TÂN CHÂU Downtown

TÂN CHÂU Downtown TÂN CHÂU DOWNTOWN là nơi chia sẻ về văn hóa, lịch sử, ẩm thực, ...của quê hương xứ lụa TÂN CHÂU

ƠN NGƯỜI DẠY               " Bụi phấn rơi cho lòng ai mởi lối             làm nhịp cầu thuở trước nối thuở sau. "       ...
20/11/2023

ƠN NGƯỜI DẠY

" Bụi phấn rơi cho lòng ai mởi lối

làm nhịp cầu thuở trước nối thuở sau. "


Trên cuộc đời này có biết bao loại tình cảm giữa con người với nhau mà chúng ta cần phải trân trọng: tình mẫu tử, tình đồng bào, đồng chí…

và không thể thiếu đó là tình thầy trò. Đây là một loại tình cảm thiêng liêng và vô cùng cao quý. Nhạc sĩ Nguyễn Nhất Huy đã viết bài hát rằng:

“Người thầy vần lặng lẽ đi về sớm trưa Từng ngày giọt mồ hôi rơi nhẹ trang giấy Để em đến bên bờ ước mơ Rồi năm tháng sông dài gió mưa..”

Có lẽ, mãi cho đến khi trưởng thành thì con người ta mới hiểu hết được những công lao của thầy cô.

Tôi cũng thế, tôi cũng từng là một đứa học trò nghịch ngợm, ương bướng, có những lúc cố chấp vô cớ, có những lúc cãi lời thầy cô…

Thế nhưng, chưa một lần thầy cô dừng lại, chưa một lần thầy cô bỏ rơi chúng tôi, chưa một lần chùn bước lại trước con đò mà họ đang dẫn dắt.

Cái tuổi ấy, cái tuổi mà để lại sự nhớ thương, tiếc nuối và có những ân hận nhiều nhất bởi chính những cái ngô nghê, hồn nhiên, trong sáng ấy đã bao lần làm thầy cô buồn lòng.

Cái tuổi, mà những đứa trẻ như chúng tôi luôn muốn thể hiện bản thân mình là một người đã lớn, là một người trưởng thành hơn.

Chính vì vậy, mà bên cạnh chúng tôi luôn cần những người lái đò luôn cần mẫn dạy dỗ, khuyên bảo để chúng tôi có thể khôn lớn và suy nghĩ chín chắn hơn. Và thầy cô chính là những người lái đò tận tụy ấy.

Ông bà ta có câu “Không thầy đố mày làm nên”. Thật vậy, “Thầy cô” chỉ hai tiếng ngắn gọn thôi mà vô cùng thiêng liêng và cao cả! Mỗi thầy cô là một người lái đò mà dù con đò đó có khó khăn, vất vả và sóng gió đến đâu chăng nữa, thì người lái đò ấy cũng cố gắng hết sức để con đò của mình cập bến an toàn.

Bởi lẽ, người đã dùng hết tâm huyết, công sức, cần mẫn ngày đêm để soạn từng trang giáo án, từng tri thức để đưa con đò sang sông.

Đó là những tình cảm, những giọt mồ hôi thấm đẫm tình nghĩa, công lao mà thầy cô dành cho học sinh.

Cũng như tôi ngày xưa là một cô gái nhút nhát, e dè, ít nói, nhờ có sự quan tâm, sự chăm sóc của thầy cô mà tôi đã tiến bộ lên từng ngày.

Ngày đầu tiên đến trường, thầy cô dạy cho tôi biết đọc, biết viết và đặc biệt là biết nói lời yêu thương với cha mẹ.

Và từ từ khi lớn lên, biết bao thầy cô đã không đơn thuần dạy cho tôi kiến thức, mà còn dạy cho tôi biết đoàn kết với bạn bè, dạy cho tôi những triết lý cuộc sống, những đạo lý làm người...

Đôi khi, thầy cô rất nghiêm khắc với chúng tôi, nhưng tôi biết rằng sự nghiêm khắc đó xuất phát từ sự yêu thương, xuất phát từ tấm lòng mong muốn cho chúng tôi khôn lớn nên người.

Bạn biết không? Cũng nhờ có thầy cô mà tôi hiểu được sự vất vả của cha mẹ mình, và đó cũng là lần đâu tiên tôi biết để dành tiền để mua quà tặng cho cha mẹ.

Mặc dù đó chỉ là những món quà nhỏ bé, nhưng đã khiến cha mẹ tôi rất vui và hạnh phúc.

Thầy cô còn dạy tôi trong cuộc sống khi vấp ngã, khi gặp những chông g*i, thử thách thì phải thật mạnh mẽ, phải tự mình đứng lên, không được từ bỏ và hãy biết đối mặt để vượt qua những chông g*i này.

Tôi biết rằng, thầy cô đã bao phen phải kiên nhẫn trước những lũ học trò quậy phá, trước cái lũ “nhất quỷ nhì ma” này gây ra.

Nhưng với tấm lòng yêu thương, sự gần gũi, sự cảm thông sâu sắc, người đã dùng ngọn lửa nhiệt huyết của mình để sưởi ấm những trái tim, những tâm hồn bé nhỏ của chúng tôi.

Thầy cô chỉ đơn giản là cứ yêu thương chúng tôi vô điều kiện, chứ không cần bất cứ sự đền đáp nào.

Đã nhiều lần trong suốt quãng thời gian còn ngồi trên ghế nhà trường, tôi đã được nghe câu nói đầy cảm động này từ thầy cô:

“Các em chỉ cần cố gắng học thật tốt và trở thành người thành công, giúp ích được cho cuộc đời, thì đó đã là món quà ý nghĩa nhất mà thầy cô nhận được rồi.”

Giờ đây, thầy cô đã đưa chuyến đò chúng tôi qua sông thành công. Tôi biết người còn phải quay về để tiếp tục dìu dắt những chuyến đò sau.

Mỗi chuyến đò là một thế hệ chứa biết bao cảm xúc buồn vui, và đó cũng là hành trang để đưa chúng tôi bước vào đời.

Đến tận hôm nay, khi chúng tôi đã khôn lớn, thì thầy cô vẫn quan tâm, vẫn luôn dõi theo chúng tôi. Thầy cô chính là người cha, người mẹ thứ hai của chúng tôi.

Mỗi đứa học trò chúng tôi, giờ đây mỗi người ở mỗi phương trời, nhưng ai cũng chỉ thầm mong thầy cô luôn thật khỏe mạnh, luôn sống thật hạnh phúc và sẽ tiếp tục dùng tình yêu thương của mình để dẫn dắt, đưa lối cho những thế hệ mai sau.

Thay mặt toàn thể học sinh, chúng con xin gửi lời tri ân chân thành nhất đến tất cả thầy cô giáo ạ!

" bài chưa xong ngồi cặm cụi đêm thâu

Ơn người dạy, bạc mái đầu khó trả. "

Thiết Kế Hình Ảnh: Thanh Bùi





BIỂN HIỆU VẼ TAY Ở XỨ LỤA TÂN CHÂU           Dạo quanh Tân Châu, ở những ngày cuối thu tháng 11, chắc hẳn lắm lúc bạn sẽ...
14/11/2023

BIỂN HIỆU VẼ TAY
Ở XỨ LỤA TÂN CHÂU

Dạo quanh Tân Châu, ở những ngày cuối thu tháng 11, chắc hẳn lắm lúc bạn sẽ bắt gặp đâu đó những biển hiệu xưa cũ lấp ló giữa những banner tân thời.

Những chiếc biển hiệu kim loại chốc sơn hay cái mành sáo được vẽ tỉ mỉ với những chữ cái bay màu, được đặt trước những cửa tiệm lâu đời đã trở thành một đặc sản năm tháng của Tân Châu.

Có những thương hiệu đã tồn tại 20 đến 30 năm, thậm chí có khi bằng cả một đời người, để những người qua đường ngó thấy mà có thể tưởng tượng ra được cả một không gian ký ức của những thập niên đã qua, có hưng thịnh, có yên bình.

Với sự phát triển xã hội ngày càng mạnh mẽ về lãnh vực quảng cáo như: đèn led, in ấn kỹ thuật số, alumium… Thì đâu đó vẫn còn những biển hiệu vẽ tay qua năm tháng của thế kỷ trước.

Đó là hoài niệm về một miền ký ức của Tân Châu năm xưa, của nhiều cô chú bác đã từng sống ở vùng đất này.

Tuy ngày nay sự phát triển thật vội vã nhưng trong tôi, Xứ Quê Lụa là những quán quen buổi sáng uống ly cà phê, những cơn mưa rào vội vã, những con đường thân quen hàng ngày vẫn đi về, ...

và những biển hiệu ghi dấu một thời.

một thời để nhớ…

📸 Thanh Bùi





NHỮNG ĐÔI BÀN TAY GÌN GIỮ HƯƠNG VỊ QUÊ HƯƠNG.           Ẩm thực xứ lụa là nguồn cảm hứng cho cái tên " Downtown " của pa...
12/11/2023

NHỮNG ĐÔI BÀN TAY GÌN GIỮ HƯƠNG VỊ QUÊ HƯƠNG.

Ẩm thực xứ lụa là nguồn cảm hứng cho cái tên " Downtown " của page.

nhân ngày kỷ niệm một năm page được tạo ra, mời các quý đồng hương cùng nhìn lại những bộ ảnh ẩm thực Tân Châu do đội ngũ của page thực hiện.

đặc biệt các cô chú trong mỗi bộ ảnh đều bán hơn 20 năm.

xin biết ơn " những đôi bàn tay gìn giữ hương vị quê hương "

các cô chú đã đóng góp cho ẩm thực quê hương xứ lụa

XE BÁNH MÌ CÁ SẤU ở Tân Châu - An Giang            Đây không phải lần đầu sự biến tấu chiếc bánh mì quen thuộc gây xôn x...
09/11/2023

XE BÁNH MÌ CÁ SẤU
ở Tân Châu - An Giang

Đây không phải lần đầu sự biến tấu chiếc bánh mì quen thuộc gây xôn xao.

Một con "cá sấu" giá tầm 25,000 đồng.

Trước đây, tại An Giang cũng có một số lò bánh mì sản xuất bánh mì khổng lồ dài 1m, nặng 3kg gây ấn tượng trên các trang báo nước ngoài.

Điểm đặc biệt ở xe bánh nơi đây là khi đến đây ngỡ như đang ở một vựa hải sản, vì khách đến đều mua cua hoàng đế, cá la hán, rùa, cá sấu...

Nhưng không, đó là những ổ bánh mì đã được thợ bánh “biến hóa” thành những con vật ngộ nghĩnh, đẹp mắt.

Tại lò bánh mì, công đoạn làm bánh mì cá sấu cũng phức tạp,

nhiều công đoạn: Đầu tiên tạo hình, ráp chân; ủ bột từ 1 - 2 tiếng để nở to; khắc vẩy;

đem vào lò nướng hơn 30 phút mới cho ra lò; rắc mè,

quét thêm một lớp bơ sầu riêng thơm lừng.

📸 Thanh Bùi



Khi quận Tân Châu mới thành lập thì chưa có sự giao thông bằng đường bộ. Con đường thủy Tân Châu – Châu Đốc là kinh Vĩnh...
08/11/2023

Khi quận Tân Châu mới thành lập thì chưa có sự giao thông bằng đường bộ.

Con đường thủy Tân Châu – Châu Đốc là kinh Vĩnh An.

Bấy giờ bà Bảy Xình cho ra đời đò chèo để đưa hành khách.

Còn đường thủy Tân Châu – Hồng Ngự, Tân Châu – Chợ Vàm thì do các chủ khác cũng sử dụng bằng ghe đò chèo.

Sau một thời gian ngắn, bà lại sắm ghe đò đạp.

Mãi tới năm1912-1913, bà tạo được hai chiếc ca nô hiệu An Phú và An Hòa.

( Thời đó, hành khách muốn đi Châu Đốc bằng tàu thì có : Pluvier, Sarcelle, Pélican, Cormoran thay phiên từ Châu Đốc lên Nam Vang, vòngqua sông Vàm Nao ghé Tân Châu ).

Kinh Vĩnh An lần lần cạn, sự giao thông gián đoạn, cho nên vào giữa năm 1914-1918, người Pháp cho đào Kinh Xáng trên, thế kinh Vĩnh An.

Kinh Xáng được lưu thông, có tàu đò thay phiên chạy Tân Châu –Châu Đốc.

Đồng thời cũng có đường tàu chạy : Tân Châu – Hồng Ngự, Tân Thành – Cao Lãnh, Tân Châu –Long Xuyên, Tân Châu – Nam Vang.

Đã vậy, bến chợ Tân Châu còn có những chiếc chài to lớn của hiệu Chương Hưng và Đức Nguyên chở thổ sản từ Tân Châu đến Chợ Lớn, rồi chở hàng hóa từ nơi đây về Tân Châu.

Ngoài tàu bè ra còn có những thuyền ghe lui tới qua lại trên các con đường thủy thật tấp nập, tạo cho nền thương mãi Tân Châu trở nên thịnh vượng.

Tân Châu lại là một cái bến rất quan trọng để liên lạc sự giao thông giữa Nam Vang với Sài Gòn.

Bởi lẽ đó, vào lối năm 1935, ông Bélizaie,Tỉnh trưởng Châu Đốc nhận thấy ở đây rất quan hệ về thương mãi nên có ý định biến Tân Châu thành một tỉnh biên giới.

Rồi chương trình ấy cũng không được thi hành.

trích sách TÂN CHÂU XƯA - NGUYỄN VĂN KIỀM

Cảm ơn hình ảnh Tân Châu năm 1992 hiếm quý do anh Thế Nhân gìn giữ.



A DAY IN TAN CHAU TOWN PHOTOGRAPHY BY Issa Mohamad             Tan Chau is located in An Giang Province. Tan Chau Town i...
06/11/2023

A DAY IN TAN CHAU TOWN

PHOTOGRAPHY BY Issa Mohamad

Tan Chau is located in An Giang Province. Tan Chau Town is famous for high-quality silk, which is made from natural materials with high techniques. Visit here, you can enjoy the traditional handicraft and experience the making process of the special silk.

Interesting history of Tan Chau

Tan Chau used to be a village and now is a small town in Chau Doc, nestled on the bank of Tien River. A hundred years ago, Tan Chau was famous for silk weaving, especially the unique silk named "My A". My A silk is made with the best materials and sophisticated process; hence its color never fades and always be shining.

After 1975, the silk trading business in Tan Chau went down because the village could not face the price competition when polyester and Chinese silk were very cheap. Fortunately, one day a group of European traveled to Tan Chau and was surprised by the amazing beauty of Tan Chau silk. Therefore, because of receiving many orders exporting silk to Europe's market, and the quality requirement of clients became higher, silk making in Tan Chau started growing up until now.



Tân Châu ...đèn vàng. " Đêm khuya ngõ sâu như không màuHắt hiu vàng ánh điện câu. " 📸 Thanh Bùi
04/11/2023

Tân Châu ...đèn vàng.

" Đêm khuya ngõ sâu như không màu

Hắt hiu vàng ánh điện câu. "

📸 Thanh Bùi





03/11/2023

QUÁN LÍA GẮN LIỀN VỚI THỜI THANH "XUÂN"

CỦA CÁC THẾ HỆ 8X 9X Ở TÂN CHÂU - AN GIANG

Nhắc đến những món đặc sản ở đầu nguồn biên giới Tân Châu

thực khách sẽ nằm lòng danh sách quen thuộc, như: Bánh bò Út Dứt, mắm cá mè vinh, tung lò mò.

Đặc biệt, các món ăn vặt được làm từ lía thì không thể bỏ qua, bởi nó góp phần tạo nên danh tiếng ẩm thực ở xứ lụa.

Những ngày mưa se lạnh, được thưởng thức đĩa lía nóng hổi cùng hàn huyên bên bạn bè chắc chắn sẽ đem lại cho bạn một cảm giác rất thú vị.

Video từ AN GIANG CÓ GÌ REVIEW NẤY.





BÁNH HẸ XỨ LỤA          Theo như lời kể, vào khoảng năm 1982 một ông lão người Tiều trước ở Campuchia chạy giặc Pol pot ...
02/11/2023

BÁNH HẸ XỨ LỤA

Theo như lời kể, vào khoảng năm 1982 một ông lão người Tiều trước ở Campuchia chạy giặc Pol pot về sống ở chành tương (chỗ quán hủ tíu ông tỷ) lúc đó là khu nghĩa địa hoang vu.

Ông xay gạo làm bột pha với cơm nguội, hẹ được mua ở cồn Long Thuận nồng thơm xắc nhỏ trộn với bột đổ trên mâm nhôm tròn thành từng bánh dầy 1,5 phân và cắt từng miếng hình bình hành nhỏ.

Ông gánh bánh đi bán, một đầu đòn gánh là cái mâm bằng đồng để chiên bánh được đặt trên cái lò chụm củi, đầu kia là chén, dĩa, đũa nước tương, giấm, ớt bằm.

Ngon của bánh ở chỗ cách chiên bằng mỡ heo, trên cái mâm bằng đồng lữa được chụm bằng củi độ nóng cao làm bánh giòn không khét.

Đặc biệt nước chấm gồm giấm nuôi bằng chuối được nêm vừa ăn có độ chua thanh, nước tương và ớt đỏ bầm nhuyễn được chan vào bánh tạo dĩa bánh rất ngon giòn thơm mùi bột gạo, chút thơm nồng của hẹ, chua chua ngọt của giấm mằn mặn nước tương và cay nồng của ớt bầm.

Món ăn mộc mạc này ban đầu ông bán buổi xế cho dân lao động làm ở các nhà máy ép đường vừa rẻ lại chắc bụng. Nhiều lúc ế thì chiều ông gánh lên sân banh bán các cầu thủ.

Sau thời gian ông mất nhưng cũng kịp truyền nghề cho chú Lễ.

Lúc này thì lên xe đẩy và bán tại gốc bên phải quán cà phê ông Chín Văn (nay quán cà phê 59).

Một thời gian sau lúc này bánh hẹ trở nên phổ biến và nhiều người thích nên em chú Lễ là Chú Tư Hiền làm thêm một xe bán trong chợ cũ.

Bánh làm bằng bột gạo nhưng phải qua nhiều công đoạn chế biến mới trở thành món ngon độc đáo, mùi vị khác biệt với bất cứ loại bánh nào được làm từ bột gạo và nếp.

Bánh hẹ Tân Châu làm rất kỳ công. Trước tiên phải dùng bột gạo pha loãng, hòa chung với hẹ xắt nhỏ, thêm chút gia vị rồi đem hấp chín.

Sau đó cắt bánh ra thành miếng nhỏ hình tam giác hoặc tứ giác giống như bánh đúc rồi cho vào chảo dầu chiên đến khi bánh chuyển sang màu vàng ruộm mới cho hột gà vào.

Khi hột gà vừa chiên chín, người ta lấy ra cho vào đĩa, sau đó gấp từng miếng bánh hẹ đặt lên tạo thành đĩa bánh thật lạ mắt và vô cùng hấp dẫn, chỉ nhìn thôi đã thấy ngon rồi.

Bánh ăn lúc còn nóng mới cảm nhận được mùi vị thơm ngon, vừa béo, vừa bùi rất đặc trưng. Càng nóng bánh càng mềm và giòn. Bánh hẹ chấm nước tương pha giấm ớt.

Bánh hẹ là loại bánh thường dùng để ăn chơi hoặc thưởng thức cho ngon miệng chứ ít ai ăn trừ cơm.

Tuy nhiên, nếu so với các loại bánh dân gian làm bằng bột nếp và gạo thì bánh hẹ không những vừa thơm ngon, kích thích vị giác lại vừa có giá trị bổ dưỡng nhờ có hẹ, một loại rau rất có lợi cho sức khỏe, đặc biệt kèm theo hột gà được xem là bổ dưỡng.

📷 Thanh Bùi




LỄ HỘI HALLOWEEN Ta không biết gì về cõi giới sau khi chết. Không biết thì không có nghĩa là không có. Chết chưa bao giờ...
30/10/2023

LỄ HỘI HALLOWEEN

Ta không biết gì về cõi giới sau khi chết. Không biết thì không có nghĩa là không có.

Chết chưa bao giờ là hết, vì lúc chết chưa phải là mọi sự công bằng trên đời đã giải quyết xong.

Bộ phim chỉ được quyền chấm dứt khi mọi ân oán đã giải quyết xong.

Còn cuộc đời này mọi người cứ lần lượt chết mà các ân oán tội phước của họ vẫn chưa giải quyết xong, thế nên, bộ phim chưa được hết, còn phải tiếp diễn ở hình thức khác.

Có thể cõi chết rất khác biệt so với cõi sống này, nhưng tất cả đều giống nhau ở chỗ Công bằng.

Ai làm phúc thì được sung sướng, ai gây tội thì chịu đau khổ. Đặc điểm của các vong hồn là họ nhìn thấy ta, thậm chí biết được ý nghĩ của ta.

Còn ta thì ngược lại, không nhìn thấy họ, không biết gì về họ. Hai cõi âm dương cách trở là thế.

Tuy nhiên văn hóa đông phương, đặc biệt là Việt Nam rất coi trọng người đã mất.

Dù không nhìn thấy nhưng người Việt Nam vẫn kính trọng, cúng kiếng, hương khói đầy đủ khiến cho người mất rất ấm lòng.

Còn các nền văn hóa khác thì hiểu về cõi chết khác hơn nên cư xử khác hơn.

Họ chỉ đứng trước mộ, đặt ít hoa, rồi quay về.

Đến ngày Halloween thì trẻ em hóa trang thành ma để tưởng nhớ người mất, hơi bị khôi hài.

Cách tưởng nhớ đó cạn cợt và không trân trọng.

Người đã mất cũng là người, cũng có phẩm giá và danh dự.

Dù có khi họ là một vong hồn ẩn náu trong góc nhà, dù có khi họ là một vong hồn vất vưởng ở đầu ngõ, dù có khi họ là một vong hồn trên cây cao, nhưng họ cũng có giá trị của một sinh thể trong trời đất.

Có khi họ đói kém và cần ta cúng cho ăn, có khi họ có uy lực phù hộ ta vài việc gì đó, nhưng họ vẫn là các chúng sinh đáng yêu đáng quý.

Thái độ đạo đức của ta là hiểu họ, thông cảm họ, yêu quý họ, giúp đỡ họ, cúng kiếng cho họ, và tạo điều kiện cho họ được nghe đạo lý của thánh hiền.

Họ cũng còn chưa hiểu đạo lý lắm, có khi họ cũng sân si đủ thứ, nhưng ta hãy thương yêu họ cái đã. Rồi ngày nào ta cũng đi về cõi đó mà.

Nếu bây giờ ta có thái độ trọng thị các vong hồn trong cõi đó thì sau này khi về cõi đó, ta cũng sẽ được trọng thị xứng đáng vậy.

Hình ảnh: Trần Quốc Đạt
Thiết kế hình ảnh: Thanh Bùi.




29/10/2023

REVIEW BUỔI SÁNG TRONG LÀNH Ở TÂN CHÂU ( AN GIANG )

mời các quý đồng hương xem video để hưởng thức những điều thú vị chỉ ở Tân Châu nhé

"CHÚI"  CHIÊN miền quê                    vào những buổi sáng sớm, dọc theo con đường từ Long Sơn đến Tân Châu, thỉnh th...
28/10/2023

"CHÚI" CHIÊN miền quê

vào những buổi sáng sớm, dọc theo con đường từ Long Sơn đến Tân Châu,

thỉnh thoảng người ta gặp các bà, các chị đứng tuổi ngồi bên bếp than hồng nướng chuối nếp.

thoang thoảng mùi thơm của bánh chuối chiên.

Được thưởng thức chiếc bánh chuối nóng hổi trong khí trời se lạnh ngày mưa, bao ký ức tuổi thơ ùa về cùng món ăn dân dã

giá bán 5.000 đồng/cái.

Để làm món ăn dân dã này, nguyên liệu chính cũng từ cây nhà lá vườn cả.

Về cách làm, trái chuối lột sạch dùng dao bén bổ dọc ra làm hai phần.

Để mỗi phần chuối vô lá chuối tươi rồi dùng thớt ép mỏng ra ở mức độ vừa phải, thả miếng chuối ép vô thau bột pha sẵn.

Bột của bánh chuối chiên cũng giống như bột bánh chuối hấp nhưng có cho thêm chút bột mì.

Bắc chảo mỡ thiệt nóng, dùng vá múc miếng chuối đã áo bột thả vào chiên.

Dầu sôi, bánh chín vàng vớt ra để cho ráo dầu. Trưa hè, cắn miếng bánh giòn khướu ngọt thao đầu lưỡi quả không gì thú vị hơn.

Tuy là đơn giản vậy, nhưng để có miếng bánh ngon đòi hỏi sự khéo tay kết hợp với kinh nghiệm dân gian mới có được.

Hãy nghe lại lời bà mẹ dạy con gái từ ngày xưa ấy:

"Bánh chuối chiên vừa giòn vừa béo

Mẹ dạy con khôn khéo để làm dâu."

Trái chuối chín thơm ngọt, nhiều chất bổ lại lành tính nên người lớn, trẻ em đều ưa, đều thích.

Chuối chín để vậy lột vỏ có thể nấu ăn thay cơm đỡ lòng khi giáp hạt, lá chuối, cây chuối đều được tận dụng tối đa để phục vụ cho đời sống con người miền Tây vốn nổi tiếng với phong cách phóng khoáng, trí tuệ và sáng tạo.

📸 Thanh Bùi




27/10/2023

Hậu trường cảnh quay ở phía sau Quan Đế Miếu.

trong phim điện ảnh ĐẤT RỪNG PHƯƠNG NAM

Video từ anh Lê Bảo Hân ( ekip trong phim )



SƯƠNG ‘SA’ ĐƯA NHỮNG YÊU THƯƠNG VỀ ‘GẦN'               Người dân xứ lụa Tân Châu không lạ gì với sương sa hột lựumón ăn ...
26/10/2023

SƯƠNG ‘SA’ ĐƯA NHỮNG YÊU THƯƠNG VỀ ‘GẦN'

Người dân xứ lụa Tân Châu không lạ gì với sương sa hột lựu

món ăn chơi giải khát đủ sắc màu hấp dẫn.

sắc “xanh xanh đỏ đỏ cho em nhỏ mừng”, sương sa xắt miếng vuông ngả nhẹ vàng nhạt, hạt lựu hồng hồng thích mắt, ngọt rất dịu.

Từ chợ lớn, chợ chồm hổm đến hàng nước lẩn khuất trong những con hẻm và cả những đôi quang gánh chè dạo khắp xứ Nam Bộ, nơi đâu cũng không thể thiếu món chè giải khát dân dã này.

Có thể nói ly chè sương sa hạt lựu đi dọc từ thuở thiếu thời đến khi trưởng thành của người dân miền tây Nam Bộ.

Đó là món quà khiến bao đôi mắt trẻ thơ thèm thuồng mỗi lần mẹ dắt đi chợ, là vị ngọt xen giữa những câu chuyện ẩm ương tuổi mới lớn, là chút mát lành cuốn trôi bao mệt mỏi trên con đường trưởng thành.

Khi bé còn ở quê, mua một ly sương sa mát lành thiệt dễ gì đâu, chỉ chạy ù ra đầu hẻm là dì Sáu Mập đã biết ý múc cho một ly thiệt đầy, thêm chút đậu xanh đánh thơm thơm nữa.

Tuổi thơ là thế, vô cùng đẹp đẻ và ngọt ngào như ly sương "Xa" hạt lựu đưa những yêu thương về "Gần".

📷 Thanh Bùi




Sự kiện Tri Ân lớn nhất năm trong ngành làm đẹp tại TMV Thảo Xinh Long Xuyên● Thời gian: 9h00 - 11h30 ngày 29/10/2023● Đ...
26/10/2023

Sự kiện Tri Ân lớn nhất năm trong ngành làm đẹp tại TMV Thảo Xinh Long Xuyên
● Thời gian: 9h00 - 11h30 ngày 29/10/2023
● Địa điểm: 72 - 74 Nhà Tây Sông Hậu đường số 4, Long Xuyên, Mỹ Phước, An Giang
Chỉ cần ngày hôm đó các chị em tới chi nhánh TMV Thảo Xinh để Checkin là được tham gia nhiều hoạt động giá trị khác như
● Tiệc bánh trà Teabreak
● Trải nghiệm 10 Dịch vụ Spa "Xinh Tuyệt Đỉnh" chỉ với 0đ
● Đội ngũ Bác sĩ da liễu, phẫu thuật tay nghề cao từ HCM tư vấn miễn phí
● Cơ hội nhận 1/2 chỉ vàng lên tới 100%
Ngoài ra, ngày hôm đó các chị em còn đi theo ""Hội chị em"" được tặng ngay thêm 01 Voucher 500k trải nghiệm mọi dịch vụ nữa ạ.
Các chị em tham gia nhận quà vui lòng đăng ký tại Form: https://forms.gle/LEmhfmYSpAppb2ASA
📞 Hotline: 0906 936 394
🌐 Website: thaoxinhgroup.vn

25/10/2023

Cảnh quay ONE-SHOT trong Phim điện ảnh ĐẤT RỪNG PHƯƠNG NAM.

lấy bối cảnh tại đường hẻm kế bên Quan Đế Miếu Tân Châu.


Theo chuyên môn, One-Shot hay còn được gọi là One-take hay Quay Tiếp Diễn, Một cú máy là một hình thức quay phim đặc biệt được các nhà làm phim hay sử dụng và đã có thời gian phát triển tương đối lâu đời. Tuy nhiên, để có được một thước phim One-Shot là chuyện khó, đòi hỏi khá nhiều công sức và kinh nghiệm.

Trên thực tế, One-Shot là việc dùng một máy quay để nắm bắt toàn bộ các diễn viên của tình tiết. Máy quay sẽ được chuyển động liên tục quanh các diễn viên để nắm bắt từng cử chỉ và hành động theo yêu kịch bản đề ra.Thật sự chỉ cần xem qua các sản phẩm Oneshot, KAO cũng có thể cảm nhận được công sức của tất cả mọi người đã bỏ ra trong cảnh quay đó không chỉ phim mới áp dụng quay One-shot mà các MV ca nhạc cũng áp dụng.

Video từ Lê Bảo Hân ( ekip quay trong đoàn Đất Rừng Phương Nam ).




NGÀY HẠNH PHÚC NHẤT            Vào ngày 22-10-2023, Một ngày tràn ngập hạnh phúc của các thành viên  Hội Thiện Nguyện Tr...
25/10/2023

NGÀY HẠNH PHÚC NHẤT

Vào ngày 22-10-2023, Một ngày tràn ngập hạnh phúc của các thành viên Hội Thiện Nguyện Trái Tim Xanh , 150 phần quà gồm bánh mì và nước suối đã được làm ra, từ đôi tay xinh xắn của hơn 20 các bạn trẻ gen Z Tân Châu.

Mọi khâu đều được chuẩn bị chỉnh chu và sạch sẽ từ rất sớm, nhờ vào sự đóng góp đầy nhiệt huyết của các bạn tình nguyện viên.

Những phần quà tuy nhỏ mà chứa cả tấm lòng, mong bớt đi một phần nào gánh nặng cơm nước hàng đêm của các cô chú vô gia cư cơ hàng, người bán vé số, người lao công vệ sinh đường phố....

Kết thúc chương trình chỉ động lại những nụ cười và lời cảm ơn của các cô chú, từ đó dặn lòng phải cố gắng duy trì hoạt động thương xuyên.




MẸT XÔI NGŨ SẮC " ĐỘC LẠ " Ở xứ lụa Tân Châu                       ở Tân Châu ( An Giang ), thật dễ dàng bắt gặp hình ản...
23/10/2023

MẸT XÔI NGŨ SẮC " ĐỘC LẠ "
Ở xứ lụa Tân Châu


ở Tân Châu ( An Giang ), thật dễ dàng bắt gặp hình ảnh những cô chạy chiếc xe đạp nhỏ chở mẹt xôi đầy ắp, khói nghi ngút thơm lừng, màu sắc từng loại xôi vô cùng bắt mắt.

Trên mẹt, thường là năm loại xôi phổ biến mà dân miền tây ưa chuộng là xôi nếp than kẹp bánh phồng, xôi bắp nếp , xôi bắp hầm, xôi bắp chàm, xôi bắp chà, xôi "dò".

Mỗi gói xôi các loại thường có giá khoảng 5.000 đồng một gói.

Có những người xa quê xứ lụa mười mấy năm rồi, nhưng vẫn không thể nào quên được món bắp hầm thuở xưa.

Cái món bắp hầm ấy có vị dẻo của bắp nếp, thơm của dừa nạo, mằn mặn của muối mè, đậu phộng ,được gói ngoài bằng lá chuối xiêm.

khi ăn thì dùng muỗng được làm từ bẹ dừa mới đúng điệu.

Trong năm loại thì được chuộng nhất là XÔI BẮP.

là một món ăn dân gian bình dị rất mộc mạc dân dã,một trong những món ăn sáng phổ biến của nhiều người miền tây, là món lót dạ buổi sáng của đa số cô cậu học trò, là bữa điểm tâm của những người lao động chân tay,...

Sáng sớm ăn gói xôi bắp nóng ấm bụng thì ngày làm việc sẽ càng thêm hiệu quả, vừa no vừa ngon lại rất dễ ăn và tiện lợi.

Những hạt bắp dẻo khi hòa trộn với nếp lại càng thêm dẻo, vị béo bùi của đậu phộng và mè cho mùi thơm độc đáo, vị ngọt của đường … nét đặc biệt của món ăn này là có cả hai vị mặn ngọt tương phản sẽ khiến bạn ngon miệng rất khó quên và cứ muốn ăn thường xuyên vào mỗi buổi sáng mà không thấy chán là gì.

Về cách nấu thì khá là phức tạp, đòi hỏi tâm huyết để ra những món xôi đúng vị dân dã.

Bắp khô còn nguyên hạt ngâm với nhiều nước và xíu muối để qua đêm, rồi xả cho thật sạch với nước lạnh.

Sau đó, đem nấu với lửa nhỏ cho bắp chín mềm, rồi tiếp tục cho nước dão dừa vào như nấu cơm.

Trong quá trình nấu canh chừng nếu cạn nước mà bắp chưa ra nhựa thì tiếp tục châm nước dão dừa vào.

Đến khi bắp đã mềm dẻo và ra nhựa thì cho tiếp nước cốt dừa vào, đảo đều, để liu riu lửa khoảng 5 phút thì tắt bếp.

Màu trắng tinh khiết, hương thơm ngào ngạt, vị thanh ngọt, bùi của bắp, vị béo của cốt dừa hòa quyện với muối đậu phộng, rất thơm ngon.

Tuy sống xa quê nhưng mỗi khi bắt gặp hình ảnh một món ăn của tuổi thơ nào đó, nhất là món xôi bắp luôn gắn liền với cuộc sống người dân quê, những hoài niệm về một miền quê mộc mạc và dân dã tự dưng trỗi dậy trong tâm trí tôi, những người con sinh ra và lớn lên từ miền đất quê xứ lụa.

📷 Thanh Bùi




22/10/2023

Hậu trường một cảnh quay ở Tân Châu ( An Giang )
trong bộ phim điện ảnh ĐẤT RỪNG PHƯƠNG NAM ( 2023 )

Các đồng hương thân yêu biết đây là góc phố nào ở Tân Châu không ạ?

T.AG ngay mấy chế vừa cận vừa lận đận tình duyên zô đâyyy!!!!!!Hên cho mấy nhỏ cận vì Kính mắt Anna - An Giang- hệ thống...
20/10/2023

T.AG ngay mấy chế vừa cận vừa lận đận tình duyên zô đâyyy!!!!!!

Hên cho mấy nhỏ cận vì Kính mắt Anna - An Giang- hệ thống mắt kính hot nhất Việt Nam đã về An Giang

Nghe nói dịp khai trương, từ 21/10 có nhiều ưu đãi lắm nha

🔥 MIỄN PHÍ 6.700 tròng kính cận từ 0 - 10độ

🔥 Hàng trăm gọng kính thời trang chỉ 1K

Không cần mua hàng vẫn có quà:

❌ 100 gọng kính tặng miễn phí (2 khung giờ vàng 9h30 và 17h ngày 21/10)

❌ Lô tô show cực hot, nhận quà lên tới hơn 10 triệu (18h ngày 20 - 22/10)

Địa chỉ: Kính mắt Anna - 1366 đường Trần Hưng Đạo, P. Mỹ Xuyên, TP. Long Xuyên (Gần đèn 4 ngọn)

MY TAN CHAU IS ... Màu sắc nào của Tân Châu mà bạn say mê? 📸 Nguyễn Quốc Đạt + Thanh Bùi
19/10/2023

MY TAN CHAU IS ...

Màu sắc nào của Tân Châu mà bạn say mê?

📸 Nguyễn Quốc Đạt + Thanh Bùi





THE BIKER IN TAN CHAU TOWN " Câu chuyện thú vị về những chàng trai đam mê tốc độ... " 📸Thanh Bùi Bộ ảnh được chụp tại kh...
17/10/2023

THE BIKER IN TAN CHAU TOWN

" Câu chuyện thú vị về những chàng trai đam mê tốc độ... "

📸Thanh Bùi

Bộ ảnh được chụp tại khu dân cư siêu thị Tân Châu.




TÉP CHIÊN ở Tân Châu - An Giang.            Tép lăn bột chiên giòn chính là món ăn vặt tuổi thơ của nhiều ngươ...
16/10/2023

TÉP CHIÊN
ở Tân Châu - An Giang.

Tép lăn bột chiên giòn chính là món ăn vặt tuổi thơ của nhiều người, đặc biệt những người con miền Tây.

" Con tôm, cái tép ngày xưa
Ca dao cổ tích đón đưa bà còng
Ao hồ vẫn cứ đục trong
Cá, cua, ốc, ếch... vẫn mong tìm về. "

Tép trấu hay còn gọi là tép riu, tép mòng, tép đồng có hình dáng nhỏ xíu, có màu xanh nhạt hoặc trắng, có vị ngọt đặc trưng.

Tép trấu là loại tép sông, sống trong môi trường tự nhiên nên thịt ngọt, chắc, chế biến món nào cũng ngon có thể xào tỏi, nấu canh chua, làm gỏi với bông điên điển,...

Cách chế biến món này rất đơn giản. Ở công đoạn làm sạch, người ta phải rửa cẩn thận do tép khá nhỏ, cần phải loại bỏ hết tạp chất, rồi dùng kéo cắt bớt râu và để ráo nước.

Sau đó thì pha bột chiên giòn với nước lọc, cho tép vào trộn đều, nêm nếm chút gia vị cho thấm như bột nêm, nước mắm... còn thêm trứng vịt, khoai môn, hành vào cho thêm béo béo, bùi bùi.

Dù đơn giản, thì sau cùng sẽ là bước khuấy đều hỗn hợp, múc thành từng vá bỏ vào chiên trong chảo ngập dầu, cho đến khi miếng bánh tép có màu vàng, đủ giòn rồi thì vớt ra, để cho ráo dầu.

Tép chiên thương được ăn với muối tiêu vắng thêm chanh.

Tép ,Tôm đời mới đổi " mầu"
Bởi làng như phố, nên "ngầu "
Tép, Tôm ơi "giữ lấy lề"
Đồng xưa, nếp chợ miền quê ấm tình.

Cái giòn rụm cộng với vị ngọt, béo của tép chiên bột hòa lẫn vị mặn của muối tiêu dậy lên hương vị thơm ngon của món ăn dân dã gợi lại trong tôi bao ký ức của tuổi thơ.

📸 Thanh Bùi





16/10/2023

AN GIANG IN THE NEW MENTOR 2023
BÙI LÝ THIÊN HƯƠNG ( Top 9 )

Trong đêm chung kết The New Mentor - Người Mẫu Toàn Năng vào ngày 15 - 10 - 2023.

Chị Bùi Lý Thiên Hương đã kể một câu chuyện thời trang bằng những thước phim hùng vĩ về cảnh vật và bản sắc văn hóa của vùng đất miền tây sông nước An Giang.


Trong fashion video, chị Bùi Lý Thiên Hương đã diện 5 bộ trang phục mang đặc trưng của 5 bối cảnh văn hóa đặc trưng của vùng đất An Giang:

Bộ đầu tiên: bộ trang phục được làm từ các mảnh vải vụn gọi là Mềm ở Chợ Nổi Long Xuyên.

Bộ thứ hai: ''Rôm'' - bộ trang phục được quay ở đồng lúa bát ngát xanh.

Bộ thứ ba: bộ trang phục mang tên "Chiếu" tại rừng tràm Trà Sư.

Bộ thứ tư: bộ trang phục " Cây Thốt Nốt " tại rừng cây thốt nốt ở Tri Tôn.

Bộ thứ năm: trang phục dân tộc Khmer tại Chùa Tà Pạ ( Tri Tôn )

Thông qua đó, chị muốn truyền tải thông điệp là

" Thời trang không đơn thuần là để mặc, còn là linh hồn, giá trị và sự khác biệt

nhầm để cao giá trị của ngành công nghiệp thời trang bền vững và thân thiện với môi trường

Tình yêu không chỉ diễn tã bằng lời nói và còn là sự hành động. "


Là một khán giả đi xem trực tiếp đêm chung kết tối đêm qua tại Nhà Thi Đấu Quân Khu 7.

Mình thật sự rất xúc động khi được nhìn thấy khung cảnh miền tây sông nước An Giang thân thương trên màn hình led sân khấu trước phần thuyết trình của chị Bùi Lý Thiên Hương.

Sau khi nghe chị nói, mình cảm nhận được tình yêu của chị đối với nơi chị được sinh ra, gói gọn trong hai hai chữ yêu thương - An Giang

JAMIUL AZHAR – NGÔI THÁNH ĐƯỜNG HỒI GIÁO ĐẸP NHẤT VIỆT NAMPHOTOGRAPHY BY  Roset Mohamed                Với chiều dài lịc...
14/10/2023

JAMIUL AZHAR – NGÔI THÁNH ĐƯỜNG HỒI GIÁO ĐẸP NHẤT VIỆT NAM

PHOTOGRAPHY BY Roset Mohamed

Với chiều dài lịch sử và vốn văn hóa lâu đời của mình, người Chăm ở An Giang đã xây dựng nên những thánh đường tuyệt đẹp.

Thánh Đường Hồi Giáo Masjid Jamiul Azhar - Một trong những Thánh Đường lâu đời và đẹp nhất ở An Giang nói riêng và Việt Nam nói chung,

và trở thành biểu tượng tôn giáo của cư dân Islam (Hồi Giáo) sinh sống nơi đây.

Cho dù bạn có phải là người theo Islam hay không thì chắc chắn vẫn sẽ bị mê hoặc bởi vẻ đẹp kiêu sa lộng lẫy của nó.

TÓM TẮT LỊCH SỬ.

“Thánh Đường Hồi Giáo - Masjid Jamiul Azhar” thuộc địa phận xã Châu Phong, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang.

Thánh đường được xây vào khoảng những năm 1700 từ thời Thoại Ngọc Hầu (Nguyễn Văn Thoại) có tên là “Masjid Yahya”.

Bắt nguồn từ ngôi Thánh Đường bằng gỗ, sau đó được xây mới nhiều lần, ngôi Thánh Đường gỗ này được dỡ bỏ để xây lại Thánh Đường bằng đá, xi măng vào năm 1952.

Sau khi xây dựng, đến năm 1960, khánh thành Thánh Đường mới lấy tên là Masjid Jamiul Azhar.

Cho đến năm 2012, Masjid Jamiul Azhar được mở rộng thêm và trùng tu lại Masjid.

Ngày 03/08/2014, chính thức khánh thành phần mở rộng của Masjid như ngày hôm nay.

Với lối thiết kế độc đáo mang đậm kiến trúc Hồi Giáo như ở Trung Đông, bạn sẽ bắt gặp những mái vòm cao rộng, những khung cửa in hoa văn viền cách điệu, những biểu tượng trăng lưỡi liềm cùng nhiều đường nét sắc sảo khác.

Masjid Jamiul Azhar như mang trong một hơi thở huyền bí được truyền lại từ ngàn năm trước.

Đến Masjid Jamiul Azhar, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng Thánh Đường đẹp nhất Việt Nam mà còn có cơ hội hòa mình vào cuộc sống của đồng bào người Chăm Islam ở Tân Châu.

Bạn có thể dễ dàng bắt gặp những cư dân bản địa mặc trang phục truyền thống trong sinh hoạt hằng ngày, nam giới thì mặc xà rông, nữ giới thì mặc Abaja và quấn khăn Hijab.

Đó là một nét văn hóa độc đáo của người Chăm Islam (Hồi Giáo) , nơi mà họ lưu giữ những truyền thống tự thuở xa xưa cho tới tận bây giờ.




Address

Tân Châu
An Giang

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when TÂN CHÂU Downtown posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to TÂN CHÂU Downtown:

Videos

Share


Other An Giang media companies

Show All