu thương, sự lắng nghe và cả sự chúc mừng vì những nỗ lực của con trong thời gian qua... là những món quà mà ba mẹ nên dành cho con ngay sau khi con hoàn thành sự nghiệp thi cử. Điều này tưởng đơn giản nhưng ý nghĩa, để giúp con cảm thấy gia đình là điểm tựa vững chắc", Tiến sĩ Lê Thị Lâm nói.

Cha mẹ làm gì khi điểm thi của con không như kỳ vọng? - Ảnh 2
Sự động viên kịp thời của cha mẹ sẽ là động lực con tiếp tục cố gắng
Chia sẻ thêm về vấn đề này, GS.TS. Vũ Dũng - Chủ tịch Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam cho rằng, cha mẹ phải luôn là nguồn động viên tinh thần cho các con. Nếu các con làm bài không tốt, điểm thi không cao, thay vì la mắng, khiển trách, cha mẹ nên dành nhiều thời gian hơn cho con.

Theo GS.TS. Vũ Dũng, trước kỳ thi, sự nghiêm khắc đối với con em là điều cần thiết, nhưng sau đó, chính cha mẹ cũng cần nhẹ nhàng hơn, bởi sự quở trách không thể thay đổi được kết quả điểm thi mà đôi khi còn để lại những hậu quả đáng tiếc. Cha mẹ cũng cần cùng con tìm ra nguyên nhân của thất bại và giúp các em vơi đi nỗi thất vọng, tự trách móc bản thân.

"Gia đình hãy là nơi để các em trở về khi vấp ngã và lại từ đó mà mạnh mẽ để đứng lên", PGS.TS Vũ Dũng nhắn nhủ

01/07/2024

Trong không khí vui tươi đầm ấm như một gia đình nhỏ tại Ban CHQS thị xã Phú Mỹ, các đồng chí có ngày sinh nhật trong tháng 7 đều nhận được những món quà nhỏ nhưng ý nghĩa, cùng những lời chúc tốt đẹp nhất từ đồng chí đồng đội và lãnh đạo, chỉ huy đơn vị. Trân quý tình cảm này, các đồng chí được mừng sinh nhật tự hứa sẽ luôn nỗ lực phấn đấu xây dựng ngôi nhà chung thêm đầm ấm, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Nữ sinh ‘trường làng’ gây sốt khi đỗ cả 3 trường chuyên Ở mùa tuyển sinh lớp 10 năm 2024, Nguyễn Mai Lan Nhi (lớp 9A2 Tr...
28/06/2024

Nữ sinh ‘trường làng’ gây sốt khi đỗ cả 3 trường chuyên

Ở mùa tuyển sinh lớp 10 năm 2024, Nguyễn Mai Lan Nhi (lớp 9A2 Trường THCS Linh Đàm, Hà Nội) khiến nhiều người trầm trồ khi không chỉ trúng tuyển 3 trường chuyên nức tiếng mà còn đỗ cả 3 môn chuyên Toán, Tin, Tiếng Anh.

Thi đỗ vào một khối chuyên đã khó, Lan Nhi thể hiện mình không chỉ giỏi mà còn giỏi đều ở nhiều môn khi trúng tuyển cả 3 lớp chuyên Toán, Tin học và Tiếng Anh.

Mọi người còn bất ngờ hơn khi Lan Nhi đến từ Trường THCS Linh Đàm (quận Hoàng Mai) – một ngôi trường mới được thành lập ít năm, thay vì những trường có bề dày truyền thống.

Lan Nhi dự thi và trúng tuyển vào khối chuyên Toán của Trường THPT Chuyên ĐH Sư phạm (thuộc Trường ĐH Sư phạm Hà Nội). Lan Nhi đạt tổng điểm 29,75, cao hơn 3 điểm so mới điểm chuẩn nhà trường đưa ra là 26,75.

Trước đó, em cũng nhận tin trúng tuyển khối chuyên Tin (thi đầu vào bằng môn Toán) của Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên (thuộc Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN), với tổng điểm 20,5 (điểm chuẩn khối chuyên Tin là 19,5). Điểm số này của Lan Nhi cũng có thể trúng tuyển khối chuyên Toán của trường này nếu đăng ký (điểm chuẩn khối chuyên Toán là 20,5).

Chưa hết, nữ sinh còn trúng tuyển vào khối chuyên Anh của Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ (thuộc Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐHQGHN) với tổng điểm đạt được là 26,74; cao hơn mức điểm chuẩn của trường đưa ra 1,74 điểm.

Chia sẻ với VietNamNet, Lan Nhi nói em rất vui vì nỗ lực học tập của mình đã được đền đáp xứng đáng. Lan Nhi cho hay, thực sự cũng không nghĩ bản thân có thể đỗ được hệ chuyên của cả 3 trường.

Nói về việc thi vào lớp chuyên nhiều môn, Lan Nhi cho hay, ngoài để tăng cơ hội vào lớp 10 các trường chất lượng, em cũng muốn được trải nghiệm và thử sức chính mình.

Chị Mai Thị Hòa, mẹ của Lan Nhi, kể: “Hôm nhận được kết quả trúng tuyển vào Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên – ngôi trường mà con mơ ước và kỳ vọng nhất, cả nhà như vỡ òa vì ít nhất con cũng đã đạt được mục tiêu đề ra cho chính minh. Lúc đó, con đã vui đến bật khóc”.

Nói về cách học tập, Lan Nhi cho hay em không có bí quyết đặc biệt mà chủ yếu tập trung lắng nghe thầy cô giảng trên lớp, nắm chắc kiến thức trong sách giáo khoa và tự học. Theo Lan Nhi, tự giác học là yếu tố tiên quyết để giúp em có được kết quả ngày hôm nay.

Thời gian hè, Lan Nhi thường tự xem trước các kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa năm tới. Vì vậy, vào năm học chính thức, khi các thầy cô giáo dạy, em như được tiếp cận thêm một lần nữa, qua đó nắm bắt tốt hơn. Sau đó, em sẽ dành thời gian làm nhiều bài tập để củng cố thêm.

Chị Hòa cho hay, từ khi biết chữ, Lan Nhi đã rất thích đọc sách. Từ nhỏ, Lan Nhi đã rất tự giác và chủ động trong việc học.

“Con không phải là người quá xuất sắc nhưng ưu điểm lớn nhất của con là biết lắng nghe các thầy cô và tự giác học, đặc biệt say mê với môn Toán. Tôi nghĩ đó là yếu tố tiên quyết”, chị Hòa nói.

Bản thân cũng là giáo viên, song chị Hòa cho hay chuyên môn dạy môn Sinh học nên chị cũng không hỗ trợ được nhiều, kết quả đến từ nỗ lực cá nhân con. Chị Hòa tìm cách cố gắng theo sát, đồng hành bằng cách định hướng cho con.

Chị Hòa kể, từ đầu cấp THCS, gia đình mong muốn và định hướng con theo đuổi môn tiếng Anh với suy nghĩ phù hợp hơn với các bạn nữ. Thế nhưng, khi vào trường, cô giáo chủ nhiệm cũng là giáo viên dạy Toán đã phát hiện khả năng học Toán của Nhi và truyền cảm hứng môn học này cho em. Cũng từ đó, Lan Nhi say sưa, đam mê với môn Toán và tham gia nhiều kỳ thi học sinh giỏi. Tuy vậy, Lan Nhi vẫn dặn mình tập trung học đều các môn, đặc biệt môn tiếng Anh.

“Khi nhận được sự động viên, khích lệ từ các thầy cô, Lan Nhi sẽ rất quyết tâm. Khi vào học, Lan Nhi cũng rất say sưa. Con cũng thường đặt ra mục tiêu và tạo áp lực cho chính mình. Nhiều hôm, con thức rất khuya để học. Với Lan Nhi, chưa bao giờ tôi phải nhắc việc học mà phải nhắc con đi ngủ sớm để giữ sức khỏe”.

Với nỗ lực không mệt mỏi, 4 năm THCS, Lan Nhi đều đạt giải học sinh giỏi cấp quận môn Toán.

Riêng năm lớp 9, em đạt giải Nhì cấp quận rồi giải Ba cấp thành phố môn Toán; giải Ba thi Olympic tiếng Anh cấp quận; Huy chương Vàng cuộc thi Tìm kiếm tài năng Toán học ITMC cấp quốc gia.

Nói về cô con gái, chị Hòa cho hay Lan Nhi là người hướng nội, ít nói. Ngoài việc học, thời gian rảnh, Lan Nhi thích chơi cờ vua.

Năm lớp 9, nữ sinh xuất sắc giành giải Nhất Cờ vua nội dung Cờ tiêu chuẩn nữ lứa tuổi 14 – 15 ở Hội khỏe Phù Đổng cấp quận và được tham gia dự thi cấp thành phố.

Cô Phạm Đàm Tuyết Hoa, Hiệu trưởng Trường THCS Linh Đàm (quận Hoàng Mai), cho hay, nhà trường rất vui và tự hào với kết quả học trò đạt được. “Lan Nhi là học sinh rất giản dị, khiêm tốn, đam mê và học đều tất cả các môn. Kết quả học tập, rèn luyện tất cả các năm học THCS đều là học sinh giỏi, xếp hạng nhất của trường. Riêng năm học 2023-2024 vừa qua, Lan Nhi đạt điểm trung bình chung học tập là 9,8. Ngoài việc học, em còn gây ấn tượng với kết quả ở môn thể thao trí tuệ là môn Cờ vua”, cô Hoa nói.

Ở kỳ thi vào lớp 10 công lập chung của Hà Nội, Lan Nhi đăng ký nguyện vọng 1 vào Trường THPT Kim Liên và khối chuyên Toán của Trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam. Đến thời điểm này, Lan Nhi vẫn đang chờ đợi thêm những kết quả tốt đẹp dù không quá lo lắng, áp lực với những cơ hội trường chuyên.

Tuy vậy, Lan Nhi cho hay, với những định hướng của bố mẹ về nghề nghiệp trong tương lai, nhiều khả năng em sẽ chọn theo học hệ chuyên Tin của Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên.

Vietnamnet.vn

Nguyễn Mai Lan Nhi (lớp 9A2 Trường THCS Linh Đàm, Hà Nội)

DÂN QUÂN TỰ VỆ LÀM NÒNG CỐT LỰC LƯỢNG PHÒNG KHÔNG NHÂN DÂN Theo đại biểu Ngô Trung Thành, cần phải có chính sách, thể ch...
27/06/2024

DÂN QUÂN TỰ VỆ LÀM NÒNG CỐT LỰC LƯỢNG PHÒNG KHÔNG NHÂN DÂN

Theo đại biểu Ngô Trung Thành, cần phải có chính sách, thể chế hoàn thiện để xây dựng, tổ chức hiệu quả thế trận phòng không nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Tiếp tục chương trình Kỳ họp, sáng 27/6, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Phòng không nhân dân.

Nêu ý kiến tại hội trường, đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) cho rằng, quy định về phòng không nhân dân hiện nay đang được quy định rất nhiều trong các luật chuyên ngành của quân sự. Tuy nhiên, các luật này chưa cụ thể hóa nhiệm vụ của phòng không nhân dân.

Đề nghị cân nhắc những quy định huy động phòng không nhân dân, đại biểu Phạm Văn Hòa nêu rõ, đối tượng này thường là của lực lượng dân quân, tự vệ cơ quan, không phải trong cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Do đó, cần quy định cho phép đối tượng được thực hiện đồng thời cả hai nhiệm vụ.

Về độ tuổi tham gia phòng không nhân dân, đại biểu Đồng Tháp cũng đề nghị, quy định tuổi tối thiểu mà không quy định tuổi tối đa, miễn là còn đủ sức khỏe phục vụ. Vì đối tượng này làm nhiệm vụ hậu cần là chủ yếu, còn lĩnh vực chiến đấu do lực lượng khác đảm nhiệm.

Tham gia ý kiến, đại biểu Dương Tấn Quân (Bà Rịa-Vũng Tàu) cho rằng, dự thảo Luật đã có quy định về thiết kế, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm, kinh doanh tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ. Tuy nhiên, chưa có quy định về hoạt động sản xuất tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ. Do đó, theo đại biểu, cần bổ sung quy định này.

Theo đại biểu Dương Tấn Quân, dự thảo Luật quy định, người trực tiếp điều khiển tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ phải đủ 18 tuổi trở lên, có đủ năng lực hành vi dân sự và có kiến thức về hàng không.

“Cần giải thích rõ cụm từ 'có kiến thức về hàng không' với những tiêu chí cụ thể” đại biểu đề nghị và nhấn mạnh, tiêu chí cần đặt ra là được đào tạo bài bản, có chứng chỉ để đảm bảo an toàn hàng không.

Thảo luận tại hội trường, đại biểu Ngô Trung Thành (Đắk Lắk) cho rằng, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ đã và sẽ cho ra đời nhiều loại vũ khí tiến công đường không hiện đại, độ chính xác cao.

“Trong tương lai nếu có chiến tranh xảy ra, khu vực không gian tầm thấp chắc chắn sẽ là chiến trường nhộn nhịp không thua kém vùng chiến địa dưới mặt đất,” đại biểu nói.

Theo đại biểu Đắk Lắk, vai trò của phòng không nhân dân trong tham gia chiến đấu với lực lượng phòng không quốc gia, phòng không lục quân để ngăn ngừa đánh địch ở khu vực không gian tầm thấp là quan trọng. Do vậy, cần phải có chính sách, thể chế hoàn thiện để xây dựng, tổ chức hiệu quả thế trận phòng không nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Nêu ý kiến về độ tuổi tham gia lực lượng phòng không nhân dân, đại biểu Nguyễn Hải Anh (Đồng Tháp) cũng cho rằng, quy định như vậy là trùng với quy định về độ tuổi của lực lượng dân quân tự vệ trong khi về tính chất của lực lượng phòng không nhân dân huy động có sự khác biệt so với lực lượng dân quân tự vệ.

“Đề nghị rà soát kỹ hơn quy định này,” đại biểu thảo luận, đồng thời đề nghị xem xét bổ sung trong định nghĩa về phòng không nhân dân nội dung về quản lý, bảo vệ, sử dụng, khai thác khoảng không tầm thấp dưới 5.000m nhằm bao quát đầy đủ, toàn diện nội hàm của phòng không nhân dân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phù hợp với yêu cầu của tình hình mới.

Về khái niệm tàu bay không người lái và phương tiện bay siêu nhẹ quy định tại dự thảo luật, đại biểu Nguyễn Hải Anh đề nghị rà soát tham chiếu các khái niệm quốc tế và một số khái niệm đã được quy định tại các văn bản của Chính phủ để đảm bảo sự thống nhất; phân định rõ về khái niệm và cách hiểu, cũng như khi triển khai thực hiện. Đồng thời, đảm bảo bao quát đầy đủ và phù hợp với tính đa dạng của các loại phương tiện này cũng như dự liệu được sự phát triển mạnh mẽ của các loại phương tiện này trong tương lai, nhất là trong ứng dụng đối với các hoạt động kinh tế-xã hội.

Giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu, Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cho biết, về cấp phép bay, Bộ Công an cấp phép bay cho các phương tiện bay siêu nhẹ, các phương tiện bay không người lái của Bộ Công an. Bộ Quốc phòng cấp phép cho các phương tiện bay của Bộ Quốc phòng. Các phương tiện bay khác đều phải đăng ký ở Bộ Công an nhưng trách nhiệm quản lý ở Bộ Quốc phòng, do Bộ Quốc phòng có các trang bị bảo đảm và được Chính phủ giao nhiệm vụ này.

“Từ trước tới nay, Bộ giao cho Cục Tác chiến cấp phép. Nhưng đến nay, số lượng phương tiện bay siêu nhẹ, phương tiện bay không người lái tăng nhiều, Bộ sẽ tính toán, có thể quy định cho cấp dưới cấp phép, ở cấp tỉnh, cấp quân khu, quân chủng. Tuy nhiên, khi thấy cần thiết, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ trưởng Bộ Công an có thể đình chỉ chuyến bay,” Bộ trưởng Phan Văn Giang cho hay.

Về quy định điều khoản “quét” ở Điều 7 về các hành vi bị nghiêm cấm, Bộ trưởng bày tỏ hoàn toàn nhất trí và sẽ bổ sung thêm quy định này vào dự thảo Luật để đảm bảo đầy đủ, toàn diện hơn.

Về xác định phương tiện bay siêu nhẹ, theo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, đây là loại hình phương tiện phục vụ cho việc biểu diễn nghệ thuật. Về việc tập huấn, nội dung chương trình phải được thống nhất, nhưng từng chỉ huy, từng cơ quan đơn vị phải xác định nội dung nào cần tập huấn, từ nội dung cơ bản, nội dung chuyên sâu, nội dung nâng cao, nội dung đặc thù.

Về nội dung quyền bắn khi thực hiện chế áp, theo Bộ trưởng Phan Văn Giang, trường hợp chế áp để hạ cánh, nếu không chấp hành thì quân đội có quyền bắn để đảm bảo tính răn đe và cưỡng chế, đảm bảo an toàn an ninh, đây cũng là quy định được áp dụng phổ biến tại nhiều nước trên thế giới.Về độ tuổi, Bộ trưởng cho biết hiện đang vận dụng tương tự như quy định độ tuổi của lực lượng dân quân tự vệ, người có độ tuổi lớn hơn, có nguyện vọng tham gia cũng sẽ được hoan nghênh. Lực lượng phòng không nhân dân chủ yếu do lực lượng dân quân tự vệ làm nòng cốt.

Về khái niệm, bảo vệ vùng trời là nhiệm vụ rất quan trọng, do nhiều lực lượng phối hợp thực hiện ở các độ cao khác nhau, từ xa đến gần, ở các tầng và nhiều hướng. Khu vực dưới 5.000m là khu vực cực kỳ quan trọng trong tác chiến, vì thế, qua nghiên cứu đầy đủ các quan điểm, chủ trương của Đảng, thực tiễn kết quả thực hiện nhiệm vụ phòng không nhân dân, ý kiến tham gia của các bộ, ngành, địa phương, các chuyên gia, các nhà khoa học, tham khảo kinh nghiệm quốc tế, cơ quan soạn thảo đã đề xuất khái niệm như trong dự thảo.

Trên cơ sở ý kiến của các đại biểu Quốc hội, cơ quan soạn thảo đã tiếp thu, chỉnh lý lại và nêu khái niệm như sau: Phòng không nhân dân là hoạt động của toàn dân, do bộ đội địa phương, dân quân tự vệ, quân nhân dự bị làm nòng cốt nhằm thực hiện tổng thể các hoạt động và biện pháp để bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân, giảm thiểu thiệt hại cho nền kinh tế quốc dân, góp phần bảo toàn tiềm lực quốc phòng và tham gia quản lý, bảo vệ vùng trời, phòng, chống, khắc phục hậu quả tiến công đường không của địch - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cho hay./.
: Báo Vietnam+

💕 HÌNH ẢNH ĐẸP TRONG NGÀY ĐẦU THI TỐT NGHIỆP 🌹Sáng 27/6, Trung úy Vũ Mạnh Cường – Cán bộ Công an huyện Thanh Thủy (Phú T...
27/06/2024

💕 HÌNH ẢNH ĐẸP TRONG NGÀY ĐẦU THI TỐT NGHIỆP 🌹

Sáng 27/6, Trung úy Vũ Mạnh Cường – Cán bộ Công an huyện Thanh Thủy (Phú Thọ) được phân công nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự tại hội đồng thi trường THPT Trung Nghĩa, xã Đồng Trung, huyện Thanh Thủy.

Quá trình thực hiện nhiệm vụ, đồng chí Cường thấy một thí sinh nữ khuyết tật, mất đi đôi chân nên đã hỗ trợ, cõng nữ sinh đến phòng thi đảm bảo kịp thời gian thi.

Sau khi thí sinh thi xong môn thi đầu tiên, Trung uý Vũ Mạnh Cường lại có mặt tại phòng thi cõng nữ sinh ra cổng trường để gia đình đón em.

-------
Nguồn: Bộ Công an

📸: Nữ sinh khuyết tật là Nguyễn Thị Hồng Linh, (sinh năm 2005, ở huyện Thanh Thuỷ), em bị mất đôi chân trong một vụ tai nạn giao thông.

❤️THỦ KHOA THI LỚP 10 NAM ĐỊNH TỪ CHỐI TRƯỜNG CHUYÊN VÌ GIA ĐÌNH KHÓ KHĂN Tại kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024-...
26/06/2024

❤️THỦ KHOA THI LỚP 10 NAM ĐỊNH TỪ CHỐI TRƯỜNG CHUYÊN VÌ GIA ĐÌNH KHÓ KHĂN

Tại kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024-2025, em Đoàn Thị Diệp (học sinh lớp 9A, Trường THCS Giao Yến, huyện Giao Thuỷ, Nam Định) đã trở thành thủ khoa kỳ thi này với tổng điểm 49/50.

Diệp sinh ra trong gia đình có 3 anh chị em. Bố mất sớm từ khi Diệp mới 8 tháng tuổi. Từ đó, mọi gánh nặng đều đổ lên vai mẹ.

Làm nghề bán rau củ tại chợ, mỗi ngày, chị Nguyễn Thị Hường (mẹ Diệp) phải dậy đi chợ từ 3h, đến trưa về nhà nghỉ vài tiếng rồi lại đi đến tối muộn nên ít có thời gian chăm sóc các con, việc học hành 3 chị em Diệp đều tự giác.

Sau niềm vui là nỗi lo bởi gia đình kinh tế khó khăn. Diệp cũng đã đỗ vào Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong Nam Định, tuy nhiên, em không học tại trường này mà sẽ học tại Trường THPT Giao Thuỷ B.

Chia sẻ về quyết định của mình, Diệp cho biết: “Do điều kiện gia đình hó khăn, chi phí học tập trên thành phố cao hơn, mẹ sẽ vất vả hơn nên em chọn học trường gần nhà”.
🧡
: Vietnamnet

ĐẤT NƯỚC VỌNG LỜI RU ( Viết về Liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thùy Trâm)Thương người bác sĩ Đặng Thùy TrâmNghĩa khí trào dâng mạch...
21/06/2024

ĐẤT NƯỚC VỌNG LỜI RU
( Viết về Liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thùy Trâm)

Thương người bác sĩ Đặng Thùy Trâm
Nghĩa khí trào dâng mạch chảy ngầm
Sáng chói trời nam dường bản nhạc
Đêm lồng đất mẹ ngỡ lời ngâm
Hồn xinh khởi nhịp mây Hoàng yến
Vẻ đẫm hòa thanh tiếng nguyệt cầm
Gấm trải sơn hà luôn đẹp đẽ
Trăng vàng rạng rỡ bởi hồng tâm.

ST

Nam sinh dành trọn niềm đam mê Toán họcDành trọn niềm đam mê cho Toán học, Bùi Tiến Đạt (lớp 12 Toán 1, Trường THPT chuy...
20/06/2024

Nam sinh dành trọn niềm đam mê Toán học

Dành trọn niềm đam mê cho Toán học, Bùi Tiến Đạt (lớp 12 Toán 1, Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn) là học sinh duy nhất của tỉnh được miễn thi tốt nghiệp, xét tuyển thẳng vào đại học năm học này.

Đam mê từ thuở lên ba
Kiệm lời, thật thà và chân thành, chàng trai 18 tuổi mang những nét rất đặc trưng của “dân chuyên Toán”. Niềm đam mê Toán học đến với Đạt một cách tự nhiên và khó lý giải.
Từ khi mới lên 3, Đạt đã tỏ ra thích thú và có trí nhớ đáng ngạc nhiên với những con số. Tới cuối năm lớp 3, năng khiếu ở môn Toán dần bộc lộ rõ nét hơn. Từ đó, Đạt bắt đầu đam mê với những con số và công thức Toán học và liên tiếp dẫn đầu các kỳ thi cấp thành phố, cấp tỉnh và cấp quốc gia.
Trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10, Đạt là 1 trong 3 thí sinh đạt điểm số cao nhất của chuyên Toán. Lớp 11, em là một trong những học sinh ít tuổi nhất đầu quân cho đội tuyển quốc gia.
Ngay lần đầu “chạm ngõ” kỳ thi tầm cỡ này, Đạt đã “rinh” ngay giải Nhì, giải cao nhất của tỉnh trong kỳ thi năm đó và là học sinh duy nhất giành tấm vé tham dự kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế. Thành tích này một lần nữa lặp lại ở năm lớp 12 giúp Đạt trở thành học sinh duy nhất của tỉnh được miễn thi tốt nghiệp, xét tuyển thẳng đại học.
Là một trong những học sinh hiếm hoi 2 lần lọt vào vòng loại quốc tế, với Đạt đó là niềm vui và cũng là áp lực. Vui vì được gặp gỡ những người bạn có chung niềm đam mê Toán học trên khắp mọi miền Tổ quốc. Áp lực vì niềm tin của thầy cô và gia đình đặt trọn nơi em. Tuy chưa giành được tấm vé chinh phục đấu trường quốc tế nhưng Đạt cho biết, em không nuối tiếc vì đã nỗ lực bằng toàn bộ khả năng của mình.
Đạt đã nộp hồ sơ xét tuyển thẳng vào khoa Sư phạm Toán, Trường ĐH Sư phạm TP.Hồ Chí Minh để được tiếp tục theo đuổi đam mê và truyền cảm hứng môn Toán cho các thế hệ tương lai. “Nghề giáo là công việc mà em yêu thích. Công việc này sẽ giúp em gắn bó với Toán học và là môi trường để em tiếp lửa yêu Toán cho các em học sinh”, Đạt chia sẻ.
“Thầy ơi, thầy có biết cái này không?”
Thầy Trần Quang Vinh, giáo viên bộ môn Toán, Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn nhớ lại: “Lần đầu tiên gặp Đạt là khi nhận nhiệm vụ giảng dạy lớp 10 chuyên Toán 1. Nhìn bề ngoài, Đạt là cậu bé nhỏ nhắn, nhút nhát, hiền lành và lễ phép. Thế nhưng, trong quá trình dạy học, Đạt đã khiến tôi thực sự bất ngờ với nhiều ý tưởng hay và lạ…”.
Trong giờ học, Đạt rất sôi nổi và thường xung phong phát biểu ý kiến và giải quyết vấn đề rất nhanh. Ở đội tuyển, mỗi khi gặp vấn đề còn vướng mắc, Đạt không ngại tranh luận trực tiếp cho đến khi giải đáp được thắc mắc.
Bên cạnh đó, Đạt còn có khả năng tự học rất tốt. Chính vì vậy, thầy Vinh thường giao thêm tài liệu cả tiếng Việt và tiếng Anh để em nghiên cứu thêm. Trong quá trình tự học ở nhà, mỗi lần phát hiện hay tìm tòi được “thứ gì hay ho”, Đạt thường đợi lúc thầy rảnh để trao đổi với nụ cười rất đặc trưng và câu mở đầu luôn là: “Thầy ơi, thầy có biết cái này không?”. Rồi sau đó, em trình bày vấn đề một cách say sưa. Nhờ vậy, thầy Vinh còn phát hiện thêm ở Đạt khả năng diễn giải vấn đề.
Ngoài ra, Đạt còn chủ động tham gia các diễn đàn về Toán và trao đổi sôi nổi. Bài làm của em gây ấn tượng bởi chữ viết đẹp, cứng cáp, rõ ràng và cách trình bày vấn đề rất logic. Ở lớp, Đạt cũng hoà đồng với bạn bè, hay giúp các bạn giải đáp những vấn đề còn vướng mắc trong học tập.
“Say Toán và chỉ biết học và học”, đó là chia sẻ của chị Tạ Thị Tươi (mẹ của Đạt) về cậu con trai út. Chị cho biết, từ nhỏ, Đạt đã là cậu bé hiền lành, ngoan ngoãn và có ý thức tự giác học tập.
Bùi Tiến Đạt từng giành giải Nhất Olympic Toán 27/4 năm lớp 10 và 11, giải Nhất Olympic Toán cấp tỉnh lớp 12, giải Nhì HS giỏi quốc gia môn Toán năm lớp 11 và 12. Ngoài ra, bậc THCS, em còn từng giành giải Nhất, Nhì, Ba học sinh giỏi Toán cấp thành phố, giải Nhất Olympic Toán cấp tỉnh…
“Tôi làm nội trợ, còn ba của Đạt là công nhân điện nước. Cuộc sống tuy còn nhiều khó khăn những gia đình luôn cố gắng tạo điều kiện cho con học tập. Thương bố mẹ, Đạt luôn cố gắng tự học, chưa bao giờ để bố mẹ phải để ý tới bài vở. Trong các môn học, Đạt yêu thích nhất là môn Toán. Đạt có thể say sưa ngồi hàng giờ liền không mệt mỏi, nhiều khi đến nửa đêm để giải đề Toán và không muốn dừng lại khi chưa tìm ra lời giải”.

, ảnh: KHÁNH CHI-Báo BRVT

BỘ CHQS TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU TUYÊN DƯƠNG CÁC CHÁU HỌC SINH GIỎI -----------Chiều 20-6, Bộ CHQS tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tổ c...
20/06/2024

BỘ CHQS TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU TUYÊN DƯƠNG CÁC CHÁU HỌC SINH GIỎI
-----------
Chiều 20-6, Bộ CHQS tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tổ chức gặp mặt, tuyên dương các cháu học sinh giỏi 5 năm, 9 năm, 12 năm liền, học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia năm học 2023 – 2024 và tặng quà các cháu thiếu nhi khối cơ quan Bộ CHQS tỉnh.

Tại buổi gặp mặt, Đại tá Nguyễn Hoàng Tấn, Phó chính ủy Bộ CHQS tỉnh phát biểu chúc mừng các cháu học sinh và khẳng định: Đây là việc làm thường niên, thể hiện sự quan tâm của Đảng ủy, Bộ CHQS tỉnh đối với các cháu thiếu nhi, học sinh có thành tích xuất sắc trong năm học vừa qua; đồng thời tạo điều kiện cho các cháu và gia đình gặp gỡ, giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm trong việc học tập, giáo dục, dạy dỗ con cái. Qua đó, khích lệ tinh thần học tập của các cháu học sinh tiếp tục phát huy thành tích đạt được, không ngừng phấn đấu vươn lên trong những năm tiếp theo.

Thay mặt các học sinh đạt thành tích học tập xuất sắc, cháu Phạm Đức Minh, học sinh Lớp 11, Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (giải nhất môn Toán cấp tỉnh, giải khuyến khích môn toán cấp Quốc gia) phát biểu cảm ơn lãnh đạo Bộ CHQS tỉnh luôn quan tâm, động viên các cháu trong quá trình học tập. “Chúng cháu xin hứa sẽ tiếp tục cố gắng hơn nữa để luôn là con ngoan, trò giỏi, công dân có ích cho xã hội, góp phần xây dựng và phát huy truyền thống hiếu học của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu”, cháu Phạm Đức Minh bày tỏ.

Vun đắp quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp Việt Nam - LB Nga Nhận lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Tổng thốn...
20/06/2024

Vun đắp quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp Việt Nam - LB Nga

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Tổng thống Liên bang (LB) Nga Vladimir Putin bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 19 đến 20-6. Chuyến thăm diễn ra chỉ sau hơn một tháng Tổng thống Vladimir Putin tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ mới cho thấy, LB Nga đặc biệt coi trọng mối quan hệ với Việt Nam.

Nền tảng của tình hữu nghị truyền thống

Quan hệ Việt Nam-Liên Xô trước đây và LB Nga ngày nay được xây dựng trên nền tảng của tình hữu nghị truyền thống trong hơn 7 thập kỷ qua. Lịch sử cho thấy, mối quan hệ giữa hai nước luôn nồng ấm, tin cậy, vượt qua mọi thử thách của thời gian và sự biến động của thời đại. Liên Xô là một trong những nước đầu tiên trên thế giới công nhận và chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào ngày 30-1-1950, đặt nền móng cho tình hữu nghị bền chặt và quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa hai nước sau này.

Trong suốt quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng đất nước, Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ chí nghĩa, chí tình của Chính phủ và nhân dân Liên Xô. Sự ủng hộ, giúp đỡ toàn diện, to lớn và quý báu của Liên Xô trong nhiều thập niên là nhân tố quan trọng góp phần vào thành công của sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và hàn gắn vết thương chiến tranh của nhân dân Việt Nam.

Trên cơ sở mối quan hệ hữu nghị truyền thống, sau khi Liên Xô tan rã năm 1991, quan hệ Việt Nam-LB Nga tiếp tục được lãnh đạo và nhân dân hai nước tích cực vun đắp. Ngày 16-6-1994, hai nước ký Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ hữu nghị Việt Nam-LB Nga. Đây là văn kiện lịch sử, có ý nghĩa lớn lao, là biểu tượng khởi đầu cho một giai đoạn mới trong phát triển hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và LB Nga, tạo ra tiền đề cho việc đưa quan hệ hai nước lên Đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2012.
Suốt 30 năm qua kể từ khi hai nước ký Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ hữu nghị Việt Nam-LB Nga, các thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước đã không ngừng nỗ lực vun đắp cho tình hữu nghị bền chặt, củng cố và thúc đẩy hợp tác song phương một cách toàn diện trên các lĩnh vực, vì lợi ích của nhân dân hai nước, đóng góp cho hòa bình, hợp tác và phát triển của khu vực và trên thế giới. Việt Nam xác định quan hệ với Nga có tầm quan trọng chiến lược, coi Nga là đối tác quan trọng hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam. Trong khi đó, Nga coi Việt Nam là đối tác tin cậy và là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Nga tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Hai bên phối hợp chặt chẽ trong khuôn khổ các tổ chức quốc tế và diễn đàn đa phương với quan điểm tương đồng về nhiều vấn đề quốc tế và khu vực.

Hợp tác trên mọi mặt

Bề dày truyền thống trong quan hệ Việt Nam - LB Nga không ngừng được củng cố bằng độ tin cậy cao trong quan hệ chính trị hai nước. Hai bên tăng cường trao đổi đoàn các cấp trên tất cả các kênh Đảng, nhà nước, Chính phủ, giao lưu nhân dân...

Trong những năm qua, trao đổi đoàn cấp cao diễn ra thường xuyên, tạo động lực mạnh mẽ cho việc phát triển quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và LB Nga. Từ năm 2020, bất chấp tác động của dịch Covid-19, tiếp xúc cấp cao song phương vẫn được duy trì thường xuyên thông qua điện đàm, hội nghị trực tuyến giữa tất cả các lãnh đạo chủ chốt của hai nước: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng điện đàm với Tổng thống LB Nga Vladimir Putin (tháng 4-2021), Phó chủ tịch Hội đồng an ninh Nga, Chủ tịch Đảng nước Nga thống nhất Dmitry Medvedev (tháng 2-2021)... Bên cạnh đó, hai bên duy trì nhiều cơ chế phối hợp và đối thoại như Đối thoại chiến lược Ngoại giao-Quốc phòng-An ninh thường niên cấp Thứ trưởng thường trực Ngoại giao; Đối thoại chiến lược quốc phòng cấp Thứ trưởng Quốc phòng... Ngoài ra, hai bên tiến hành tham vấn chính trị thường kỳ cấp Thứ trưởng Ngoại giao và cấp Cục, Vụ trong khuôn khổ hợp tác giữa hai Bộ Ngoại giao.

Bên cạnh mối quan hệ chính trị tốt đẹp, hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư Việt Nam-Nga thời gian qua diễn ra sôi động và còn nhiều dư địa phát triển, nhất là từ khi Việt Nam trở thành đối tác đầu tiên ký Hiệp định Thương mại tự do (FTA) với Liên minh Kinh tế Á-Âu (EAEU) mà Nga là thành viên năm 2015. Hiệp định này chính thức có hiệu lực vào tháng 10-2016, góp phần thúc đẩy trao đổi thương mại giữa hai nước. Kim ngạch thương mại năm 2020 đạt gần 4,85 tỷ USD, tăng gần 9% so với năm 2019, trong đó xuất khẩu đạt 2,85 tỷ USD, nhập khẩu đạt 2 tỷ USD. Kim ngạch thương mại song phương năm 2021 đạt gần 5,5 tỷ USD. Con số này giảm xuống mức 3,5 tỷ USD trong năm 2022 và có dấu hiệu phục hồi trong năm 2023 ở mức 3,63 tỷ USD. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Nga gồm: Điện thoại, điện tử, dệt may, giầy dép, nông, thủy, hải sản các loại…; các mặt hàng nhập khẩu chính gồm: Than đá, lúa mỳ, sắt thép, phân bón, ô tô, máy móc, thiết bị các loại…
Tính đến tháng 4-2024, Nga có 186 dự án đầu tư tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký đạt 984,98 triệu USD (xếp thứ 28/145 quốc gia và vùng lãnh thổ có vốn đầu tư tại Việt Nam). Việt Nam có 18 dự án đầu tư tại Nga với tổng vốn đăng ký đạt 1,63 tỷ USD (xếp thứ 4/80 quốc gia và vùng lãnh thổ có vốn đầu tư của Việt Nam).

Cùng với đó, quan hệ hợp tác quốc phòng giữa hai nước tiếp tục được triển khai hiệu quả, phù hợp với các thỏa thuận, cơ chế hợp tác đã thiết lập, nhất là trên các lĩnh vực trao đổi đoàn, đào tạo cán bộ, hợp tác giữa các quân, binh chủng, hợp tác trong khuôn khổ Trung tâm Nhiệt đới Việt-Nga, hợp tác truyền thông quân sự, lịch sử quân sự...

Tại Đối thoại chiến lược quốc phòng Việt Nam-LB Nga lần thứ 6 diễn ra ngày 6-7-2023 tại Moscow, hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực: Trao đổi đoàn các cấp, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm xây dựng quân đội; nghiên cứu thúc đẩy, mở rộng các nội dung hợp tác khác như gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, khắc phục hậu quả sau chiến tranh tại Việt Nam, trao đổi giữa các cơ quan nghiên cứu chiến lược, an ninh mạng, bảo đảm hậu cần, kỹ thuật, tham vấn và hợp tác chặt chẽ tại các diễn đàn đa phương, nhất là các cơ chế do ASEAN dẫn dắt, trong đó có Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+)...

Hợp tác dầu khí-năng lượng tiếp tục là lĩnh vực hợp tác truyền thống chiến lược và hiệu quả. Hợp tác giáo dục-đào tạo, khoa học-công nghệ được triển khai tích cực; giao lưu nhân dân không ngừng được tăng cường. Trước đây, Liên Xô đã giúp Việt Nam đào tạo gần 40.000 cán bộ và chuyên gia giỏi thuộc nhiều chuyên ngành. Hiện nay, LB Nga tiếp tục hỗ trợ Việt Nam đào tạo nguồn nhân lực. Từ năm 2019, LB Nga đã tăng số học bổng cho Việt Nam lên khoảng 1.000 suất/năm. Hiện có hơn 5.000 sinh viên Việt Nam du học tại Nga. Các hoạt động giao lưu văn hóa được tổ chức thường xuyên, góp phần tăng cường hiểu biết, hữu nghị giữa nhân dân hai nước.

Làm sâu sắc quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước
Năm 2024, hai nước kỷ niệm 12 năm thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện (2012-2024), 30 năm ký Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ hữu nghị Việt Nam-Nga (1994-2024), hướng tới kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1950-2025).

Trong bối cảnh đó, chuyến thăm của Tổng thống Vladimir Putin có tầm quan trọng đặc biệt, làm sâu sắc quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước, vì mục tiêu phát triển đất nước, đóng góp cho hòa bình, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới. Sự kiện này cũng là dịp để Việt Nam khẳng định đường lối đối ngoại nhất quán theo chủ trương Đại hội XIII của Đảng về độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại, trong đó ưu tiên các nước có quan hệ hữu nghị truyền thống. Việt Nam luôn ủng hộ thúc đẩy quan hệ hòa bình, hữu nghị và hợp tác với các đối tác, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, có tính đến lợi ích chính đáng của các bên liên quan, phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế.

Chúng ta tin tưởng chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Vladimir Putin sẽ thành công tốt đẹp, góp phần đưa quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Nga tiếp tục phát triển, bồi đắp thêm tình cảm hữu nghị truyền thống, gắn bó lâu đời giữa hai đất nước, hai dân tộc./
QĐND

Address

Ba Ria

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Tuổi Trẻ Miền Đông Nam Bộ posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to Tuổi Trẻ Miền Đông Nam Bộ:

Videos

Share


Other News & Media Websites in Ba Ria

Show All

You may also like