TIN TỨC ĐẮK GLONG

TIN TỨC ĐẮK GLONG Thông tin và truyền thông

CẢNH GIÁC CHIÊU TRÒ CÂU “LIKE” TRÊN MẠNG XÃ HỘI VỚI CÂU CHUYỆN “TÌM NGƯỜI THÂN CHO TRẺ BỊ LẠC”Gần đây, trên các nền tảng...
11/05/2023

CẢNH GIÁC CHIÊU TRÒ CÂU “LIKE” TRÊN MẠNG XÃ HỘI VỚI CÂU CHUYỆN “TÌM NGƯỜI THÂN CHO TRẺ BỊ LẠC”

Gần đây, trên các nền tảng mạng xã hội không khó để bắt gặp các bài đăng về thông tin, hình ảnh đáng thương của những đứa trẻ với câu chuyện “Tìm người thân cho trẻ bị lạc” đồng thời kèm theo chiêu bài đánh vào lòng thương của người dùng mạng “MỖI NGƯỜI MỖI CHIA SẼ KHI XEM DC ĐỪNG VÔ TÂM KO CHIA SẼ CẢ TỘI BÉ NHA”. Những nội dung trên nhanh chóng nhận được sự quan tâm, chia sẻ, lượt tương tác lớn từ cộng đồng người sử dụng mạng xã hội, đặc biệt là trong các trang, nhóm.

Qua công tác nắm tình hình trên không gian mạng, Công an huyện Đắk Glong đã phát hiện một số bài chia sẻ về thông tin một số bé nhà ở xã Quảng Khê, Quảng Sơn (huyện Đắk Glong) đi lạc, để lại số điện thoại liên hệ nhờ mọi người chia sẻ để người thân đến đón bé về. Tuy nhiên, qua xác minh, Công an huyện Đắk Glong xác định trên địa bàn không có trường hợp nào đi lạc có thông tin và hình ảnh như các bài đăng. Các thông tin được đăng tải nêu trên là giả.

Những bài đăng này đưa thông tin cụ thể tên, tuổi, hình ảnh của các bé kèm theo số điện thoại liên hệ nhằm tạo lòng tin cho người dùng mạng. Tuy nhiên, số điện thoại để lại trên các bài đăng nêu trên thường là số điện thoại ảo (không thể liên lạc được). Đáng chú ý, các tài khoản đăng tải những bài viết với nội dung trên là các “tài khoản ảo” được đối tượng lập ra để “câu view”, “câu like”, nhằm tăng tương tác để bán hàng hoặc tăng tương tác cho các trang, nhóm. Các tài khoản này chủ yếu đăng các bài đăng “Tìm người thân cho trẻ lạc”, “Tìm người thân cho người bị nạn”... và một số bài đăng bán hàng. Đồng thời, qua số điện thoại người đăng tải để lại, có thể dễ dàng tìm thấy nhiều bài đăng tương tự trên các hội, nhóm trên địa bàn tỉnh như “CHỢ SALE QUẢNG SƠN”, “Chợ Nhân Cơ”, “Chợ sale Tuy Đức – Đắk Nông”... và hội, nhóm các địa phương khác với thông tin, câu chuyện tương tự như “Tìm người thân cho trẻ đi lạc”, “Tìm trẻ lạc”.... Qua đó, có thể dễ dàng nhận thấy những nội dung được đăng tải trên là tin giả, bịa đặt. Đây là chiêu trò được các đối tượng lợi dụng để “câu view”, “câu like” trên mạng xã hội không chỉ trên địa bàn tỉnh Đắk Nông mà không khó để bắt gặp tại hầu hết các địa phương khác.

Đối với các hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật trên mạng xã hội sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng theo quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 101 Nghị định số 15/2020/NÐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử.

Công an huyện Đắk Glong cảnh báo người dân nâng cao cảnh giác, cần thận trọng tìm hiểu, kiểm chứng kỹ các thông tin trước khi đăng tải, chia sẻ trên các nền tảng mạng xã hội./.

NGƯỜI DÂN VIỆT NAM ĐƯỢC THỤ HƯỞNG MỌI THÀNH QUẢ CỦA SỰ PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚCThời gian qua, Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo...
10/05/2023

NGƯỜI DÂN VIỆT NAM ĐƯỢC THỤ HƯỞNG MỌI THÀNH QUẢ CỦA SỰ PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC
Thời gian qua, Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo thực hiện phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng" chính là sự hiện thực hóa quan điểm "lấy dân làm gốc" và thực hành dân chủ, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong đời sống xã hội.
Đó không chỉ là mục tiêu mà còn là động lực để khơi dậy sức mạnh và nguồn lực của nhân dân, là quá trình hiện thực hóa chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống. Sự ra đời và phát triển của chủ trương này những năm qua đã quán triệt, thực hiện tốt, góp phần đưa quy chế dân chủ ở cơ sở, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa đi vào thực chất, hiệu quả trong thực tiễn.
Với nội dung ban đầu là "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra", đến Đại hội XIII đã được Đảng ta bổ sung, hoàn thiện đó là "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng" (bổ sung thêm nội dung là "dân thụ hưởng", "dân giám sát"), cho thấy đây không chỉ là sự hoàn thiện chủ trương của Đảng trong thực hành dân chủ, tạo cơ sở chính trị, pháp lý thuận lợi để tổ chức thực hiện, mở rộng, tăng cường, phát huy dân chủ và vai trò chủ thể của nhân dân; mà còn khẳng định mục tiêu quan trọng cuối cùng của mọi chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước ta hướng tới chính là vì lợi ích của nhân dân.
Bất chấp thực tế đó, các thế lực thù địch, phản động vẫn cố tình xuyên tạc rằng quan điểm "lấy dân làm gốc", hay nội dung "dân thụ hưởng" mà Đảng, Nhà nước ta đặt ra chỉ là hình thức, là khẩu hiệu suông để hô hào, là "chiêu trò" mị dân.
Các đối tượng chống phá triệt để lợi dụng một số tiêu cực, sai phạm của một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý để xuyên tạc rằng "đầy tớ của nhân dân" thì có cuộc sống sung sướng, hưởng thụ, có tài sản kếch xù, và chủ thể đích thực được thụ hưởng là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, có chức có quyền, thuộc một bộ phận nhỏ của xã hội chứ không phải là toàn thể người dân, nhất là nhân dân lao động.
Từ đó các đối tượng cố tình phủ nhận tất cả những nỗ lực và thành quả về dân chủ và bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã và đang dày công gây dựng. Không khó để nhận thấy mục đích mà các đối tượng hướng tới là nhằm phá hoại nền tảng tư tưởng của Đảng, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng và xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN).
Cần nhận thức rằng, quan điểm về dân chủ, thực hành dân chủ, phát huy quyền làm chủ của nhân dân và dân chủ XHCN từ lâu không chỉ là tư tưởng mà đã được cụ thể hóa trong các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước qua nhiều kỳ đại hội và đang được hiện thực hóa, phát huy hiệu quả trong thực tiễn.
Ở mỗi kỳ đại hội, mỗi giai đoạn phát triển, Đảng, Nhà nước ta lại có sự bổ sung, phát triển nhận thức về dân chủ XHCN và ngày càng mở rộng dân chủ, bảo đảm tất cả quyền lực thuộc về nhân dân, vì lợi ích của nhân dân. Quan điểm của Đảng: "Nhà nước ta là công cụ chủ yếu để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, là Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân" (1) và "Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước" (2),... đã và đang dần được hiện thực hóa và thể hiện rõ nét qua những thành tựu về dân chủ XHCN mà chúng ta đã đạt được qua 37 năm đổi mới đất nước.
Phát huy tư tưởng "lấy dân làm gốc" và sự bổ sung cụm từ "dân giám sát, dân thụ hưởng" vào phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" tại Văn kiện XIII được xuất phát từ quá trình tổng kết thực tiễn sâu sắc của Đảng ta và là bước phát triển mới trong nhận thức về phát huy vai trò làm chủ của nhân dân. Chính vì vậy, "dân thụ hưởng" không phải là khẩu hiệu suông mang tính hình thức. Đó là kết quả mang tính tất yếu trong sự phát triển nhận thức và giá trị tất yếu mà người dân được hưởng trong nền dân chủ XHCN.
Nếu trong thời chiến, lợi ích của quốc gia dân tộc được đặt lên trên, thì trong thời bình - trong điều kiện mới cần phải có sự dung hòa giữa lợi ích quốc gia dân tộc, lợi ích Nhà nước, cộng đồng với nhân dân. Đồng thời, khi người dân là chủ thể trực tiếp tham gia vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, vào mọi quá trình thực hiện quyền lợi của mình thì chính người dân cũng sẽ là người trực tiếp được thụ hưởng những thành quả, giá trị to lớn của quá trình đó.
Thực tiễn đã chứng minh, những năm qua, nhân dân ta đã và đang được thụ hưởng những thành quả của công cuộc đổi mới đất nước trên mọi phương diện, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện. Với mục đích tối thượng của mọi chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, xây dựng hệ thống pháp luật, quản lý xã hội... đều trên cơ sở vì con người, mang lại những điều tốt đẹp nhất cho con người, người dân được thụ hưởng mọi thành quả của sự phát triển đất nước.
Chính vì vậy, năm 2021, chỉ số phát triển con người HDI của Việt Nam thuộc nhóm Phát triển con người cao (đạt mức 0,703), nhất là so với các nước có cùng trình độ phát triển. Bên cạnh đó, chỉ số hạnh phúc (Các tiêu chí được đánh giá gồm: GDP bình quân đầu người, hỗ trợ xã hội, tuổi thọ trung bình, quyền tự do lựa chọn cuộc sống, sự rộng lượng và nhận thức về tham nhũng) của nước ta cũng liên tục tăng tới 12 bậc từ vị trí 77 năm 2022 lên vị trí 65 năm 2023.
Các chỉ số bất bình đẳng giới và nghèo đa chiều cũng được cải thiện. Các chỉ số về giáo dục, sức khỏe, mức sống, thu nhập cũng tăng lên... Đó là những con số biết nói, cho thấy tuy Việt Nam là nước đang phát triển nhưng các chỉ số về đời sống, chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng tăng lên qua từng năm, chứng tỏ quyền, lợi ích và sự thụ hưởng của người dân Việt Nam đã và đang được nâng lên theo hướng bền vững.
Người dân được thụ hưởng những ưu việt từ chủ trương, chính sách đúng đắn, tạo ra sự thay đổi tích cực trong đời sống người dân. Quyền lợi của người dân đã được đặt vào trung tâm của các quyết sách, đường lối của Đảng.
Chẳng hạn, việc thực hiện chính sách gắn kết chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; gắn kết giữa chính sách phát triển kinh tế với chính sách phát triển xã hội, việc thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, phúc lợi cho nhân dân,... làm cho đời sống người dân, nhất là với những người yếu thế trong xã hội, người dân vùng sâu, vùng xa ngày càng được quan tâm, cải thiện, ổn định sản xuất, nâng cao thu nhập, xóa đói, giảm nghèo nhanh và bền vững.
Đây chính là những quyền lợi thiết thực nhất nhờ sự phát triển kinh tế-xã hội và môi trường chính trị xã hội an toàn, ổn định, là kết quả của việc Đảng và Nhà nước ta không chấp nhận đánh đổi phát triển kinh tế bằng mọi giá, không "hy sinh" tiến bộ và công bằng xã hội để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần mà có sự kết hợp hài hòa hợp lý giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, xã hội, thực hiện tốt an sinh xã hội, gắn với tiến bộ và công bằng xã hội.
Người dân cũng được thụ hưởng những thành quả của các chủ trương, chính sách về dân chủ, mở rộng dân chủ, phát huy dân chủ XHCN. Nhờ đó, dân chủ trong xã hội ngày càng được mở rộng, người dân được tạo các điều kiện thuận lợi nhất để thực hiện quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm và lợi ích chính đáng của mình; người dân được quyền biết, được bàn, được trực tiếp làm, được kiểm tra, giám sát, được quyết định nhiều vấn đề hệ trọng của đất nước. Quy chế dân chủ ở cơ sở được phát huy rộng rãi.
Việc thụ hưởng những thành quả của sự phát triển đất nước, của công cuộc đổi mới đất nước, của các chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước dành cho mọi giai cấp, tầng lớp trong xã hội, chứ không phải chỉ thuộc về một giai cấp, một nhóm xã hội đặc biệt nào như luận điệu xuyên tạc của các đối tượng chống phá.
Thành quả của sự phát triển, đặc biệt là phát triển kinh tế không phải chỉ mang lại lợi ích cho một nhóm người mà mang lại lợi ích cho toàn thể nhân dân, có sự kết hợp hài hòa, cân bằng về lợi ích giữa các giai cấp, tầng lớp, các nhóm xã hội, giữa cá nhân và tập thể. Lợi ích đa dạng của nhân dân trong xã hội được thỏa mãn theo nguyên tắc "có làm có hưởng", "làm theo năng lực, hưởng theo lao động", với điều kiện đó là lợi ích chính đáng, chứ không phải theo cơ chế "xin-cho", "ban phát", "lợi ích cá nhân"...
Đồng thời, dựa trên nguyên tắc phân phối thu nhập đa dạng (theo lao động, theo phúc lợi tập thể, phúc lợi xã hội và theo vốn, tài sản) đã bảo đảm sự phân phối thu nhập, lợi nhuận công bằng, bình đẳng và phù hợp đối với mức độ đóng góp, cống hiến khác nhau của từng đối tượng người lao động. Từ đó, bảo đảm sự "thụ hưởng" công bằng, bình đẳng và phù hợp với mỗi người dân Việt Nam.
Những kết quả mà người dân đã được "thụ hưởng" trong thực tiễn cho thấy, phương châm "dân thụ hưởng" không còn là khẩu hiệu xa vời, hình thức, không phải để "mị dân", xoa dịu nhân dân trước những tiêu cực của xã hội... mà đã và đang được hiện thực hóa ngày càng rõ nét hơn.
Điều đó càng chứng tỏ, Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng mục tiêu phát triển vì con người, mọi chủ trương, đường lối, chính sách đều thấm nhuần tư tưởng đó. Mỗi người Việt Nam đã và đang được thụ hưởng chính những thành quả của công cuộc đổi mới, của quá trình phát triển đất nước mang lại với một môi trường sống hòa bình, ổn định, an toàn với mục tiêu "ai cũng được tạo cơ hội phát triển", "không ai bị bỏ lại phía sau"...
Cho dù, các thế lực phản động, thù địch có cố tình xuyên tạc sự thật, bóp méo bản chất dân chủ XHCN thì cũng không thể phủ nhận một điều rằng, Đảng và Nhà nước Việt Nam vẫn đã và đang nỗ lực để mọi người dân Việt Nam được thụ hưởng những giá trị tốt đẹp nhất của sự phát triển đất nước, để phương châm "lấy dân làm gốc", "dân thụ hưởng" ngày càng được hiện thực hóa sinh động, thuyết phục trong đời sống.
-------------------------
(1) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb CTQG, H.2001, tr.48.
(2) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, H.2011, tr.84-85.
Theo Báo Nhân dân

🌺 NHỚ VỀ CHA ❤️🇻🇳Hướng đến kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Bác (19/5/1890-19/5/2023)Con lại nhớ về Người Cha năm ấyDẫu chư...
10/05/2023

🌺 NHỚ VỀ CHA ❤️🇻🇳
Hướng đến kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Bác (19/5/1890-19/5/2023)

Con lại nhớ về Người Cha năm ấy
Dẫu chưa lần con được thấy mặt Cha
Người anh hùng vì đất nước xông pha
Cha đã sống như loài hoa bất tử.
Thời chiến tranh đã bao đêm không ngủ
Thao thức hoài đếm đủ cả năm canh
Lo cho dân được cuộc sống an lành
Quên tuổi trẻ… tìm thanh bình cho nước.
Người cũng từng có bao niềm mơ ước
Về đời tư chung bước với bóng hồng
Nhưng vì đâu Người chẳng thể chờ mong
Khi đất nước còn trong làn khói lửa.
Chiến tranh qua… cuộc đời Người hơn nửa
Vẫn một mình… lo từng bữa cơm dân
Người quên đi sức khỏe đã vơi dần
Mà chỉ biết ân cần lo đất nước.
Người là gương cho chúng con tiếp bước
Dẫu bây giờ đất nước trọn niềm vui
Nhớ về Cha lòng con thấy bùi ngùi
Xin kính chúc Người an vui giấc ngủ.

St

NGHIÊM TRỊ MỌI HÀNH VI GÂY THƯƠNG TỔN VÀ XÂM HẠI TỚI QUYỀN TRẺ EMBạo hành trẻ em đang có dấu hiệu gia tăng trong xã hội,...
27/04/2023

NGHIÊM TRỊ MỌI HÀNH VI GÂY THƯƠNG TỔN VÀ XÂM HẠI TỚI QUYỀN TRẺ EM
Bạo hành trẻ em đang có dấu hiệu gia tăng trong xã hội, với nhiều hình thức đa dạng, phức tạp, đã và đang để lại những hậu quả nghiêm trọng, nặng nề đối với sự phát triển toàn diện của trẻ em, cũng như tác động tiêu cực đến đời sống xã hội. Ðể góp phần ngăn chặn, giải quyết tình trạng này rất cần sự vào cuộc quyết liệt của hệ thống chính trị và sự chung sức, đồng lòng của cộng đồng với những giải pháp toàn diện, thiết thực.
Trẻ em thuộc nhóm người dễ bị tổn thương, có những nhu cầu đặc biệt cần được đáp ứng và là đối tượng được xã hội quan tâm, ưu tiên bảo vệ. Việc bảo đảm quyền trẻ em đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam bởi đây là lực lượng làm chủ xã hội trong tương lai, góp công sức, trí tuệ trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Tuy nhiên, thời gian gần đây tình trạng bạo hành trẻ em đang nguy cơ có chiều hướng gia tăng ở nhiều địa phương, với hình thức đa dạng, khó lường, phương thức và thủ đoạn tinh vi, phạm vi mở rộng với tính chất, mức độ ngày càng nghiêm trọng, thậm chí đã có những vụ việc dẫn tới tử vong, gây bất bình, phẫn nộ trong cộng đồng.
Năm 2022, chỉ tính riêng chín tháng đầu năm, cơ quan chức năng đã phát hiện 1.711 vụ xâm hại trẻ em với 1.806 trẻ em. Tòa án nhân dân các cấp đã thụ lý 1.934 vụ với 2.146 bị cáo phạm tội xâm hại người dưới 18 tuổi theo thủ tục sơ thẩm; giải quyết, xét xử 1.909 vụ với 2.116 bị cáo.
Thực tế cho thấy các vụ bạo hành trẻ em ngày càng thể hiện tính chất phức tạp, gia tăng mức độ nghiêm trọng; nạn nhân bị xâm hại ngày càng trẻ hóa, báo động sự xuống cấp về đạo đức của không ít cá nhân, gây bức xúc xã hội. Khảo sát Chỉ số Mục tiêu Phát triển Bền vững của Việt Nam về Trẻ em và Phụ nữ năm 2020-2021 chỉ ra, hơn 72% trẻ em trong độ tuổi từ 10-14 đã từng bị kỷ luật bạo lực; trong đó có 39% trẻ em bị bạo lực tinh thần, 47% trẻ em bị xâm hại thể chất. Hậu quả mà các em phải gánh chịu sẽ cần phải rất lâu mới có thể khắc phục được.
Nguyên nhân dẫn tới tình trạng bạo hành trẻ em trước tiên xuất phát từ tư duy của nhiều người, theo đó việc áp dụng kỷ luật bạo lực được coi là một "biện pháp giáo dục", với quan niệm "yêu cho roi cho vọt", "đánh cho nên người",… trong khi thực tế việc làm này khiến trẻ em dễ bị thương tổn cả về thể xác lẫn tinh thần. Nhận thức pháp luật về quyền trẻ em của một bộ phận người dân nói chung còn thấp.
Nhiều vụ bạo hành trẻ em xảy ra công khai, kéo dài nhưng chưa được người dân quan tâm, nhìn nhận đúng nguy cơ để trình báo kịp thời tới các cơ quan chức năng, để đến khi phát hiện ra thì hậu quả đã rất nghiêm trọng. Các chế tài xử phạt đối với các hành vi và tội bạo hành trẻ em chưa phát huy tính răn đe, phòng ngừa hiệu quả. Mặt khác, phải thừa nhận rằng, mặt trái của nền kinh tế thị trường, sự xuống cấp, suy thoái về đạo đức, lối sống của một bộ phận người dân trong xã hội tác động không nhỏ, đã và đang là nguyên nhân của những tệ nạn ngày một gia tăng, trong đó có nạn bạo hành trẻ em.
Bạo hành trẻ em gây hậu quả nặng nề ở cả trước mắt và lâu dài. Về phía trẻ em, khi bị ngược đãi, bạo hành sẽ để lại những tổn thương sâu sắc cả về thể xác lẫn tinh thần. Trẻ bị bạo hành lớn lên thường có xu hướng sống khép mình, tự ti, trầm cảm, mất khả năng tự chủ trong cuộc sống, thậm chí nảy sinh ý muốn tự tử hoặc có thể lặp lại những hành vi bị bạo hành với người khác, dễ dàng phạm tội khi bị rủ rê, lôi kéo.
Về phía gia đình, việc trẻ trở thành nạn nhân của bạo hành sẽ khiến đời sống gia đình xáo trộn, tốn kém thời gian và tiền bạc để chữa trị cũng như can thiệp tâm lý, giúp đỡ trẻ hòa nhập cộng đồng. Ðối với xã hội, trong bối cảnh nước ta là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới, nạn bạo hành trẻ em sẽ đặt ra những nguy cơ đối với chất lượng, phẩm chất của nguồn nhân lực trong tương lai.
Nhận thức rõ những nguy cơ trên, hiện nay nhiều quốc gia coi "bạo hành trẻ em" là trọng tội, thậm chí người biết về tình trạng bạo hành trẻ em mà không trình báo tới cơ quan chức năng cũng sẽ bị phạt. Trong số đó, Thụy Ðiển được coi là quốc gia đi đầu thiết lập hệ thống pháp luật bảo vệ trẻ em. Từ năm 1966, quốc gia này đã ban hành đạo luật cấm bạo hành trẻ em trong gia đình (sớm nhất thế giới).
Còn tại Pháp, năm 2019, Quốc hội thông qua một luật cấm triệt để mọi trận đòn hay những hình thức bạo lực khác nhằm mục đích giáo dục trẻ em. Ở Mỹ, việc đánh đập trẻ em, dù chỉ một cái tát cũng đều là phạm pháp. Tại Anh, đầu năm 2022, Chính phủ đã thông báo tăng mức phạt với tội danh bạo hành trẻ em, bất cứ ai gây ra hoặc góp phần gây ra cái chết của một đứa trẻ họ chăm sóc, sẽ phải đối mặt với án tù chung thân-thay vì mức án phạt tối đa 14 năm như trước đây.
Tại Việt Nam, Luật Trẻ em 2016 xác định: "Trẻ em có quyền được bảo vệ tính mạng, được bảo đảm tốt nhất các điều kiện sống và phát triển" và "Bảo vệ trẻ em là việc thực hiện các biện pháp phù hợp để bảo đảm trẻ em được sống an toàn, lành mạnh; phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm hại trẻ em; trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt". Ðến nay cơ sở pháp lý về quyền trẻ em trong hệ thống pháp luật nước ta đã được bảo đảm một cách khá toàn diện. Tuy nhiên việc thực hiện các quy định đó trong đời sống chưa đạt kết quả như mong muốn. Thời gian tới để góp phần ngăn chặn, giảm nạn bạo hành trẻ em, cần sự vào cuộc quyết liệt hơn nữa của cả hệ thống chính trị và sự đồng lòng của toàn dân với những nhóm giải pháp toàn diện, thiết thực.
Theo đó, nhóm giải pháp thứ nhất là hoàn thiện các quy định của pháp luật trong việc bảo vệ quyền trẻ em. Cần triển khai và quy định chi tiết các biện pháp bảo vệ trẻ em ở các cấp độ hỗ trợ, phòng ngừa và can thiệp nhằm tạo ra một lộ trình chung, tổng quát để các cấp chính quyền địa phương có thể triển khai thực hiện hiệu quả thay thế cho một số chính sách không phù hợp.
Nhóm giải pháp thứ hai là về cơ chế quản lý, tiếp nhận, phối hợp, giải quyết, xử lý. Cần ban hành những hướng dẫn cụ thể về cơ chế phối hợp giữa cơ quan, tổ chức, đơn vị, đoàn thể xã hội khi phát hiện các trường hợp trẻ em nghi ngờ bị bạo hành để các cấp, ngành, địa phương tiếp nhận, triển khai các biện pháp đồng bộ, nhanh chóng và kịp thời.
Tăng cường cơ chế giám sát việc thực thi pháp luật và bố trí nhân lực, ngân sách thực hiện pháp luật bảo vệ quyền trẻ em ở các cấp chính quyền, các tổ chức và cá nhân liên quan. Quy định cụ thể trách nhiệm pháp lý đối với các cơ quan quản lý và người đứng đầu cơ quan quản lý trong việc cấp phép, quản lý các cơ sở giáo dục tư thục. Ðối với các trẻ đang có nguy cơ hoặc đã bị bạo hành, các biện pháp trợ giúp cần được thực hiện một cách đa dạng, linh hoạt, quan tâm chăm sóc y tế, trị liệu tâm lý, giám sát, bảo đảm sự an toàn của trẻ em, bố trí người chăm sóc, tạo mọi điều kiện thuận lợi để trẻ em hòa nhập cộng đồng.
Nhóm giải pháp thứ ba là về tuyên truyền, giáo dục: Xác định công tác phòng ngừa là giải pháp cơ bản nhất, theo đó việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, vận động toàn thể xã hội thực thi quyền trẻ em cần duy trì thường xuyên liên tục với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, phù hợp với từng đối tượng tiếp nhận để phát huy hiệu quả trên thực tế. Ðể làm tốt công tác này cần có sự chung tay, phối hợp giữa các cấp, các ngành, các tổ chức, đoàn thể liên quan, đặc biệt là trong nhà trường và gia đình, cần tạo một môi trường sinh sống và học tập lành mạnh, chú trọng giáo dục giới tính, kỹ năng phòng ngừa bạo hành. Thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao năng lực cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, người lao động trong công tác phòng, chống bạo hành trẻ em ở cơ sở giáo dục. Phát huy vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng trong việc tuyên truyền, phát hiện, lên án các vụ việc xâm hại quyền trẻ em.
Trước tình trạng đạo đức xã hội xuống cấp nghiêm trọng, cần phải đẩy mạnh hơn nữa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh - trong đó nhấn mạnh yếu tố tự thân trong rèn luyện nhân cách, gắn với những hoạt động thực tiễn, thực hiện tốt vai trò, bổn phận của mỗi cá nhân với gia đình, tập thể và xã hội.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn: Cái mầm có xanh thì cây mới vững, cái búp có xanh thì lá mới tươi quả mới tốt, con trẻ có được nuôi dưỡng giáo dục hẳn hoi thì dân tộc mới tự cường tự lập. Ý thức được đầy đủ lời dặn của Người, mỗi cá nhân cũng như cả cộng đồng cần không ngừng nâng cao ý thức trách nhiệm, bổn phận chăm lo, bảo vệ trẻ em. Bất cứ một hành vi nào gây thương tổn và xâm hại tới quyền trẻ em cần phải bị nghiêm trị.
Theo Báo Nhân dân

🍁 🇻🇳🇻🇳🇻🇳2.731 CA COVID-19 MỚI, BỘ Y TẾ KHUYẾN CÁO PHÒNG DỊCH MẠNH DỊP NGHỈ LỄTrong 24 giờ qua, cả nước ghi nhận 2.731 ca...
26/04/2023

🍁 🇻🇳🇻🇳🇻🇳
2.731 CA COVID-19 MỚI, BỘ Y TẾ KHUYẾN CÁO PHÒNG DỊCH MẠNH DỊP NGHỈ LỄ

Trong 24 giờ qua, cả nước ghi nhận 2.731 ca COVID-19 mới, tăng 230 ca so với ngày trước đó. Bộ Y tế khuyến cáo các địa phương tăng cường phòng chống dịch trong dịp nghỉ lễ kéo dài sắp tới.

Ngày 26-4, Bộ Y tế có văn bản đề nghị các cơ sở y tế tăng cường đảm bảo công tác thu dung, điều trị cấp cứu, phòng chống dịch bệnh trong dịp lễ 30-4 và 1-5.

Cụ thể, Bộ Y tế đề nghị các cơ sở y tế bảo đảm thường trực đường dây nóng 24/24 giờ, sẵn sàng chỉ đạo, phối hợp, chi viện, ứng cứu trong trường hợp cần thiết. Đồng thời, báo cáo hằng ngày tình hình khám chữa bệnh, cấp cứu tai nạn giao thông, COVID-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Bảo đảm công tác an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng tránh đuối nước, cảnh báo tai nạn tại các địa điểm tập trung đông khách du lịch.

Đặc biệt, trường hợp có diễn biến như bùng phát dịch COVID-19 và các dịch bệnh nguy hiểm, cấp cứu thảm họa, tai nạn hàng loạt, ngộ độc thực phẩm và các trường hợp đặc biệt khác, đề nghị đơn vị có báo cáo khẩn về cơ quan quản lý trực tiếp để kịp thời giải quyết.

Kế hoạch 3 Chương trình mục tiêu Quốc gia huyện Đăk Glong
26/04/2023

Kế hoạch 3 Chương trình mục tiêu Quốc gia huyện Đăk Glong

26/04/2023
ĐỐI TƯỢNG NGUY CƠ CAO CẦN TĂNG CƯỜNG TIÊM VẮC XIN NGỪA COVID-19Trước diễn biến ca Covid-19 gia tăng trong thời gian gần ...
18/04/2023

ĐỐI TƯỢNG NGUY CƠ CAO CẦN TĂNG CƯỜNG TIÊM VẮC XIN NGỪA COVID-19
Trước diễn biến ca Covid-19 gia tăng trong thời gian gần đây, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố rà soát đối tượng và tăng cường tiêm chủng vắc xin Covid-19.
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (Bộ Y tế) vừa có công văn số 603/VSDTTU-TCQG gửi Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật các tỉnh, thành phố về việc tăng cường triển khai tiêm chủng và nhu cầu bổ sung vắc xin Covid-19 AstraZeneca trong từ tháng 4 đến tháng 6-2023.
Công văn nêu rõ, ngày 8-2-2023, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã ban hành Quyết định số 65/QĐ- VSDTTƯ về việc phân bổ vắc xin Covid-19 đợt 186. Theo đó, phân bổ 832.900 liều vắc xin AstraZeneca có hạn sử dụng ngày 9 đến ngày 11-7-2023 cho 63 tỉnh, thành phố trong toàn quốc để triển khai tiêm chủng mũi nhắc lại cho người từ 18 tuổi trở lên.
Theo báo cáo nhanh của các tỉnh, thành phố đến nay trên toàn quốc đã tiêm được khoảng trên 266 triệu mũi vắc xin Covid-19, trong đó có 51,6 triệu người từ 18 tuổi trở lên đã được tiêm liều nhắc lại (mũi 3), đạt tỷ lệ 81,0%. Tuy nhiên, tỷ lệ này không đồng đều trên cả nước và vẫn có nhiều địa phương đạt thấp (dưới 80%). Số vắc xin AstraZeneca hiện còn tại các tuyến (chưa bao gồm 204.400 liều dự trữ tuyến quốc gia) là khoảng 300.000.
Tốc độ sử dụng vắc xin AstraZeneca trong 8 ngày đầu tháng 4-2023 chậm với trung bình mỗi ngày khoảng 1.040 mũi, dẫn tới nguy cơ cao không sử dụng hết vắc xin.
Để tăng độ bao phủ và sử dụng hiệu quả vắc xin Covid-19 AstraZeneca, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố báo cáo, tham mưu Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 địa phương chỉ đạo các đơn vị liên quan tiếp tục tăng cường công tác triển khai tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 cho các nhóm đối tượng, đặc biệt là tiêm liều nhắc lại cho người từ 18 tuổi trở lên tại các địa phương chưa đạt tỷ lệ mục tiêu tối thiểu là 80%, sử dụng hiệu quả số vắc xin AstraZeneca đã phân bổ cho các tỉnh, thành phố đợt 186 nêu trên.
Sở Y tế các tỉnh, thành phố chỉ đạo các đơn vị liên quan tiến hành rà soát đối tượng tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 tại địa phương. Trường hợp có nhu cầu bổ sung vắc xin AstraZeneca từ tháng 4 đến tháng 6-2023, đề nghị các tỉnh, thành phố gửi văn bản về các Viện Vệ sinh dịch tễ, Pasteur trước ngày 17-4-2023 để tổng hợp và kịp thời cung ứng vắc xin.
Đồng thời, các Viện Vệ sinh dịch tễ, Pasteur thực hiện hỗ trợ chuyên môn các địa phương và tăng cường công tác quản lý, điều phối vắc xin phòng Covid-19 AstraZeneca giữa các tỉnh thuộc khu vực quản lý.
Trong 7 ngày qua, cả nước đã ghi nhận 2.653 ca mắc Covid-19 mới, trung bình mỗi ngày có 379 ca mắc mới, đây là tuần có số ca mắc cao nhất từ đầu năm đến nay; đã hơn 3,5 tháng Việt Nam không ghi nhận ca tử vong do Covid-19... Đáng chú ý, trong ngày 14-4, Việt Nam ghi nhận 780 ca mắc Covid-19, cao nhất trong hơn 4 tháng qua, trong khi có 23 ca đang phải thở ôxy. Ngày 15-4, cả nước ghi nhận 775 ca mắc mới Covid-19, đây là ngày thứ 2 từ đầu năm đến nay ca mắc mới tăng cao. Sang ngày 16-4, Bộ Y tế cho biết có thêm 716 ca Covid-19 mới, trong khi số bệnh nhân đang thở oxy là 38 ca.
Trước diễn biến ca Covid-19 gia tăng, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng nêu rõ, số mắc Covid-19 trong thời gian tới có thể có sự gia tăng. Tuy nhiên, hiện nay chúng ta đang ở cấp độ dịch 1 - tất cả đều màu xanh-nguy cơ thấp. Cấp độ này không chỉ đánh giá trên số mắc mà còn dựa trên ca nặng, độ bao phủ vắc xin và đáp ứng đảm bảo thu dung điều trị.
Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, dự báo của các nhà khoa học và Tổ chức Y tế thế giới, virus SARS-CoV-2 vẫn tồn tại. Mục tiêu giai đoạn tới là giảm nhập viện, trở nặng, tử vong, tránh quá tải hệ thống y tế, giữ vững thành quả phòng, chống dịch.
Do đó, một trong những nhiệm vụ hiện nay là tập trung bảo vệ đối tượng nguy cơ cao (người cao tuổi, có bệnh nền, suy giảm miễn dịch, phụ nữ mang thai). Những đối tượng này khi đến nơi đông người, môi trường ít thông thoáng nên đeo khẩu trang; đồng thời phải tiêm chủng vắc xin đúng lịch, đủ liều theo khuyến cáo của Bộ Y tế.
Cục trưởng Cục Y tế dự phòng khuyến cáo, để giảm bớt sự lây nhiễm, Bộ Y tế khuyến cáo, đối với người dân, cộng đồng xã hội cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo Thông điệp 2K (Khẩu trang, Khử khuẩn) + vắc xin + thuốc + điều trị + công nghệ + ý thức người dân và các biện pháp khác...
Việc đeo khẩu trang trong các cơ sở khám, chữa bệnh, trên các phương tiện công cộng là yêu cầu phòng, chống dịch./.
Theo TTXVN

Ý NGHĨA LỊCH SỬ NGÀY GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG Giỗ Tổ Hùng Vương 10/3 (âm lịch) hay còn gọi là lễ hội Đền Hùng diễn ra tại Đền ...
10/04/2023

Ý NGHĨA LỊCH SỬ NGÀY GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG

Giỗ Tổ Hùng Vương 10/3 (âm lịch) hay còn gọi là lễ hội Đền Hùng diễn ra tại Đền Hùng, thành phố Việt Trì , Phú Thọ. Đây là ngày hội truyền thống để tưởng nhớ công lao dựng nước của các Vua Hùng, được nhân dân ta ở trong nước cũng như ở nước ngoài thành kính kỷ niệm.

“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba.
Dù ai buôn bán gần xa
Nhớ ngày giỗ Tổ tháng ba mùng mười.”

Sử cũ ghi rằng ông vua đầu tiên ở nước ta họ Hồng Bàng là Kinh Dương Vương truyền ngôi cho con trai là Sùng Lãm tức Lạc Long Quân, Ông lấy bà Âu Cơ sau đó sinh hạ được 100 người con trai, 50 người con theo mẹ lên núi và 50 người con theo cha xuống biển để lập cơ nghiệp dài lâu. Con trai trưởng được Lạc Long Quân phong làm Vua nước ta, lấy hiệu là Hùng Vương.
Vua đặt tên nước là Văn Lang lấy đất Phong Châu ( Phú Thọ) làm thủ phủ. Vua quan đều cha truyền con nối qua 88 đời nhưng lịch sử ghi lại được 18 đời vua Hùng,vua thứ nhất là Kinh Dương Vương tên thật là Lộc Tục và Vua Hùng cuối cùng( thứ 18) là Hùng Tuyên Vương tên thật là Huệ Lang, các đời Vua Hùng trị vì nước ta lâu nhất khoảng hơn 2000 năm.
Theo truyền thống từ thời nhà Đinh, Tiền Lê, nhà Lý, nhà Trần rồi đến nhà Hậu Lê và các triều đại phong kiến sau này đều tổ chức cúng lễ để tưởng nhớ đấng Thánh Tổ nước Nam xưa và ngày nay đã trở thành ngày Quốc lễ của Việt Nam và lấy ngày 10/3 âm lịch hàng năm để tổ chức. Từ năm 2007 nhà nước ta đã chính thức quy định ngày nghỉ lễ giỗ Tổ Hùng Vương và UNESCO đã chính thức công nhận"Tín ngưỡng thờ cúng Vua Hùng" là kiệt tác truyền khẩu phi vật thể của nhân loại đại diện cho nhân loại.
Nhà nước ta đã giao cho UBND Tỉnh Phú Thọ chủ trì giỗ Tổ Hùng Vương hàng năm vào ngày 10/3 âm lịch. Trong dịp này các đồng chí lãnh đạo Đảng, nhà nước, Chính phủ, Quốc hội thường về dự lễ dâng hương cùng với các đại biểu của các cơ quan của nhà nước bộ, ban, ngành và các địa phương trong cả nước cùng với nhân dân, đồng bào cả nước về dự lễ hội. Bên cạnh đó rất nhiều hoạt động văn hoá, thể thao sôi nổi mang đậm bản sắc dân tộc được tổ chức tại đây trong dịp này.
Thông thường sau lễ dâng hương và lễ vật ở đền Thượng, các đại biểu và nhân dân tiếp tục lễ dâng hương, hoa tại đền Quốc tổ Lạc Long Quân và đền mẫu Âu Cơ trong khu di tích Đền Hùng. Ngoài ra các hoạt động khác như nấu bánh chưng, giã bánh dầy, tổ chức liên hoan hát Xoan và xem triển lãm về các tư liệu, hiện vật nhân dân cả nước cung tiến Đền Hùng, các hoạt động thể thao như thi đấu bóng chuyền, bơi chải truyền thống trên sông Lô cũng được tổ chức rất sôi nổi tạo cho không khí lễ hội mang đậm bản sắc văn hoá Việt Nam.
Ngày 10/3 âm lịch hàng năm đã trở thành ngày Quốc giỗ và cả nước được nghỉ lễ. Khắp các địa phương từ Bắc vào Nam đến các làng bản xa xôi đều long trọng hưởng ứng ngày Quốc Giỗ nhằm tưởng nhớ công ơn tôn vinh tổ tiên những người đã có công dựng nước và giữ nước.
Ngày giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức với mục đích tăng cường văn hoá tín ngưỡng truyền thống của người Việt, mặt khác cũng tăng cường sự đoàn kết các dân tộc và tình hữu nghị giữa các dân tộc Việt Nam. Đây là nghi lễ cần được giữ gìn và phát huy giúp cho mọi người dân Việt Nam hiểu được lịch sử dân tộc và tổ tiên họ.

Address

Đắk Glong
Đắk Nông

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when TIN TỨC ĐẮK GLONG posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Videos

Share


Other News & Media Websites in Đắk Nông

Show All