Báo Mới 24h " Sức Khỏe Xương Khớp "

Báo Mới 24h " Sức Khỏe Xương Khớp " Contact information, map and directions, contact form, opening hours, services, ratings, photos, videos and announcements from Báo Mới 24h " Sức Khỏe Xương Khớp ", Newspaper, 160 Đê La Thành, Đống Đa.

ĐAU NHỨC XƯƠNG KHỚP: ĂN GÌ TỐT?------------------------Việc ăn uống đầy đủ, lành mạnh sẽ giúp cải thiện lưu thông máu, n...
15/08/2023

ĐAU NHỨC XƯƠNG KHỚP: ĂN GÌ TỐT?
------------------------
Việc ăn uống đầy đủ, lành mạnh sẽ giúp cải thiện lưu thông máu, nâng đỡ cột sống, ổn định các chức năng thoái hóa cột sống, thoái hóa xương, loãng xương, viêm xương khớp,...
🦐 Thực phẩm giàu vitamin D, vitamin C: Cá hồi, cá ngừ, lòng đỏ trứng, tôm, nấm, dầu gan cá, cà chua,...
🥛Thực phẩm giàu canxi: Sữa, các loại hạt, phô mai, hạnh nhân,...
🍳Thực phẩm chứa protein: Trứng, ức gà, sữa,...
🐟 Thực phẩm giàu axit béo omega 3: Dầu gan cá tuyết, trứng cá muối, cá hồi, cá ngừ, cá trích,...
🥦 Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, chất xơ: Cà chua, bông cải xanh, ớt chuông, dâu tây, việt quất
Bên cạnh những thực phẩm giàu dinh dưỡng kể trên, Ovisure Gold chính là giải pháp dinh dưỡng toàn diện giúp bạn bổ sung đầy đủ chất.

Tin mới 15/6/20233. Phương pháp điều trị thoái hóa đốt sốngHiện nay có 3 phương pháp điều trị thoái hóa đốt sống chính b...
15/08/2023

Tin mới 15/6/2023
3. Phương pháp điều trị thoái hóa đốt sống
Hiện nay có 3 phương pháp điều trị thoái hóa đốt sống chính bao gồm: điều trị nội khoa, điều trị ngoại khoa và trị liệu thần kinh kết hợp vật lý trị liệu. Mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm riêng, phù hợp với từng trường hợp bệnh lý khác nhau. Hãy cùng MEDLATEC tìm hiểu chi tiết.
3.1. Điều trị nội khoa thoái hóa đốt sống
Triệu chứng lâm sàng của bệnh thoái hóa đốt sống sẽ được cải thiện bằng một số loại thuốc điều trị như:
Thuốc giãn cơ.
Thuốc chống viêm không Steroid.
Thuốc giảm đau Paracetamol, Paracetamol kết hợp với Codein.
Corticoid tiêm tại chỗ.
Thuốc điều trị triệu chứng như thuốc ức chế IL1, Glucosamine Sulfate.
Các loại thuốc trên về cơ bản chỉ có tác dụng giảm đau, giảm triệu chứng thoái hóa đốt sống tạm thời, không có tác dụng triệt để khắc phục vấn đề về cấu trúc cột sống đã thoái hóa. Vì thế, khi ngưng dùng thuốc, đau đớn do thoái hóa đốt sống sẽ quay trở lại và đôi khi còn nghiêm trọng hơn.
Điều trị không phẫu thuật, còn được gọi là điều trị kéo dài, là phương pháp điều trị giãn đốt sống được khuyến cáo trong hầu hết các trường hợp có hoặc không có các triệu chứng thần kinh. Hầu hết bệnh nhân thoái hóa đốt sống đều đáp ứng với điều trị bảo tồn. Điều trị bảo tồn chủ yếu bao gồm vật lý trị liệu, nẹp ngắt quãng, tập thể dục nhịp điệu, can thiệp dược lý và tiêm steroid ngoài màng cứng. Đa số bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ không cần can thiệp phẫu thuật.

VIÊM KHỚP GỐI: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG, CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ 18/09/2022THS.BS.CKI TRẦN THỊ THANH TÚTư vấn chuyên môn b...
15/08/2023

VIÊM KHỚP GỐI: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG, CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
18/09/2022
THS.BS.CKI TRẦN THỊ THANH TÚ
Tư vấn chuyên môn bài viết
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM
Viêm khớp là bệnh xương khớp phổ biến. Trong đó, vùng xương đầu gối do phải hoạt động nhiều, chịu nhiều lực tác động nên trở thành vị trí dễ tổn thương. Bệnh viêm khớp gối gây đau đớn và khó chịu cho người bệnh, ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng đi lại và các hoạt động thường ngày.
Viêm khớp gối là gì?
Viêm khớp gối xảy ra là khi những mảnh xương sụn đầu gối tổn thương như bị bào mòn, bề mặt sụn thô ráp và xù xì. Các xương cọ xát vào nhau nhiều hơn, ma sát nhiều. Tính đàn hồi của phần sụn khớp bị giảm đi, gây đau nhức, khó chịu.
Nhiều trường hợp viêm đầu gối do chủ quan không điều trị sớm, khiến bệnh tiến triển nhanh, có nguy cơ dẫn đến thoái hóa nặng. Ngoài ra, khi lựa chọn phương pháp điều trị không đúng, người bệnh có khả năng đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm.
Triệu chứng viêm khớp đầu gối
Đau nhức
Các cơn đau nhức do viêm khớp gối thường âm ỉ. Một số trường hợp có thể khởi phát đột ngột. Cơn đau nhức thường xuất hiện vào buổi sáng khi thức dậy hay sau giấc ngủ ngắn giữa ngày. Khi bệnh chuyển nặng, tình trạng đau nhức có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào hay làm gián đoạn giấc ngủ của người bệnh.
Sưng đỏ quanh khớp
Nguyên nhân gây ra tình trạng sưng đỏ quanh khớp là do sự tích tụ chất lỏng quá mức do viêm, làm khớp bị sưng phồng lên. Người bệnh dùng tay có thể cảm nhận được sự ấm nóng xung quanh khớp sưng.
Cứng khớp gối
Cứng khớp gối gây nhiều hạn chế trong vận động của người bệnh. Bạn có thể cảm nhận tình trạng cứng khớp rõ nhất sau khi nghỉ ngơi thời gian dài hay sau khi thức dậy vào buổi sáng. Người bệnh nên xoa bóp nhẹ nhàng tại khớp gối để có thể vận động bình thường trở lại.
Khó vận động khớp gối
Vì lớp sụn bảo vệ đã bị ăn mòn, người bệnh sẽ cảm thấy rất đau khi vận động, ngay cả khi thực hiện các động tác đơn giản như đứng lên, ngồi xuống, duỗi thẳng hay gập đầu gối. Tầm vận động của khớp gối bị suy giảm nghiêm trọng, gây trở ngại trong sinh hoạt hàng ngày.
Phương pháp điều trị viêm khớp gối
Mục tiêu của điều trị viêm khớp gối là giảm đau, giúp người bệnh hoạt động dễ dàng. Phương pháp điều trị sẽ gồm:
Giảm cân ở mức phù hợp với thể trạng. Điều này sẽ làm giảm đáng kể cơn đau đầu gối từ viêm xương khớp;
Thường xuyên tập thể dục giúp tăng cường những cơ bắp quanh đầu gối, giúp khớp ổn định và giảm đau.
Sử dụng các loại thuốc kháng viêm kết hợp với một số loại thuốc giảm đau trong trường hợp cơn đau xuất hiện dày đặc, gây nhiều trở ngại trong sinh hoạt hàng ngày. Một số trường hợp phản ứng viêm cấp tính, bác sĩ sẽ chỉ định tiêm trực tiếp thuốc cortisone vào vùng khớp gối, giúp hạn chế quá trình viêm và giảm nhanh các triệu chứng đau nhức.
Vật lý trị liệu là phương pháp điều trị hiệu quả cho phần lớn những bệnh lý xương khớp. Tuy nhiên, người bệnh cần đảm bảo tuân thủ nghiêm túc theo đúng phác đồ điều trị. Phương pháp này thường được kết hợp với việc dùng thuốc để mang lại hiệu quả cao trong quá trình điều trị.
Khi bệnh chuyển nặng, các phương pháp điều trị nội khoa không có tác dụng nữa, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện phẫu thuật để duy trì khả năng hoạt động của khớp gối. Các loại hình phẫu thuật thường được thực hiện để điều trị viêm khớp gối như phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo, phẫu thuật loại bỏ xương khớp gối và phẫu thuật nội soi.

15/08/2023

15/7/2023
LIỆU PHÁP DINH DƯỠNG CHUYÊN SÂU DÀNH CHO NGƯỜI MẮC XƯƠNG KHỚP.
Sữa non Grandsure Gold

Thứ Năm, 13/07/2023 08:56 Đau cổ vai gáy là nỗi phiền toái đối với nhiều người khi ảnh hưởng rất lớn để k...
15/08/2023

Thứ Năm, 13/07/2023 08:56
Đau cổ vai gáy là nỗi phiền toái đối với nhiều người khi ảnh hưởng rất lớn để khả năng vận động, tâm lý và sinh hoạt hàng ngày. Tình trạng này xảy ra rất phổ biến, xuất phát từ nhiều nhóm nguyên nhân khác nhau, trong nhiều trường hợp có thể cảnh báo các dấu hiệu bệnh lý nghiêm trọng. Do đó, việc theo dõi, chẩn đoán và điều trị kịp thời là thực sự cần thiết.
Triệu chứng thường gặp
Triệu chứng đau mỏi vai gáy thường mang tính cơ học, điển hình phải kể đến gồm: (2)
Cảm giác khó chịu hoặc đau nhức nhẹ, có thể khu trú tại một điểm giữa cổ và vai hoặc lan tỏa khắp một vùng rộng hơn trên vai và/hoặc trên cổ.
Cơn đau nhói có thể xuất hiện rồi biến mất, có thể lan xuống vai hoặc cánh tay, bàn tay.
Cảm giác cứng vùng cổ vai gáy.
Phạm vi chuyển động ở cổ và vai, khả năng quay đầu hoặc nhấc cánh tay bị hạn chế.
Cảm giác đau ở cổ hoặc vai trở nên trầm trọng hơn khi ấn vào.
Cảm giác ngứa ran, tê lan dần xuống vai, cánh tay và/hoặc bàn tay (đau mỏi vai gáy tê bì chân tay).
Trong một số trường hợp, cơn đau cổ và đau vai có thể trở nên tồi tệ hơn khi thực hiện các hoạt động nhất định, chẳng hạn như quay đầu sang một bên, chơi thể thao, ngồi, ngủ…
Nguyên nhân đau mỏi cổ vai gáy
Tình trạng đau cổ vai gáy xuất phát từ nhiều nhóm nguyên nhân khác nhau. Một số yếu tố điển hình phải kể đến gồm: (3)
1. Thoát vị đĩa đệm cổ
Khi vòng xơ đĩa đệm cổ bị rách, lớp nhân nhầy bên trong sẽ bắt đầu rò rỉ ra ngoài, gây viêm rễ thần kinh. Nếu một đĩa đệm ở cột sống cổ dưới thoát vị, cơn đau ở vùng xương bả vai có thể đi kèm với đau cổ. Một số triệu chứng đi kèm thường gặp bao gồm:
Ngứa ran vùng cổ vai gáy.
Nóng rát vùng cổ vai gáy.
Tê vùng cổ vai gáy.
2. Thoái hóa đốt sống cổ
Khi cột sống cổ bị thoái hóa theo tuổi tác, một hoặc nhiều lỗ liên hợp đốt sống (nơi các dây thần kinh cột sống thoát ra khỏi ống sống) có thể bị thu nhỏ. Từ đây, các dây thần kinh cột sống sẽ có nguy cơ bị thu hẹp hoặc viêm, gây ra những cơn đau khó chịu lan dần từ cổ xuống vai.
3. Căng cơ
Các cơ liên kết trên vùng cổ vai gáy khi bị kéo căng sẽ gây ra cảm giác cứng và đau đớn. Ngay cả khi hiện tượng căng cơ chỉ xảy ra ở một trong hai vùng, cơn đau vẫn có thể lan dần ra khu vực lân cận.
4. Viêm dây thần kinh cánh tay
Dây thần kinh cánh tay xuất phát từ vùng cổ dưới, đi qua vai và vùng lưng trên. Khi tình trạng viêm xảy ra, người bệnh sẽ có cảm giác đau nhói như điện giật. Mặc dù cơn đau do viêm này thường chỉ xuất hiện ở vai hoặc cánh tay một bên cơ thể nhưng cũng có thể lan đến cổ. Ngoài ra, một số triệu chứng đi kèm thường gặp là ngứa ran, tê, yếu vai, cánh tay, bàn tay…
5. Sai tư thế
Duy trì các tư thế sai trong một thời gian dài có thể dẫn đến hiện tượng căng cơ, gân ở vùng cổ vai gáy, chẳng hạn như:
Ngủ trên gối quá cao hoặc chồng quá nhiều gối gây tình trạng đau cổ khi ngủ dậy.
Ngồi trước máy tính hoặc điện thoại ở tư thế căng cổ về phía trước hoặc ngửa lên.
Đột ngột giật cổ khi tập thể dục.
Chấn thương mô mềm
Các cơn đau vùng cổ vai gáy có thể xuất phát từ chấn thương mô mềm. Cụ thể, đây là những tổn thương liên quan đến cơ, gân, dây chằng. Một số triệu chứng điển hình đi kèm có thể kể đến như:
Cứng vùng cổ vai gáy.
Đau đầu.
Điều trị như thế nào?
Tùy vào từng nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của tình trạng đau cổ vai gáy, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp, bao gồm: (5)
Thuốc: Thuốc chống viêm (Ibuprofen, Naproxen…), thuốc giảm đau (Acetaminophen), thuốc như thuốc giãn cơ, thuốc chống trầm cảm…
Chườm nóng và chườm lạnh tại chỗ.
Tiêm corticosteroid
Vật lý trị liệu.
Phẫu thuật (thường áp dụng đối với những trường hợp có liên quan đến rễ thần kinh hoặc tủy sống).
Ngoài ra, một số phương pháp chữa đau vai gáy tại nhà cũng hỗ trợ rất tốt cho quá trình điều trị của bệnh nhân.

ĐẶC BIỆT CẨN TRỌNG VỚI CĂN BỆNH THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM  Ngày 13/07/2023Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trần Thị Kim NgọcThoát vị đĩa đ...
15/08/2023

ĐẶC BIỆT CẨN TRỌNG VỚI CĂN BỆNH THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM
Ngày 13/07/2023
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trần Thị Kim Ngọc
Thoát vị đĩa đệm là một trong những bệnh lý xương khớp phổ biến gây ra nhiều ảnh hưởng đến thể chất cũng như đời sống tinh thần bệnh nhân. Đáng lo ngại, việc điều trị sai cách đã gây ra nhiều hậu quả nặng nề, thậm chí tàn phế cho nhiều người. Bài viết dưới đây, các bác sĩ chuyên khoa tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẽ chia sẻ những thông tin liên quan về căn bệnh này để mọi người cũng tham khảo.
25/06/2020 | Làm thế nào để trị dứt điểm thoát vị đĩa đệm?
09/04/2020 | Chụp MRI thoát vị đĩa đệm giúp chẩn đoán chính xác bệnh lý
19/05/2020 | Bệnh thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không và triệu chứng là gì?
1. Tìm hiểu về thoát vị đĩa đệm bệnh học
Định nghĩa
Đây là thuật ngữ để diễn tả tình trạng phần đĩa đệm bị tổn thương khiến bao xơ bị tổn thương hoặc bị rách. Khi đó phần nhân nhầy bên trong thoát ra ngoài và chèn ép các rễ thần kinh, ống sống và mạch máu xung quanh.
Đĩa đệm là cơ quan thực hiện nhiệm vụ gắn kết các đốt sống và hỗ trợ các quá trình trao đổi chất thông qua hiện tượng khuếch tán. Đồng thời còn có tác dụng phân tán các khả năng tác dụng của lực để bảo vệ các đốt sống. Tuy nhiên, khi phần đĩa đệm có biểu hiện xê dịch do bất kỳ nguyên nhân nào thì khả năng kết nối và bảo vệ cũng sẽ bị ảnh hưởng, phần nhân nhầy sẽ có cơ hội thoát ra ngoài, tác động đến các cơ quan lân cận.
Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh
Bất kể ai cũng có thể là nạn nhân của căn bệnh này, tuy nhiên, một số nhóm đối tượng có khả năng mắc sớm do các yếu tố như môi trường, công việc tác động. Bao gồm:
Người bị thừa cân, béo phì hầu hết đều có chế độ ăn thiếu khoa học nên rất dễ có nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm. Trọng lượng cơ thể ở nhóm người này khiến phần đĩa đệm luôn phải chịu một áp lực lớn, đồng thời, hàm lượng chất béo cao cũng ngăn cản quá trình hấp thụ các dưỡng chất nuôi xương khớp.
Người từng bị tai nạn gây ra các chấn thương, gãy xương, b**g gân, trật khớp, rách bao hoạt dịch, giãn, đứt dây chằng,... đều có khả năng bị thoát bị sớm.
Yếu tố di truyền cũng góp phần khiến tỷ lệ mắc bệnh gia tăng. Do đó mà những gia đình có người thân mắc bệnh thì các thế hệ sau có khả năng bị bệnh cao gấp 2 lần các gia đình không có người bị thoát vị.
Tính chất công việc của một số nghề nghiệp như giáo viên, nhân viên văn phòng, kế toán, tài xế lái xe,... phải ngồi quá lâu ở một tư thế hoặc người thường xuyên khuân vác vật nặng khiến cho phần đĩa đệm thường xuyên chịu áp lực và phải làm việc quá sức khiến cho các cấu trúc và chức năng thay đổi dẫn đến bệnh.
Thoái hóa tự nhiên theo thời gian là lý do bất khả kháng mà những người ở độ tuổi 30 dễ mắc phải. Bởi ở giai đoạn này trở về sau là lúc xương khớp bắt đầu có hiện tượng bị ăn mòn và thoái hóa.
2. Triệu chứng phổ biến là gì?
Những triệu chứng của thoát vị đĩa đệm là nỗi ám ảnh với bệnh nhân bởi chúng kéo dài dai dẳng và gây khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Hầu hết các bệnh nhân không chỉ xuất hiện một triệu chứng mà thường có nhiều biểu hiện khác nhau, bao gồm:
Đau
Bệnh nhân sẽ thấy đau nhói thường xuyên ở vùng lưng, cảm giác mỏi sau đó có thể lan rộng sang vùng chậu, hai bên hông, mông, bắp đùi khiến cho việc đi lại, ngồi xuống đứng lên của người bệnh gặp nhiều bất tiện. Cơn đau nhiều hơn khi ngồi hay đứng, khi vận động và làm việc nặng, đau nhiều hơn khi cố gắng cử động, ho hoặc hắt hơi và giảm khi nằm nghỉ ngơi. Đây cũng là lý do gây ra nhiều biểu hiện đi kèm khác.
Mất ngủ
Các cơn đau có thể khiến bệnh nhân khó ngủ hoặc mất ngủ thường xuyên. Chính vì vậy mà bên cạnh cảm giác khó chịu của bệnh, người bị các vấn đề về xương khớp, trong đó có thoát vị thường có biểu hiện bực bội, dễ nổi nóng, gắt gỏng với người xung quanh, cảm giác không thoải mái, mất tập trung, thường xuyên ngáp hoặc mắt lờ đờ. Đó là do vấn đề thiếu ngủ gây ảnh hưởng đến tâm sinh lý của bệnh nhân, một số ít trường hợp bệnh nhân bị stress nặng nề hoặc trầm cảm.
Mệt mỏi, lười vận động
Các cơn đau sẽ khiến người bệnh mệt mỏi và lười vận động, đi lại và nằm nhiều hơn. Điều này khiến cho khí huyết lưu thông kém, dẫn đến biểu hiện đau nhức toàn thân kèm theo sự mất cân bằng. Do đó, việc vận động vừa phải sẽ giúp bệnh nhân giảm được tình trạng này.
Tê bì chân tay
Tê bì hai chi dưới và cánh tay là trường hợp thường gặp do nhân đĩa sẽ xuyên qua chỗ rách của vòng sụn gây thoát vị chèn ép vào ống tủy, rễ thần kinh làm ảnh hưởng tới sự chi phối vận động và cảm giác của rễ thần kinh. Các cơn đau dữ dội ở vùng thắt lưng thường đi kèm với cảm giác tê cứng nhói buốt và cảm giác như kim châm.
Rối loạn đại tiểu tiện
Trong trường hợp ống tủy bị thu hẹp, xâm lấn hoặc nhiễm trùng, viêm sẽ làm xuất hiện chứng rối loạn đại tiểu tiện đi kèm với biểu hiện đau, tức bụng hoặc buồn nôn làm xáo trộn đời sống sinh hoạt của bệnh nhân. Một số trường hợp biến chứng nặng có thể khiến bệnh nhân mất khả năng kiểm soát quá trình đại tiểu tiện.
Teo cơ và bại liệt
Bại liệt và teo cơ là trường hợp gặp ở các bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm nghiêm trọng và cũng là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất. Lúc này, các cơ teo dần, tăng nguy cơ bại liệt toàn thân. Biểu hiện này xuất phát từ chứng tê bì chân tay và tình trạng thiếu máu kéo dài. Khi tủy sống bị chèn ép sẽ gây ra nhiều trường hợp biến chứng làm tê liệt các chi, liệt nửa người, người bệnh mất khả năng vận động, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của bệnh nhân.

Address

160 Đê La Thành
Đống Đa

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Báo Mới 24h " Sức Khỏe Xương Khớp " posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Videos

Share

Category


Other Newspapers in Đống Đa

Show All