Ý Tưởng Tạo Thay Đổi Cho Việt Nam

Ý Tưởng Tạo Thay Đổi Cho Việt Nam Để tạo sự thay đổi tích cực cho Việt Nam trong thể chế chính trị và xã hội dân sinh.

Trong những người theo chân thầy Minh Tuệ, có kẻ chỉ chạy theo đám đông, có kẻ là công an nằm vùng, có kẻ chạy theo để p...
05/18/2024

Trong những người theo chân thầy Minh Tuệ, có kẻ chỉ chạy theo đám đông, có kẻ là công an nằm vùng, có kẻ chạy theo để phá rối, nhưng chắn chắn có nhiều người là do tín ngưỡng mà thật sự đi theo.

Vẫn mong, đây là bước đầu để bén lên ngọn lửa của chân tin và là sự nảy mầm của niềm hy vọng cho sự đấu tranh tự do tôn giáo.

Dĩ nhiên từ sự tìm lại được niềm tin tín ngưỡng của vài người hay một nhóm người cho tới làm sao để họ can đảm lên tiếng cho bất công và đấu tranh cho tự do, dân chủ là một đoạn đường dài.

Trong thời điểm này, quan trọng là những người đấu tranh cho tự do và dân chủ của Việt Nam sẽ làm được gì với sự bén lữa và nảy mầm này để kích thích phong trào?

Cùng suy nghĩ thêm nhé.

Tác giả: Cát Tường Lê

(Nếu các bạn có góp ý cụ thể về làm sao kích thích phong trào đấu tranh, mong gởi tin nhắn cho admin nha.)




Nguồn ảnh: Internet

QUÂN ĐỘI VÀ LỰC LƯỢNG CÔNG AN VIỆT NAM CHỈ NÊN BẢO VỆ HIẾN PHÁP VÀ NGƯỜI DÂNQuân đội và lực lượng công an là hai thế lực...
05/16/2024

QUÂN ĐỘI VÀ LỰC LƯỢNG CÔNG AN VIỆT NAM CHỈ NÊN BẢO VỆ HIẾN PHÁP VÀ NGƯỜI DÂN

Quân đội và lực lượng công an là hai thế lực sắt thép, được dùng để giữ quyền lực cho đảng Cộng Sản Việt Nam. Ai cũng biết, muốn làm lãnh đạo Việt Nam thì phải vào đảng Cộng Sản. Chúng ta thấy được, từ Phạm Minh Chính (đã từng làm thứ trưởng Bộ Công An), Tô Lâm (Bộ Trưởng Bộ Công An đương thời), hay các tướng tá Việt Nam đều phải vào đảng, và đa số đều thuộc các cấp cao trong đảng Cộng Sản Việt Nam.

Ở Việt Nam, hai lực lượng này dùng để cũng cố và bảo vệ chế độ độc tài, đảng trị đó. Với sự cai trị sắt thép của Cộng Sản, họ là công cụ hiệu quả để giữ vững chế độ. Họ được dùng để hành hung, bắt bớ, đàn áp người dân. Thấy rất rõ, ở các cuộc biểu tình ôn hoà, từ biểu tình chống dự án bauxite cho tới các cuộc biểu tình chống luật đặt khu và luật an ninh mạng, luôn có sự hiện diện từ quân đội và công an, không phải để bảo vệ người dân để họ được thực thi quyền tự do biểu tình, mà hai lực lượng này dùng để đàn áp, đánh đập, và bắt giam đoàn người biểu tình.

Ở các nước có tự do và dân chủ, quân đội và lực lượng cảnh sát bị bắt buột phải ở thế trung lập trong chính trị. Nhiệm vụ chính của hai lực lượng này là duy trì Hiến Pháp và phải tuân thủ lệnh của cấp trên, mà việc họ làm không bị ảnh hưởng bởi bất cứ đảng phái hay lý tưởng chính trị nào. Họ sẽ bảo vệ người dân để người dân được hưởng các quyền cơ bản của một con người và một công dân. Sẽ không hiếm để thấy cảnh sát mở đường cho các cuộc biểu tình ôn hòa ở các đất nước này.

Cho nên, ngàn lời hứa về mở rộng tự do và nhân quyền cho nhân dân Việt Nam với thế giới cũng vô ích, chính quyền Cộng Sản Việt Nam hãy thực thi nhân quyền và dân quyền như trong Hiến Pháp Việt Nam. Và để có thể thực thi điều này, quân đội và Bộ Công An phải ở thế trung lập, độc lập ở các đảng phái và lý tưởng chính trị. Hai thế lực này phải được xử dụng duy nhất để duy trì Hiến Pháp, bảo vệ người dân và không được lạm quyền.

Tác giả: Admin




Nguồn ảnh: Internet

HIỆN TƯỢNG THẦY THÍCH MINH TUỆ: SỰ BỪNG TỈNH CỦA ĐỨC TIN?Mấy tuần vừa qua, xã hội Việt Nam rộn ràng với sự kiện thầy Thí...
05/14/2024

HIỆN TƯỢNG THẦY THÍCH MINH TUỆ: SỰ BỪNG TỈNH CỦA ĐỨC TIN?

Mấy tuần vừa qua, xã hội Việt Nam rộn ràng với sự kiện thầy Thích Minh Tuệ. Là một nhà sư Phật giáo đang tu khổ hạnh; áo “cà sa” của thầy được kết lại bằng những mảnh vải lượm từ bãi rác và bãi tha ma, và bình bát của thầy được chế từ lõi nồi cơm điện.

Hàng ngày, thầy chỉ ăn một buổi ăn trước ngọ (tức là 12 trưa) và sẽ không nhận thêm thức ăn sau ngọ. Thầy không nhận tiền, luôn luôn tự xưng là con, và thầy đi chân không với nụ cười an lạc trên khuôn mặt hiền hoà.

Hàng trăm, hàng ngàn người dân đã nối gót theo chân thầy trong niềm tin và sự ngưỡng mộ. Họ theo thầy đi khắp phố phường. Có phải đạo đức và cách sống khiêm cung của thầy đã làm nhiều người tỉnh ngộ và đức tin bổng bừng cháy trở lại?

Từ khi Việt Nam bị đảng Cộng Sản cai trị, đức tin của người dân Việt Nam ta đã bị lạc lõng và suy thoái. Có lẽ, chính sách kiểm soát và đàn áp các tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng của Cộng Sản Việt Nam đã tạo nên một xã hội mà người dân sống thiếu niềm tin, nhưng lại rất mê tín.

Các vị chân tu như hoà thượng Thích Quảng Độ, Thích Tuệ Sỹ, và các vị chân tu khác bị đàn áp, bỏ tù, kiểm duyệt, theo dõi, và lần lượt đã qua đời. Để lại một đám sư quốc doanh với nhiều việc làm và câu nói rất phản cảm, như có ông đã nói là Lý Thường Kiệt mang quân đánh Trung Quốc là hỗn. Hay ông sư của chùa Ba Vàng thu gom tiền tài bằng bán “xá lợi tóc đức Phật, và còn nhiều kẻ khác đã mạo danh Phật pháp để buôn thần, bán thánh, và trắng trợn bôi nhọ Phật giáo.

Ở Việt Nam, tôn giáo bị đàn áp, phá rối và bôi nhọ. Con người dần dần bị mất phương hướng trong niềm tin và đạo đức. Bỗng nhiên, vị chân tu, thầy Thích Minh Tuệ, suất hiện với sự giản dị, hiền hoà, khiêm cung, và lại tự giữ giới luật rất nghiêm cho bản thân thầy. Người ta như nắng hạn gặp mưa rào, như người khát nước uống được nước mát, và như kẻ đói đức tin bỗng gặp được niềm tin của đạo đức. Nên, người ta bị cuốn theo.

Thật ra, trong một xã hội mà tôn giáo không bị đàn áp, phá rối và bôi nhọ, thì những vị chân tu như thầy Thích Minh Tuệ sẽ tràn lan xã hội, sẽ không là một hiện tượng nữa, mà là một cái gì đó rất bình thường.

Hãy hành động để có tự do tôn giáo và để chân tin và đạo đức được sống dậy, và để Việt Nam có nhiều thầy Thích Minh Tuệ nhé.

Tác giả: Admin




Nguồn ảnh: Internet

GIÁ VÉ MÁY BAY NỘI ĐỊA Ở VIỆT NAM TĂNG CAO, NHƯNG CHÍNH QUYỀN LẠI CHƯA CÓ KẾ HOẠCH THỰC TIỄN ĐỄ CỨU GIÁ VÉGiá vé máy bay...
05/13/2024

GIÁ VÉ MÁY BAY NỘI ĐỊA Ở VIỆT NAM TĂNG CAO, NHƯNG CHÍNH QUYỀN LẠI CHƯA CÓ KẾ HOẠCH THỰC TIỄN ĐỄ CỨU GIÁ VÉ

Giá vé máy bay nội địa ở Việt Nam tăng cao, đến nỗi người dân từ TP. HCM muốn ra Hà Nội, họ phải mua vé bay qua Thái Lan, rồi lại mua vé để bay từ Thái Lan về Hà Nội, theo Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, và tình trạng này không phải mới đây.

Vậy do đâu mà vé máy bay nội địa lại đắt đỏ và Việt Nam nên có giải pháp gì trong việc giảm giá vé để người dân cũng như ngành du lịch được hưởng lợi?

Theo Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Danh Huy, có 4 nguyên nhân chính khiến giá vé máy bay nội địa của Việt Nam tăng cao. Giá nguyên liệu và chênh lệch tỷ giá tăng, và nhiên liệu chiếm 65-70% sự cấu thành giá vé. Thứ hai, do lỗi động cơ của các máy bay Airbus, hãng máy bay Việt Nam phải thuê thêm máy bay, phi công và đội bay, và điều này đã đội giá vé lên. Thứ ba, giá vé sẽ cao hơn 20% nếu người khách hàng mua cận ngày, và thứ tư là chính phủ Thái Lan có chính sách kích cầu; điều này làm giá vé đi Thái Lan rẻ hơn nhiều.

Ông Nguyễn Danh Huy đã đưa ra giải pháp là giảm các loại phí, dùng thêm máy bay thân rộng (tuy nhiên mấy bay thân rộng chỉ thích hợp cho các chuyến bay trên 5.000 dặm. Vậy dùng loại này có quá tốn nhiên liệu cho các chuyến bay ngắn?), và ông ấy cũng khuyến khích người dân nên sử dụng giao thông đường sắt.

Nhận thấy, tuy chính quyền Việt Nam có ráng đưa ra giải pháp, nhưng những giải pháp này không hợp lý và chưa chắc đã làm giảm được giá vé máy bay của Việt Nam.

Thật ra, Việt Nam có thể học từ Thái Lan và các nước khác về việc đưa ra kế hoạch kích cầu cho ngành hàng không. Chính phủ Việt Nam có thể giảm thuế và có các khoản trợ cấp cho các công ty hàng không nếu họ chịu giảm giá vé. Cũng như các công ty hàng không có thể tạo ra những kế hoạch ưu đãi trọn gói cho vé, nhà nghỉ, và các chuyến tours. Làm vậy thông thường giá vé sẽ rẻ hơn, cũng như ngành du lịch cũng được hưởng lợi. Hơn nữa, vé có thể được giảm nếu hành khách đi ở những ngày không cao điểm, và hãy tạo thêm nhiều chuyến bay cho người dân.

Nói chung, chính quyền Việt Nam cần có dự án và kế hoạch dự phòng để hỗ trợ cho các ngành nghề khi họ gặp vấn đề. Đừng để gặp khó khăn trước mắt, rồi mới tính. Hãy đặt người tài giỏi thật sự trong vị trí lãnh đạo để họ lên phương án cứu kinh tế và các ngành nghề khác của Việt Nam khi cần thiết.

Tác giả: Admin




Nguồn ảnh: VNExpress

TỶ PHÚ VÀ SỨC MẠNH KINH TẾ Mục tiêu của Việt Nam là đến năm 2030, phải có ít nhất 10 tỷ phú. Đó là dấu hiệu cho thấy kin...
05/11/2024

TỶ PHÚ VÀ SỨC MẠNH KINH TẾ

Mục tiêu của Việt Nam là đến năm 2030, phải có ít nhất 10 tỷ phú. Đó là dấu hiệu cho thấy kinh tế đã chuyển từ gia công sang công nghiệp tri thức. Doanh nghiệp càng lớn thì chủ đầu tư cũng giàu lên.

Về lý thuyết thì hoàn toàn đúng. Nếu để ý, các nước lớn luôn áp đảo về số lượng tỷ phú. Nó cho thấy nhà đầu tư có niềm tin và thị trường đang ổn định.

Nhưng liệu số lượng tỷ phú có phải là thước đo đánh giá sức mạnh của nền kinh tế? Không hẳn. Mô hình này có vài vấn đề. Chúng ta có thể suy luận.

1. Nguồn gốc tài sản là từ đâu.
2. Hình thức làm giàu là gì.
3. Hàng hóa và dịch vụ đóng vai trò then chốt nào?
4. Sự lên xuống của giá trị tài sản.

Nếu tỷ phú đến từ ngành công nghiệp xuyên thế hệ như ở Châu Âu, nó là điều tự nhiên. Nếu làm giàu từ ngành công nghệ như ở Mỹ, nó là điều bình thường.

Nhưng nếu tỷ phú giàu lên từ việc phân lô bán nền, thì ý nghĩa cần được coi lại. Nhất là khi giá đất được bơm thổi. Nó không cho thấy tài năng, mà chỉ là sự thao túng của thị trường, một điều cấm kỵ ở bất cứ nơi đâu.

Số tượng tỷ phú chỉ cho thấy mức độ tăng trưởng cao, chứ chưa bao giờ là sức mạnh kinh tế.

- New Zealand chỉ có 4 tỷ phú, nhưng GDP đầu người là $50,000.
- Nga có tận 120 tỷ phú, nhưng thu nhập bình quân chỉ $10,000.

Vậy không lẽ Nga giàu hơn New Zealand, Thụy Sĩ, và Hàn Quốc vì có nhiều tỷ phú hơn? Không thể nào.

Muốn có cái nhìn tổng quát về sức mạnh kinh tế, chúng ta có thể dùng các yếu tố sau:

- Công nghệ lõi: Quốc gia đó tạo ra cái gì mà không thể bị thay thế?
- Số doanh nghiệp hàng đầu: Quốc gia đó có bao nhiêu doanh nghiệp trong tốp 100 thế giới?
- Thu nhập bình quân: Một giờ lao động mua được bao nhiêu?
- Môi trường và an sinh xã hội: Một người ở đáy của xã hội có tiêu chuẩn sống thế nào?

Các nước phát triển từ lâu đã không còn dùng số lượng tỷ phú hay tòa nhà chọc trời để làm thước đo. Nó chỉ là yếu tố phụ.

Tác giả: FB Trong Nhan Nguyen


TẠI SAO VIỆT NAM THẤT BẠI VỚI KÊNH ĐÀO PHÙ NAM TECHOTác giả: Hà Lệ ChiDự án gây nhiều căng thẳngNhững căng thẳng giữa Vi...
05/11/2024

TẠI SAO VIỆT NAM THẤT BẠI VỚI KÊNH ĐÀO PHÙ NAM TECHO

Tác giả: Hà Lệ Chi

Dự án gây nhiều căng thẳng

Những căng thẳng giữa Việt Nam và Campuchia liên quan đến dự án kênh đào Techo Phù Nam vẫn chưa dứt.

Dự án kênh đào Phù Nam Techo của Campuchia còn được gọi là Dự án Hệ thống Hậu cần và Đường bộ Giao thông Tonle Bassac. Với kinh phí ước tính là 1,7 tỷ USD, Kênh Techo Phù Nam có thời hạn hoàn thành dự kiến là vào năm 2028.[1]

Kênh đào Phù Nam Techo dự kiến dài 180km, nối các cảng biển của Campuchia ở phía tây nam với sông Mekong, tạo ra một tuyến đường thủy qua các khu vực trọng điểm như Kadal, Takeo và Kampot, đổ ra Biển Đông, tại khu vực cảng nước sâu duy nhất của Campuchia tại Sihanoukville, nằm trên Vịnh Thái Lan.

Dự án này nằm trong số các dự án cơ sở hạ tầng ưu tiên được chính phủ của Thủ tướng Campuchia Hun Manet công bố kể từ tháng 8/2023. Campuchia đã mất 26 tháng để tiến hành nghiên cứu khả thi với sự tham gia của hàng chục chuyên gia. Dự án dự kiến được khởi công vào cuối năm nay và ước tính sẽ mất bốn năm để hoàn thành.

Theo kế hoạch chi tiết của dự án, kênh Phù nam Techo dự kiến sẽ rộng 100 mét ở thượng nguồn và 80 mét ở hạ lưu với tổng độ sâu 5,4 mét. Việc xem xét thiết kế này, cùng với việc cung cấp hai làn đường vận chuyển, đảm bảo sự đi lại liền mạch của các tàu có trọng tải lên tới 3.000 tấn theo các hướng ngược nhau.[2]

Vai trò của Trung Quốc

Đối với Trung Quốc, Campuchia là một quốc gia ASEAN quan trọng, đầu tư của Trung Quốc vào quốc gia này phù hợp với tham vọng của nước này là tăng cường quan hệ kinh tế, ngoại giao và địa chính trị với Phnom Penh. Khoản đầu tư lớn này càng khiến Trung Quốc và Campuchia phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế, qua đó làm gia tăng sức ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực. Bằng cách định vị vai trò là đối tác kinh tế quan trọng của Campuchia, Trung Quốc sẵn sàng gây ảnh hưởng lớn hơn trong việc định hình động lực ở Đông Nam Á.

Theo thỏa thuận giữa Campuchia và Trung Quốc, vai trò của Trung Quốc với tư cách là bên tham gia chính trong dự án giúp Trung Quốc có quyền quản lý độc quyền đối với kênh đào trong thời gian dài từ 40-50 năm.[3] Trong giai đoạn này, Trung Quốc giữ toàn quyền kiểm soát các hoạt động, bao gồm cả việc thu phí – lái xe dự kiến sẽ phải trả từ 12 USD cho ô tô con và lên tới 60 USD cho xe tải chở hàng một chiều trên đường cao tốc. Sau 50 năm nữa, quyền quản lý kênh đào mới được chuyển giao cho Campuchia.[4]

Lo ngại của Việt Nam

Mối lo ngại ban đầu của Việt Nam chủ yếu là về tác động môi trường tiềm ẩn mà kênh Phù nam Techo có thể gây ra đối với khu vực sông Mekong.

Mối quan ngại cụ thể là sự thay đổi dòng chảy trong sông Mekong. Các nghiên cứu do Chương trình Đông Nam Á của Trung tâm Stimson trụ sở tại Mỹ thực hiện cho thấy rằng việc xây dựng kênh đào có thể trở thành con đập, ngăn dòng chảy đổ vào các khu vực trọng điểm của Đồng bằng sông Cửu Long ở Việt Nam. Về bản chất, kênh đào này có thể hoạt động giống như một con đập, theo đó hình thành vùng khô hạn ở phía Nam của kênh đào và vùng ướt trũng ở phía Bắc.

Sự thay đổi dòng chảy như vậy cũng sẽ tác động lớn đến các hoạt động nông nghiệp và đe dọa môi trường sống của các loài dễ bị tổn thương trong khu vực.

Brian Eyler - Giám đốc một chương trình nghiên cứu thuộc Stimson Center, cũng là tác giả của cuốn sách nổi tiếng “Những ngày cuối cùng của dòng Mekông hùng vĩ” - đã nhận xét: “kênh đào Techo Phù nam sẽ là chiếc đinh cuối cùng đóng xuống cỗ quan tài cho Đồng bằng Sông Cửu long”.

Sự phụ thuộc kinh tế ngày càng sâu sắc của Campuchia vào Bắc Kinh là điều đặc biệt đáng lo ngại. Sự phụ thuộc ngày càng tăng này phản ánh mối lo ngại về bản chất “mục đích kép” của dự án, trong đó cùng với việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, các công trình của kênh đào có thể trở thành nền tảng để Trung Quốc tăng cường sự hiện diện quân sự trên lãnh thổ Campuchia.[5]

Các nhà nghiên cứu Việt Nam đã thể hiện sự lo ngại với lý do kênh đào có độ sâu có thể tiếp nhận các tàu quân sự đi vào từ Vịnh Thái Lan và tiếp cận biên giới Campuchia - Việt Nam. Các âu thuyền trên kênh Phù nam Techo có thể tạo ra độ sâu nước cần thiết cho các tàu quân sự đi vào từ Vịnh Thái Lan, hoặc từ Căn cứ Hải quân Ream, đi sâu vào Campuchia và tiếp cận biên giới Campuchia - Việt Nam. Đây là mối lo ngại chiến lược đối với Việt Nam vì việc này có khả năng làm thay đổi cán cân theo hướng có lợi cho Trung Quốc trong bối cảnh tranh chấp Biển Đông vẫn đang diễn ra hết sức căng thẳng với những hành động hung hăng, hiếu chiến, bất chấp pháp luật quốc tế của Trung Quốc vẫn đang diễn ra hàng ngày.

Việt Nam sẽ không thể ngăn cản

Campuchia từ ngày 8/8/2023 đã chính thức nộp hồ sơ về dự án Techo Phù Nam cho Uỷ hội Sông Mekông (MRC). Kể từ ngày đó, báo chí Việt Nam có đưa tin về dự án này nhưng không nêu ra các lo ngại.

Phải tới trung tuần tháng 4 năm nay, báo chí Việt Nam đồng loạt lên bài nói lên nỗi lo ngại của các nhà khoa học liên quan đến dự án kênh đào này. Trước đó, bắt đầu là bài viết của hai tác giả Đinh Thiện và Thanh Minh, đăng trên tạp chí Phương Đông. Sau đó, bài báo này được đăng lại website của Học viện Chính trị Công an nhân dân ngày 18/3.[6] Tuy nhiên, cho đến nay thì cả bài đăng trên tạp chí Phương Đông và trang nhà của Học viện Chính trị Công an nhân dân đều đã bị rút xuống.

Việc đồng loạt báo chí Việt Nam đưa ra các thông tin lo ngại về dự án kênh đào Techo Phù Nam cho thấy dường như Việt Nam đã hết kiên nhẫn trước sự khăng khăng bất chấp của Campuchia đối với dự án này.

Tuy nhiên, thẳng thắn mà nói, Việt Nam sẽ thất bại trong việc ngăn cản Campuchia thực hiện dự án kênh đào này, bởi vì:

Thứ nhất, Hun Sen đã là một chính trị gia lão luyện, đã có nhiều kinh nghiệm đàm phán với Việt Nam. Hun Sen được sự hậu thuẫn từ Trung Quốc và hiểu rõ rằng, trong thời điểm này, Việt Nam cần Campuchia hơn là Campuchia cần Việt Nam, cho nên Campuchia không sợ gì sức ép từ Việt Nam. Nhiều lần đàm phán với Việt Nam, cả về vấn đề biên giới, Hun Sen hiểu rõ tâm lý của các lãnh đạo Việt Nam, không dám kiên quyết theo đuổi vấn đề tới cùng mà dễ dàng thoả hiệp nên Hun Sen sẽ mạnh mẽ tấn công điểm này.”

Thêm nữa, Campuchia đã thấy rõ điểm yếu của MRC, cũng như thái độ thiếu cương quyết, thiếu nhất quán trong việc phản đối các dự án xây đập thuỷ điện tại dòng chính Mekông của Lào. Chính vì vậy, Campuchia hiểu rõ Việt Nam sẽ không thể và không dám đẩy quá xa chuyện này.

Thứ hai, thời điểm này, Việt Nam đang đắm chìm trong những cuộc “chiến đấu chính trị trong nước,” Liên tiếp hơn một năm nay, đã có hai Chủ tịch nước, một Chủ tịch Quốc hội, một Trưởng ban Kinh tế trung ương, hai Phó Thủ tướng, cùng rất nhiều Bộ trưởng, Thứ trưởng, Bí thư tỉnh uỷ, Chủ tịch tỉnh… đã phải xin nghỉ hoặc bị đi tù do liên quan đến tham nhũng. Giới nghiên cứu bên ngoài đánh giá chống tham nhũng chỉ là chiêu bài để các phe nhóm chính trị tiêu diệt nhau mà thôi. Chính vì chìm đắm trong các cuộc tiêu diệt phe phái như vậy, Việt Nam càng không thể đủ tâm trí và đủ nguồn lực để theo đuổi việc ngăn cản hoặc làm chậm lại dự án kênh đào này.

Thứ ba, Chủ tịch MRC nhiệm kỳ này là một người Lào, ông ta và cả Chính phủ Lào cùng công khai ủng hộ Campuchia thực hiện dự án này,[7] cũng hàm nghĩa Việt Nam không thể tác động hay ngăn cản các dự án trên sông Mekông hiện nay và trong tương lai của Lào.[8]

Việt Nam cần phải thay đổi chính sách cả nội trị lẫn đối ngoại mới mong có thể giữ vững được vị thế của mình trong một thế giới đầy biến động và trước sự đe doạ ngày càng tăng của Trung Quốc ở khu vực.

Hà Lệ Chi

____________
* Tham khảo:
[1] https://www.khmertimeskh.com/501401182/cambodias-funan-techo-canal-a-game-changer/
[2] https://www.khmertimeskh.com/501401182/cambodias-funan-techo-canal-a-game-changer/
[3] https://www.vietnam-briefing.com/news/why-cambodias-funan-techo-canal-project-is-worrying-vietnam.html/
[4] https://www.vietnam-briefing.com/news/why-cambodias-funan-techo-canal-project-is-worrying-vietnam.html/
[5] https://www.thinkchina.sg/politics/bris-funan-techo-canal-could-steer-cambodia-away-vietnam-and-towards-china
[6] https://www.straitstimes.com/world/vietnamese-concerned-canal-project-in-cambodia-could-be-potential-gateway-for-chinese-forces
[7] https://www.phnompenhpost.com/national/laos-president-shares-support-for-funan-techo-canal
[8] https://www.phnompenhpost.com/post-in-depth/mrc-explain-kingdom-s-responsibilities-for-funan-techo-canal-project

“NHÀ Ở XÃ HỘI” CÓ CHỈ LÀ CÁI BÁNH VẼ?Nhà nước Việt Nam tổ chức hỗ trợ mua nhà cho một số thành phần dân chúng đặt biệt q...
05/11/2024

“NHÀ Ở XÃ HỘI” CÓ CHỈ LÀ CÁI BÁNH VẼ?

Nhà nước Việt Nam tổ chức hỗ trợ mua nhà cho một số thành phần dân chúng đặt biệt qua chương trình “nhà ở xã hội.” Cho đến nay, chương trình này vẫn rất mơ hồ, không rõ ràng, và người dân không dễ tiếp cận đến thông tin về nhà ở xã hội. Và như vậy, người đủ điều kiện cũng không được hưởng lợi ích của chương trình này.

Theo tìm hiểu, nhà ở xã hội được sở hữu và quản lý bởi nhà nước Việt Nam và được các công ty phi lợi nhuận xây dựng những căn hộ với giá rẻ, nhằm dành cho những đối tượng được ưu tiên trong xã hội.

Những đối tượng này là những công chức nhà nước, và người có thu nhập thấp, những hộ gia đình ở nông thôn thường xuyên bị thiên tai và biến đổi khí hậu, và các người lao động đang làm việc cho các doanh nghiệp, v.v.. Những ưu điểm của nhà ở xã hội là giá rẻ và có thể vay với lãi suất thấp hơn thị trường.

Nhưng theo một số đại diện công nhân ở các thành phố, như TP. HCM nói “Chúng tôi chỉ nghe nhà ở xã hội trên tivi, báo đài, thực sự không biết dự án ở đâu, mua thế nào, vay vốn ra sao.” Ý kiến này cho thấy người dân chỉ nghe đến sự hỗ trợ mà không được biết chính xác những điều kiện để có thể mua một căn hộ theo quy chế của “nhà ở xã hội.”

Nếu nhà nước Việt Nam thật sự muốn hỗ trợ người dân với chính sách này, hãy tạo ra sự dễ dàng tiếp cận với thông tin cho người dân. Hãy tìm đến họ trước khi họ tìm đến nhà nước. Nhà nước có thể in ra những tờ rơi và đến phát ở các công ty và doanh nghiệp. Đồng thời lập ra những trang web cho mỗi thành phố và khu vực tỉnh thành, cũng như đăng tải và lan toả những thông tin về nhà ở xã hội trên mạng xã hội.

Ngoài ra, hãy mướn thêm nhân viên để hỗ trợ hành chính cho chương trình, để có thể rút ngắn gian đoạn giấy tờ. Nhưng nhất là phải tạo một quá trình thi hành minh bạch và không tham nhũng, để người dân có thể hưởng quy chế “nhà ở xã hội” này theo đúng tiêu chuẩn của họ.

Còn như, nhà nước Việt Nam chỉ nói và hứa trên tivi, không tạo điều kiện dễ dàng cho người dân dễ tiếp cận mua nhà ở xã hội này thì chương trình, như bao chương trình hỗ trợ khác, chỉ là cái bánh vẽ của nhà nước Việt Nam mà thôi.

Tác giả: Admin




Nguồn ảnh: sưu tầm trên MXH

KHÓ KHĂN TRONG NGÀNH NÔNG NGHIỆP: SẦU RIÊNG BỊ MẤT MÙA DO BỊ SỐC NHIỆTNăm này, hàng trăm hécta sầu riêng ở các vùng Bình...
05/10/2024

KHÓ KHĂN TRONG NGÀNH NÔNG NGHIỆP: SẦU RIÊNG BỊ MẤT MÙA DO BỊ SỐC NHIỆT

Năm này, hàng trăm hécta sầu riêng ở các vùng Bình Phước, Đồng Nai, Đắc Nông, Đắc Lắc, Gia Lai, Khánh Sơn, vv.. bị sốc nhiệt. Do thay đổi thời tiết đột ngột, nhiều vùng bị thiếu nước và hạn hán lâu ngày, và sau đó bị mưa, nên nhiều trái non sầu riêng đã bị rụng trước mùa thu hoạch. Thất thu có thể lên đến 50-60% và có nơi là bị mất trắng.

Để hiểu thêm về tình trạng bị sốc nhiệt (khá thường), ở các vùng trồng sầu riêng như miền Đông - Tây Nguyên, vào mùa khô nhiệt độ ngày đêm bị chênh lệch rất nhiều. Ban ngày có thể lên tới 35-36 độ C và ban đêm có thể xuống thấp chỉ còn 18-20 độ C. Sầu riêng khá nhạy cảm với thời tiết. Với sự chênh lệch nhiệt độ này, các cây sầu riêng dễ xảy ra hiện tượng rụng bông và trái non.

Làm sao người nông dân đối diện và khắc phục tình trạng bị sốc nhiệt của sầu riêng hàng năm? Theo tìm hiểu, các nhà nông nghiệp sẽ giữ độ dinh dưỡng (bón đúng loại phân bón, chất bổ cho cây, và tưới nước thường xuyên hơn), tăng sức đề kháng của cây, hay lót rơm và tạo bóng mát cho các cây sầu riêng, để chúng bớt bị rụng trái non.

Thiết nghĩ, tình trạng bị sốc nhiệt ở cây sâu riêng là vấn đề thường thấy hàng năm. Nhưng vẫn là vấn đề mà các nhà nông phải đối diện với nhiều khó khăn, và cách khắc phục cũng không đảm bảo bội thu. Nhất là vào năm này, dự đoán chúng ta sẽ bị thất thu sầu riêng.

Chính quyền Việt Nam nên quan tâm hơn về vấn đề này. Những việc mà chính quyền có thể làm là: hỗ trợ tài chánh cho nông nghiệp, để nâng cao doanh thu và giảm sự mất mùa, hãy tạo ra những nhóm nghiên cứu về vấn đề bị sốc nhiệt, cũng như để tìm thêm các phương án khác, tốt hơn giúp giảm thất thu cho sầu riêng.

Còn đối với những tình trạng thiếu nước và hạn hán đột ngột, chúng ta cũng cần chuẩn bị những phương án tích cực, như giảm tiền nước và tiền chuyên chở nước cho các nhà nông nghiệp, v.v.. Nghe nói, đất nước Do Thái đã áp dụng trồng nhỏ giọt cho ngành nông nghiệp của họ và rất thành công. Việt Nam có thể nghiên cứu thêm về cách trồng này vì nó có thể giảm lượng nước trồng trọt, dẫn đến giảm chi phí nông nghiệp cho người dân.

Nông nghiệp đóng góp một phần không nhỏ cho kinh tế Việt Nam. Ngành nông nghiệp cần được chính quyền quan tâm và chăm sóc nhiều hơn.

Tác giả: Admin

Nếu quý độc giả có lời khuyên và phương án về các vấn đề nông nghiệp, mong gởi đến chúng tôi. Xin cảm ơn!!!




Nguồn ảnh: từ báo trong nước - một góc vườn sầu riêng bị rụng trái non.

SỨC MẠNH CỦA ĐÁM ĐÔNG SẼ ĐÒI LẠI CÔNG LÝ CHO NẠN NHÂN VÀ THAY ĐỔI XÃ HỘI Cách đây không lâu, một người phụ nữ say xỉn lá...
05/09/2024

SỨC MẠNH CỦA ĐÁM ĐÔNG SẼ ĐÒI LẠI CÔNG LÝ CHO NẠN NHÂN VÀ THAY ĐỔI XÃ HỘI

Cách đây không lâu, một người phụ nữ say xỉn lái xe đụng người ở Hà Nội. Thay vì nhận lỗi thì người phụ nữ này đã lớn tiếng chửi mắng nạn nhân. Nhiều người xung quanh bất bình, xúm lại bênh vực nạn nhân và không cho người phụ nữ dời khỏi nơi đụng xe.

Khi công an tới thì người phụ nữ này tuyên bố mình là cháu của ông trùm Tô Lâm. Sự kiện này làm cho công an bối rối đồng thời làm cho sự tức giận của người dân càng lên cao. Thay vì chỉ bắt đầu với vài chục người “hiếu kỳ” bao vây hiện trường thì vài trăm người sau đó đã đồng thanh yêu cầu công an phải xử lý vụ việc theo đúng pháp luật.

Mọi người bắt đầu thu lại sự việc trên điện thoại di động rồi phát tán trên Youtube, Facebook rồi cuối cùng các trang báo điện tử cũng nhảy vào tường trình lại sự cố xãy ra. Cuối cùng thì với khả năng ma mãnh chuyên nghiệp Công An Hà Nội cũng đã cho chìm xuồng êm thắm tại nạn này nhưng rõ ràng đây là một trong những trường hợp hiếm hoi khi lực lượng Công An, sinh ra để đàn áp dân chúng, bị dồn vào thế tự vệ giữ lấy thể diện cho ông Trùm Tô.

Cũng một câu chuyện này, cái kết sẽ là gì nếu không một người nào “hiếu kỳ” bu lại xem? Chắc chắn là cả nước không hề biết là có người, “tự xưng” hay “thật sự” là cháu của ông Tô, đụng người rồi còn hành hung nạn nhân và được công an che chở.

Cái kết sẽ là gì nếu chỉ MỘT người nào “hiếu kỳ” bu lại xem và bênh vực nạn nhân? Rất có thể người sẽ gặp rắc rối nhất là người “hiếu kỳ” đó. Có thể anh ta sẽ bị gán tội làm chứng gian, gây rối loạn trật tự xã hội, và nếu đây là cảnh bạo hành của công an đối với người dân, anh ta có thể bị gán tội “bội nhọ cán bộ nhà nước khi đang làm công vụ”. Nhưng nếu hàng chục hàng trăm người “hiếu kỳ” bu lại xem thì sao? Chắc chắn là người dân sẽ dành lại được phần nào công lý và lẽ phải cho chính mình qua sự việc của cháu ông Tô.

Sau 1975, chủ nghĩa CS đã tàn phá đất nước, hủy hoại con người. Tuy nhiên còn có một tư tưởng khác cũng tàn phá đất nước không kém chủ nghĩa CS, đó là cái tư tưởng “kệ mẹ nó”. Cái tính vô cảm, “đó là không phải chuyện của tôi” đã thầm lặng khuyến khích cái bạo lực, bất công áp đặt lên đất nước từ chính quyền CS qua bộ máy công an.

Chỉ cần vài chục người dân, trang bị với một kiến thức tối thiểu về luật pháp của Cộng Sản, lưu tâm tới những bất công, bạo hành đang xãy ra trên đường phố, cùng nhau đồng thanh đòi hỏi những kẻ mệnh danh là “thi hành pháp luật” phải tuân theo luật pháp mà chính tay họ viết ra thì chục người dân đó đang làm thay đổi xã hội. Lấy một vụ việc cháu ông Tô mà nhân lên hàng chục lần, hàng trăm lần, ở khắp tất cả mọi nẻo đường của đất nước thì xã hội sẽ thay đổi để an bình có thể trở lại phần nào cho người dân.

Trước khi nói tới “Cách Mạng Màu” ở Đông Âu, hay “Mùa xuân Ả Rập” ở Trung Đông, người Việt Nam chỉ cần làm một điều đơn giản để thay đổi đất nước: thấy bất công xảy ra, thì “hiếu kỳ” tụ tập lại coi và đồng thanh lên tiếng nói. Nạn nhân hôm nay là con thiên hạ, nạn nhân ngày mai sẽ là con cháu của mình hay chính bản thân mình. Thấy bất công, bạo hành xảy ra mà vô cảm làm thinh thì vô tình đã đồng ý và khuyến khích nó tiếp tục xảy ra, và sẽ có một ngày chính mình là nạn nhân, nhìn chung quanh không một người giúp đở.

Tác giả: Dân Việt




Nguồn ảnh: sưu tầm trên MXH

NGƯỜI DÂN NICARAGUA ĐÃ DÁM LÊN TIẾNG PHẢN ĐỐI DỰ ÁN KÊNH ĐÀO NICARAGUA, NGƯỜI DÂN VIỆT NAM SẼ LÀM GÌ VỚI DỰ ÁN KÊNH ĐÀO ...
05/09/2024

NGƯỜI DÂN NICARAGUA ĐÃ DÁM LÊN TIẾNG PHẢN ĐỐI DỰ ÁN KÊNH ĐÀO NICARAGUA, NGƯỜI DÂN VIỆT NAM SẼ LÀM GÌ VỚI DỰ ÁN KÊNH ĐÀO PHÙ NAM TECHO?

Dự án kênh đào Nicaragua (được nôm na xem như kênh đào Panama thứ hai) do Trung Quốc xây dựng để nối liền và thông thương giữa biển Đại Tây Dương Và Thái Bình Dương đã bị hủy sau 10 năm xây dựng vì các lý do môi trường.

Vào năm 2014, khi dự án mới được bắt đầu, hàng ngàn người dân Nicaragua đã biểu tình phản đối kịch liệt vì tầm ảnh hưởng xấu của sự xây dựng kênh đào này đối với môi trường và cộng đồng lân cận. Xây dựng kênh đào Nicaragua có thể tạo hạn hán, hủy hoại nguồn nước ngọt và các loài vật quý hiếm, v.v…

Người dân Nicaragua đã lên tiếng phản đối, và đã thành công. Dự án này đã được quyết định ngừng xây dựng bởi chính quyền Nicaragua.

Nhìn lại dự án kênh đào Phù Nam Techo (Funan Techo) đang được chuẩn bị xây dựng ở Cambodia, nối liền cảng tự trị Phnom Penh đến tỉnh Kep và vịnh Thái Lan. Nhiều chuyên gia đã lên tiếng về tác hại môi trường sẽ xẩy ra ở các vùng lân cận, đặt biệt là đồng bằng sông Cửu Long.

Đồng bằng sông Cửu Long được mệnh danh là vựa lúa của Việt Nam và là đất định cư của gần 20 triệu người dân Việt. Xây dựng kênh đào sẽ làm giảm sức chảy của dòng sông Mekong ra biển, dẫn đến nước biển lấn áp đất liền, cũng như tạo nên hạn mặn, hủy hoại các sinh vật và môi trường toàn vùng này.

Nếu đồng bằng sông Cửu Long không còn, 20 triệu người dân đó biết sống làm sao? Chẳng những vậy, nền nông nghiệp của miền Nam Việt Nam sẽ bị hủy hoại, dẫn tới sự giảm sút trầm trọng trong việc suất khẩu lúa và các rau quả nông nghiệp khác, và sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến kinh tế của toàn Việt Nam.

Nói chung, xây dựng kênh đào Phù Nam Techo ảnh hưởng xấu đến đời sống người dân và môi trường ở đồng bằng sông Cửu Long. Và nghe nói, kênh đào này sẽ giúp đỡ mục đích chiến lược và quân sự cho Trung Quốc, nên họ mới bỏ tiền giúp xây kênh đào. Có lẽ nào Trung Quốc muốn có đường đi chiến lược từ Bắc xuống Nam ở vùng Đông Nam Á chăng?

Xây dựng kênh đào Phù Nam Techo mang nhiều mối họa cho đất nước ta. Nên, người dân Việt Nam phải tiếp tục lên tiếng mạnh mẽ phản đối dự án xây dựng kênh đào này. Chúng ta phải dùng sức mạnh người dân tạo áp lực lên chính quyền Việt Nam để họ quan tâm hơn và có kế hoạch lâu dài cho người dân. Cũng như cùng nhau tạo ảnh hưởng đến các chính khách quốc tế, để họ lên tiếng và áp lực chính quyền Cambodia hủy bỏ dự án xây dựng kênh đào này vì nhiều lý do của chính trị và môi trường.

Tác giả: Admin




Nguồn ảnh: sưu tầm trên MXH.
- Ảnh trên là cảnh biểu tình phản đối sự án kênh đào Nicaragua vào năm 2014.
- Ảnh dưới là hình dự án kênh đào Phù Nam Techo.

ĐỂ CHẤN HƯNG VĂN HÓA, HÃY BẮT ĐẦU TỪ HỌC ĐƯỜNGNghe nói, Bộ Văn Hoá, Thể Thao và Du Lịch (VH, TT, và DL) đã đề xuất số ch...
05/09/2024

ĐỂ CHẤN HƯNG VĂN HÓA, HÃY BẮT ĐẦU TỪ HỌC ĐƯỜNG

Nghe nói, Bộ Văn Hoá, Thể Thao và Du Lịch (VH, TT, và DL) đã đề xuất số chi là 122.250 tỷ đồng để chấn hưng văn hóa. Tuy việc chấn hưng văn hoá là việc làm tốt, nhưng số vốn đề xuất này có quá cao? Và liệu sẽ được bao nhiêu hiệu quả?

Người dân Việt Nam đều đồng ý là vài năm trở lại đây, những vụ bạo lực học đường như, học trò chửi mắng thầy cô, thầy cô đánh đập học sinh, các em yếu thế hơn bị ăn hiếp hoặc bị đánh hội đồng đã xảy ra nhiều hơn và thường xuyên hơn.

Chúng ta cũng rất phản cảm với các trò chơi được đoàn thanh niên (trong nước) tổ chức trong trường học như: cho thầy cô thi bú sữa và học sinh thi đua mút kem cây, xem ai bú sữa và mút kem nhanh hơn. Những trò chơi này rất đồi truỵ và d.âm d.ục. Chúng không thích hợp xuất hiện trong học đường của chúng ta.

Nếu chính phủ Việt Nam muốn chấn hưng văn hoá, thì nên tu chỉnh lại văn hóa học đường. Trong học đường, môn công dân giáo dục phải được giảng dạy, để các em học sinh hiểu cách đối nhân, xử thế. Thầy cô thì phải tự kiềm chế, và luật pháp phải nghiêm minh và công bằng cho tất cả mọi người. Và, nhất là phải chấm dứt ngay những trò chơi dâ.m d.ục trong trường học.

Hãy chấn hưng văn hoá từ học đường và áp dụng ý nghĩa của câu: “Tiên học lễ, hậu học văn” trong nền giáo dục.

Tác giả: Admin




Nguồn ảnh: sưu tầm trên MXH

Address

Olympia, WA
98502

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Ý Tưởng Tạo Thay Đổi Cho Việt Nam posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Videos

Share


Other News & Media Websites in Olympia

Show All